TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Ba, 19/3/2024
Tổng quan về phường
Tin hoạt động-KHCN
Sản phẩmHọat động UBND
Dịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Lượt truy cập: 302044
GƯƠNG LÀM KINH TẾ GIỎI
 
Thương binh làm kinh tế giỏi

Lạc quan, kiên trì và quyết tâm vươn lên trong cuộc sống đời thường, nhiều thương binh, cựu chiến binh đã trở thành tấm gương tiêu biểu về phát triển kinh tế, làm giàu cho gia đình và tiếp tục đóng góp xây dựng quê hương Bà Rịa - Vũng Tàu.



Những thủ lĩnh Đoàn làm kinh tế giỏi

Với nhiệt huyết tuổi trẻ, tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều thủ lĩnh Đoàn tại xã Hòa Hội, huyện Xuyên Mộc đã đầu tư phát triển các mô hình kinh tế cho hiệu quả cao và chung tay vì cộng đồng. Họ là những tấm gương sáng cho ĐVTN noi theo từ phong trào “Thanh niên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng”. 

Dẫn chúng tôi vào nhà anh Ngô Tân Lập, Bí thư Chi đoàn ấp 7, xã Hòa Hội, huyện Xuyên Mộc, chị Nguyễn Xuân Kim, Phó Bí thư Xã Đoàn chỉ về phía hàng cột điện bên đường giới thiệu: “Đây là tuyến đường thanh niên tự quản của xã. Toàn bộ đèn chiếu sáng ở hai bên đường do anh Lập phụ trách bảo quản, sửa chữa”. Chúng tôi đến, một lát sau anh Lập mới về. “Tôi đi xịt thuốc muỗi cho một số hộ trong ấp để phòng dịch sốt xuất huyết”, anh Lập phân trần.

Anh Ngô Tân Lập phát triển kinh tế gia đình bằng mô hình nuôi bò, heo, gà, vịt.
Anh Ngô Tân Lập phát triển kinh tế gia đình bằng mô hình nuôi bò, heo, gà, vịt.

Anh Ngô Tân Lập sinh năm 1985. Năm 3 tuổi, anh bị bệnh lao cột sống khiến lưng bị gù nên đến lúc trưởng thành, anh chỉ cao khoảng 1,3m. “Tôi rất mặc cảm, ít ra ngoài vì ngoại hình thấp bé. Năm 2007, các anh, chị trong Xã Đoàn đến vận động tôi tham gia các phong trào thanh niên. Thấy vui, bổ ích, tôi đã gắn bó với hoạt động Đoàn từ đó”, anh Lập kể. Học hết lớp 9, anh học nghề điện cơ, từng mở tiệm sửa chữa đồ điện, sau đó lại chuyển qua nghề chăn nuôi. “Được Xã Đoàn giới thiệu và bảo lãnh, năm 2008, tôi vay 15 triệu đồng từ Ngân hàng chính sách xã hội, mua 2 con bò giống để phát triển kinh tế gia đình”, anh nói. 

Nhờ siêng năng, áp dụng đúng kỹ thuật chăn nuôi, từ 2 con bò giống, đàn bò của anh Lập có thời điểm phát triển lên tới 16 con. Hiện nay, anh đang nuôi 6 con bò cùng đàn gà, vịt, bồ câu (khoảng 70 con) và đàn heo gồm 3 heo nái, 10 heo thịt, dự định xuất chuồng dịp cuối năm. Anh Lập khéo tay, dù nhỏ bé, nhưng anh vẫn  tự làm chuồng bò, chuồng heo, gà và sẵn lòng giúp bà con trong ấp từ việc làm chuồng nuôi gia súc đến sửa chữa điện, xịt thuốc diệt cỏ không lấy công. Đặc biệt, từ năm 2015 đến nay, anh đã đảm nhận việc thay thế, sửa chữa đèn đường trong xóm, tích cực tham gia cảm hóa những thanh niên chậm tiến. “Ai nhờ gì ảnh cũng làm nên mọi người mến ảnh lắm”, chị Xuân Kim cho hay. 

