Chúng ta cứ nghĩ rằng 3 tháng hè đối với các em học sinh là một khoảng thời gian đủ dài để các em nghỉ ngơi, thư giãn sau hơn 9 tháng học miệt mài trên ghế nhà trường. các em được tham gia các hoạt động vui chơi... sinh hoạt hè do nhà trường tổ chức, rồi được ba mẹ đưa đi chơi, tham quan các khu du lịch, có em còn được về quê xa để thăm ông bà…các em đáng được như vậy nhưng thực tế một điều là trẻ em nông thôn còn thiếu rất nhiều các hoạt động cũng như sân chơi lành mạnh trên. Có thể nói không có sự khác biệt lắm về thời gian học và thời gian nghỉ hè bởi dối với trẻ em nông thôn sau thời gian học là phải phụ giúp gia đình. Có em còn phải gánh nặng mưu sinh trong 3 tháng hè được nghỉ bằng những công việc khác nhau như: chăn gia súc, làm công nhân bán thời gian tại các nhà máy.
Cụ thể tại thôn Xuân Trường, xã Sơn Bình từ khi xưởng sơ chế hạt điều được mở ra, đã giải quyết được rất nhiều vấn đề về lao động nông thôn, đặc biệt là cho các chị em phụ nữ có công ăn việc làm, giải quyết được lượng lao động nhàn rỗi. và công việc cũng rất nhẹ nhàng, đơn giản nên có rất nhiều trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 17 tuổi vẫn tham gia sơ chế.
Một xưởng sơ chế nhỏ đủ cho 30 công nhân chính làm. Nhưng bên cạnh đó có đến hơn 10 em đang còn đi học (khoảng 6 em là học sinh cấp I, còn lại là cấp II, cấp III).
Thu nhập một ngày của các em này khoảng 30.000đ - 40.000 đ (được xem là công nhân phụ). Điều này cho thấy các em tham gia lao động quá sớm và việc tự bản thân các em kiếm tiền được qua sớm như vậy còn khiến các em không muốn đi học, thậm chí là bỏ học nếu không có sự can thiệp kịp thời từ phía gia đình và xã hội.
Vì vậy cần có biện pháp chính đáng, cụ thể để các em được xem là những hạt giống cho thế hệ mai sau này được hưởng tất cả những quyền mà các em đáng được hưởng. muốn làm được điều này thì bản thân mỗi chúng ta hãy làm tất cả những gì có thể để các em có được một cuộc sống vui tươi, lành mạnh và giảm đi những gánh nặng mà các em phải chịu trong những ngày hè.