Công thức dung dịch thủy canh đơn giản - Làm từ phân NPK
12/04/2017
Như các bạn đã biết, thủy canh là phương pháp trồng cây không cần đất, dinh dưỡng được cung cấp qua môi trường nước. Dung dịch thủy canh thường không sẵn có hoặc đắt tiền, cách pha chế tương đối phức tạp, các hợp chất cũng không sẵn có trên thị trường.
Các bước pha chế:
- Đổ 10 lít nước vào thùng
- Thêm 6 thìa cà phê NPK, loại có nồng độ dinh dưỡng cao như NPK 20-20-15, đảm bảo trong phân có thành phần vi lượng như sắt, đồng, kẽm…
- Thêm 3 thìa cà phê muối Epsom vào nước để cung cấp magiê sulfat.
- Trộn đều cho đến khi hỗn hợp tan hoàn toàn. Đổ dung dịch qua một miếng vải mỏng để loại bỏ tạp chất không tan trong nước, tránh làm nghẹt bơm. Sau đó có thể dùng ngay.
Lưu ý:
Khi cây trồng đã hút hết dinh dưỡng, chúng ta cần thay thế hoàn toàn dung dịch mới, không tìm cách bổ sung cho hỗn hợp cũ vì có thể làm mất cân bằng hóa học, gây hại cho cây trồng. Thay dung dịch mới theo chu kỳ một đến hai tuần mỗi lần, hoặc trong trường hợp lá bị vàng hay có biểu hiện thiếu dinh dưỡng khác cũng cần thay dung dịch mới ngay.
Công thức này chỉ phù hợp với hỗn hợp dung dịch dưới 100 lít, đơn giản vì ở quy mô lớn sẽ làm tăng chi phí, lúc đó tốt hơn hết là mua từng loại hóa chất để pha trộn, điều này cũng làm cho nông dân pha chế linh hoạt hơn, ví dụ như cây trồng khi ra quả cần nhiều kali và ít nitơ hơn.
Không chỉ NPK mà các loại phân bón lỏng, phụ phẩm động thực vật cũng có thể dùng để pha chế dung dịch thủy canh. Bột xương có hàm lượng phốt pho cao, bột cá có sắt, kẽm và một ít kali, tảo biển có nhiều vi chất cần thiết cho cây. Các nguồn này khá an toàn nhưng điểm yếu duy nhất là khó kiểm soát nồng độ dinh dưỡng.
Khi cây trồng đã hút hết dinh dưỡng, chúng ta cần thay thế hoàn toàn dung dịch mới, không tìm cách bổ sung cho hỗn hợp cũ vì có thể làm mất cân bằng hóa học, gây hại cho cây trồng. Thay dung dịch mới theo chu kỳ một đến hai tuần mỗi lần, hoặc trong trường hợp lá bị vàng hay có biểu hiện thiếu dinh dưỡng khác cũng cần thay dung dịch mới ngay.
Công thức này chỉ phù hợp với hỗn hợp dung dịch dưới 100 lít, đơn giản vì ở quy mô lớn sẽ làm tăng chi phí, lúc đó tốt hơn hết là mua từng loại hóa chất để pha trộn, điều này cũng làm cho nông dân pha chế linh hoạt hơn, ví dụ như cây trồng khi ra quả cần nhiều kali và ít nitơ hơn.
Không chỉ NPK mà các loại phân bón lỏng, phụ phẩm động thực vật cũng có thể dùng để pha chế dung dịch thủy canh. Bột xương có hàm lượng phốt pho cao, bột cá có sắt, kẽm và một ít kali, tảo biển có nhiều vi chất cần thiết cho cây. Các nguồn này khá an toàn nhưng điểm yếu duy nhất là khó kiểm soát nồng độ dinh dưỡng.
Nguồn:
http://cachtrongrau.vn/
Số lượt đọc:
6084
Về trang trước
Về đầu trang
Các tin khác
- Cách trồng rau xà lách tươi ngon bằng mô hình thủy canh (25/11/2017)
- Hướng dẫn sử dụng sỏi nhẹ để trồng rau thủy canh (25/11/2017)
- Nên trồng rau thủy canh bằng giá thể nào tốt? (25/11/2017)
- Nhiệt độ có ảnh hưởng như thế nào đến dung dịch thủy canh? (25/11/2017)
- Yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng dung dịch thủy canh? (25/11/2017)
- Độ pH trong dung dịch thủy canh là gì? (25/11/2017)
- Tại sao trồng rau thủy canh tĩnh cần máy sục khí? (25/11/2017)
- Cách làm mô hình trồng rau thủy canh ban công bán chữ A (25/11/2017)
- Loại rau trồng thủy canh nào thích hợp nhất cho mùa đông? (25/11/2017)
- Trồng rau thủy canh mùa thu: nên trồng loại rau gì? (25/11/2017)