Thực vật có mức pH phù hợp trong khoảng 6-7, cá và vi khuẩn thích pH có tính kiềm hơn (từ cận trên 7 đến cận dưới 8). Mức lý tưởng cho cả 3 là pH từ 6.8 – 7.
Khi mới bắt đầu một hệ thống aquaponics, pH nên cao hơn 7 một chút giúp tăng điều kiện sống cho cá và vi khuẩn. Khi hoàn thành chu trình nitơ, pH thường có xu hướng giảm do vi khuẩn tạo ra axít nitric. Nhưng pH trong hệ mới cũng có thể quá cao khiến nông dân phải tìm cách hạ xuống.
Dưới đây là những phương pháp tăng và giảm pH an toàn cho aquaponics. Nhưng trước tiên sẽ nói sơ qua về dung dịch đệm và độ cứng của nước:
pH thể hiện tính axít hay bazơ (Nếu đổ axít vào nước - pH giảm; Nếu đổ bazơ vào nước - pH tăng; Nước tinh khiết có pH bằng 7)
Dung dịch đệm là một loại chất đặc biệt. Khi hòa tan vào nước, nó trung hòa cả axít và bazơ, làm pH nước ổn định hơn. Nghĩa là nếu thêm axít hoặc bazơ vào nước thì pH ít biến động hơn.
Hệ thống aquaponics muốn pH ổn định thì cần phải “đệm” nước, khả năng đệm (khả năng ổn định pH) phụ thuộc vào nồng độ chất đệm, hay nói cách khác là phụ thuộc vào độ cứng của nước.
Độ cứng của nước có 2 loại, độ cứng tổng (GH) và độ cứng cacbonat (KH), trong đó độ cứng cacbonat ảnh hưởng lên khả năng đệm của nước. KH càng cao – pH càng ổn định.
Vậy tại sao cần pH ổn định?
- pH dao động quá nhanh ảnh hưởng cực xấu đến cá – vi khuẩn, làm chết cá và có thể hỏng cả hệ vi sinh.
- pH ổn định giúp giảm công chăm sóc – bảo trì. Thay vì kiểm tra mỗi tuần một lần thì phải kiểm tra hàng ngày.
Cách để đệm (ổn định) pH?
- Mua bộ test kits kiểm tra độ cứng nước.
- Độ cứng trên 4 dKH là ổn, kiểm tra mỗi tuần 1 lần, KH thường giảm theo thời gian.
- Nếu độ cứng dưới 4 dKH, tốt nhất nên thêm KHCO3 liều lượng 1 thìa cà phê/ 150 lít nước.
Cách để tăng hoặc giảm pH?
- Để giảm pH, nên dùng axít mạnh như HNO3, HCl, H3PO4, trong đó H3PO4 là an toàn nhất (đây là một thành phần của coca cola). H3PO4cũng tốt cho cây, nhưng nếu tảo trong hệ thống phát triển quá mức thì nên chọn loại axít khác.
- Không nên dùng giấm vì quá yếu, ảnh hưởng lên cá nhiều hơn pH. Tuyệt đối không dùng axit xitric vì đây là một chất sát khuẩn.
- Để tăng pH có thể dùng CaCO3 hoặc K2CO3 (một số người dùng Ca(OH)2 hoặc KOH).
pH của hệ thống không bao giờ gây ra vấn đề nghiêm trọng khi độ cứng từ 4 dKH trở lên, nhớ kiểm tra và điều chỉnh pH mỗi tuần một lần.
- Hướng dẫn trồng khoai tây bằng phương pháp thủy canh (14/07/2017)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc ớt thủy canh tại nhà (14/07/2017)
- Hướng dẫn cách trồng dưa leo thủy canh đơn giản tại nhà (14/07/2017)
- Hướng dẫn cách làm giàn trồng rau thủy canh chữ A tại nhà (12/07/2017)
- Trồng rau cải xanh thủy canh trên giá thể nào tốt nhất? (16/06/2017)
- 6 kỹ thuật trồng rau thủy canh được ứng dụng phổ biến hiện nay (16/06/2017)
- Lưu ý cơ bản khi trồng rau thủy canh tại nhà (15/06/2017)
- Cách phối hợp các chất dinh dưỡng thủy canh tốt cho cây trồng (14/06/2017)
- Hướng dẫn cách pha chế dung dịch trồng rau thủy canh “chuẩn” (14/06/2017)
- Hướng dẫn thu hoạch rau và vệ sinh vật dụng thủy canh sau thu hoạch (19/05/2017)