Huyện Châu Đức được thành lập và hoạt đồng từ tháng 8/1994 theo Nghị định số 45/1994/NĐ-CP ngày 02/6/1994 của Chính phủ, là một huyện nông nghiệp của tỉnh, phía bắc giáp huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai, phía nam giáp huyện Đất Đỏ và Thành phố Bà Rịa, phía tây giáp huyện Tân Thành, phía đông giáp huyện Xuyên Mộc. Tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 42.456,61 ha, toàn huyện đến nay có 16 đơn vị hành chính, gồm 15 xã và 1 thị trấn Ngãi Giao. Dân số trung bình của huyện hiện nay khoảng 153.168 người, lao động trong độ tuổi là 110.218 người, lao động có việc làm 89.691 người chiếm 81,37% so với lao động trong độ tuổi.
Ảnh: Bản đồ diện tích huyện Châu Đức.
Từ một huyện nông nghiệp khi mới thành lập cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn nghèo nàn, lạc hậu, trình độ dân trí thấp, đời sống vật chất tinh thần của người dân gặp nhiều khó khăn, đến nay bộ mặt Châu Đức đă hoàn toàn đổi mới. Tại đây có một vùng đất đỏ vàng và đất đen trên nền đá bazan rộng lớn (chiếm tỉ lệ 85,8% tổng diện tích đất) thuộc loại đất rất tốt, có độ ph́ì cao, thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp và các loại hoa màu khác. Chính v́ì thế Châu Đức đă xác định phát triển kinh tế theo cơ cấu"
Nông nghiệp - Dịch vụ - Công nghiệp ", trong đó nông nghiệp được coi là mặt trận hàng đầu. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm là 21.658 ha, đạt 100,5% kế hoạch, tăng 1,2% so với năm 2001 . Diện tích trồng cao su, cà phê, tiêu bắp... của huyện nhiều nhất tỉnh. Đến năm 2002, diện tích trồng cao su 9.462 ha, cà phê 4.914 ha, tiêu 5.499 ha, điều 2.768 ha, cây ăn quả 1.363 ha. Trong những năm qua, thực hiện xóa đói giảm nghèo, huyện luôn quan tâm phát triển ngành chăn nuôi. Năm 2002, tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại 4.693 tấn, đạt 102,2% kế hoạch. Hiện nay, huyện đă xây dựng được 3 trong 5 đề án phát triển nông nghiệp, bao gồm chăn nuôi ḅ, 500 ha cây có múi, tưới nước mùa khô cho đồng bào dân tộc. Dự kiến trong năm 2003, đối với dự án phát triển chăn nuôi ḅ đầu tư 200 con ḅ cái lai sind và 2 con ḅ giống đực giống sind, đồng thời xây dựng đồng cỏ tương ứng tại địa bàn xă Suối Rao với tổng kinh phí đầu tư 1,14 tỉ đồng. Về lâm nghiệp, hiện nay huyện đang chăm sóc và bảo vệ 677,2 ha rừng. Về dịch vụ thương mại và du lịch đă đảm bảo lưu thông hàng ha thông suất đến vùng sâu vùng xa. Toàn huyện có 495 cơ sở sản xuất với khoảng 1.132 lao động. Các mặt hàng được sản xuất chủ yếu bao gồm sửa chữa máy móc, gia công cơ khí, điện cơ, chế biến gỗ, dệt lưới xay xát và chế biến nông sản... Tổng giá trị sản lượng ớc thực hiện là 47,8 tỉ đồng, đạt 97,5% kế hoạch năm. Hiện nay, huyện triển khai lập hai dự án nhỏ: làng nghề truyền thống dệt lưới xă Nghĩa Thành và tổ hợp may mặc tại khu công nghiệp Ngăi Giao. Ngoài ra, huyện cũng đang triển khai quy hoạch và đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp 30 ha (trước mắt làm 10 ha) tại khu vực Núi Nhan, thị trấn Ngăi Giao. Tổng số hộ kinh doanh thương mại dịch vụ trên địa bàn là 2.298 hộ, doanh thu toàn ngành ước thực hiện là 520 tỉ đồng, đạt 100,2% kế hoạch năm. So với các địa phương khác trong tỉnh, Châu Đức là một trong những huyện đi đầu trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn. Đến nay, 100% xă, thị trấn sử dụng mạng lưới điện quốc gia. Cùng với điện th́ mạng lưới giao thông nông thôn cũng được huyện tập trung xây mới và nâng cấp sửa chữa, các tuyến đường liên xă , liên huyện trên địa bàn huyện đă được nhựa hóa, 100% các xă, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm. Đặc biệt là chủ trương xây dựng đường giao thông nông thôn theo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm" bước đầu đă có những kết quả đáng khích lệ. Cho đến nay, Châu Đức cơ bản đă xóa hết hộ đói, còn 2.876 hộ nghèo, chiếm 10,08% số hộ dân. Về giáo dục, toàn huyện có 43.855 học sinh với 1.372 lớp. Hệ thống trường lớp được xây dựng ngày một khang trang hơn, đáp ứng đầy đủ pḥng học cho các em và chấm dứt t́nh trạng học ca ba. Hiện nay, 12/14 xă , thị trấn đă phổ cập trung học cơ sở. Châu Đức hiện có hơn 1200 sinh viên đang theo học tại các trờng Đại học Cao đẳng tại các địa phương. Đây là một lực lượng đội ngũ tri thức trẻ trong tương lai sẽ góp phần không nhỏ vào công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế của huyện nhà . Thu nhập chính của người dân chủ yếu là nghề nông, tuy nhiên trong thời điểm kinh tế khó khăn, chi phí cho ngành nông cao (bao gồm nguồn đầu vào, giống, phân, xăng, dầu và thiết bị máy móc), trong khi đó, thành phẩm xuất bán thì bán thô và quay vốn đầu tư nên lợi nhuận từ ngành nông không cao.
Trong thời gian tới, Châu Đức tiếp tục phát triển kinh tế theo cơ cấu "Nông nghiệp - Dịch vụ - Công nghiệp", nông nghiệp vẫn là mặt trận hàng đầu. Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, tập trung xây dựng Trung tâm Công nghiệp của huyện 30 ha tại thị trấn Ngăi Giao. Với những tiềm năng sản có cùng chiến lược phát triển kinh tế phù hợp với tình hình địa phương, hy vọng trong thời gian tới Châu Đức sẽ có bước chuyển mình nhanh, mạnh hơn.
Thông tin địa lý, hành chính
Diện tích tự nhiên 42.456.61 km², dân số trung khoảng 153.168 người. Có 16 đơn vị hành chính gồm 15 xã và 1 thị trấn. Đó là thị trấn Ngãi Giao va các xã: Cù Bị, Xà Bang, Quảng Thành, Láng Lớn, Bàu Chinh, Bình Ba, Suối Nghệ, Bình Trung, Bình Giã, Xuân Sơn, Sơn Bình, Suối Rao, Đá Bạc, Nghĩa Thành, Kim Long.
Du lịch
Đến Châu Đức, du khách có thể ghé thăm Tượng đài chiến thắng Bình Giã; Địa đạo Kim Long ghi dấu chiến công vang dội trong kháng chiến chống Mỹ trên vùng đất Bà Rịa - Vũng Tàu; Thắng cảnh Bàu Sen với khu rừng mọc trên vùng sình lầy quanh năm ngập nước. Trong rừng có nhiều loại gỗ quý chịu nước: bời lời, dâu nước, sao và bụi rậm dây leo: mây, song, tre… Bao quanh khu rừng là mảnh đất sình lầy rộng khoảng 10ha. Suối Tầm Bó bắt nguồn từ Cẩm Mỹ chảy ngang qua khu rừng cung cấp nước ngọt và các loại thuỷ sản: cá cua, ốc, lươn… sinh sôi nảy nở tạo nên kho thực phẩm thiên nhiên dồi dào rất hấp dẫn cho những chuyến du lịch dã ngoại, nơi đây cũng là căn cứ hoạt động cách mạng.
