Hiện nước ta đang có số người mắc ung thư phổi gần 24.000 ca mắc mới mỗi năm và gần 21.000 ca trong số đó tử vong, bệnh chỉ đứng thứ 2 sau ung thư gan.
Nếu ở nữ giới tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung và ung thứ vú cao nhất thì đối với nam giới ung thư phổi và ung thư gan đang là vấn nạn mà nước ta phải đối mặt. Ước tính mỗi năm có gần 24.000 ca mới.
Ung thư căn bệnh trở thành gánh nặng toàn cầu
Theo tin tức y tế, mới đây tại “Hội nghị khoa học quốc tế về một số bệnh ung thư thường gặp” do Bệnh viện Bạch Mai tổ chức, GS.TS Mai Trọng Khoa- nguyên phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai- nguyên giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu cho hay, theo Globancan 2018, mỗi năm trên thế giới có trên 1.8 triệu người mắc ung thư và trên 9,5 triệu người đã tử vong. Riêng với ung thư phổi, có 2,09 triệu người mắc mới mỗi năm, trong đó 1,76 triệu trường hợp mắc đã tử vong. Còn tại Việt Nam, mỗi năm ở nước ta có 165.000 ca ung thư mới mắc và 115.000 ca tử vong. Riêng với ung thư phổi hiện đang là bệnh có số người mắc lớn thứ 2 sau ung thư gan, với gần 23.660 ca mắc mới mỗi năm và gần 20.710 ca trong số đó tử vong.
Mặc dù là căn bệnh nguy hiểm cũng như có tỷ lệ mắc cao nhưng có khá nhiều người tỏ ra thờ ơ và không mấy quan tâm. Vì thế nhiều trường hợp bệnh nhân đến các cơ sở y tế thăm khám khá muộn, có những bệnh nhân bệnh đã ở giai đoạn cuối. Được biết hiện nay việc điều trị ung thư phổi có nhiều phương pháp như ở giai đoạn sớm thì phẫu trị/xạ trị, ở giai đoạn tiến xa hoặc di căn thì hoá trị/điều trị đích hoặc phương pháp miễn dịch nhằm kéo dài thời gian sống của bệnh nhân và giảm nhẹ các độc tính lên sức khoẻ bệnh nhân...
Điểm mặt những nguyên nhân gây nên bệnh ung thư phổi
Ung thư phổi là bệnh ung thư phổ biến, xuất hiện từ rất lâu nhưng gần đây bệnh đang tăng và trẻ hoá. Trước kia, bệnh chủ yếu được phát hiện ở những người trên 40 tuổi thì đến nay, bệnh nhân dưới 40 tuổi đã xuất hiện nhiều. Đặc biệt, do yếu tố địa dư, môi trường nên tỷ lệ những người thành thị bị ung thư phổi cao gấp 5 lần so với những người sống ở nông thôn. Khác với các bệnh ung thư khác, dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn sớm không có. Khối u nằm sâu, tồn tại trong phổi hàng chục năm và âm thầm phát triển. Khi xuất hiện triệu chứng ho, đau tức ngực, khó thở, mệt mỏi, sụt cân lúc này khối u đã to và bệnh đã muộn. Khác với các bệnh ung thư ở vùng khác là bệnh nhân có thể sờ thấy, nắn được u hoặc thấy thay đổi các dấu hiệu báo rõ hơn, còn với ung thư phổi thì không.
Theo giảng viên Cao đẳng Y dược – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur thì nguyên nhân lớn nhất gây nên ung thư phổi hiện nay chính là do thuốc lá. Theo thống kê những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 20-40 lần so với người không hút thuốc. Không chỉ thuốc lá, mà thuốc lào cũng cũng tương tự. Điều đáng buồn hơn là ngay cả phụ nữ, trẻ con hít phải khói thuốc cũng có nguy cơ mắc ung thư phổi cao như những người đang hút thuốc. Ngoài nguyên nhân chính trên thì do môi trường sống, thói quen ăn uống không lành mạnh cũng là nguyên nhân khiến tỷ lệ ung thư phổi tại nước ta trong những năm gần đây gia tăng một cách chóng mặt.
Vì thế để phòng tránh bệnh ung thư phổi những người thường xuyên hút thuốc nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ 2 lần/ năm. Bên cạnh đó cũng cần tập cho mình những thói quen sống tích cực để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ngay từ hôm nay.(Q)
- Về việc chuyển nguồn kinh phí ngân sách năm 2019 sang năm 2020 để thực hiện tiếp các nhiệm vụ chi (14/02/2020)
- Về việc bổ sung 50% tăng thu năm 2019 (15/01/2020)
- trích 10% dự phòng, ổn định để chi tăng thu nhập năm 2019 (14/01/2020)
- chi tăng thu nhập năm 2019 (14/01/2020)
- Ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2020 (13/01/2020)
- Về việc phân bổ dự toán chi ngân sách năm 2020 (13/01/2020)
- Về việc công bố công khai Dự toán thu, chi ngân sách năm 2020 (10/01/2020)
- Kết quả 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 trên địa bàn xã Tam Phước (12/07/2019)
- Họp mặt kỷ niệm 28 năm ngày Quốc tế Người cao tuổi (01/10/1991 – 01/10/2018) (01/10/2018)
- Vì sao người bị gout không nên ăn măng? (22/11/2017)