Có hai biện pháp cơ bản cung cấp dinh dưỡng cho cây trong nuôi trồng thủy canh: Bạn có thể mua các loại dinh dưỡng đã được trộn sẵn, hoặc có thể tự mình pha trộn.
Các chất dinh dưỡng được trộn sẵn cung cấp mọi thứ mà cây cần, nhưng nước mà bạn sử dụng có thể yêu cầu mức độ dinh dưỡng hơi khác. Theo đó, tự mình phối hợp các chất dinh dưỡng vừa tiết kiệm hơn, vừa có thể thay đổi một cách linh hoạt hơn.
Phần 1: Lựa chọn các chất dinh dưỡng
- Bạn phải biết rõ các thành phần có trong nước của bạn.
Nếu có thể, hãy mang nước đến phòng thí nghiệm để kiểm tra. Nếu nước của bạn tốt, hay còn gọi là nước “mềm” – nước không chứa hàm lượng đáng kể chất khoáng không tan như muối canxi hay magie; bạn có thể thêm vào đó bất kì chất dinh dưỡng nào mà cây cần để phát triển tối ưu nhất. Với nước “cứng” – nước có hàm lượng khoáng chất hòa tan cao, đặc biệt là canxi; bạn có thể cần phải sử dụng phương pháp thẩm thấu ngược để lọc ra các loại kim loại nặng còn tồn đọng trong nước.
Bạn cũng có thể sử dụng máy đo các chất rắn hòa tan để kiểm tra nước thường xuyên. Đây còn được gọi là máy đo độ dẫn điện hay máy đo nồng độ PPM (1 ppm tương ứng với 1 milligram 1 chất nào đó trên 1 lít chất lỏng).
Canxi và magie cacbonat là những thành phần khá phổ biến có trong cả nước máy và nước giếng. Chúng đều là các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây, nhưng nên được giới hạn trong một lượng nhất định. Biết được nồng độ của các nhân tố này trong nước giúp bạn xác định được lượng dinh dưỡng bạn phải bổ sung nếu cần. Tham khảo thêm HYDRO UMAT V- Dung dịch thủy canh sử dụng cho rau ăn lá.
- Làm quen với các chất dinh dưỡng đa lượng thiết yếu
Các chất dinh dưỡng chủ yếu được sử dụng bao gồm canxi nitrat, kali sunfat, kali nitrat, kali photpho mono và magie sunfat. Mỗi thành phần có trong các chất dinh dưỡng này mang lại một lợi ích khác nhau.
+ Hydro kết hợp với oxi hình thành nên nước.
+ Ni tơ và lưu huỳnh rất cần thiết trong việc cung cấp axit amin và protein.
+ Photpho được sử dụng trong quang hợp và phát triển tổng thể.
+ Kali và magie đóng vai trò là các chất xúc tác tạo ra tinh bột và đường.
+ Magie và nito cũng giữ vai trò quan trọng trong việc sản xuất chất diệp lục.
+ Canxi góp phần tạo nên các thành tế bào và đóng vai trò quan trọng giúp các tế bào phát triển.
- Lựa chọn đúng các vi chất dinh dưỡng
Các vi chất dinh dưỡng, hay còn gọi là các nguyên tố vi lượng, cũng rất cần thiết, nhưng chỉ ở lượng rất nhỏ.
Các chất dinh dưỡng vi lượng được sử dụng bao gồm boron, clo, đồng, sắt, mangan, natri, kẽm, molybden, niken, coban và silic.
Nên có ít nhất 10 nguyên tố vi lượng trong hỗn hợp dinh dưỡng của bạn.
- Kiểm tra nhiệt độ của nước
Nhiệt độ thích hợp nhất cho cây trồng là ở mức ấm, chạm vào không thấy nóng hoặc lạnh. Nếu dung dịch của bạn quá lạnh, cây sẽ không nảy mầm được. Chúng có thể bị mốc hoặc hỏng. Nếu dung dịch quá nóng, cây trồng có thể sẽ chết do sức ép của nhiệt độ hoặc do thiếu oxy. Nhiệt độ thích hợp nhất cho nước là khoảng từ 65 độ F (18 độ C) đến 80 độ F (27 độ C).
Các loại cây được trồng ở khí hậu lạnh hơn sẽ phát triển tốt trong nước có nhiệt độ mát hơn, trong khi các loại cây được trồng ở những vùng khí hậu ấm hơn sẽ ưa nước ấm hơn.
Khi thêm nước vào bể chứa, hãy đảm bảo rằng nhiệt độ của lượng nước mới tương đương với nhiệt độ của nước sẵn có trong bể.
- Duy trì độ cân bằng pH hợp lý
Bạn có thể sử dụng máy đo độ pH để kiểm tra mức cân bằng. Độ cân bằng pH nên từ 5.5 đến 7.0. Độ cân bằng pH trong nước sẽ có ảnh hưởng quyết định đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cây.
Độ cân bằng pH tăng lên hay giảm đi là điều hết sức bình thường. Sự thay đổi này diễn ra một cách tự nhiên khi các thành phần trong dung dịch được cây hấp thụ. Tránh thêm quá nhiều các chất hóa học gây phản ứng đối với độ cân bằng pH vốn không ngừng biến đổi này.
Môi trường nền chất lượng kém có thể ảnh hưởng đến sự ổn định của độ cân bằng pH.
Hầu hết các hệ thống nước đô thị tăng độ pH trong nước bằng cách bổ sung thêm canxi cacbonat. Mức cân bằng pH trung bình trong hệ thống nước đô thị thường cao đến 8.0
Hãy nhớ rằng bộ dụng cụ đo nồng độ pH sẽ cho kết quả khác nhau trong điều kiện nhiệt độ khác nhau. Hãy kiểm tra nhiệt độ của nước trước khi bạn thêm các chất hóa học vào.
Phần 2: Pha trộn các chất dinh dưỡng
- Đổ nước vào bình chứa
+ Hầu hết các công thức thủy canh cần từ 2 đến 3 bình chứa. Đảm bảo rằng dụng cụ chứa của bạn là loại dùng cho thực phẩm. Nếu có thể, hãy sử dụng nước cất hoặc nước đã qua hệ thống thẩm thấu ngược. Nước máy thường chứa ion và các nguyên tố khác có thể gây hại cho hệ thống nuôi trồng thủy canh,
+ Đối với một dụng cụ chứa dinh dưỡng nhỏ, một bình sữa rỗng chứa được 1 ga long (4 lít) là lựa chọn hợp lý. Với một lượng lớn hơn, hãy sử dụng loại bình chứa được 5 ga long nước.
+ Nếu bạn không thể tìm được nước cất, hãy phơi nước trong 24 giờ để làm giảm bớt clo.
+ Nếu bạn sử dụng nước máy, hãy kiểm tra để biết rõ các thành phần sẵn có trong nước.
- Đo lường và phân chia các chất dinh dưỡng
Trong một hệ thống chứa gồm 2 bình chứa, bạn sẽ dùng 1 bình chứa có chứa các chất dinh dưỡng đặc trưng cho cây trồng, chẳng hạn như nito kali hoặc các chất chelat vi chất dinh dưỡng riêng biệt. Bình chứa còn lại có thể chứa phân bón đã được trộn sẵn hoặc một hỗn hợp dinh dưỡng thông thường khác.
+ Sử dụng một chiếc xẻng nhựa dùng trong hóa học và giấy lọc đã được tiệt trùng để chứa hóa chất khô. Đo lường các chất dinh dưỡng dạng lỏng bằng xylanh hoặc cốc đã được chia độ.
Ví dụ, với một bình chứa được 5 ga long đầy (20 lít), bạn hãy đo lấy 5 ½ thìa cà phê CaNO3 (25 ml), 1/3 thìa cà phê K2SO4 (1.7 ml), 5/3 (1 và 2/3) thìa KNO3 (8.3 ml), 1 ¼ thìa KH2PO4 (6.25 ml), 3 ½ thìa MgSO4 (17.5 ml) và 2/5 thìa hợp chất nguyên tố vi lượng (2 ml).
