TRANG CHỦ Tổng quan về xã Hoạt động địa phương Cải cách hành chính Lịch công tác tuần SƠ ĐỒ WEB Liên hệ Tìm kiếm
Thứ Tư, 17/4/2024
Hỏi-đáp
Tin hoạt động-KHCN
Dịch vụ
PHÔNG UNICODE
Gương làm kinh tế giỏi
Sản phẩmPhim KH&CN
Tài liệu KHCN
Văn bản pháp quy
Sức Khỏe và Đời Sống
Gương Người tốt việc tốt
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Biển Hồ Cốc

Vườn thanh long xã Bưng Riềng

Mô hình trồng cây hồ tiêu

dự án trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGap tại xã Bưng Riềng (huyện Xuyên Mộc).

Lượt truy cập: 382343
  SỨC KHỎE VÀ ĐỜI SỐNG

  Viêm tai giữa ở trẻ và cách phòng ngừa như thế nào?
07/09/2015

Viêm tai giữa là một bệnh lý được cho là khá phổ biến ở trẻ em. Trẻ bị viêm tai giữa nhiều hơn là người lớn. Dưới đây là cách phòng ngừa bệnh viêm tai giữa ở trẻ.

Cấu tạo của tai

 

 

Cấu tạo của tai

Tai được chia làm ba phần bao gồm tai ngoài, tai giữa và tai trong. Tai ngoài ngăn cách với tai giữa bằng màng nhĩ. Bệnh viêm tai giữa phổ biến nhất trong các bệnh lý của tai, được xếp vào nhóm bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên cấp tính. Loại bệnh này được các bậc cha mẹ cho rằng không phải là một loại bệnh nan y, nên họ thường tự đi mua thuốc về điều trị mà không được thăm khám của các thầy thuốc chuyên khoa để lại những di chứng do tai biến nặng nề của thuốc như điếc không hồi phục vì tác dụng của một số thuốc gây ngộ độc ốc tai có trong thành phần của thuốc nhỏ tai.

Nguyên nhân trẻ bị viêm tai giữa

Viêm tai giữa đặc biệt hay gặp ở trẻ em. Có 2 nguyên nhân phổ biến gây viêm tai giữa: vi rút và vi khuẩn. Các mầm bệnh này không tự nhiên xâm nhập được, mà chúng xâm nhập theo con đường duy nhất: qua vòi nhĩ, nằm ở thành sau họng. Do đó, bệnh viêm tai giữa là bệnh thường đi kèm hoặc đi sau 3 bệnh phổ biến: viêm họng cấp, viêm mũi cấp và viêm a mi đan cấp ở trẻ em.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm tai giữa

Có thể nhận biết trẻ bị viêm tai giữa với các dấu hiệu đầu tiên như: trẻ bị sốt viêm họng, viêm a mi đan, viêm mũi trước đó vài ngày cho đến một tuần sau đó bệnh nặng thêm hoặc đã khỏi nhưng có dấu hiệu tái phát. Bé sốt cao trở lại, trẻ lớn thì mệt mỏi, chán ăn, trẻ nhỏ thì hay quấy khóc, bỏ bú, ngủ không yên. Những dấu hiệu này là những dấu hiệu rất chung, giống với các bệnh khác.

Tiếp đến là dấu hiệu định khu. Em bé sẽ có biểu hiện đau ở tai. Trẻ lớn thì kêu đau tai, đầu hay nghiêng về bên đau. Thậm chí có trẻ còn khóc thét lên, nhất định đòi dứt tai ra. Với trẻ nhỏ, không biết kêu đau tai thì bé hay lấy tay quờ lên tai, gãi tai, dụi đầu về bên tai đau. Đây là những dấu hiệu phải thật chịu khó quan sát bạn mới nhận ra. Bác sĩ không thể phát hiện ra điều này vì chỉ có người bế cháu mới phát hiện được.

 

Khi trẻ bị viêm tai giữa, thường kêu đau tai hoặc có những biểu hiện khó chịu ở tai

Nặng hơn, bé có triệu chứng điển hình của viêm tai giữa khi soi tai (bác sĩ sẽ phát hiện) thấy màng nhĩ sung huyết, bóng lên, phồng lên do có chứa mủ trong tai giữa. Đến một lúc nào đó, bạn thấy có dịch mủ chảy ra hoặc có dịch viêm chảy ra thì đích thị đó là viêm tai giữa, không còn nghi ngờ gì nữa. Soi họng thấy họng đỏ, viêm, a mi đan sưng to, cửa mũi sau viêm sưng. Đến giai đoạn này, nếu không điều trị hoặc điều trị không đầy đủ, bệnh sẽ chuyển thành viêm mạn tính và lây lan sang vùng khác lân cận.

Phòng ngừa trẻ bị viêm tai giữa

Đặt trẻ ngồi cao khi bú bình, không cho ngậm bình sữa khi ngủ để tránh sữa chảy vào tai.

Cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ.

Giữ ấm cho trẻ nhỏ, tránh để trẻ tiếp xúc với trẻ bị bệnh.

Để trẻ tránh xa môi trường có khói thuốc lá  hoặc bị ô nhiễm.

Trong sữa mẹ có rất nhiều kháng thể giúp trẻ chống lại bệnh tật vì thế không nên cho trẻ cai bú sớm, cho trẻ bú tới khi nào trẻ không bú nữa mới thôi, nếu không có điều kiện thì cần cho trẻ bú mẹ ít nhất là 6 tháng đầu.

Giữ vệ sinh cho trẻ luôn sạch sẽ nhất là bàn tay, mũi họng.

 

Dùng tăm bông vệ sinh vùng tay để phòng ngừa trẻ bị viêm tai giữa

Dùng tăm bông thấm sạch tai nếu tai trẻ bị dính nước, có thể dùng tăm bông tẩm nước muối sinh lí vệ sinh tai, mũi cho trẻ , nhưng sau đó phải dùng tăm bông sạch thấm khô tai tránh việc tích tụ nước gây viêm nhiễm.

|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 878 111 - Fax: (84.064) 3 878 111
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu