Cách phát hiện rau thủy canh thiếu chất dinh dưỡng
22/11/2017

Trồng rau thủy canh không còn quá xa lạ đối với nhiều hộ gia đình. Tuy nhiên vì chưa có nhiều kiến thức về dưỡng chất, các nguyên tố vi lượng nên dù đã thường xuyên chăm sóc nhưng rau trồng vẫn bị còi cọc và không cho năng suất cao hoặc tệ hơn là bị chết.

Vậy nên trong bài viết này Lisado.vn sẽ cung cấp một số thông tin cụ thể về các biểu hiện khi cây thiếu chất dinh dưỡng.

Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng với rau trồng thủy canh 

Các nguyên tố đa lượng, trung lượng, vi lượng rất cần thiết cho rau trồng thủy canh sinh trưởng, phát triển. Để quá trình phát triển của rau trồng theo phương pháp thủy canh tốt nhất, bạn cần cung cấp đủ các nguyên tố vào dung dịch thủy canh, đem lại chất dinh dưỡng cao cho cây trồng. Các chất dinh dưỡng thủy canh được nhà sản xuất cung cấp trong lọ dung dịch bán sẵn trên thị trường, bạn chỉ cần pha chúng vào nước đúng nồng độ quy định là cây có thể tự hấp thụ, sinh trường đều.

Cách phát hiện rau thủy canh thiếu chất dinh dưỡng

Các nguyên tố đa lượng quan trọng cho cây rau thủy canh là Đạm, Lân, Kali (N-P-K) với các vai trò khác nhau. Đạm giúp cây phát triển mô, tạo diệp lục để cây phát triển to, cho ra hoa, quả; đối với cây ăn lá thì phát triển cành lá to. Kali làm tăng khả năng hoạt động của không khí, tác động tốt đến quá trình quang hợp, giúp vận chuyển các chất, kích thích cây quang hợp vào mùa đông. Lân cần cho quá trình trao đổi năng lượng, kích thích cây ra hoa.

Các nguyên tố trung lượng như Canxi, Magie, Lưu huỳnh,… giúp cho cây khỏe hơn, quang hợp tốt hơn, hỗ trợ quá trình trao đổi chất cùng với các nguyên tố đa lượng.

Cách phát hiện rau thủy canh thiếu chất dinh dưỡng

Các nguyên tố vi lượng khác như: Sắt (Fe), Kẽm (Zn), Mangan (Mn), Đồng (Cu), Bo (B), Molypden (Mo), Clo (Cl),…  giúp cho quá trình quang hợp, hô hấp diễn ra liên tục.

Mỗi nguyên tố đóng một vai trò nhất định, nên khi thiếu một trong số chúng, rau trồng thủy canh sẽ có biểu hiện khác lạ, giảm năng suất.

Các biểu hiện thiếu nguyên tố dinh dưỡng ở rau trồng thủy canh

Nếu thiếu đạm trong dung dịch thủy canh, cây sẽ bị vàng các lá giá rồi từ từ chuyển dần lên các lá non, chồi non không phát triển, cây cằn cỗi, năng suất thấp. Khi thiếu Kali các lá cây cũng chuyển dần sang màu vàng nhưng vàng từ mép lá đến chóp lá và khô rồi rụng. Thiếu phân lân thì lá và thân cây sẽ chuyển màu đỏ tía, vì thiếu diệp lục, cây thấp hơn, không có quang hợp tốt.  Theo đó, đối với các loại rau ăn lá thì năng suất sẽ bị giảm.

Cách phát hiện rau thủy canh thiếu chất dinh dưỡng

Các nguyên tố trung lượng khi bị thiếu hầu hết sẽ làm cho lá vàng đi đáng kể. Nếu không đủ lượng canxi, lá non sẽ có mép ngả vàng, các lá mới không nhú ra được, rễ không phát triển. Để kiểm tra, bạn có thể nhấc rọ nhựa thủy canh lên xem độ phát triển của rễ.  Cây bị hụt nguyên tố Magie thì có lá già vàng, xong gân lá vẫn xanh, thịt lá vàng rồi đến héo hỏng. Còn khi thiếu lưu huỳnh thì các chùm lá non ngả vàng, lá mỏng vì thiếu diệp lục tạo mô mới.

Khi thiếu các nguyên tố đa lượng và trung lượng sẽ gây ảnh hướng tiêu cực đến năng suất cây trồng, làm cho cây phát triển chậm, thiếu diệp lục quang hợp cũng không tạo ra bầu không khí trong lành.

Các nguyên tố vi lượng khi bị thiếu hụt khiến cho hầu hết các lá non bị vàng và không phát triển được. Ví dụ như thiếu Mn các lá non vàng trắng những đường gân xanh mờ, kích thước lá nhỏ hơn. Thiếu kẽm là tình trạng phổ biến, lá non vàng nhưng gân vẫn xanh, chùm lá non ngắn, không nở được. Thiếu kẽm nghiêm trọng sẽ gây ra chết cây.

Vì thế, khi trồng rau thủy canh hay bổ sung dưỡng chất, bạn phải luôn quan sát kĩ cây trồng và sử dụng các loại bút đo nồng độ dung dịch thủy canh như bút đo pHbút đo ppm để điều chỉnh hàm lượng các nguyên tố bằng cách thay nước, pha dung dịch mới hoặc cho thêm các nguyên tố theo hướng dẫn.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm chăm sóc cây, sở hữu một vườn trồng rau thủy canh tươi tốt, xanh tươi và cho năng suất cao.


Số lượt đọc: 3627 Về trang trước Về đầu trang
Các tin khác