TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Sáu, 26/4/2024
Tổng quan về phường
Tin hoạt động-KHCN
Sản phẩmHọat động UBND
Dịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Lượt truy cập: 307302
  TÀI LIỆU KHCN

  Kỹ thuật trồng và chăm sóc dong riềng
17/09/2012

Dong riềng trồng để lấy củ dùng làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến như: chế biến tinh bột, miến và các sản phẩm khác. So với một số cây trồng, dong riềng có sức sống mạnh, có khả năng thích nghi cao với điều kiện ngoại cảnh và chống chịu tốt với nhiều loại sâu bệnh. Hơn nữa, dong riềng còn là cây trồng dễ tính, có thể trồng ở ruộng sản suất hoặc có tận dụng đất vườn nhà mà vẫn cho năng suất củ.

Hiện nay, dong riềng là cây trồng được nhiều bà con lựa chọn để trông thâm canh, phát triển hàng hóa và đạt giá trị kinh tế cao. Trung bình một ha trồng 1600-1800kg củ, sau  8-10 tháng có thể cho thu hoạch. Năng suất trung bình 45-60 tấn củ/ha. Nếu trồng ở nơi đất tốt, một khóm có thể thu được 15-20kg, thân lá tận dụng cho chăn nuôi, làm phân hữu cơ, lá dùng gói bánh…..                           

Một ha trồng dong riềng cho doanh thu 80-100 triệu, trừ chi phí đi khoảng 20-25 triệu bà con có thể lãi trung bình khoảng 60-80 triệu đồng/ha (thu từ củ). Bà con trồng dong riềng trên diện tích lớn  hoặc chế biến thành tinh bột thì có thể được lãi nhiều hơn.

riềng

Trồng củ giống:         

-  Cần lấp một lớp đất mỏng lên trên, sau đó mới tiến hành đặt củ giống để tránh củ giống tiếp xúc trực tiếp với phân.

-  Mật độ trồng: củ cách củ là 40 cm - 45cm; hàng cách hàng  45- 50cm.

-  Xoay mầm củ hướng lên trên.

-Sau khi đã trồng xong, tiến hành bón lót đợt 2 bằng đạm và kali. Điều này để tránh làm thối củ, nếu gặp trời mưa. Cách bón là rải phân giữa 2 củ giống trên một hàng, tránh để phân chạm vào củ giống.  Lượng bón một sào Bắc bộ (360 m2) như sau: Phân đạm: 3- 4 kg, Kali: 3-4 kg.

- Dùng cuốc lấp một lớp đất lên trên củ giống dày khoảng 5-8 cm sao cho kín củ giống, phủ rơm rạ trên mặt luống để giữ ẩm.

- Không cần tưới ẩm ngay trồng. Sau 10-15 ngày cây mọc lên khỏi mặt đất, nếu chưa mọc khỏi mặt đất lúc này ta sẽ tiến hành tưới ẩm cho củ.

Chăm sóc:

Bón thúc: Để cây sinh trưởng phát triển tốt cần phải bón thúc cho cây.

 - Lượng phân bón thúc cho một sào Bắc bộ 360m2 là: Phân đạm: 8-10kg, Kali 7-8 kg

 -Bón thúc chia làm 2 lần:

+ Bón thúc lần 1: sau khi cây mọc  30 ngày nhằm giúp cây đẻ nhánh nhanh: 1/2 đạm, 1/2 Kali.

+ Bón thúc lần 2: sau trồng 4 tháng để cây sinh trưởng phát triển tốt: 1/2 đạm, 1/2 Kali

Để giảm bớt công bón trong mỗi lần, lưu ý nên phối trộn phân đạm và Kali vào với nhau sau đó tiến hành bón. Cách bón: bón vào giữa 2 khóm cây, không bón trực tiếp vào gốc, tránh có thể làm cây bị chết.

Vun gốc:  Dong riềng là cây thân thảo, có bản lá rộng và dài, nhiều đốt, thân to hay thân nhỏ, cứng hay mền tùy thuộc vào giống. Để cây không bị đổ, gẫy khi gặp mưa bão, cần phải vun gốc cho cây.

- Vun gốc cho cây chia làm 2 thời điểm.

+ Vun gốc lần 1, kết hợp nhặt cỏ sau khi bón thúc lần 1 khoảng 1 tháng.

+ Vun gốc lần 2 vào thời điểm bón phân thúc phân lần 2 tức sau trồng 4 tháng và kết hợp nhặt cỏ dại.

- Mỗi lần vun xới xong, nếu có mùn rác,  mục hoặc trấu thì phủ vào gốc cây giúp cho củ to và năng suất cao.  

Tưới nước: Vì có thời vụ trồng thường bắt đầu khi vào xuân, có mưa phùn nên dong riềng hoàn toàn có thể phát triển tốt khi chỉ dựa vào nước trời. Nhưng nếu trồng trong điều kiện tưới tiêu chủ động thì nên tưới rãnh đầy đủ cho cây vào các giai đoạn phát triển bộ phận thân lá mạnh và giai đoạn bắt đầu củ phình to.

 Phòng trừ sâu bệnh:

Dong riềng là loại cây ít bị sâu bệnh hại, mức độ gây hại gần như không ảnh hưởng đến năng suất củ. Tuy nhiên, giai đoạn cây nhỏ, có thể bị sâu xanh, sâu khoang hại. Khi giai đoạn cây lớn có thể bị bọ lẹt hại. Sau trồng 180 ngày cây có thể bị bệnh khô lá.Với sâu hại như sâu xanh, sâu khoang và bọ lẹt hại, có thể bắt tay, vì mức độ gây hại rất nhỏ.

Một vài năm trở lại đây, Thạc sỹ Nguyễn Thiếu Hùng, cán bộ Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Cây có củ  - Viện Cây lương thực và cây thực phẩm cùng với cán bộ trong Trung tâm đã nghiên cứu chọn tạo ra được một số giống dong riềng cho năng suất củ cao và chất lượng bột tốt như: DR1, V-Cip, VC, số 49…

Sau đây là những hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dong riềng cuả Thạc sỹ Nguyễn Thiếu Hùng. Quy trình canh tác dong riềng này cũng đã từng được anh Hùng triển khai hiệu quả cho nhiều vùng sản xuất như: Hà Nội, Hưng Yên, Quảng Ninh, Phú Thọ, Bắc Cạn, Sơn La, Bình Phước…

Thời vụ trồng:

Dong riềng là cây dài ngày, chịu hạn tốt, chịu rét khá. Do vậy, có thể trồng quanh năm trừ những tháng quá nắng nóng hoặc quá rét. Tuy nhiên thời vụ thích hợp nhất nên trồng từ tháng 2 đến tháng 5, cụ thể từ 5/ 2 đến 5/3. Trồng sau 6-8 tháng, cây có thể thu hoạch để lấy củ tươi; trồng sau10- 12 tháng, có thể thu hoạch để chế biến tinh bột.

 Chọn củ giống:

- Chọn củ giống đồng đều, đúng giống, không  bị trầy xước và sạch bệnh

- Củ giống có nhiều mầm phát triển tốt, dùng tay bẻ mỗi mầm củ theo hình ô van để trồng.

- Củ dong riềng không có thời gian ngủ nghỉ. Do vây, sau khi thu hoạch có thể mang trồng ngay và không cần phải xử lý củ giống bằng nhiệt độ hay hóa chất như một số cây trồng khác. Tuy nhiên, nên dùng thêm vôi bột hoặc tro bếp, để chấm vị trí bẻ mầm trước khi trồng 2-3 ngày. Điều này giúp củ giống nhanh liền sẹo, tránh bị nhiễm bệnh hoặc thối củ khi gặp thời tiết bất thuận.

Chuẩn bị đất trồng:

- Cây dong riềng là loại cây có thể trồng trên nhiều lại đất như: đất đồi núi, đất vườn nhà, đất bạc màu, đất mặn … Nhưng để dong riềng cho nhiều củ và chất lượng bột tốt, nên trồng trên những đất xốp, nhiều mùn như là đất bãi ven song.

- Dong riềng phát triển củ theo chiều ngang, rễ cây ăn sâu. Do vậy, khi làm đất trồng cần phải cày sâu từ 15-20 cm, bừa kỹ, nhặt sạch cỏ.

- Tuy nhiên, nếu trồng dong riềng trên đất đồi núi, đất đá, bãi thoát nước thì không cần phải làm đất mà sau khi dọn cỏ, bổ hốc đường kính khoảng 20cm, sâu khoảng 20 x 25cm sau đó trồng

- Nếu trồng trên đất ruộng, vườn, bãi đọng nước thì cần lên luống rộng 1,4 – 2 m; cao 15cm- 20cm và rãnh rạch ngang luống sâu khoảng 15cm.

- Sau khi làm đất xong chuyển sang công đoạn bón lót. Lương phân bón cho 1 sào Bắc Bộ (360m2): Phân chuồng: 300 – 500 kg, phân lân: 15-20 kg.

vtc16
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân phường Kim Dinh, thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 820 632 - Fax: (84.064) 3 820 632
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu