TRANG CHỦ Tổng quan về xã Hoạt động địa phương Cải cách hành chính Lịch công tác tuần SƠ ĐỒ WEB Liên hệ Tìm kiếm
Thứ Bảy, 20/4/2024
Hỏi-đáp
Tin hoạt động-KHCN
Dịch vụ
PHÔNG UNICODE
Gương làm kinh tế giỏi
Sản phẩmPhim KH&CN
Tài liệu KHCN
Văn bản pháp quy
Sức Khỏe và Đời Sống
Gương Người tốt việc tốt
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Biển Hồ Cốc

Vườn thanh long xã Bưng Riềng

Mô hình trồng cây hồ tiêu

dự án trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGap tại xã Bưng Riềng (huyện Xuyên Mộc).

Lượt truy cập: 382777
  THUỶ SẢN

  Kỹ thuật nuôi Cua Đồng
13/07/2016

Cua đồng là đối tượng thủy sản quen thuộc. Trước đây sản lượng cua đồng ở nước ngọt là rất lớn, nhưng hiện nay do tình trạng nguồn nước bị ô nhiễm bởi hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật từ nông nghiệp, hóa chất xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản, nước thải công nghiệp từ các nhà máy, … Cộng với tình hình khai thác thủy sản quá mức đã làm cho sản lượng cua ngày càng cạn kiệt. Do sản lượng cua đồng ngày càng ít nên giá thành của chúng cũng khá cao. Vì vậy nuôi cua là một nghề mới rất hấp dẫn người dân và rất có tiềm năng. Cua là đối tượng sống hoang dã ít bệnh tật nhưng khi đưa vào nuôi với mật độ cao hơn nhiều so với ngoài tự nhiên nên cũng cần một số biện pháp kỹ thuật để đạt hiệu quả kinh tế cao.

 

1. Chuẩn bị ruộng nuôi

a) Chọn ruộng nuôi:

– Ruộng nuôi cua tốt nhất là gần nguồn nước sạch (không bị ảnh hưởng thuốc Bảo vệ thực vật, nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt…) nguồn nước cấp cho ruộng nuôi phải được chủ động.

– Diện tích ruộng nuôi từ 1/3 đến 2/3 ha là vừa, ruộng phải bằng phẳng, chất đất tốt nhất là đất thịt.

b) Thiết kế xây dựng ruộng nuôi:

– Xung quanh bờ ruộng phải có rào chắn ngăn không cho cua bò đi khỏi ruộng nuôi. Rào chắn có thể làm bằng Fibro – ximăng hay bạt cao su, rào chắn cao ít nhất là 40cm so với mặt bờ, rào nên cho nghiêng về phía ruộng nuôi không cho cua trốn đi.

– Đào mương nuôi: có hai cách:

+ Đào mương nuôi cua ở góc ruộng, diện tích mương nuôi bằng 5% diện tích ruộng, mương nuôi rộng 4 – 6m, sâu 1 – 1,5m.

+ Đào mương bao quanh và mương giữa.

– Tổng diện tích các mương bằng 15 – 20 % diện tích ruộng.

– Các cống thoát nước đều phải được chắn bằng đăng tre hoặc lưới cước phù hợp, đầm chắc nơi đặt cống để hạn chế cua đào hang.

2. Chuẩn bị ao nuôi

– Chọn ao nuôi: Ao phải gần sông có nguồn nước dồi dào và dễ cấp thoát nước, nền đáy ao là loại đất thịt pha sét hay cát, lớp bùn dày 20cm là vừa.

– Ao nuôi có diện tích từ 300 – 1.000 m2, độ sâu 0,8 – 1,2m, xung quanh bờ phải rào bằng đăng tre, tấm nhựa hoặc lưới cước đặt nghiêng về phía ao không cho cua thoát ra được. Ao phải có cống cấp thoát nước đầy đủ và có lưới chắn ở các đầu cống.

