Việc thực hiện đề án đã làm chuyển biến nhận thức của hội viên, nông dân trong sản xuất, kinh doanh, tăng uy tín cho các mặt hàng nông sản, đặc sản…
Làm quyết liệt vì nông dân và người tiêu dùng
Tham gia giải quyết vấn nạn thực phẩm bẩn đang tràn lan và để khẳng định vai trò của các cấp Hội ND với phương châm “1 hành động hơn hàng nghìn lời nói”, tháng 7.2016, dưới sự chứng kiến của đại diện lãnh đạo Trung ương Hội ND Việt Nam, lãnh đạo Tỉnh ủy Ninh Bình, Hội ND tỉnh tổ chức hội nghị "Ký cam kết nông dân Ninh Bình nói không với thực phẩm bẩn" và triển khai trên toàn tỉnh, được đông đảo hội viên nông dân hưởng ứng.
Tại hội nghị, có 50 hộ ký cam kết cấp tỉnh, 168 hộ nông dân ký cam kết với 8/8 huyện, thành phố, 1.609 chi hội ký cam kết với 85.141 hộ hội viên nông dân và 8 mô hình sản xuất nông sản an toàn điểm ra đời. Nhiều hội viên nông dân đã nhận thấy sự cần thiết phải sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn thì mới tồn tại và phát triển bền vững. Vì vậy 39.442 hộ gia đình hội viên, nông dân trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã mạnh dạn chủ động ký cam kết và đăng ký xây dựng mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, đề nghị cơ quan chức năng kiểm tra công nhận.
Ban Thường vụ Hội ND tỉnh Ninh Bình thành lập Ban chỉ đạo thực hiện đề án do đích thân Chủ tịch Hội ND tỉnh làm trưởng ban. Định kỳ hàng tháng, Ban chỉ đạo, tổ công tác họp đánh giá tiến độ triển khai các mô hình, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Ông Đinh Hồng Thái - Chủ tịch Hội ND tỉnh Ninh Bình cho biết, Hội đổi mới hình thức tuyên truyền, đa dạng hóa nội dung để hội viên, nông dân hiểu hơn, nắm vững kiến thức về an toàn thực phẩm; đồng thời giới thiệu KHKT, phương pháp mới, cách làm hay, nhân rộng mô hình điểm. Hội ND tỉnh đã tổ chức tuyên truyền trên các báo, đài địa phương và trên website của Hội; tổ chức chuyên đề "Nói không với thực phẩm bẩn" lồng ghép vào các buổi sinh hoạt chi hội với 123.273 hội viên nông dân tham dự…”.
Theo ông Đinh Hồng Thái, các cấp Hội chủ động và phối hợp với các ngành chức năng xây dựng mô hình “Đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn”, “Liên kết cung cấp thực phẩm an toàn theo chuỗi từ sản xuất đến tiêu dùng"… Hội cũng đồng loạt triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ như: giải ngân nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân; tổ chức 31 lớp tập huấn các văn bản quy phạm pháp luật, kiến thức về quản lý an toàn thực phẩm, quy trình sử dụng phân bón, biện pháp phòng trừ sâu bệnh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hiệu quả trong sản xuất rau an toàn, điều kiện đảm bảo chăn nuôi, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn; các thủ tục, điều kiện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất an toàn… cho hơn 3.000 cán bộ, hội viên nông dân.
- Nuôi chim cút sạch (07/11/2018)
- Lần đầu tiên Việt Nam sản xuất thành công vacxin lở mồm long móng (02/11/2018)
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng và ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh dịch tả lợn Châu Phi (02/11/2018)
- Cam rụng quả là hiện tượng sinh lý bình thường (29/10/2018)
- Triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh Tai xanh năm 2018 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (24/10/2018)
- Làm bể lót bạt nuôi lươn, thu 4 tạ/bể, lãi hơn 34 triệu (24/10/2018)
- Phối hợp tập huấn nâng cao hiệu quả tiêm phòng vắc xin gia súc, gia cầm trên địa bàn xã Tam Phước (11/10/2018)
- Tập huấn kỹ thuật nuôi lươn không bùn (19/09/2018)
- Tập huấn kỹ thuật nuôi gà ta theo hướng an toàn sinh học (08/08/2018)
- Nuôi vịt biển thích ứng biến đổi khí hậu (29/03/2018)