- Đặt một chiếc phễu vào miệng bình chứa
Bạn có thể trộn các chất dinh dưỡng mà không cần dùng phễu, nhưng làm như vậy có thể bị đổ tràn gây mất cân bằng dinh dưỡng trong dung dịch. Sử dụng một chiếc phễu nhựa nhỏ giúp bạn dễ dàng đưa các chất dinh dưỡng vào trong bình chứa hơn.
+ Một số chất dinh dưỡng và các chất phụ gia khác có thể gây kích ứng hoặc có hại cho da. Sử dụng phễu giúp bạn tránh đổ tràn chúng ra ngoài.
+ Kiểm tra độ pH của nước sau khi đã thêm các chất dinh dưỡng. Các chất dinh dưỡng thủy canh thường làm giảm độ cân bằng pH của nước trung tính nên sau đó bạn có thể sẽ cần sử dụng các chất điều chỉnh độ pH
- Thêm các chất dinh dưỡng vào nước
Đổ các chất dinh dưỡng chậm rãi, từng chút một để tránh tràn hoặc bị mất đi phần nào lượng dinh dưỡng đó. Thiếu đi một ít chất dinh dưỡng sẽ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống nuôi trồng nhưng cây trồng có thể tiếp cận với nguồn dinh dưỡng càng sớm thì dung dịch càng hiệu quả.
Lượng dung dịch dinh dưỡng bạn cần sẽ gần như phụ thuộc vào bể chứa bạn sử dụng. Không có cách chính xác nào giúp xác định lượng dung dịch này, và có thể sẽ phải thử nghiệm rất nhiều mới đưa ra được con số cụ thể
Nói chung, bạn nên sử dụng lượng dung dịch ít nhất là đủ để máy bơm bể chứa hoạt động nhịp nhàng khi được khởi động.
- Đậy nắp bình chứa lại và lắc
Hãy chắc chắn rằng nắp bình đã được vặn hoặc đóng chặt. Lắc bình chứa bằng cả 2 tay trong từ 30 đến 60 giây để các chất dinh dưỡng được hòa quyện. Nếu nắp bình không thể đóng chặt được, bạn có thể phải dùng một hoặc hai ngón tay giữ nó chặt xuống khi lắc.
Lưu ý rằng nếu bình chứa quá rộng hoặc nặng không lắc được, bạn có thể khuấy hỗn hợp bằng một chiếc chốt dài hoặc các thanh dụng cụ khác.
Lắc bình chứa là cách hoàn hảo nhất để hòa quyện các chất dinh dưỡng, nhưng khuấy cũng mang lại hiệu quả, miễn là bạn thực hiện khuấy trong khoảng thời gian dài hơn so với lắc.
Chú ý
Theo dõi các dấu hiệu pH cũng như sự mất cân bằng dinh dưỡng sau khi bổ sung các chất dinh dưỡng. Lá vàng cho thấy hàm lượng chất dinh dưỡng thấp, trong khi lá quăn hoặc lá cháy cho thấy hàm lượng chất dinh dưỡng cao.
Dịch theo: https://www.wikihow.com/Mix-Hydroponics-Nutrients
- Hướng dẫn cách trồng rau muống thủy canh sạch tại nhà (04/12/2017)
- Gợi ý cách cải tạo đất trồng rau sạch trong thùng xốp (04/12/2017)
- Cách trồng rau sạch tại nhà với đất trồng chuyên dụng (04/12/2017)
- Hướng dẫn cách trồng mướp đắng (khổ qua) sai quả tại nhà? (04/12/2017)
- Cách trồng rau ăn quả bằng phương pháp thủy canh với thùng xốp (04/12/2017)
- 4 bước đơn giản khi ươm hạt giống gieo trồng thủy canh (01/12/2017)
- Hướng dẫn cách trồng rau mầm tại nhà không cần đất (01/12/2017)
- 10 loại cây thủy sinh dễ trồng nhất cho người mới chơi (01/12/2017)
- Rau thủy canh có thật sự an toàn cho sức khỏe? (01/12/2017)
- Hướng dẫn cách chế tạo mô hình trồng rau thủy canh mini (01/12/2017)