TRANG CHỦ Tổng quan về xã Hoạt động địa phương Cải cách hành chính Lịch công tác tuần SƠ ĐỒ WEB Liên hệ Tìm kiếm
Thứ Năm, 28/3/2024
Hỏi-đáp
Tin hoạt động-KHCN
Dịch vụ
PHÔNG UNICODE
Gương làm kinh tế giỏi
Sản phẩmPhim KH&CN
Tài liệu KHCN
Văn bản pháp quy
Sức Khỏe và Đời Sống
Gương Người tốt việc tốt
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Biển Hồ Cốc

Vườn thanh long xã Bưng Riềng

Mô hình trồng cây hồ tiêu

dự án trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGap tại xã Bưng Riềng (huyện Xuyên Mộc).

Lượt truy cập: 379534
  THUỶ SẢN

  Kỹ thuật nuôi cá Lăng đen
18/11/2018

1. Đặc điểm chung

- Cá có thân dài, đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Da trần không cá vảy. Lưng cá có màu nâu sáng điểm những đốm nâu đậm, hai lườn màu trắng và phía dưới bụng có màu sáng bạc. Vây đuôi xòe rộng hình chữ chi và phớt đỏ. Đầu phẳng thuôn với những chiếc râu dài. Có 4 đôi râu: 1 đôi râu mũi, đôi hàm và 2 đôi râu cằm.
- Cá thường sống ở dưới đáy hay vùng sâu trên các sông, suối và hồ. Độ pH thích hợp cho cá phát triển từ 7, 0- 8, nhiệt độ thích hợp từ 22 – 25oC.
- Cá lăng có giá trị thương phẩm cao hiện nay giá bán trên thị trường dao động từ 100.000 – 120.000 đồng/kg. Cá có tốc độ tăng trưởng nhanh, thịt trắng, giai ngon, không có xương dăm và dễ nuôi. Cá đang là đối tượng nuôi được người dân trên địa bàn quan tâm và tìm hiểu để đưa vào nuôi.

2. Điều kiện ao nuôi

- Diện tích để nuôi và quản lý tốt nhất: 3.000 – 10.000m2.
- Độ sâu mức nước: 1,5 – 2,0m.
- Đáy ao phẳng, nghiêng về cống thoát nước.
- Ao nuôi gần nguồn nước sạch và chủ động cấp và tiêu nước.
- Hệ thống mương cấp, thoát nước riêng biệt.
- Lắp máy quạt nước làm giàu ôxy trong ao: 4 máy/ 1 ha.

Máy quạt nước làm giàu ôxy

3. Chuẩn bị ao nuôi

- Cải tạo ao: Tháo cạn nước, nạo vét bùn đáy ao, chỉ để lớp bùn < 20cm, phát quang bờ, san lấp các hang hố, tạo độ phẳng của đáy ao
- Diệt tạp: Dùng vôi để cải tạo đáy ao và diệt tạp, liều lượng dùng từ 10 – 12kg/ 100m2 rắc đều và phơi nắng 3 – 5 ngày.
- Cấp nước: Cấp đủ lượng nước trong ao đạt 1,5 – 1,8m, dùng lưới chắn để lọc không để cá tạp vào ao.
- Sử dụng chế phẩm sinh học có chứa nhóm vi khuẩn Nitrosomonas, Nitrobacter, Actinomyces, Bacillus, Rhodobacter sp, Rhodospirillum, Rhodopseudomonas viridis … sử lý môi trường trước khi thả giống từ 7 – 10 ngày. Có thể sử dụng một số chế phẩm như EM.
+ EM: hòa 1 lít EM với 20 lít nước té đều cho 1.000 m3 nước ao.

4. Thả giống

a. Mùa vụ, mật độ nuôi và tỷ lệ thả

- Mùa vụ: Có thể thả giống quanh năm tuy nhiên có thể thả vào 2 vụ chính. Vụ xuân từ tháng 3 – 4 và vụ thu từ tháng 8 – 9.
- Mật độ: 0,8 – 1con/m2. Trong ao chỉ nuôi ghép cá Mè trắng và cá Mè hoa với tỷ lệ ghép 3 – 5%.
- Kích cỡ cá thả: Tùy theo thời gian nuôi mà chọn quy cỡ cá thả khác nhau. Nếu nuôi thời gian 5 – 6 tháng thả cá cỡ 0,2 – 0,3kg/con.

b. Chất lượng giống

- Ngoại hình: Cá có màu sắc tươi sáng, cơ thể cân đối, cỡ cá đều, không có dấu hiệu bệnh.
- Nguồn gốc giống: Mua tại các cơ sở uy tín, có giấy kiểm dịch trước khi xuất bán.

c. Phương pháp thả giống

- Cá giống đánh bắt vận chuyển nhẹ nhàng tránh xây xát, trước khi thả, tiến hành tắm cho cá bằng dung dịch muối ăn (NaCl) 2 – 3% (2 – 3 kg muối pha trong 100 lít nước) hoặc bằng dung dịch thuốc tím (1 g thuốc tím hoà tan trong 50 – 100 lít nước) trong vòng 3 – 5 phút.
- Cách thả cá: Vận chuyển bằng thùng, lồ, sọt. Trước khi thả, lấy nước ao vào thùng, lồ sọt để cân bằng nhiệt sau đó chuyển cá ra ao nhẹ nhàng, khẩn trương tránh cá bị ngạt và xây xát.
- Lưu ý: Thả cá vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tránh thả cá vào những thời điểm nhạy cảm (nắng to, mưa rào, trời âm u…).

5. Chăm sóc và quản lý

a. Chăm sóc cá

- Sử dụng thức ăn công nghiệp: dạng viên nổi hàm lượng đạm tối thiểu 30% đạm, lượng thức ăn bằng 2 – 3% trọng lượng thân cá mỗi ngày. Thức ăn có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo về chất lượng theo quy định của Bộ Nông Nghiệp & PTNT.
- Hoặc sử dụng thức ăn tươi sống: Cá tạp tươi, thức ăn có nguồn gốc động vật như xương gà, phụ phẩm lò mổ… cho ăn hàng ngày với tỷ lệ từ 3 – 5% trọng lượng thân cá. Thức ăn cần được cắt nhỏ vừa miệng cá. Nên cho cá ăn vào các sàng cho ăn để kiểm tra lượng thức ăn, cứ 1.000m2 đặt 2 sàng. Sàng có diện tích 1m2 được đặt cách đáy ao 10 – 12cm.
- Cho cá ăn 2 lần/ngày, sáng từ 8 – 9h và chiều từ 16 – 17h. Cho cá ăn ở một hoặc hai chỗ cố định trong ao.
- Lưu ý vì cá có tập tính phân đàn nên thức ăn cho cá phải đảm bảo đủ số lượng, chất lượng.
- Định kỳ 10 ngày kiểm tra tốc độ lớn để điều chỉnh lượng thức ăn sao cho phù hợp.
- Định kỳ hàng tháng phòng bệnh cho cá bằng các loại thuốc có nguồn gốc thảo dược như KN-O4-12
+ KN-O4-12: 10gr thuốc/40kg cá/ngày, cho ăn 3-5 ngày/tháng

b. Quản lý môi trường ao nuôi

- Thường xuyên theo dõi các yếu tố môi trường và sự thay đổi đột ngột của môi trường để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Luôn duy trì mực nước đảm bảo yêu cầu từ 1,5m nước trở lên, nước đảm bảo chất lượng tốt.
- Vận hành máy quạt nước tăng hàm lượng oxy hoà tan trong ao nhất là những ngày thời tiết thay đổi đột ngột, âm u …
- Thường xuyên sử dụng chế phẩm sinh học, men vi sinh có chứa nhóm vi khuẩn Nitrosomonas, Nitrobacter, Actinomyces, Bacillus, Rhodobacter sp, Rhodospirillum, Rhodopseudomonas viridis … để sử lý nước ao và nền đáy. Có thể sử dụng chế phẩm EM trong quá trình nuôi như sau: định kỳ 10 – 15 ngày sử dụng một lần, 3 – 4 tháng đầu liều lượng 1 lít/ 2.000 – 3.000m3, 2 tháng cuối vụ liều lượng 1 lít/ 1.500 – 2000 m3. Hoặc sử dụng chế phẩm Biofloc Technology, định kỳ 1 lần/ tháng sử dụng 1kg/ 5.000 m3.
- Lưu ý: Trước và sau khi sử dụng chế phẩm sinh học 2 ngày, tuyệt đối không được sử dụng vôi và các hóa chất sát trùng nước như Benkocid, Vicato, Iodine…

c. Thiết lập hồ sơ trong quá trình nuôi

Lập, cập nhật và lưu trữ hồ sơ, nhật ký về thả giống, chế độ cho ăn, bơm nước, sử dụng thuốc, hóa chất … từ lúc bắt đầu nuôi cho tới khi thu hoạch.

6. Thu hoạch

- Kiểm tra cá trong ao nếu cá đạt kích cỡ thì tiến hành thu hoạch.
- Lưu ý: Cho cá nhịn ăn ít nhất 1 ngày trước khi thu hoạch.

 

|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 878 111 - Fax: (84.064) 3 878 111
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu