Vụ Hè Thu và Thu Đông thời tiết thuận lợi. Lúa đổ ngã ở giai đoạn sớm, từ làm đòng đến trổ có thể thất thu hoàn toàn. Đổ ngã sau giai đoạn lúa chín cũng bị ảnh hưởng một phần năng suất, phẩm chất lúa, tăng chi phí khâu thu hoạch. Hiện nay trên cánh đồng Ma Ní thuộc xã Sơn Bình hay cánh đồng Bình Giã thuộc Xuân Sơn, Bình Trung, tình trạng lúa ngã đổ rất nhiều.
Đổ ngã trên lúa có rất nhiều nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan của người SX. Điều kiện đất canh tác thấp, trũng. Bên cạnh đó yếu tố chủ quan như sử dụng giống lúa yếu cây, sạ dày, bón phân mất cân đối, đất ngập nước liên tục...
Ngoài việc chọn giống có đặc tính cứng cây ít đổ ngã, việc cày ải, phơi đất làm đất thật kỹ trước khi xuống giống sẽ giúp lúa phát triển bộ rễ và bám rễ sâu hơn, kết hợp sạ thưa từ 80 -120 kg giống/ha, bón phân cân đối hợp lý theo nhu cầu cây lúa và bảng so màu lá lúa.
Đồng thời ứng dụng biện pháp tiết giảm nước tưới ngập khô xen kẽ, trước làm đòng nên giữ đất khô, ức chế chiều cao cây, giúp rễ bám sâu sẽ hạn chế lúa đổ ngã, giảm chi phí, tăng năng suất. Có thể sử dụng một số chất điều hòa sinh trưởng giúp bộ rễ lúa phát triển mạnh hơn, ăn sâu hơn vào đất giúp cây bám chặt và đứng vững hơn trên mặt ruộng.
Việc đưa ra các giải pháp ngay từ khâu chuẩn bị giống, đất trồng, ứng dụng thuốc điều hòa sinh trưởng đúng giai đoạn phát triển của cây lúa góp phần hạn chế đổ ngã, bảo vệ năng suất, chất lượng lúa thương phẩm, đồng thời giảm chi phí, tăng lợi nhuận trong canh tác.