Cảm mến người thanh niên hiền lành, chịu thương chịu khó, năm 2016, cô gái Nguyễn Thị Hiền đã đồng ý làm vợ anh. Hạnh phúc viên mãn khi vợ chồng anh sinh được 2 con, một trai một gái. Cũng nhờ nghị lực vươn lên trong cuộc sống, tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng, năm 2015, anh Lập đã được đứng vào hàng ngũ của Đảng và năm 2016, anh được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về Thanh niên có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2015. 

Cũng là người mạnh dạn trong phong trào lập thân, lập nghiệp, anh Nguyễn Trọng Đoàn, Bí thư chi đoàn ấp 1, xã Hòa Hội đã có cơ ngơi đáng mơ ước. Tốt nghiệp ĐH Công nghiệp ngành Điện công nghiệp, anh từng làm việc trong ngành dầu khí (Công ty CP Thương mại và Dịch vụ dầu khí Biển-POTS). Năm 2011, sau khi lập gia đình, anh xin nghỉ việc, theo vợ về Hòa Hội lập nghiệp. Từ nguồn vốn 50 triệu đồng vay qua sự giới thiệu của Xã Đoàn, anh mở tiệm tạp hóa cho vợ bán. Tiếp đó, anh mở dịch vụ photocopy, lắp đặt camera an ninh, kinh doanh vé máy bay và xây dựng cơ sở nuôi heo rừng. Năm 2018, anh tiếp tục vay vốn, mua xe tải, xe 7 chỗ phục vụ việc kinh doanh, xây dựng cơ sở nước uống tinh khiết mang tên “Thanh niên Xuyên Mộc”, chuyên cung cấp nước đóng chai cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn. Kinh doanh đa dạng, nhiều ngành nghề, cơ sở của anh đạt lợi nhuận hơn 500 triệu đồng/năm, đồng thời tạo việc làm cho 10 lao động địa phương với mức thu nhập từ 7-9 triệu đồng/người/tháng.

Còn anh Võ Thanh Tân, Bí thư chi đoàn ấp 3 thì làm giàu trên chính quê hương mình bằng mô hình trồng trọt. Trên 4ha đất của gia đình, anh đã trồng quýt, cam và chanh. Hiện nay, vườn cây đã cho trái đều, mang lại thu nhập hơn 1 tỷ đồng/năm cho anh Tân. Anh Tân đã được nhận Giải thưởng Lương Định Của năm 2015. Năm 2017, anh vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng.

Theo anh Nguyễn Văn Cảm, Bí thư Xã Đoàn Hòa Hội: “Thanh niên lập thân lập nghiệp làm giàu chính đáng” là một trong những cuộc vận động được Hội LHTN xã Hòa Hội thực hiện có hiệu quả. Nhiều thanh niên làm giàu là những thủ lĩnh thanh niên cơ sở, xứng đáng là tấm gương cho những người trẻ noi theo. Hiểu mảnh đất quê hương, họ đã biết phát huy thế mạnh và tiềm năng đất đai của địa phương, từ đó mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện và định hướng phát triển kinh tế của địa phương. “Họ không chỉ mang lại thu nhập ổn định cho bản thân mà còn giúp tạo việc làm cho các thanh niên khác trong xã. Nhờ vậy, các ĐVTN càng tin tưởng hơn vào các hoạt động do tổ chức Đoàn, Hội tại cơ sở phát động, noi theo gương làm kinh tế giỏi của các “thủ lĩnh”, góp phần vào cuộc vận động tuổi trẻ xã Hòa Hội chung tay xây dựng nông thôn mới”, anh Cảm nhận định.

Bài, ảnh: HÀ VĂN



Kinh nghiệm trồng nấm ăn, nấm dược liệu của một thương binh
Là thương binh hạng 3/4, mất 61% sức khoẻ, nhưng anh Ngô Văn Tống ở thôn Điện Biên, xã Hồng Nam, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên vẫn có lãi 200 triệu đồng/năm từ sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu.

9X bỏ công chức về quê nuôi lợn thả vườn, bán chạy như tôm tươi
Trang trại chăn nuôi lợn rừng thuộc Hợp tác xã (HTX) Mu Hoom của ông chủ 9X Lương Thanh Tuấn tại xã Kháng Chiến, huyện Tràng Định, (Lạng Sơn) được xây dựng theo quy trình chăn nuôi khép kín. Đặc biệt đây là mô hình khép kín từ khâu chăn nuôi đến khâu giết mổ để cung cấp sản phẩm thịt lợn sạch ra thị trường. Thịt lợn rừng ở đây mổ thịt đến đâu bán hết đến đó, chạy như tôm tươi.

Bỏ cây thuốc phiện, xuống núi nuôi nhím, lợn, gà... thành tỷ phú
Khua Họ là một trong những bản vùng cao nhiều khó khăn của huyện Sông Mã (tỉnh Sơn La). Trước đây, Khua Họ là địa bàn phức tạp bởi vấn nạn ma túy. Nhưng sự phức tạp ấy đã dần thay đổi từ khi Nhà nước thực hiện tuyên truyền chuyển hướng sản xuất, chống tái trồng cây thuộc phiện.

Cụ ông U80 trồng cây, nuôi cá thảnh thơi, vừa chơi vừa có tiền
Sống giữa vùng quê yên bình, với 4ha rừng và 1 ha trồng cây, nuôi cá, chăm hoa.... cuộc sống đầy ắp thú vui với thiên nhiên của cụ ông 80 tuổi khiến nhiều người ao ước.

Sắm "xế hộp” mới coóng nhờ vay vốn nuôi bò sữa cho nghe nhạc
Với số vốn 500 triệu đồng được vay từ nguồn vốn ưu đãi theo chương trình hỗ trợ để phát triển chăn nuôi đầu tư nuôi bò sữa. Sau gần 5 năm, nhờ chí thú làm ăn, tận dụng và phát huy tốt đồng vốn, đến nay trại bò sữa của gia đình ông Bùi Văn Ghềnh đã có hơn 40 con bò sữa, thu nhập bình quân gần 40 triệu đồng/tháng. Vừa qua ông đã tậu được xe hơi mới coóng.

Loài cây thẳng tắp, cao vút, ra quả thơm, bán đắt như vàng
Ông Nguyễn Tư Chiêu ở xóm La Văn Cầu, xã Thượng Cốc, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình trồng có 6 cây dổi để chống nắng sau nhà. Sau 12 năm, cây dổi đã cao vút ngoài 20m lại cho hạt thơm lừng. Mỗi năm ông Chiêu bán hạt từ 6 cây dổi thôi cũng thu được hơn 40 triệu đồng.

Sa Pa: Thu tiền tỷ từ hoa ly Hà Lan trồng trên ruộng bậc thang
Nhờ ứng dụng công nghệ cao trong trồng hoa ly Hà Lan trên ruộng bậc thang, lão nông Ngô Văn Sơn, đội 4, thôn Sả Xéng, xã Tả Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai đút túi 1,2 tỷ mỗi năm.

1m2 ao thu 4 tạ cá: Chuyện nhỏ với “siêu nông dân” Tô Hiến Thành
Ông Tô Hiến Thành, ở xã Danh Thắng, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) là người dành nhiều tâm huyết phát triển mô hình nuôi lợn hữu cơ, đã trở thành “Vua lợn Oganic” khi có trong tay trại lợn 12 tỷ đồng. Mới đây, ông còn thành công với công nghệ nuôi cá cho năng suất "khủng": 4 tạ/m2/năm, vun đắp thêm khát vọng tạo ra nhiều thực phẩm sạch của “siêu nông dân” này.

Trang trại hươu, lợn rừng khổng lồ của chàng trai 9X đất King Kong
Bằng niềm đam mê với nghề nông, chàng thanh niên thế hệ 9X Đỗ Văn Chi (sinh năm 1992) ở thôn 12, xã Đông Sơn, TP.Tam Điệp (Ninh Bình) đã có cơ ngơi đáng để nhiều người mong ước: Một trang trại nông lâm kết hợp rộng 8ha, với hàng trăm con hươu sao, lợn rừng, gà,…

Canh tác lạ: Trồng 3 tầng cây trong 1 vườn, thu nhập tăng gấp đôi
Với cách kết hợp 3 tầng cây trái trên 1 diện tích đất sản xuất, gia đình chị Nguyễn Thị Huyền ở khu vực dốc Mường Hồng, xã Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La đã có thu nhập cao gấp đôi, trị giá gần 800 triệu đồng/1ha đất sản xuất.

