Theo Chi cục TT-BVTV, tính đến ngày 18/11/2013, diện tích lúa mùa tại tỉnh Bình Phước bị ốc bươu vàng gây hại là 105 ha. Trong đó, ở mức độ nhẹ 85 ha; trung bình 20 ha. Dự báo ốc bươu vàng có thể gia tăng trong tuần tới.
Trước tình hình đó, Chi cục TT-BVTV đã chỉ đạo các Trạm Bảo vệ thực vật cần phối hợp với các cơ quan ban ngành địa phương để hướng dẫn chỉ đạo bà con nông dân cách phòng trừ tổng hợp ốc bươu vàng gây hại. Bón vôi bột 50-60kg/1.000m2 cho những ruộng có mực nước thấp.
Sử dụng biện pháp sinh học: Thả vịt vào mương máng, ruộng lúa đã cứng (20 ngày) để vịt ăn ốc con. Nếu mật độ ốc bươu vàng cao (3-5 con/m2 hoặc >10% dảnh bị hạ, ốc tuổi nhỏ không thể bắt bằng tay và giữ mực nước trong ruộng 2-3 cm) cần áp dụng biện pháp hóa học để xử lý: Sử dụng một số loại thuốc sau: Bayluscide 250 EC; Bolis 6GB; Clodan super 700WP; Oxdie 700WP; VT-Dax 700WP; Pazol 700WP; Tung sai 700WP… Sử dụng liều lượng theo hướng dẫn trên nhãn thuốc./.
|
Một số nghiên cứu cho thấy, ốc bươu vàng phát triển ở mật độ cao có thể làm ruộng mất trắng, làm thiệt hại về giống, phải sạ lại nhiều lần, ruộng lúa sinh trưởng không đồng đều khó khăn cho việc chăm sóc và thu hoạch, ảnh hưởng đến năng suất lúa. 1 con ốc bươu vàng (2 - 3 cm)/m2 gây hại trong giai đoạn 3 – 20 ngày sau sạ sẽ làm giảm 15 - 20% năng suất lúa. Nếu mật độ 6 - 10 con ốc bươu vàng /m2 thì ruộng lúa sạ sẽ mất trắng sau 1 ngày đêm./. |
|