Các loại rau ăn quả được ưa chuộng trong mùa hè có thể kể đến như: bầu, bí, mướp, dưa leo, các loại đỗ, đậu, cà chua, cà tím,… Nhìn chung, việc trồng rau ăn quả và ăn lá khá giống nhau, chỉ khác nhau về dung dịch dinh dưỡng thủy canh với tính chuyên dụng cho mỗi loại. Cụ thể về cách trồng, bạn có thể tham khảo những thông tin gợi ý dưới đây:
Chuẩn bị vật tư trồng rau thủy canh
- Thùng xốp, phủ đen bằng nilong nông nghiệp bên trong
- Nắp đậy thùng xốp khoan lỗ vừa với rọ trồng, khoảng 3 -4 lỗ
- Rọ trồng thủy canh: chọn kích thước rọ phù hợp với đặc thù sinh trưởng, phát triển của cây trồng.
- Giá thể trồng rau thủy canh ( có thể là sơ dừa, mụn dừa, viên nén ươm hạt,… )
- Hạt giống rau ăn quả
- Dung dịch dinh dưỡng thủy canh loại cho rau ăn quả, có thể kể đến như dung dịch thủy canh Hydro Umat F hay HYDRO BEE cho rau ăn quả, củ…
- Tấm lót, máy sục khí, bình tưới nước,…
Cách trồng rau ăn quả bằng phương pháp thủy canh với thùng xốp
Trước tiên, bạn khoan lỗ trên nắp thùng phù hợp theo kích thước rọ trồng
Bọc màng phủ trong thùng để đảm bảo độ bền cho thùng xốp và tiện dụng hơn khi trồng rau
Sử dụng vải để lót rọ nhựa trồng cây
Cho giá thể vào rọ, tưới nước làm ướt giá thể. Sau đó trồng cây giống vào rọ ( bạn có thể ươm gieo hạt trực tiếp vào rọ hoặc gieo hạt với khay ươm, đến khi hạt phát triển thành cây con thì đặt vào rọ trồng)
Đặt rọ trồng vào các lỗ đã khoan trên nắp hộp
Tưới nước tăng độ ẩm cho cây
Sử dụng máy sục khí hòa tan oxi vào nước tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình sinh trưởng, phát triển của cây
Khi cây đã có lá xanh và rễ đã phát triển, bạn cần bổ sung dưỡng chất thủy canh cho cây. Chú ý, khi pha dung dịch thủy canh, bạn cần làm theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, pha đúng tỉ lệ phù hợp với mỗi loại cây, mỗi giai đoạn phát triển ( như khi cây còn non, cây sinh trưởng, giai đoạn ra hoa, chuẩn bị thu hoạch,…). Kiểm tra nồng độ dinh dưỡng phù hợp với mỗi loại rau trồng ( tốt nhất nên sử dụng bút đo ph, bút đo ppm để đảm bảo tính chính xác cao khi đo).
Đổ dung dịch đã pha vào khay trồng đến khi chạm đáy rọ, chú ý không để dung dịch ngập toàn bộ rễ vì có thể khiến rễ cây bị ngập úng, ngạt thở, ảnh hưởng đến cây trồng.
Chăm sóc cây trồng
- Đặt cây nơi có ánh sáng để cây quang hợp
- Có thể làm mái che mưa nắng cho cây, tránh mưa gió to có thể làm loãng dung dịch thủy canh, ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng
- Khoảng 3-4 ngày/ 1 lần mở nắp khay, quan sát mực dung dịch dinh dưỡng trong khay để bổ sung thêm nếu dung dịch đã cạn.
- Bổ sung nước cho cây, có thể dùng bình phun để tưới, nhất là trong những ngày hè nắng nóng kéo dài
- Tỉa lá vàng, lá héo, loại bỏ cây hỏng, cây còi cọc. Chú ý tới vấn đề sâu bệnh trong quá trình phát triển của cây
Trên đây là một số gợi ý trong cách trồng rau ăn quả bằng phương pháp thủy canh với thùng xốp. Bạn có thể tham khảo và áp dụng trồng ngay trong mùa hè này để sở hữu vườn rau thủy canh xanh tốt, đa dạng các loại rau trồng, tạo ra nguồn rau sạch, an toàn cho sức khỏe gia đình.
- Hướng dẫn cách trồng rau muống thủy canh sạch tại nhà (04/12/2017)
- Gợi ý cách cải tạo đất trồng rau sạch trong thùng xốp (04/12/2017)
- Cách trồng rau sạch tại nhà với đất trồng chuyên dụng (04/12/2017)
- Hướng dẫn cách trồng mướp đắng (khổ qua) sai quả tại nhà? (04/12/2017)
- 4 bước đơn giản khi ươm hạt giống gieo trồng thủy canh (01/12/2017)
- Hướng dẫn cách trồng rau mầm tại nhà không cần đất (01/12/2017)
- 10 loại cây thủy sinh dễ trồng nhất cho người mới chơi (01/12/2017)
- Rau thủy canh có thật sự an toàn cho sức khỏe? (01/12/2017)
- Hướng dẫn cách chế tạo mô hình trồng rau thủy canh mini (01/12/2017)
- Kỹ thuật trồng rau thủy canh tại nhà (01/12/2017)