Cho cà phê ở ghép với quýt, mới nghe cứ tưởng trồng "nhăng nhít"
Những năm gần đây, người dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã áp dụng mô hình trồng cây cà phê xen canh với các loại cây ăn trái hoặc ngược lại để tránh rủi ro về giá cả, đồng thời tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích.

Tưởng gàn dở mà hay: Vườn trồng "5 trong 1"-mỗi năm lãi 800 triệu
Ông Trần Tuấn Dũng, ấp Thanh An, xã Thanh Lương, thị xã Bình Long ( Bình Phước) là một trong những nông dân tiên phong trồng xen canh "lung tung, lộn xộn" 5 loại cây ăn trái trong cùng 1 vườn và hiệu quả thật bất ngờ.

Trồng "cây đổi đời" ra trái bự, cứ 1 công lời gần 30 triệu
Người khởi đầu trồng mãng cầu xiêm- "cây đổi đời" ra trái bự ở xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) là ông Võ Văn Phải. Vườn mãng cầu xiêm của ông Phải cho năng suất 3-3,2 tấn/công, trừ chi phí người trồng còn lời từ 20-30 triệu đồng mỗi công.

Khấm khá nhờ cách trồng "lung tung" các giống cây trong cùng 1 vườn
Những năm gần đây, người dân huyện Kế Sách (Sóc Trăng) đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng bằng cách áp dụng mô hình trồng cây có múi xen canh với các loại cây ăn trái khác, như: ổi, xoài…để tăng hiệu quả sử dụng đất một cách tối ưu, tăng thêm thu nhập, đồng thời cải thiện tính đa dạng về môi trường sinh thái.

Lúa chất lượng cao thu lời cao

Ông Nguyễn Công Lý, nông dân ở xã Phương Thịnh, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp cũng chuyển sang sản xuất lúa chất lượng từ 3 năm nay. Vụ này ông sản xuất giống Nàng hoa và ngay khi xuống giống đã có thương lái đến đặt cọc với giá 6.000 đồng/kg



làm giàu từ lò gạch lò gạch không nung ở Lào Cai
"Tôi xin mạt đá mà người ta bỏ đi, hoặc đặt vấn đề mua về làm gạch. Mới đầu khá khó khăn, vì sản phẩm này còn mới mẻ ở địa bàn Lào Cai. Tất cả máy móc, nhà xưởng chưa được làm quy trình này bao giờ, nên bà con chưa tin tưởng",

Biến “đồ bỏ” thành tinh dầu
Mỗi người một hoàn cảnh sống song ở họ đều có chung một điểm: Luôn luôn khát khao vươn lên, không ngừng tìm tòi, sáng tạo để làm giàu cho bản thân và xây dựng quê hương.

Làm giàu từ hai bàn tay trắng
Mang trong mình bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ, dám nghĩ, dám làm, nhiều thanh niên đã không ngừng vượt khó vươn lên làm giàu từ chính mảnh đất quê hương. Họ là những tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo.

Tốt nghiệp đại học, 8X về quê ép trấu kiếm... tiền tỉ
Từ ngày đó, Nam tìm kiếm các loại tài liệu liên quan đến chế biến trấu thành củi than có nhiệt lượng cao, có thể thay thế than trong các nhà máy công nghiệp để tham khảo. Lúc tốt nghiệp ĐH, Nam lặn lội đến các tỉnh miền Tây, tìm đến các cơ sở chế biến củi trấu để tìm hiểu kinh nghiệm thực tế.

Đôi bạn khởi nghiệp bằng đất sạch hữu cơ
Hai sinh viên ở Cần Thơ cùng chung ý tưởng là làm sao phải áp dụng ngành học, môn học của mình vào thực tế bởi nó liên quan trực tiếp đến bảo vệ và làm sạch môi trường.

Thạc sĩ về quê trồng nghệ
Quyết định lạ kỳ
Vùng Cùa, nơi Đức sinh ra, vốn là một vùng bán sơn địa, từng được vua Hàm Nghi dừng chân trên đường chạy giặc và thảo chiếu Cần Vương. Vùng đất này trải qua chiến tranh ác liệt và để lại di chứng chất độc da cam nặng nề đối với người dân. Nhưng nhắc đến Cùa, người ta nhớ ngay đến sản vật cao lá vằng và nghệ


Nông dân Thủ đô chiết xuất húng quế thu gần nửa tỷ mỗi năm
Những cánh đồng rau húng quế trải dọc sông hồng đoạn qua địa phận xã Hồng Thái (Phú Xuyên, Hà Nội) đang vào vụ thu hoạch.

Trồng hoa cho khách điểm chụp hình kiếm tiền triệu mỗi ngày
Những vườn ngò rí già, cao chừng 80cm, hoa nở trắng bung nằm khéo léo bên cạnh những luống hoa thì là vàng ruộm, hương thơm ngào ngạt khiến du khách mê đắm.

Thuê 30ha cát trắng nuôi 10 ngàn vịt trời, "giữ chân" vịt bởi 1 bóng đèn
Mỗi năm anh Nguyễn Đình Độ, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh (Quảng Trị) xuất bán khoảng 10.000 con vịt trời, thu về cả tỷ đồng. Mô hình nuôi vịt trời trên vùng cát ven biển của ông Độ khiến nhiều người trong vùng tò mò, học tập.

Thong thả nuôi ong ven biển, mật đắt hàng
Tận dụng nguồn lợi từ quần thể rừng ngập mặn kéo dài hơn 4km, gia đình anh Đặng Thanh Tùng ở ven biển xã Đại Hợp, huyện Kiến Thụy, (Tp Hải Phòng) đã phát triển nghề nuôi ong với quy mô hàng trăm đàn, trở thành người nuôi ong thành công nhất tại địa phương.

Nuôi dúi thu lợi nhuận cao
Con dúi núi còn có nhiều tên gọi khác nhau, như chuột tre, chuột nứa, chuột lách...Dúi núi có 4 loài khác nhau đó là dúi nâu, dúi mốc nhỏ, dúi mốc lớn, dúi má vàng. Ở khu vực rừng Quảng Ngãi loài phổ biến và thường bắt được nhất đó là dúi mốc.

Trồng chuối cùng rau màu, kết hợp nuôi cá thu hàng trăm triệu đồng
Mô hình trồng chuối kết hợp với trồng rau màu và nuôi cá đồng của anh Trần Thanh Hồng, ấp 14, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, Cà Mau mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững.

Cải tạo đất sỏi đá trồng đinh lăng
Dẫn chúng tôi tham quan vườn cây xanh tốt, ông Hoàng cho biết, trước đây vùng đất khô cằn sỏi đá này chỉ trồng được cây keo lai. Những năm đầu tiên đất còn tốt, keo sinh trưởng và phát triển tốt, gia đình ông có thu hoạch, nhưng về sau đất ngày càng khô cằn nên cây chẳng lên nổi.

Biến vùng đất 'chết' thành vườn cây ăn quả
Quê anh Vân, chị Thủy ở miền sông nước Vĩnh Long. Năm 1997 hai vợ chồng dắt nhau lên Đắk Lắk và chọn mảnh đất thôn Hòa Thanh, xã Ea Nuôl làm nơi lập nghiệp. Thời ấy, vùng đất này còn hoang sơ, dân cư thưa thớt, cuộc sống rất khó khăn. Thời gian đầu vợ chồng anh chị mưu sinh bằng nghề đánh bắt cá bên dòng sông Sêrêpốk. Sau đó anh chị tích góp được ít tiền mua đất trồng đủ loại cây như cà phê, điều... nhưng do đất đai cằn cỗi, bạc màu nên cây trồng không phát triển.

Làm nông kiểu khác: Những chàng trai cô gái đi ngược chiều thế giới
Công thức của anh còn dài nữa, anh vừa nói vừa “ra bộ” rùng mình sợ hãi khi nhắc tới thuốc sâu thuốc cỏ. Rồi anh kết luận, muốn bán gạo cho thế giới thì đưa họ đóng dấu gạo mình sạch, ngon số một, rồi siêng đi rao đi bán, chỉ vậy thôi.