Năm 1983 Ủy Ban Nhân Tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định 1050/QĐ-UBT xếp hạng bảo vệ di tính lịch sử khu căn cứ Bàu Sen. Đặc biệt với thắng cảnh thác Xuân Sơn du khách sẽ được hòa mình trong không khí trong lành, cảnh thiên nhiên rất thích hợp cho du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
Thổ nhưỡng
Hầu hết đất đai của huyện là đất đỏ, vàng và đen trên nền đất Bazan (chiếm tỷ lệ 85,8% tổng diện tích đất) thuộc loại đất rất tốt, có độ phì cao, rất thích hợp cho việc trồng các loại cây lâu năm như: cao su, cà phê, tiêu, điều, cây ăn trái và các cây hàng năm như: bắp, khoai mì, đậu các loại, bông vải... Đây thực sự là một thế mạnh so với các huyện khác trong tỉnh. Một số cây trồng tuy không chiếm tỷ lệ cao, song có diện tích trồng khá lớn như cây điều khoảng 2.850 ha, cây ăn trái khoảng 1.080 ha, khoai mì khoảng 2.400 ha.
Kinh tế
Về chăn nuôi, huyện Châu Đức có diện tích đồng cỏ khá lớn, lại có sẵn nguồn thức ăn gia súc từ bắp, khoai mì, đậu các loại... nên có điều kiện phát triển chăn nuôi bò, heo, gà.
Thu nhập từ nông nghiệp là nguồn thu chính của huyện, giá trị sản xuất hàng năm khoảng 400 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 34,4% tổng số toàn tỉnh.
Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Do điều kiện tự nhiện thuận lợi cho phát triển kinh tế Nông nghiệp nên hiện nay đây là ngành chính của huyện chiếm 42,29% GDP, trong đó nông nghiệp chiếm 99,24% tổng giá trị sản xuất, lâm nghiệp chiếm 0,07% giá trị sản xuất, thuỷ sản chiếm 0,69% giá trị sản xuất.
Trong sản xuất nông nghiệp đã hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày với quy mô lớn như cây cao su, hồ tiêu, cà phê, điều.... Đây là những cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao đóng vai trò quan trọng trong giá trị của ngành. Năm 2013 tổng diện tích đất trồng cây lâu năm là 25.465 ha trong đó diện tích trồng cây tiêu là 5.357,5 ha, diện tích thu hoạch 4.710 ha, năng suất bình quân đạt 16,6 tạ/ha, sản lượng 7.819 tấn; cây điều 2.787 ha, diện tích thu hoạch 2.390 ha, năng suất bình quân đạt 12 tạ/ha, sản lượng 2.868 tấn; cây cà phê 4.629 ha, diện tích thu hoạch 4.505 ha năng suất bình quân đạt 17,1 tạ/ha, sản lượng 7.704 tấn; cây ăn quả các loại 2.022 ha, diện tích thu hoạch 1.760 ha, năng suất bình quân đạt 56 tạ/ ha, sản lượng đạt 9.856 tấn. Cao su sản lượng 8.953 tấn đạt 100,7 % kế hoạch năm, ca cao diện tích 367ha trong đó diện tích thu hoạch là 345 ha, năng suất bình quân đạt 1,5 tấn, sản lượng 541 tấn... Bên cạnh đó cũng chú trọng phát triển trồng cây lương thực, thực phẩm. Tổng diện tích đất trồng cây hàng năm là 18.831 ha trong đó lúa 4.866ha, năng suất đạt 36.27 tạ/ha, sản lượng 17.650 tấn; bắp 10.696 ha, năng suất đạt 46,78 tạ/ha sản lượng đạt 50.043 tấn; khoai mỳ 1.263 ha, năng suất 270 tạ ha, sản lượng 34.101 tấn, rau các loại là 1.118 ha, đậu các loại là 693 ha.
Song song với phát triển trồng trọt, người dân trên địa bàn huyện đã đầu tư phát triển chăn nuôi, hiện nay ở nhiều địa phương đã áp dụng mô hình kinh tế chăn nuôi trang trại với các trang trại gia súc, gia cầm quy mô lớn bước đầu đã mang lại hiệu quả. Tính đến năm 2013 số lượng đàn trâu bò đã tăng lên đến 9.338 con, đàn heo 151.050 con, đàn gia cầm 565.600 con. Sản lượng xuất chuồng thịt hơi các loại 18.670 tấn gồm heo 15.648 tấn, bò 1.043 tấn, gia cầm 1.979 tấn, thịt gia súc khác 418 tấn. Ngoài ra huyện còn chú trọng phát triển diện tích đất trồng rừng, nuôi trồng thủy sản tạo điều kiện cho nền kinh tế huyện nhà phát triển.
