Phát biểu tại hội thảo, ông Phạm Công Thiếu, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Chăn nuôi cho biết, Brahman là giống bò có vai trò quan trọng trong việc phát triển bò thịt trên thế giới, đặc biệt là ở những khu vực nhiệt đới như nước ta. Đây là giống bò được tạo ra ở Hoa Kỳ, góp phần to lớn trong công tác cải tạo đàn bò Việt Nam trong những năm qua.
Hàng năm, đã có hàng trăm ngàn liều tinh bò Brahman đông lạnh chất lượng cao do Viện Chăn nuôi SX và do các đơn vị nhập khẩu tinh bò Brahman ngoại cung cấp cho công tác thụ tinh nhân tạo bò, cải tạo đàn bò ở các địa phương trong cả nước. Hơn nữa, có rất nhiều đơn vị, cá nhân chăn nuôi bò Brahman thuần chủng với số lượng lớn nhằm mục đích làm giống, vỗ béo, giết thịt…
Theo Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi Nguyễn Văn Trọng, hiện tại, nước ta có gần 6 triệu con bò. Năm nay, số lượng đàn bò tăng 2,8% so với năm 2017. Trong đó, đàn bò sữa có trên 300.000 con, tăng 6,6%. Sản lượng thịt bò đạt trên 320.000 tấn, tăng 4,2%.
Mặc dù vậy, thị phần thịt bò so với tổng sản lượng thịt cả nước chưa cao, chưa tới 10%. Đây là vấn đề cần thiết đối với ngành chăn nuôi Việt Nam, phải nâng cao sản lượng, tăng tỷ trọng thịt bò.
Chia sẻ kinh nghiệm“5 năm qua Bộ NN-PTNT đã cho nhập trên 50 con bò đực các giống cao sản để nhanh chóng cải tạo chất lượng giống. Và nhập một số giống bò kiêm dụng. Bộ đánh giá cao chất lượng đàn bò Brahman của Mỹ đã đóng góp vào việc cải tạo đàn bò Việt Nam…”, ông Trọng cho biết thêm.
Buổi hội thảo diễn ra trong 1 ngày. Hai đơn vị đã thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi, chọn lọc giống bò giống Brahman; các yếu tố ảnh hưởng đến chu kỳ động dục của bò cái Brahman; nhu cầu dinh dưỡng của bò cái Brahman; động dục đồng pha và thụ tinh nhân tạo ở bò cái Brahman…
Theo ngài Jos C. Paschal, Khoa Chăn nuôi - Đại học Texas A&M, chu kỳ động dục là chu kỳ sinh sản của bò cái, bắt đầu vào thời kỳ rụng trứng và kết thúc trước kỳ tiếp theo. Được kiểm soát bởi hooc-môn tiết ra từ não và các cơ quan sinh sản. Trung bình là 21 ngày, có thể thất thường ở bê cái.
Lý giải về việc tại sao phải gây động dục hàng loạt, ngài Jos C. Paschal cho biết, một là để có nhiều bò cái sinh sản và đẻ con trong khoảng thời gian ngắn. Hai là, tăng hiệu quả của bò đực. Ba là, cải thiện việc sử dụng lao động trong sinh sản. Bốn là, tăng khối lượng khi cai sữa và độ đồng đều của nhóm bê. Năm là, SX được đàn bê cái thay thế có khả năng thành thục về tính sớm hơn.
Để phát hiện động dục, người chăn nuôi có thể quan sát bằng mắt thường; đeo vòng Chin ball đánh dấu trên đầu một con bò cái - đực được chỉ thị hoặc vẽ, bôi phấn lên đầu đuôi bò cái. Ngoài ra, có thể dán miếng động dục KMAR hoặc sử dụng hệ thống Heat Watch.
Cũng theo ngài Jos C. Paschal, nhu cầu dinh dưỡng cho bò Brahman rất cần thiết và phải đầy đủ, gồm Protein, năng lượng, vitamin (A, D, E, K*), khoáng chất, nước và một số chất dinh dưỡng khác (linoleic acid, linolenic acid, etc).
Nói về nguồn gốc chăn nuôi bò Brahman ở Việt Nam, đại diện Viện Chăn nuôi chia sẻ, từ những năm 1970 - 2000 nhập ở Cu ba. Từ năm 2000 đến nay nhập tại Australia, đặc biệt từ năm 2013 - 2017, mỗi năm nhập 150 - 350 nghìn con bò sống về nuôi vỗ béo để giết thịt. Đồng thời nhập 20 con bò đực giống từ Hoa Kỳ về Trạm Moncada (Sơn Tây, Hà Nội) vào năm 2016 và 2017. Ngoài ra, có một số lượng tinh đông lạnh nhập từ Australia và Hoa Kỳ trong những năm gần đây.
Brahman là giống bò được lai tạo từ 4 giống bò nổi bật của Ấn Độ (Gir, Guzerat, Krishna Valley, Nellore) cho khí hậu nhiệt đới. Có thế mạnh nổi bật như khả năng thích nghi, chống lại côn trùng và dịch bệnh, tiêu thụ thức ăn có chất lượng thấp, sinh sản tốt dưới môi trường khắc nghiệt, tuổi thọ cao và khả năng nuôi con của bò mẹ rất tốt. Ngoài ra, đây là giống bò có đặc tính riêng biệt như sinh sản và phát triển tốt ở nhiệt độ cao hơn 100°C, miễn dịch đối với các loại ký sinh trùng và nhiều bệnh khác như ruồi, muỗi, ve, bệnh đau mắt đỏ, bệnh nhiễm Anaplasma, sốt ve, etc. Có thể chăn thả và sử dụng thức ăn có hàm lượng thấp. Sống lâu, năng suất thịt cao, ít mỡ nhiều nạc... |
- Rắn ri cá dễ nuôi, ít bênh tật, đầu ra không khó (12/07/2017)
- Nuôi bò vỗ béo thoát cảnh ly hương (16/05/2017)
- Cần quy trình chuẩn chăn nuôi lợn (15/05/2017)
- Phục tráng thành công giống vịt Cổ Lũng (09/05/2017)
- Lợn đen chăn nuôi truyền thống vẫn đắt hàng (06/05/2017)
- Gà siêu trứng, vịt siêu thịt đã được chuyển giao vào Việt Nam (08/12/2016)
- Chăn nuôi trên đệm lót sinh học: Tăng lợi nhuận, giảm ô nhiễm môi trường (05/12/2016)
- Làm giàu từ mô hình VACR cho thu nhập hơn 300 triệu đồng/năm (02/12/2016)
- Chăn nuôi trên đệm lót sinh học: Tăng lợi nhuận, giảm ô nhiễm môi trường (29/11/2016)
- Quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng gà lông màu nuôi thả vườn (Phần 2: Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng giai đoạn gà con) (17/08/2016)