Nông dân bật điều hoà làm mát cho hơn 2000 quả bưởi hồng Quang Tiến
Để giữ bưởi hồng Quang Tiến tươi được cả tháng sau khi hái, nông dân Nguyễn Hồng Công ở TX. Thái Hòa (Nghệ An) đã cho bưởi vào phòng điều hòa, bật suốt ngày đêm

400.000.000 đồng/năm từ mô hình nuôi dê.
Ông Hùm là người đầu tiên thực hiện mô hình nuôi dê Boer tại xã Thành Đông từ năm 1997. Hiện nay ông đang có đàn dê gồm 100 con dê thịt và hơn 40 con dê nái sinh sản. Với giá bán dê thịt từ 100.000 đến 110.000 đồng/ ký; dê giống khoảng 3 tháng sau khi sinh có giá từ 1,2-1,4 triệu đồng/con, trừ hết chi phí, ông Hùm còn lãi xấp xỉ 400.000.000 đồng/năm từ mô hình nuôi dê.

Mặc rớt giá, U70 vẫn “mát tay” xuất chuồng 2.000 lợn giống/tháng
Ấn tượng ban đầu của chúng tôi đó là khu trang trại HTX của ông nằm tách biệt, biệt lập với khu dân cư, nó nằm ở vị trí trung tâm thung lũng, ba bốn bề đều là đồi cao. Từ nơi “căn cứ” của ông có thấy nhìn bao quát được toàn bộ khu trang trại mà ông đang quản lý.

Cam Canh, Bưởi Diễn
Sau khi ra trường, Quốc mở một tiệm phụ tùng ô tô trên phố Lò Đúc, việc kinh doanh buôn bán ngày càng có lãi. Tuy nhiên, năm 2012, một biến cố lớn xảy ra, bố anh qua đời, trang trại tên Bống Vàng trồng cam Canh, cam Vinh, bưởi Diễn và nuôi cá nước ngọt rộng 6,5 ha, gầy dựng từ năm 2003 không ai kế nghiệp. Quốc quyết định trở về.

Tấm gương sáng cho phụ nữ nghèo
Từ những nỗ lực thoát nghèo của bản thân, cô Nguyễn Thị Kim Ánh (trú thôn Lăng Châu Bắc, xã Duy Phước, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) đã giúp đỡ, hỗ trợ cho nhiều chị em phụ nữ thoát nghèo, vươn lên trong cuộc sống.

Khởi nghiệp với mô hình trồng nấm bào ngư sạch
Hiện tại, mỗi tháng anh Giàu cung cấp trên 10.000 túi phôi và hàng trăm kg nấm tươi với giá 35.000 đồng/kg. Theo anh, nấm bào ngư xám là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ trồng và dễ chăm sóc.

kỳ công nuôi cá chình giữa bưng biền Cà Mau
Vốn là một nông dân tri điền, mấy chục năm trước ông Ánh canh tác trên vùng đất kém hiệu quả, trồng lúa quanh năm mà chỉ đủ ăn. Sau nhiều lần suy tính thiệt hơn, ông đã quyết định chuyển 3,5ha đất trồng lúa sang mô hình đa canh, lấy con cá chình làm căn bản.

Người đàn ông tật nguyền làm giàu từ trại gà sao
Sau nhiều năm tìm tòi, nhân giống, gia đình anh Trịnh Văn Dũng ở xã Đồng Hoá, huyện Kim Bảng (Hà Nam) đã thành công với mô hình nuôi gà sao, mang lại nguồn kinh tế ổn định.

Mùa vải sớm của huyện Thanh Hà đã chính thức vào vụ.
Trên các tuyến đường của huyện Thanh Hà (tỉnh Hải Dương) người xe qua lại tấp nập, đặc biệt là khu vực 6 xã khu Hà Đông. Vải sớm Thanh Hà bày đầy đường. Người trồng vải phấn khởi ra mặt.

Ấp trứng vịt lộn, một thôn thu gần 200 tỉ đồng mỗi năm
các gia đình làm nghề ở đây xuất bán ra thị trường 50-60 triệu quả trứng vịt lộn, doanh thu gần 200 tỉ đồng, lợi nhuận 13-15 tỉ.

Trồng chuối bây giờ anh đã có trong tay 100 ha rừng và 10 ha chuối,
Từ những khó khăn bước đầu, đến nay, vườn chuối 10 ha của Quân mỗi năm cho thu hoạch khoảng 100 triệu đồng. Ngoài ra, Quân còn có trên 100 ha rừng keo lai và tràm đang thời kỳ thu hoạch, trị giá hơn 4 tỉ đồng, đây là một tài sản lớn mà bất cứ người trẻ nào cũng mơ ước.

