Trồng rau thủy canh tại nhà đem lại nguồn rau sạch, đảm bảo chất lượng cho bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình. Rau thủy canh được trồng trên giá thể có khả năng giữ ẩm tốt và thoáng khí đảm bảo cho cây trồng được nuôi dưỡng trong môi trường tốt nhất.
Hiện tại có rất nhiều loại giá thể thủy canh. Nhưng bên cạnh ưu điểm thì giá thể trồng rau thủy canh vẫn tồn tại một số hạn chế. Vậy phải xử lý nhược điểm của các giá thể quen thuộc này như thế nào?
Giá thể thủy canh
Giá thể là các vật liệu hoặc hỗn hợp các vật liệu có tính chất giống với đất, sử dụng để cố định rễ cây, tạo độ chắc chắn cho cây trồng khi đặt trên rọ nhựa thủy canh. Giá thể giúp giữ ẩm, cung cấp lượng 02 cho rễ cây phát triển, hút được nhiều dinh dưỡng từ dung dịch thủy canh hơn. Các loại giá thể thủy canh phổ biến hiện nay là: xơ dừa, vỏ trấu, đất nung, sỏi, than bùn, cát, mùn cưa…
Nhược điểm của các giá thể thủy canh
+ Xơ dừa là loại giá thể hạn chế chất dinh dưỡng nhưng chúng có ưu điểm là giữ ẩm tốt, và có nhiều kẽ hở nên rất thoáng khí. Tuy nhiên, trong xơ dừa lại có dầu và nếu không được xử lý chúng sẽ gây ra lớp màng, ngăn cách bề mặt trên và bề mặt dưới của nước, tạo thành lớp ngăn cách 02, khiến rễ cây khó thu nhận không khí, cây kém phát triển. Ngoài ra, xơ dừa cũng dễ bị mục sau vài lần sử dụng nên cần được xử lý.
+ Vỏ trấu khi đốt thành tro dù có khả năng cung cấp lượng Kali cao nhưng lại dễ dẫn tới mất cân bằng dinh dưỡng, khiến cây mắc bệnh.
+ Đất nung khi tiếp xúc nhiều với dung dịch thủy canh khiến đất bị nhũn, vỡ kết cấu, tạo lớp váng bề mặt, gây ra thiếu oxy và dẫn đến cây bị vàng lá hoặc chết.
+ Mùn cưa giá thành rẻ, dễ kiếm, khả năng giữ nước tốt, tạo độ ẩm, độ thông thoáng cao nhưng tính liên kết thấp, dễ mục nát
Cách khắc phục nhược điểm của một số loại giá thể thủy canh
+ Để xử lý nhược điểm của xơ dừa, người ta thường phơi khô xơ dừa và nghiền nhỏ, trộn với vôi bột để khử khuẩn.
+ Vỏ trấu được sử dụng nhiều bởi hàm lượng kali cung cấp cho cây trồng cao, nhưng lại dễ mất cân bằng dinh dưỡng. Và để khắc phục hạn chế này, người ta thường đem đốt vỏ trấu nhưng không đốt chúng thành tro, mà chỉ giới hạn khi vỏ vẫn còn đen nguyên hình dạng hạt. Bên cạnh đó, vỏ trấu cũng có thể được khử khuẩn, nấm bằng tia UV trong các nhà máy sản xuất dây chuyền lớn. Nếu đã nhỡ tay hun trấu thành tro thì bạn có thể giảm bớt lượng kali khi pha dung dịch thủy canh.
+ Đối với đất nung, bạn đập vụn rồi trộn với xơ dừa và vỏ trấu đem sấy khô để hạn chế tính dễ mục nát của đất. Khối đất đặt trong rọ nhựa thủy canh cần được nén ở một mức độ nhất định giúp chúng không bị bở, nát.
+ Mùn cưa cần được xử lý phơi khô để bay thuốc hoặc chất bảo quản nhưng đây chỉ là giải pháp cho loại mùn ít bị ngâm thuốc. Nếu bị ngâm thuốc nhiều thì không nên sử dụng.
Hiện nay, để phát huy cao nhất các ưu điểm của giá thể thủy canh, đảm bảo hiệu quả tốt nhất khi gieo trồng, nhiều gia đình đã sử dụng giá thể hỗn hợp giữa trấu, xơ dừa, mùn cưa theo tỷ lệ 1: 1: 1.
Hy vọng rằng với các thông tin về giá thể để trồng rau thủy canh trên, bạn đã có những gợi ý hữu ích để chọn và xử lý giá thể trồng rau cho gia đình mình, chăm sóc vườn rau luôn xanh tốt, năng suất.
- Vai trò của Silic trong trồng rau thủy canh (25/11/2017)
- Dung dịch dinh dưỡng trồng rau thủy canh gồm những gì? (25/11/2017)
- Làm thế nào để bắt đầu tự tạo vườn rau thủy canh (25/11/2017)
- Trồng rau thủy canh trái vụ theo phương pháp thủy canh hồi lưu (25/11/2017)
- 13 loại rau dễ trồng bằng phương pháp thủy canh? (25/11/2017)
- Hướng dẫn cách trồng cà chua thủy canh đúng kỹ thuật (25/11/2017)
- Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cà rốt thủy canh (25/11/2017)
- Cách đơn giản trồng rau thơm sạch tại nhà (25/11/2017)
- Hướng dẫn trồng rau dền theo phương pháp thủy canh (25/11/2017)
- Hướng dẫn cách trồng rau muống thủy canh sạch tại nhà (25/11/2017)