1. Rong đuôi chồn
Rong đuối chuồn (Egeria Densa) được biết đến rất phổ biến và thông dụng. Loại cây này tương đối dễ sống, cây phát triển, sinh nhanh trong thời gian rất nhanh và có thể chiếm rất nhiều diện tích. Do đó khi trồng bạn nên chú ý cắt tỉa sao cho phù hợp. Chế độ dinh dưỡng với dòng cây này không đòi hỏi cao, không cần chăm chút quá nhiều, bạn có thể thả cây tự do trong nước, không nhất thiết phải cắm xuống nền.
Rong đuôi chồn
2. Cỏ thìa
Cỏ thìa là giống loại cây lá xếp, chiều cao trung bình từ 5 đến 15 cm, khá dễ trồng và chăm sóc. Đối với môi trường ánh sáng yếu, cây sẽ phát triển chiều cao, nhưng đối với những môi trường có ánh sáng mạnh thì cây sẽ phát triển nhánh mạnh hơn chiều cao.
Bộ rễ của giống cây cỏ thìa phát triển khá tốt, do đó bạn cần độ phân nền phải đủ để cây lớn. Cỏ thìa là cây thủy sinh nhưng có thể nói giống cây này phát triển trên cạn tốt hơn dưới nước do đó khi mua nên chọn những cây đã có lá dài và mượt. Bạn đừng chọn mua nhưng cây mới, khi xuống nước sẽ dễ chết bị đột ngột ngâm xuống nước.
cỏ thìa
3. Cây súng thủy sinh
Cây súng là một trong những loại cây đặc trưng của làng quê Việt Nam và là một trong những loại thủy sinh khá tốt dễ trồng. Một cây súng nhẹ nhàng trong hồ thủy sinh của bạn sẽ thật sự tạo được không gian êm ái của làng quê cho khung cảnh thiên nhiên, về với tuổi thơ êm đềm.
cây súng thủy sinh
4. Bèo Nhật (Limnobium laevigatum)
Bèo Nhật thích hợp sống trong môi trường nước tĩnh tại hồ thủy sinh, cây phát triển dễ dàng và nhanh. Trong môi trường có điều kiện ánh sáng tốt, độ ẩm cao cây sẽ phát triển tốt phần lá. Rất ít khi ra hoa nhưng nếu may mắn bạn vẫn có thể thấy cây ra hóa khá đẹp. Cây khá dễ trồng, còn có công dụng hút độc và những dư chất thừa trong môi trường.
bèo nhật
5. Thủy cúc
Giống cây thủy cúc là dạng cây thủy sinh dễ trồng và dễ phát triển trong môi trường thủy sinh. Ở điều kiện ánh sáng tốt và môi trường nhiều dinh dưỡng là điều kiện tốt để cây phát triển. Bổ sung khí CO2 cho thủy cúc sẽ cho ra lá xanh, bung xòe rất đẹp.
Với sự tăng trưởng cao, việc hấp thụ dinh dưỡng tốt, cây Thủy Cúc luôn là một trong những loại cây được trồng cho các hồ thủy sinh bị thừa dinh dưỡng.
thủy cúc
6. Trân châu thường
Trân châu thường là loại cây có ưu điển dễ trồng, chăm sóc, phát triển khá nhanh mà không đòi hỏi dinh dưỡng quá cao. Cây khá nhỏ nên bạn phải trồng nhiều mới tạo được bối cảnh đẹp cho môi trường thủy sinh của bạn. Cây cần khá nhiều khí CO2 và cây sẽ tạo ra bọt khí O2 trong môi trường.
trân châu thường
7. Trân châu lá tròn
Khá giống với Trân châu thường, trân châu lá tròn cũng khá dễ trồng và chăm sóc, không đòi hỏi dinh dưỡng quá cao. Cây cũng có hình dáng khá nhỏ, trồng nhiều mới tạo được cảnh đẹp, có thể làm tiền cảnh hoặc bạn buộc vào lũa.
trân châu là tròn
8. Cỏ dùi trống
Cây thủy sinh cỏ dùi trống với thời gian sống có thể lên đến khoảng vài năm. Môi trường lý tưởng để cây phát triển tốt là môi trường có cường độ ánh sáng mạnh, nồng độ dinh dưỡng và CO2 phải được cung cấp đẩy đủ. Chiều cao trung bình chỉ khoảng 5 – 7 cm, hay được dùng để tạo điểm nhấn trong hồ thủy sinh.
cỏ dùi trống
9. Cây rong đuôi chó
Đây là một loại cây thủy sinh vô cũng đẹp, dễ sống và có sức sống rất cao, cây phát triển rất nhanh. Rất được ưa thích để làm hậu cảnh trong hồ thủy sinh. Cây không đòi hỏi dinh dưỡng cao, dễ chăm sóc, do cây phát triển nhanh nên bạn cần thường xuyên cắt tỉa.
Rong đuôi chó
10. Cây Vảy Ốc
Loại cây không cần chế độ chăm sóc cầu kỳ, không cần quá nhiều dinh dưỡng nhưng cây lại mang một vẻ đẹp vô cùng cuốn hút. Cây rất hay được sử dụng làm triển lãm khi người chơi muốn trưng bày hồ thủy canh của mình.
cây vảy ốc
Trên đây là 10 loại cây thủy sinh vô cùng dễ trồng dành cho những người mới vào nghề. Bạn nên lựa chọn và tham khảo những loại thích hợp nhất để bắt đầu. Chúc bạn thành công!
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc ớt thủy canh tại nhà (14/07/2017)
- Hướng dẫn cách trồng dưa leo thủy canh đơn giản tại nhà (14/07/2017)
- Hướng dẫn cách làm giàn trồng rau thủy canh chữ A tại nhà (12/07/2017)
- Trồng rau cải xanh thủy canh trên giá thể nào tốt nhất? (16/06/2017)
- 6 kỹ thuật trồng rau thủy canh được ứng dụng phổ biến hiện nay (16/06/2017)
- Lưu ý cơ bản khi trồng rau thủy canh tại nhà (15/06/2017)
- Cách phối hợp các chất dinh dưỡng thủy canh tốt cho cây trồng (14/06/2017)
- Hướng dẫn cách pha chế dung dịch trồng rau thủy canh “chuẩn” (14/06/2017)
- Hướng dẫn thu hoạch rau và vệ sinh vật dụng thủy canh sau thu hoạch (19/05/2017)
- 4 LOẠI RAU TỐT CHO SỨC KHỎE VÀ NHỮNG LƯU Ý KHI ĂN (12/05/2017)