Dâu tây có thể coi là một trong những loại quả được yêu thích nhất. Dâu tây là loại cây lâu năm và hàng năm đều ra quả. Trồng thủy canh 2-3 cây dâu tây có thể bạn sẽ thu hoạch được khối lượng không ít quả mỗi năm. Bạn có thể sử dụng một số những giống dâu tây như dâu Úc, New Zealand, dâu Mỹ, Nhật,.. đây đều là những loại giống cho quả quanh năm. Trồng tại bất cứ thời điểm nào cũng được.
Làm theo các bước hướng dẫn dưới đây chắc chắn bạn sẽ biết những kỹ thuật trồng dâu tây thủy canh tốt nhất và mang lại những trái dâu tây đỏ mọng trong suốt mùa hè cũng như mùa đông.
1. Có một hệ thống dàn thủy canh, hoặc bạn có thể tự tay chế tạo một mô hình thủy canh mini từ những vật dụng căn bản. Nếu nhà bạn đã trồng thủy canh thì chỉ cần để riêng 1,2 rọ dành cho dâu tây. Còn nếu chưa, bạn có thể tham khảo cách chế tạo một mô hình thủy canh mini tại đây nhé.
2. Làm sạch giá thể, nếu giá thể của bạn là đất sét nung hoặc sơ dừa thì bạn nên ngâm, rửa qua nước để độ ẩm trong giá thể đều. Tốt nhất bạn nên sử dụng giá thể đã qua xử lý để không làm ảnh hưởng đến PH của nước. Nếu sử dụng viên nén sơ dừa, bạn nên ngâm để sơ dừa nở ra trước khi gieo mầm. Xem thêm một số dụng cụ thủy canh cần thiết khi trồng và chăm sóc dâu tây.
3. Lựa chọn giống tốt có tỷ lệ nảy mầm cao, những giống dâu tây phù hợp với điều kiện tự nhiên và sở thích của mình.
4. Rắc hạt giống vào giá thể trong rọ thủy canh. Hạt dâu tây rất nhỏ, bạn không nên cho quá nhiều hạt giống trong một rọ, như vậy khi lớn lên rọ nhỏ không thể chứa hết. Lúc đó bạn phải nhổ bớt đi chỉ giữ lại những cây khỏe, như vậy sẽ rất lãng phí. Khi gieo hạt vào rọ, bạn tưới đẫm nước cho các rọ để hạt giống nảy mầm. Tưới phun sương thường xuyên để giữ độ ẩm. Khi cây lên mầm và ra lá, bạn bắt đầu đưa những rọ này lên giàn thủy canh.
5. Một trong những kỹ thuật trồng dâu tây thủy canh quan trọng đó chính là độ PPM của dinh dưỡng. Cây dâu tây cần nồng độ PPM khá cao từ 1000-1500, nhưng bạn nên chú ý khi đưa rọ dâu tây lúc mới nảy mầm lên giàn không nên để dinh dưỡng cao luôn như vậy sẽ khiến cây bị “sốc” dinh dưỡng. Đặt PPM ở mức thấp, khi cây lớn, ra từ 3-4 lá thật và cứng cáp, bạn mới bắt đầu tăng PPM dinh dưỡng lên mức cần thiết để cây phát triển tốt nhất.
Trên đây là những kỹ thuật trồng dâu tây thủy canh căn bản mà bạn nên biết và áp dụng khi trồng. Chúc bạn thành công.
- Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hành tây thủy canh (27/11/2017)
- Hướng dẫn cách trồng hành lá thủy canh đơn giản tại nhà (25/11/2017)
- Hướng dẫn cách trồng dưa lưới thủy canh đạt năng suất cao (25/11/2017)
- Hướng dẫn trồng nấm theo phương pháp thủy canh (25/11/2017)
- 4 bước xây dựng hệ thống thủy canh tại nhà với chi phí thấp (25/11/2017)
- Khởi nghiệp bằng trồng rau thủy canh khó hay dễ? (25/11/2017)
- Làm thế nào để rau trồng thủy canh luôn xanh tươi? (25/11/2017)
- Công nghệ tưới tự động mang lại lợi ích gì khi trồng rau thủy canh? (25/11/2017)
- Tổng hợp một số loại rau dễ trồng bằng phương pháp thủy canh (25/11/2017)
- Vai trò của Silic trong trồng rau thủy canh (25/11/2017)