Công nghiệp và xây dựng
Hiện nay toàn huyện đang xây dựng phát triển kinh tế theo cơ cấu "Nông nghiệp – Dịch vụ - Công nghiệp" nhằm phấn đấu trở thành một huyện có tiềm lực kinh tế phát triển của tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu. Ngành công nghiệp trong những năm gần đây đã được chú trọng phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng; giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng năm 2013 đạt 316 tỷ đồng đạt 107,1% so với kế hoạch tỉnh giao (tăng 19,2% so với năm 2012).Trên địa bàn huyện đã hình thành khu công nghiệp đô thị Châu Đức 1 với tổng diện tích là 1.866,99 ha và làng nghề tiểu thủ công nghiệp tại TT Ngãi Giao có diện tích là 31,17 ha với các ngành nghề chính là khai thác, chế biến khoáng sản, chế biến nông sản, dày da, may mặc và sản xuất sửa chữa nông cụ....Năm 2013 giá trị sản xuất kinh doanh đạt 2.343 021 tỷ đồng với các ngành nghề kinh doanh như kéo sợi, dệt vải....
Hiện đang đầu tư xây dựng cụm công nghiệp Suối Nghệ - Nghĩa Thành, cụm công nghiệp Đá Bạc; đầu tư xây dựng các công trình công nghiệp, thương mại, hành chinh sự nghiệp mang tính trọng điểm chiến lược góp phần thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển.
Châu Đức cũng là một huyện đi đầu trong công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá nông thôn, dến nay 100 % xã, thị trấn sử dụng điện lưới quốc gia, mạng lưới giao thông nông thôn cũng được tập trung xây mới và nâng cấp sửa chữa; các tuyến đường liên xã liên huyện đã được nhựa hoá, 100 % các xã, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm. Chủ trương xây dựng đường giao thông nông thôn với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm" đã được thực hiện có hiệu quả.
Thương mại - Dịch vụ
Ngành thương mại và dịch vụ phát triển đã tùng bước tăng trưởng, tổng giâ trị năm 2013 đạt 2.137 tỷ đồng (giá so sánh) trong đó thương mại đạt 1.590 tỷ, doanh thu dịch vụ 547 tỷ đồng. Mức độ tăng trưởng ngành thương mại dịch vụ cũng có bước chuyển biến mạnh, trong những năm gần đây nền kinh tế phát triển theo xu hướng giảm dần tỷ trọng sản xuất nông nghiệp đồng thời tăng dần tỷ trọng phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ góp phần từng bước thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển.
Văn hóa - Xã hội
Thực hiện các chủ trương, chính sách đường lối của Đảng và Nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội, Đảng bộ huyện đã xây dựng các kế hoạch mang tính chiến lược nhằm thúc đẩy quá trình phát triển hoàn thiện về thiết chế hạ tầng cơ sở trên toàn huyện.
Chủ trương xây dựng Nông thôn mới theo chương trình mục tiêu quốc gia đã được triển khai thực hiện, hiện đã thực hiện thí điểm ở Xã Quảng Thành, các xã đang trong giai đoạn lộ trình xây dựng gồm Cù Bị, Suối Nghệ, Xuân Sơn, Bình Ba, Xà Bang... Đến nay 5/16 xã đạt chuẩn văn hóa, có 96/113 thôn, ấp khu phố đạt chuẩn văn hóa; đời sống văn hóa của người dân địa phương ngày một nâng cao; tỷ lệ hộ nghèo đã giảm rõ rệt; các chính sách xã hội đối với người có công với cách mạng, gia đình thương binh liệt sĩ, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ... đã được quan tâm chăm sóc. Hệ thống cơ sở trường lớp được tư xây mới khang trang sạch đẹp, các chủ trương chính sách dành cho đồng bào dân tộc thiểu số đã được thực hiện có hiệu quả, hiện đã triển khai xây dựng theo chương trình 135 (giai đoạn II) và chương trình Đề án phát triển kinh tế xã hội đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số góp phần từng bước nâng cao đời sống tinh thần cho người dân.
Cơ sở hạ tầng
Về hạ tầng kỹ thuật, Châu Đức có nhiều hồ thủy lợi để tưới tiêu cho nông nghiệp như: hồ Tầm Bó, hồ Suối Giàu, hồ Kim Long, hồ Đá Đen. Điện và đường nhựa đã về đến tất cả các xã, số hộ dân được sử dụng điện năm 2000 là 71%.