Kiểm tra nồng độ dinh dưỡng của dung dịch thủy canh bằng thiết bị nào?
04/12/2017

Dung dịch thủy canh là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất cây trồng khi trồng rau thủy canh. Vì vậy, muốn rau xanh tốt, sinh trưởng nhanh, dưỡng chất thủy canh phải đạt chuẩn chất lượng với nồng độ dinh dưỡng phù hợp.

Và để kiểm tra nồng độ dinh dưỡng cần có thiết bị đo lường chuyên dụng. Đó là các sản phẩm bút đo ppm.

Nồng độ dung dịch thủy canh tác động lớn đến năng suất cây trồng

Là nguồn cung cấp dưỡng chất dinh dưỡng cho cây nên dung dịch thủy canh quyết định rất lớn đến năng suất cây trồng. Dung dịch thủy canh tốt, pha chế đúng kỹ thuật, đạt chuẩn nồng độ sẽ giúp rau phát triển xanh tốt, mập mạp, hương vị giòn ngon.

Bút đo nồng độ dung dịch thủy canh PPMBút đo nồng độ dung dịch thủy canh PPM

Đối với từng loại rau trồng, nhu cầu dinh dưỡng sẽ khác nhau và thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của cây. Và theo đó, nồng độ dung dịch thủy canh cũng thay đổi linh hoạt theo sự sinh trưởng của rau trồng. Nhưng việc kiểm soát nồng độ dinh dưỡng phù hợp không phải dễ dàng nếu không có thiết bị đo lường chuyên dụng như bút đo phbút đo ppm.

Kiểm tra nồng độ dinh dưỡng của dung dịch thủy canh bằng bút đo ph, bút đo ppm

Sử dụng 2 sản phẩm sẽ giúp bạn biết chính xác nồng độ dung dịch thủy canh là bao nhiêu, các chỉ số cần thiết của môi trường dinh dưỡng. Từ đó, sẽ dễ dàng điều chỉnh lượng dưỡng chất phù hợp theo mỗi giai đoạn phát triển của cây.

Bạn có thể dùng bút đo nồng độ ppm để đo nồng độ dinh dưỡng của dung dịch thủy canh sau khi pha hay kiểm tra chất lượng nước, đo nồng độ các chất hòa tan hữu cơ, vô cơ trong dung dịch.

Sử dụng bút đo pH, bạn chỉ cần nhúng bút vào dung dịch cần đo. Lúc này, màn hình của bút sẽ hiển thị các thông số cần thiết, rất nhanh gọn và dễ sử dụng.

Bút đo nồng độ PPM

Ngoài ra, chú ý khi pha dung dịch thủy canh, bạn phải dùng bút đo ppm để đo nồng độ dung dịch, căn chỉnh để nồng độ nằm trong khoảng thích hợp theo mỗi loại cây trồng. Nếu nồng độ cao quá thì bạn có thể thêm nước vào dung dịch để pha loãng ra. Nồng độ thấp quá thì nên thêm dinh dưỡng để tăng nồng độ phù hợp cho cây.

Bên cạnh đó, khi pha, kết hợp các dưỡng chất thủy canh, bạn cần chú ý nguyên tắc là không để các gốc hóa học xảy ra phản ứng chuyển đổi thành độc tố hay kết tủa. Nồng độ PH của dung dịch cũng phải hợp lý.

Nồng độ dung dịch thủy thay đổi theo mỗi thời kỳ phát triển của cây

Nồng  độ dung dịch thủy canh khác nhau theo mỗi loại rau trồng (loại rau ăn lá, rau ăn quả,…) thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của cây ( cây con, cây phát triển hay trước thu hoạch,…). Cụ thể như sau:

Với cây rau ăn lá, chia làm 3 thời kỳ:

+ Thời kỳ cây con, khoảng từ 3-7 ngày tuổi thì mức ppm phù hợp khoảng từ 600-800.

+ Thời kỳ cây phát triển ( từ 10 – 25 ngày), mức ppm có thể từ 1200-1500 tùy theo mỗi loại rau

+ Thời kỳ trước thu hoạch: cây hút ít dần lượng dinh dưỡng, mức ppm phù hợp là từ 700-900

Với các loại cây ăn  quả củ ( cà chua, bí, bầu… ):

+ Giai đoạn cây con nhỏ đến lúc trưởng thành: nồng độ dinh dưỡng thích hợp có thể trong khoảng 800 – 1.200ppm. Theo đó, 1.000ppm là một lượng số thích hợp

+ Khi cây trong quá trình đậu quả: nồng độ thích hợp là 2.000ppm.​

Tốt nhất là khi trồng rau thủy canh, bạn nên tham khảo bảng nồng độ dinh dưỡng cho mỗi loại rau để có những điều chỉnh phù hợp với đặc thù sinh trưởng, phát triển của mỗi loại cây trồng.

Bên cạnh đó, khi trồng rau sạch thủy canh, bạn  cũng cần quan tâm đến độ PH trong dung dịch. Độ Ph có thể nằm trong khoảng từ 5,5 đến 6,0; sẽ là điều kiện lý tưởng để cây trồng sinh trưởng xanh tốt, năng suất cao.

Như vậy, đừng quên sử dụng bút đp ph, bút đo ppm khi trồng rau thủy canh để dễ dàng hơn khi kiểm tra nồng độ dinh dưỡng. Khi điều chỉnh lượng dưỡng chất phù hợp, rau trồng chắc chắn sẽ phát triển tốt, cho năng suất cao.


Số lượt đọc: 6033 Về trang trước Về đầu trang
Các tin khác