Na bở trước kia vốn bị thất sủng, ít người
ăn nên giá rẻ hơn nhiều so với na dai. Nhưng khoảng 3 năm trở lại đây, na bở
bất ngờ trở thành đặc sản siêu hiếm, được mọi người lùng mua khắp chợ với giá
vô cùng đắt đỏ.
Vào mùa thu hoạch rộ nên những ngày này, na đang được bày bán la liệt với giá dao động từ 45.000-65.000 đồng/kg tuỳ loại to nhỏ. Song, đây đều là na dai. Còn na bở thì vẫn siêu hiếm, được mọi người lùng mua, thậm chí tại một số đầu mối bán hàng online, khách muốn ăn na bở còn phải đặt trước một tuần.
Vì hiếm nên giá na bở vô cùng đắt đỏ, trung bình giá dao động từ 135.000-180.000 đồng/kg, có loại giá lên tới 200.000 đồng/kg vẫn cháy hàng.
Chị Đào Thị Thu Hương ở Hoàng Văn Thái (Thanh Xuân, Hà Nội) xách hai túi na trên tay dơ lên rồi nói: “Túi na dai này 2kg giá chỉ 100.000 đồng, còn 4 na bở này chỉ hơn 1kg xíu mà mua hết hơn 200.000 đồng”.
Chị Hương cho hay, các con chị thích ăn na dai, còn vợ chồng chị lại thích ăn na bở. Cách đây khoảng 4-5 năm chị mua na bở giá chỉ rẻ bằng một nửa giá na dai. Na bở khi ấy cũng nhiều, không hiếm như bây giờ. Nhưng khoảng 3 năm trở lại đây, giá na bở thường đắt gấp 3-4 lần giá na dai. Không những thế, lần nào chị muốn ăn na bở cũng phải đi chợ thật sớm để tìm mua, hoặc dặn trước người bán hàng phần lại cho chị mấy quả không là hết ngay.
“Na dai ăn ngọt sắc không hợp khẩu vị. Còn na bở có vị ngọt thanh tự nhiên, rất thơm ngon nên tôi hay chọn mua loại này ăn”, cho chia sẻ.
Chị Đinh Thị Hiền, một đầu mối bán na ở chợ Đại Từ (Hoàng Mai, Hà Nội) thừa nhận, giá na bở chị đang bán 180.000 đồng/kg loại 1, loại 2 bán giá 150.000 đồng. Hôm nào may mắn mua được khoảng trên dưới 50kg, không thì chỉ 20kg bởi loại na này rất hiếm.
Theo chị Hiền, na dai nguồn cung dồi dào, giá rẻ nên trung bình mỗi ngày chị bán hết khoảng 2-3 tạ. Riêng na bở thì khách tranh nhau mua, hôm nào cũng cháy hàng ngay từ sáng sớm.
Trong khi đó, chị Nguyễn Mai Vân - đầu mối chuyên bán na bở online ở Cầu Giấy (Hà Nội) - cho biết, chị nhập toàn na bở loại vip, được trồng theo tiêu chuẩn VietGap về bán với giá 200.000 đồng/kg, gần bằng giá na Đài Loan nhập khẩu, nhưng na bở vẫn siêu đắt khách.
Dù có giá khá đắt đỏ, đắt gấp khoảng 3-4 lần giá na dai ngoài chợ, song mỗi ngày chị tiêu thụ hết trên 1 tạ na bở. “Số lượng này chỉ đủ trả hàng cho khách đặt trước thôi, chứ khách không đặt trước thì không bao giờ có na cả. Nhiều ngày ở vườn thu hoạch được ít, na còn không đủ để trả hàng cho khách, phải hẹn hôm sau mới có”, chị khoe.
Trao đổi với PV. VietNamNet, ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc HTX Sản xuất kinh doanh, dịch vụ Nông nghiệp Liên Khê (xã Liên Khê, Thuỷ Nguyên, Hải Phòng), cho biết, na bở là cây đặc sản nổi tiếng ở địa phương, được trồng từ nhiều đời nay.
Trước, na bở trồng theo phương thức truyền thống, quả ít, chất lượng quả không cao, bán ra thị trường với giá khá rẻ. Có thời, na bở không nhiều người ăn nên hàng cũng khó bán, giá lại thấp hơn na dai rất nhiều. Na đến vụ thu hoạch chỉ tiêu thụ ở địa bàn Hải Phòng.
Tuy nhiên, khoảng từ năm 2017 trở lại đây, na bở bắt đầu được thị trường ưa chuộng. HTX của ông thay vì trồng theo phương thức truyền thống đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, trồng theo phương thức VietGap nên quả na to, đạt chất lượng cao và đồng đều. Đặc biệt, giá xuất bán cao hơn nhiều na dai.
“Ngoài bán ở Hải Phòng, na bở còn được xuất bán đi nhiều tỉnh, đặc biệt là ở Hà Nội, khách ngày nào cũng về lấy hàng”. Ông Hùng nói và cho biết, na bở VietGap được xuất bán tại vườn với giá từ 150.000-170.000 đồng/kg, na bở trồng theo kiểu truyền thống xuất bán giá tại vườn cũng lên tới 100.000 đồng/kg.
Ở địa phương diện tích đất trồng na bở khoảng 100ha, trong đó na bở VietGap chiếm 30ha. Sản lượng năm nay dự kiến được khoảng hơn 100 tấn. “Khách giờ tranh nhau mua, hầu hết na ở địa phương đã được bao tiêu đầu ra. Thậm chí, na thu hoạch còn không đủ cung cho các đầu mối”, ông Hùng chia sẻ.
Theo ông Hùng, với giá na bở xuất bán tại vườn như hiện tại, mỗi ha na bở người trồng thu được từ 500-700 triệu đồng. Trong đó, chi phí chỉ chiếm khoảng 10-15%, còn lại 85-90% sẽ là tiền lãi người dân được đút túi.
- Lịch sử & Ý nghĩa ngày Thành lập Quân đội nhân Việt Nam 22/12. (30/11/2019)
- Chuyện chưa kể về lần phong hàm Đại tướng Võ Nguyên Giáp (30/11/2019)
- Bài Tuyên truyền về tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS (28/11/2019)
- Giá thịt lợn phá đỉnh ngày cuối tuần (18/11/2019)
- Ngày hội "Đại đoàn kết toàn dân tộc" năm 2019: Gắn kết cộng đồng (18/11/2019)
- Giải bóng đá Mini phong trào xã Kim Long (15/11/2019)
- Hội nghị sơ kết 10 năm xây dựng nền quốc phòng toàn dân giai đoạn 2009-2019 (14/11/2019)
- Kim Long có 8/10 thôn mắc dịch tả heo Châu Phi (13/11/2019)
- Kim Long tổ chức lễ ra mắt câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau (29/10/2019)
- Kim Long tổ chức lấy ý kiến cử tri sát nhập thôn Hiệp Long và Tân Long (29/10/2019)