Hướng dẫn làm thùng trồng cây dạng thuỷ canh cải tiến
01/03/2017
Trong phần tiếp theo này, chúng tôi sẽ hướng dẫn quý bạn đọc cách làm thùng trồng cây dạng thuỷ canh cải tiến. So với các thùng thuỷ canh tĩnh thông thường (thùng xốp, chậu nhựa, máng thuỷ canh tĩnh) thì nó có vượt trội về khả năng cung cấp Oxy và khả năng thoát nước.

G

Dưới đây, xin trích nguyên văn bài viết của bác Nguyễn Quang Thiều về vấn đề này. Bài viết rất đầy đủ và hữu ích với những ai mới chập chững bước vào lĩnh vực trồng cây bằng dung dịch dinh dưỡng (dung dịch thuỷ canh).
 
 
1. Chuẩn bị dụng cụ
2. Cách làm
3. Kết luận
 
 
1. Chuẩn bị dụng cụ: 
 
- Kéo, lưỡi cưa sắt 1 cạnh, 
- Mỏ hàn điện, cưa, thước kéo, bút lấy dấu
 
Ảnh 1: Chuẩn bị dụng cụ
 
2. Cách làm:
 
- Vạch mực lấy cữ, để các bạn dễ hình dung tớ vẽ vời thêm tí.
 
Ảnh 2: Kích thước chi tiết

- Lấy ống làm thước kẻ lấy mức tràn chống úng

 
Ảnh 3: Vạch mực tràn ngăn nước
- Lấy ngay đầu ống làm mũi khoét, xoáy vài vòng xong ngay, chân yếu tay mềm vẫn cứng hơn xốp các mems nữ ko lo mệt nhé, gì chứ Gang Sắt Thép có cứng mấy đi nữa ko may rơi vào tay 2 em Lá Sen và Ong thợ nhà ta ko thủng lũng cũng phải quằn với 2 bà đầm cứng như kim cương.
 
Ảnh 4: Khoét lỗ 
- Khoét 3 lỗ chia rộng thùng thành 4 khoảng bằng nhau
 
Ảnh 5: Lỗ sau khi khoét xong
- Thành đối diện cũng khoét đối xứng bạn có 6 lỗ là xong phần xốp
 
Ảnh 6: Khoét lỗ ở thành đối diện của thùng xốp
- Cắm điện chờ mỏ hàn nóng dùi lỗ lên 2 bên ống đỡ (PVC)
 
Ảnh 7: Khoét lỗ ống nhựa để thoát nước
- Không mỏ hàn thì lưỡi cưa giá 2k cưa mấy nhát nông nông vẫn OK
 
Ảnh 8: Khoét lỗ thoát nước bằng cưa sắt
- 3 que có rồi, xỏ lá nữa là xong thanh đỡ
 
Ảnh 9: Giá đỡ giá thể (xơ dừa, tro trấu...)
- Lưới mắt cáo tráng nhựa 30k/m2 , khổ rộng 60cm hết 20k nhé
 
Ảnh 10: Dùng lưới mắt cáo chặn không cho giá thể rơi xuống dưới dung dịch
- Chặt đôi đũa ăn 1 lần làm nhiều đoạn để fix lưới hông
 
Ảnh 11: Ngăn giá thể tràn vào bên hông
- Ướm chai PET lựa cho vừa chiều cao, chai màu cản sáng càng tốt
 
Ảnh 12: Chai pet dùng để thay dung dịch thuỷ canh
- Cắt cổ chai gần lìa làm nắp thăm/thay dung dịch thuỷ canh(ddtc). Cắt thành chai mấy lỗ từ cao xuống sát đáy để ddtc ra vô dễ dàng
Ảnh 13: Cắt chai pet ra để vừa thay/thăm dung dịch
- Sau này kiểm tra ddtc rất tiện, bù nước cũng dễ khi chai nằm góc thùng kế đường đi thăm vườn
 
Ảnh 14: Cận cảnh chai PET
- Nếu chỗ bạn khó có xơ dừa thì xé thùng cạc-tông ra lót vẫn OK nhưng thường.
 
Ảnh 15: Cẩn thận lót một lớp giá thể mỏng
- Trải mùn dừa lên là bước gia công thùng đã hoàn tất
 
Ảnh 16: Cho giá thể vào đầy thùng xốp, tưới dung dịch thuỷ canh
 - Tưới tẩm ddtc 900ppm cho ngấm đều giá thể cho tới khi thấy trào ra đầu ống tí thì ngưng nha
Ảnh 17: Cây con trên giá thể
 - Có thể gieo hạt trực tiếp trên mặt giá thể. Tuy nhiên, để chắc ăn hơn thì nên gieo hạt vào bầu. Khi nào lên cây con thì trồng vào thùng. Một vài ngày, kiểm tra các thông số: dung dịch thuỷ canh, pH trong dung dịch, EC...
Ảnh 18: Rau trưởng thành
Ảnh 19: Xen canh cây rau
3. Kết luận:
 
  So với thùng trồng rau thuỷ canh tĩnh thông thường, thùng cải tiến có những ưu điểm vượt trội như sau:
- Diện tích trồng rau tăng đáng kể(gieo nhiều hạt, cây vẫn phát triển tốt) không như thùng thông thường chỉ trồng trong các cốc giá thể giới hạn. 
- Thoáng khí vì không khí ra vào dễ dàng qua các ống nhựa phi 21.
- Dễ dàng thay thế dung dịch thuỷ canh
- Kiểm tra các thông số dung dịch thuỷ canh dễ dàng qua lỗ thăm (chai Pet cắt đầu).
- Cây phát triển nhanh hơn trong cùng một điều kiện dinh dưỡng so với thùng trồng thuỷ canh thông thường.
- Cần ít dung dịch dinh dưỡng hơn do có lượng giá thể lớn giữ ẩm tốt hơn.
- Hạn chế bay hơi dung dịch dinh dưỡng do rau nhiều, chiếm chỗ giá thể.
 
    Chúc các bạn thành công!



Read more: http://www.vuonrausach.com.vn/2013/09/huong-dan-lam-thung-trong-cay-dang-thuy_13.html#ixzz4yPlBT3mG


Số lượt đọc: 2979 Về trang trước Về đầu trang
Các tin khác