Trồng rau thủy canh là phương pháp trồng không sử dụng đất mà trồng trực tiếp với môi trường dinh dưỡng trên các giá thể như xơ dừa, than, trấu, bùn, nước,… và một trong số đó là sỏi nhẹ.
Sỏi nhẹ được sử dụng khá phổ biến khi trồng hoa, cây cảnh. Vậy sỏi nhẹ là gì, có thể dùng để trồng rau thủy canh hay không? Hãy cùng Lisado tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Thế nào là sỏi nhẹ?
Sỏi nhẹ còn được gọi là hạt đất nung có tên khoa học là Keramzit. Nó được sản xuất từ các loại đất sét dễ nóng chảy bằng phương pháp nung phồng rất nhanh ở nhiệt độ cao từ 1400-1600 độ C. Keramzit (đất nung) có cấu trúc rỗng tổ ong với các lỗ rỗng nhỏ và kín bên trong hạt sỏi, cho nên trọng lượng của nó rất nhẹ. Phần khung xương và vỏ của sỏi keramzit rất cứng, có độ xù xì để rễ cây có thể bám vào và hút nước.
Giá thể sỏi nhẹ là dạng khoáng sét nung nên độ bền của chúng cực kì cao, không bị tiêu hao trong suốt quá trình sử dụng.
Tại sao dùng sỏi nhẹ để trồng rau thủy canh?
Với đặc điểm có nhiều lỗ thoáng khí, hút nước và lưu trữ nước bên trong rất lâu nên hệ rễ cây có thể bám và luồn lách qua các khe hở giữa những viên sỏi tròn, hút nước từ các viên sỏi giúp phát triển hệ rễ nhanh. Đặc biệt, sỏi có độ bền vĩnh viễn, bạn có thể sử dụng không chỉ một lần mà còn tái sử dụng được trong các vụ sau đó. Sỏi nhẹ vừa thấm nước vừa là bệ đỡ cho cây phát triển tốt hơn. Chính vì thế mà các chuyên gia khuyên nên dùng sỏi nhẹ trồng rau thủy canh.
Làm thế nào để chọn hệ thống sỏi nhẹ cho trồng rau thủy canh?
Bạn cần căn cứ vào hệ rễ của cây để chọn lựa loại sỏi phù hợp:
Nếu các loại cây hệ rễ nhỏ và ngắn thì nên chọn loại sỏi hạt nhỏ kích thước nhỏ từ 0.7-1 cm để sử dụng ví dụ như rau cải, rau thơm, xà lách…
Nếu hệ rễ của cây vừa phải như các loại rau ăn quả như cà chua, dưa chuột, bầu bí,… hoặc một số loại hoa lan thì nên chọn loại sỏi hạt nhỏ kích thước đường kính 1-1.5 cm sử dụng cho việc trồng cây.
Các loại rau thủy canh thì không cần dùng đến các loại sỏi có kích thước lớn quá từ 1.6 đến 2.5 cm, chúng thường dùng trồng hoa, cây cảnh thân gỗ
Chọn loại sỏi phù hợp còn phụ thuộc vào vật chứa đựng giá thể. Các loại rọ nhựa thủy canh nhỏ thông thường thì sỏi kích thước nhỏ là hợp lý. Còn với các loại chậu có lỗ hổng to thì ko thể chọn các loại sỏi nhẹ nhỏ hơn lỗ đó, chúng sẽ làm sỏi bị lọt ra ngoài.
Ứng dụng sỏi nhẹ vào sản xuất, trồng cây
Hiện nay, sỏi nhẹ được sử dụng nhiều trong trồng cây rau, cây hoa bởi nó có thời gian sử dụng lâu dài, lại đảm bảo được nguồn dinh dưỡng tối ưu cho sự phát triển của cây trồng. Sau mỗi vụ thu hoạch sỏi nhẹ được làm sạch rất đơn giản, có thể tái sử dụng ngay vào vụ sau. Cho nên sỏi được dùng nhiều làm giá thể trồng rau thủy canh, trồng rau mầm, giá thể trồng hoa lan, trồng hoa,…
Với giá thành phải chăng, đầu tư sỏi nhẹ để trồng rau sẽ đem lại hiệu quả cao, mà vốn đầu tư là một lần nên bạn không phải lo ngại quá trình đầu tư nhiều lần, không gây tốn kém, đảm bảo giá trị kinh tế lâu dài.
Như vậy, lựa chọn sỏi nhẹ để trồng rau thủy canh là một gợi ý lựa chọn hoàn hảo. Bạn có thể tham khảo để lựa chọn cho công trình rau sạch của gia đình, mang đến giá trị sử dụng lâu dài.
- Vì sao khó trồng rau trong mùa mưa (07/09/2016)
- Vì sao nên trồng rau sạch bằng phân trùn quế (07/09/2016)
- Cách trồng rau nơi nền đất khô cằn (07/09/2016)
- 4 nguyên nhân gây ô nhiễm cho rau trồng (07/09/2016)
- Thế nào là trồng rau an toàn tại nhà (07/09/2016)
- Sự cần thiết của việc ngâm ủ hạt giống (07/09/2016)
- Trồng thành công nấm kim trâm (10/08/2016)