Ứng dụng khoa học công nghệ tạo sức bật cho sản xuất nông nghiệp
Thời gian qua, các tiến bộ KH-CN đã được Sở KH-CN đẩy mạnh ứng dụng vào lĩnh vực nông nghiệp,  giúp người dân chăn nuôi và sản xuất theo hướng bền vững.

Chàng trai Nam Định làm giàu từ muối
 Sinh ra và trưởng thành tại xã Bạch Long, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định - vùng đất nổi tiếng với sản lượng muối cao nhưng trung bình mỗi tháng, người dân chỉ thu được 400.000 - 600.000 đồng.

Trồng nấm bào ngư thu trăm triệu đồng

 Bình quân mỗi kg nấm tươi, anh Giàu bán cho thương lái với giá 35.000 đồng và nấm bán trên thị trường có giá từ 40.000 đến 50.000 đồng một kg. Đồng thời, anh Giàu còn tiến hành ký kết hợp đồng với nông dân bao tiêu sản phẩm nấm trồng và chăm sóc theo hướng dẫn kỹ thuật của anh.



Đàn dê giúp thoát nghèo
Bắt đầu lập nghiệp từ 2 bàn tay trắng, nhờ năng động trong phát triển kinh tế, chịu khó học hỏi và dám nghĩ, dám làm, Hà Văn Triệu, thanh niên thôn Làng Ven, xã Minh Tiến, huyện Lục Yên (Yên Bái) đã thoát nghèo và bắt đầu làm giàu từ mô hình chăn nuôi tổng hợp.



Khởi nghiệp từ sản vật đồng quê

.Là loại côn trùng sống nhiều ở đồng quê, giờ đây dế trở thành món ăn phổ biến được ưa chuộng, đã giúp khá nhiều đơn vị giàu lên nhờ kinh doanh đặc sản này



Bán đàn heo 300 con để chỉ huy 30 con bò sữa trị giá 1,5 tỷ đồng
Nhiệt tình, năng nổ, hoạt bát là những điều đầu tiên người khác cảm nhận được khi tiếp xúc với Bí thư Chi đoàn thôn 2, xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) anh Nguyễn Văn Sơn.

trồng cỏ kiếm "tiền tỉ"
Công việc bấp bênh sau khi ra trường, Võ Thành Ngân quyết định chuyển sang làm công nhân trồng cỏ với nhiều toan tính cho tương lai.


Đại gia hoa lan đất thép Củ Chi
Tìm đến ấp Bàu Cạp, xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi, nơi có vườn lan công nghệ cao lớn của ông chủ trẻ Nguyễn Hoàng Hòa, chúng tôi thật sự ngỡ ngàng trước bạt ngàn hoa lan...

Chàng trai 27 tuổi thành công với cá giòn

Từ bỏ công việc ổn định lương cao để về quê nuôi cá trắm, cá chép giòn, chỉ sau 4 năm, Nguyễn Thế Phước, sinh năm 1989 ngụ xã Nam Tân (Hải Dương) đã có thu nhập 6-7 tỷ đồng/năm.



Kiếm tiền tỷ từ trồng cam sạch ở vùng cao
Không chỉ sở hữu hơn 8ha cây ăn trái, ông Lãng ở Bắc Kạn còn cung ứng ra thị trường mỗi năm 4.000- 5.000 cây giống ghép.

Làm chơi mà thu trăm triệu từ nuôi gà “chạy bộ”
Thấy gà thả vườn mau lớn, chất lượng thịt ngon, vốn đầu tư không nhiều và đặc biệt ít dịch bệnh hơn so với nuôi gà theo hình thức công nghiệp, anh bàn với gia đình đầu tư ít vốn sẵn có của gia đình và vay thêm của Ngân hàng Chính sách xã hội về đầu tư vào chăn nuôi gà. Từ đó đến nay, anh Tân gắn bó với nghề nuôi gà thả vườn đã gần 10 năm.