– Cải tạo ao, ruộng nuôi:

+ Trước khi nuôi 1 – 2 tuần, tiến hành tát cạn nước để diệt hết địch hại của cua và tiêu diệt mầm bệnh, bằng cách bón vôi 7 – 10 kg/100 m2, phơi nắng 3 – 5 ngày sau đó cấp nước vào ao, đối với ruộng thì cấp nước vào nhưng không cho nước tràn lên ruộng, chỉ khi nào đến thời kỳ lúa sắp làm đòng mới cấp nước lên ruộng cho cua lên ruộng tìm thức ăn.

+ Tiến hành gây màu nước cho ao bằng phân chuồng hoặc phân hóa học để tạo nguồn động vật phù du phát triển làm thức ăn cho cua giống mới thả.

– Trong ao, ruộng nuôi nên chất chà làm nơi trú ngụ cho cua lúc cua lột xác tránh bị hao hụt, có thể thả thêm bèo, rau muống, rau dừa nước … để che phủ ao vào những ngày nắng gắt. Độ che phủ khoảng 1/3 diện tích mặt ao.

3. Thả giống

– Thời gian thả giống phổ biến nhất là từ tháng 4 – 8 dương lịch. Do đây là thời điểm nguồn nước dồi dào, điều kiện môi trường thuận lợi cho cua phát triển.

– Con giống chủ yếu bắt từ tự nhiên bằng nhiều cách đánh bắt khác nhau nên con giống mang về thường bị hao hụt nhiều, khi vận chuyển cua giống cần bỏ cua vào đầy túi lưới rồi cột chặc miệng lại không cho cua cử động tránh chúng cắn lẫn nhau hạn chế hao hụt

– Cua giống phải khỏe mạnh không bị thương tật, đầy đủ càng và chân, màu sắc tươi sáng không bị đóng rong có thể chọn cua đực để nuôi góp phần tăng năng suất và giá trị thương phẩm.

– Mật độ nuôi:

+ Nuôi ao: 10 – 15 con/m2.

+ Nuôi ruộng: 5 – 7 con/m2.

– Thả cua ta không nên thả trực tiếp xuống ao mà phải thả từ mé bờ ao cho cua tự động bò xuống ao, ruộng tránh hiện tượng cua bị shooc môi trường.

4. Chăm sóc quản lý

– Thức ăn cho cua rất đa dạng thiên về động vật bao gồm cá tạp, ốc, hến, khoai lang, khoai mì…thức ăn nên bằm nhỏ vừa cỡ miệng cua.

– Khẩu phần ăn từ 5 – 8 % trọng lượng cua/ngày và được chia làm 2 lần trong ngày, sáng sớm ăn 20 – 40% và chiều ăn 60 – 80 % trọng lượng thân. Thức ăn phải còn tươi không bị ôi thiu, nấm mốc.

– Cần cho cua ăn thiếu một chút tốt hơn ăn thừa vừa đảm bảo chất lượng nước vừa giúp cua tiêu hóa tốt thức ăn và hạn chế hao phí thức ăn, hạ giá thành nuôi. Trong ao ruộng nuôi cần bố trí một số sàn ăn để đánh giá tình trạng bắt mồi của cua và đồng thời căn cứ vào điều kiện thời tiết mà điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.

– Thường xuyên thay nước cho ao, ruộng nuôi khoảng 1 tuần/lần để kích thích cua lột xác và bắt mồi mạnh, mỗi lần thay nước từ 1/4 – 1/3 lượng nước trong ao, mương.

– Định kỳ bón vôi cho ao ruộng nuôi 15 ngày/lần với liều lượng 2 – 3 kg hòa vào nước, lấy nước trong tạt đều khắp ao.

– Thường xuyên kiểm tra đăng chắn cống, đê, bờ, rào chắn để tránh cua thất thoát ra ngoài.

5. Thu hoạch

– Khi cua đạt kích thước thương phẩm được giá cao có thể tiến hành thu hoạch.

– Thu tỉa bằng cách đặt lờ, lợp… tát cạn, bắt bằng tay nếu thu toàn bộ.

– Cua nhỏ không đủ cỡ thương phẩm được để lại nuôi tiếp cho vụ sau.

 

|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 878 111 - Fax: (84.064) 3 878 111
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu