Tất tần tật về cách trồng và chăm sóc tỏi thủy canh
27/11/2017
Cách trồng tỏi thủy canh khá đơn giản vì tỏi là một loại cây rất dễ trồng, thích ứng tốt với điều kiện khí hậu nhiệt đới của nước ta. Vì thế, việc chăm sóc cây trồng cũng không quá phức tạp, cầu kỳ

Điều kiện để tỏi sinh trưởng và phát triển

Tất tần tật về cách trồng và chăm sóc tỏi thủy canh

Tỏi là gia vị quen thuộc trong mỗi gian bếp gia đình. Tỏi có hương thơm tự nhiên, giúp hương vị món ăn thơm ngon, trọn vị hơn. Bên cạnh đó, nó cũng mang đến  nhiều lợi ích cho sức khỏe của người dùng. Tỏi giúp kháng viêm, cải thiện và tăng cường hệ miễn dịch nếu bạn thường xuyên dùng loại gia vị này trong mỗi bữa ăn hàng ngày.

Về bản chất, tỏi là cây thân thảo hàng năm, có thể trồng quanh năm, không kén thời tiết nên rất dễ trồng và chăm sóc. Không cần phải là những mảnh vườn rộng lớn cùng phương cách trồng đặc biệt, thực tế thì tỏi có thể trồng được và phát triển nhanh ở bất cứ đâu, có thể chỉ là những chậu cảnh nhỏ hay thùng xốp,… Chính vì vậy, nhiều gia đình ở các khu thành thị đã tận dụng ưu điểm này để trồng tỏi, sở hữu nguồn tỏi sạch tươi ngon.

Hướng dẫn cách trồng tỏi thủy canh

Tất tần tật về cách trồng và chăm sóc tỏi thủy canh

Tuy khá dễ trồng nhưng để đảm bảo tỏi sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, dinh dưỡng cần thiết cho việc trồng tỏi thủy canh

Chuẩn bị dụng cụ thủy canh

  • Thùng xốp đã được đục sẵn các lỗ gieo trồng,  ni lông đen. Nếu trồng với quy mô lớn thì có thể dựng giàn trồng thủy canh để tiện dụng hơn khi trồng và chăm sóc:
  • Rọ thủy canh: Lựa chọn loại có kích thước phù hợp với loại cây trồng, đặc thù sinh trưởng,  đảm bảo đủ không gian cho rễ cây phát triển.
  • Giá thể trồng cây: Có thể sử dụng hỗn hợp xơ dừa, tro mùn cưa đã được xử lý hay giá thể thủy canh chuyên dụng
  • Bút đo PPMbút đo PH: để đo nồng độ các chất dinh dưỡng trong dung dịch thủy canh, từ đó cung cấp vừa đủ lượng dưỡng chất cần thiết cho cây trồng phát triển tốt.
  • Thiết lập hệ thống tưới tiêu và có thể chuẩn bị thêm bình phun nước để cung cấp độ ẩm cho cây khi cần thiết

Cách trồng tỏi thủy canh

Tất tần tật về cách trồng và chăm sóc tỏi thủy canh

  • Có thể trồng tỏi từ các nhánh tỏi có sẵn. Nên chọn loại tỏi sạch để tránh dính hóa chất. Chọn củ tỏi có nhánh tỏi lớn, cứng để ươm trồng.
  • Nhẹ nhàng tách các nhánh tỏi từ củ và giữ chúng không bị dập nát.
  • Bóc bớt lớp vỏ bên ngoài, chỉ giữ lại lớp vỏ trong cùng. Chú ý không nên tác động vào phần gốc và ngọn của nhánh tỏi.
  • Đặt nhánh tỏi vào các rọ thủy canh đã có giá thể trộn ẩm. Gieo phần gốc xuống sâu khoảng 5cm. Có thể cho thêm giá thể che kín các nhánh tỏi và tưới nước để giữ độ ẩm cho cây.
  • Rễ tỏi sẽ phát triển nhanh và mạnh trong điều kiện thời tiết ấm áp, độ ẩm phù hợp. Vì thế, các ngày sau nên tưới phun sương thường xuyên để giữ độ ẩm, không tưới quá nhiều nước.
  • Nên đặt rọ trồng tại những nơi thoáng mát để cây có điều kiện sinh trưởng tốt nhất. Khi cây lên mầm và ra lá, bạn bắt đầu đưa rọ trồng lên hệ thống thủy canh để cây được chăm sóc tốt nhất với dung dịch dinh dưỡng.
  • Pha dung dịch thủy canh: Chọn loại dung dịch chuyên dụng cho cây trồng, pha theo đúng tỉ lệ, kiểm tra nồng độ dinh dưỡng phù hợp để cung cấp lượng dưỡng chất tốt nhất cho cây trồng.

Một số lưu ý khi chăm sóc tỏi thủy canh

Tất tần tật về cách trồng và chăm sóc tỏi thủy canh

  • Đặt cây ở những nơi thoáng mát, có ánh nắng mặt trời để cây hấp thụ đủ ánh sáng cho quá trình quang hợp
  • Thường xuyên kiểm tra dung dịch thủy canh và bổ sung nếu lượng dung dịch dinh dưỡng bị  cạn để đảm bảo cung cấp nguồn dưỡng chất tốt nhất cho sự phát triển sinh trưởng của cây. Ngoài ra, cũng nên bổ sung thêm nước sạch để cây luôn được tươi xanh
  • Khi cung cấp thêm dung dịch dinh dưỡng thủy canh, không để dung dịch ngập toàn bộ rễ vì sẽ khiến rễ cây bị nghẹt thở, ngập úng, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của cây. Tốt nhất bạn nên chừa phân nửa bộ rễ nằm trên mặt dung dịch.
  • Theo dõi quá trình phát triển của cây, nếu xuất hiện sâu bệnh thì có thể bắt bằng phương pháp cơ học. Bổ sung và thay thế những cây xấu, cây héo, cắt bỏ lá vàng, lá gốc,…
  • Bên cạnh đó, khi trồng tỏi thủy canh, bạn cũng nên kiểm soát độ ẩm và nhiệt độ thường xuyên. Vào những buổi trưa nắng gắt, nhiệt độ lên cao, bạn nên tưới thêm nước cho cây, che nắng bằng lưới đen
  • Dựng mái che cho cây để tránh tình trạng mưa to có thể làm loãng dung dịch dinh dưỡng
  • Dựng lưới để che chắn côn trùng

Sau một thời gian ngắn, tỏi sẽ bắt đầu ra hoa, khi lá cây ngả màu vàng là lúc tỏi có thể thu hoạch. Như vậy, quy trình trồng và chăm sóc tỏi thủy canh không quá khó. Bạn có thể tự áp dụng trồng tại nhà để luôn có nguồn rau củ sạch cung cấp cho mỗi bữa cơm gia đình.


Số lượt đọc: 3405 Về trang trước Về đầu trang
Các tin khác