Trồng rau thủy canh hiện nay đã không còn quá xa lạ với mọi người, mang nhiều ưu điểm vượt trội hơn với việc trồng rau bằng phương pháp thổ canh truyền thống.
Tuy có nhiều ưu điểm vượt trội nhưng đối với những người mới trồng hoặc các hộ gia đình chung cư chưa quen với mô hình này nên chú ý một số những vấn đề cơ bản sau:
– Dung dịch thủy canh
Với dung dịch thủy canh, lưu ý trong việc pha chế dung dịch sao cho đúng nồng độ tỷ lệ để cây có môi trường tốt phát triển khỏe mạnh. Dung dịch thủy canh thường được đựng trong những thùng kín có nắp đậy để tránh một số những bụi bẩn vương vào làm thay đổi môi trường. Không chỉ có vậy, với những mô hình hồi lưu thì việc nước luân chuyển trong hệ thống là điểu đương nhiên. Do vậy, thùng kín sẽ không làm dung dịch có thể bắn ra ngoài gây trơn trượt nếu nhà có trẻ nhỏ.
Việc dung dịch được đậy trong thùng kín cũng giúp hạn chế việc bay hơi của dung dịch do vậy thùng chủ yếu nên được đậy kín để tránh những sự cố phía trên.
– Không gian trồng
Trồng rau dù bằng phương pháp nào cũng nên lựa chọn những nơi thông thoáng. Nếu bạn trồng trong nhà, bạn nên lựa chọn những khu vực gần cửa sổ hoặc ban công để giúp cho sự hô hấp của cây được tốt hơn cũng như bầu không khí của gia đình cũng thoáng đãng hơn nhiều.
– Không khí, độ ẩm, ánh sáng
Mức nhiệt độ khi trồng rau thủy canh trong nhà thích hợp nhất khoảng 24-27 độ c với độ ẩm là 60-65%. Đây có thể nói là điều kiện lý tưởng để cây sinh trưởng và phát triển. Nếu nhiệt độ xung quang quá nóng hoặc quá lạnh thì bạn nên điều chỉnh để giúp cây có mức cân bằng ổn định.
Nếu hệ thống thủy canh của bạn nằm ngoài trời thì yếu tố ánh nắng mặt trời khá quan trọng. Ánh nắng chiếu trực tiếp có thể làm tăng nhiệt độ xung quanh, héo cây và có thể làm thay đổi nồng độ PH trong dung dịch. Nước mưa rơi vào thùng chứa dung dịch có thể làm thay đổi nồng độ PPM hoặc làm hỏng hộp kỹ thuật điều khiển nếu như bạn không có sự che chắn. Do vậy mà bạn nên có những biện pháp che chắn nhất định cho hệ thống của mình.
Đối với hệ thống được đặt trong nhà bạn nên chú ý sự thông thoáng và độ ẩm của nơi đặt hệ thống. Nơi quá ẩm thấp và thiếu ánh sáng là một vị trí không được tốt lắm. Nếu vườn rau của bạn quá thiếu ánh nắng cho cây bạn có thể sử dụng đèn led trồng rau trong gia đình để bù lượng ánh sáng cần thiết và cũng sẽ cung cấp được nhiệt độ phù hợp.
Cuối cùng là việc vệ sinh giàn hệ thống trồng rau thủy canh. Giá thể thủy canh bạn chỉ nên sử dụng một lần, sau mỗi lần thu hoạch ban nên thay thế bằng giá thể khác. Nếu bạn muốn tận dụng lại, hãy chắc chắn việc vệ sinh giá thể sạch sẽ đảm bảo không gây mầm bệnh cho lứa thu hoạch phía sau. Các thiết bị như ống dẫn, bình chứa cũng nên được vệ sinh sạch sẽ để tránh tạo môi trường cho những mầm bệnh không tốt phát triển.
Với những hướng dẫn trên, hi vọng bạn sẽ có được những kiến thức để giúp mình chăm sóc vườn rau thủy canh một cách tốt nhất. Chúc bạn thành công!
- Vai trò của Silic trong trồng rau thủy canh (25/11/2017)
- Dung dịch dinh dưỡng trồng rau thủy canh gồm những gì? (25/11/2017)
- Làm thế nào để bắt đầu tự tạo vườn rau thủy canh (25/11/2017)
- Trồng rau thủy canh trái vụ theo phương pháp thủy canh hồi lưu (25/11/2017)
- 13 loại rau dễ trồng bằng phương pháp thủy canh? (25/11/2017)
- Hướng dẫn cách trồng cà chua thủy canh đúng kỹ thuật (25/11/2017)
- Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cà rốt thủy canh (25/11/2017)
- Cách đơn giản trồng rau thơm sạch tại nhà (25/11/2017)
- Hướng dẫn trồng rau dền theo phương pháp thủy canh (25/11/2017)
- Hướng dẫn cách trồng rau muống thủy canh sạch tại nhà (25/11/2017)