Nuôi chim công Ấn Độ lãi hàng trăm triệu đồng
Bỏ nghề nuôi gia cầm chuyển sang nuôi - huấn luyện chim công hoang dã, ông Nguyễn Hữu Khởi ngụ thôn Đông Sơn, huyện Tiên Du, Bắc Ninh giàu lên nhanh chóng, xây được nhà lầu, thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Nuôi gà rừng lai gà tre thoát nghèo
Nhận thấy gà rừng lai được người tiêu dùng ưa chuộng và giá bán cũng cao hơn gà thường, năm 2011 anh Nguyễn Văn Tiền ở xóm 7, thôn Thượng Giang 1, xã vùng cao Tây Giang (Tây Sơn, Bình Định) đã tìm hiểu kỹ thuật nuôi và xây dựng trại để nuôi gà rừng lai (gà rừng lai gà tre).

Kinh doanh 'chúa tể bầu trời' trên đỉnh LangBiang
Tuổi đời còn trẻ và cũng không phải là người nhiều tiền, nhưng Nguyễn Văn  Thái khá có tiếng trong giới chơi chim đại bàng.

Du học sinh Pháp về Việt Nam làm hoa sen ướp tươi
Với ước mơ mang hoa sen đi khắp năm châu, chàng trai Ngô Chí Công (Đồng Tháp) quyết định gom hết số tiền dành dụm được khi du học ở Pháp để khởi nghiệp với hoa ướp tươi.

Trang trại hoa cúc ở thung lũng Đà Lạt của giám đốc người Nhật
Từ 3 năm nay, một chàng thanh niên Nhật chọn sống hẳn dưới thung lũng Darahoa, nằm trong khu dự trữ sinh quyển Bidup Núi Bà, thuộc xã Đạ Nhim, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) để trồng đúng một loại hoa cúc được xuất thẳng về Nhật Bản.

Điển hình trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
“ Một người lãnh đạo đầy bản lĩnh, một đồng nghiệp tận tâm và là một người chị, em đáng mến” nhiêu đó thôi là chưa đủ để nói lên những nhận xét của đồng nghiệp, bạn bè  về chị Phạm Thị Dung – Chủ tịch Hội LHPN Phường Kim Dinh.

Làm giàu từ nuôi heo, cắt lúa thuê
Từ một hộ nghèo, ông Danh Bình, người dân tộc Khmer đã trải qua nhiều năm bươn trải, tích luỹ để có cơ ngơi và thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

9x làm chủ trang trại heo rừng tiền tỷ
Khởi nghiệp với số vốn chỉ vài triệu đồng nhờ làm phụ hồ, sau 6 năm chàng sinh viên nghèo Đoàn Phan Dinh đã sở hữu trang trại heo rừng có tổng giá trị cả tỷ đồng.

Kỹ sư IT bỏ Sài Gòn lên Đà Lạt làm nhộng trùng thảo
Đang có việc làm ổn định và thu nhập khá tốt ở một công ty công nghệ thông tin tại TP HCM, Lê Ngọc Tuyền bất ngờ nghỉ việc lên Đà Lạt thuê phòng trọ hàng tháng trời để tìm hiểu, nghiên cứu sản xuất nhộng trùng thảo.

Chăn nuôi sinh thái tại Trảng Bom, Đồng Nai
Ghé thăm trang trại chăn nuôi của ông Phạm Ngọc Đúng, giữa bầu không khí trong lành, mát mẻ, ít ai ngờ trang trại này đã tồn tại hàng chục năm qua.

Lãi hàng chục triệu đồng mỗi năm từ nuôi ếch
Giá bán từ 33.000 đồng đến 35.000 đồng mỗi kg giúp người nuôi Long An có thể có lãi vài chục triệu đồng mỗi năm.

Nuôi chim công thành tỷ phú
Vào Tây Nguyên lập nghiệp qua nhiều nghề vẫn nghèo, từ khi chuyển sang nuôi chim công bán cho các vườn thú, đại gia và những người chơi chim cảnh, anh Trần Văn Phương, Đắk Lắk mới thắng lớn, lợi nhuận mỗi năm cả tỷ đồng.

Trồng mãng cầu xiêm trên đất nhiễm phèn thu nhập cao
Ông Phạm Văn Hùng, Chủ tịch Hội nông dân xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang cho biết, từ mô hình của Ông Phải mang lại thu nhập khá cao và được nông dân địa phương học hỏi, làm theo

Thêm mô hình nuôi vịt trời thành công
Luôn tìm tòi, học hỏi với ước muốn làm giàu bằng chính sức lao động của mình, anh Cao Thanh Tuấn ở ấp Cần Thới, xã Cần Đăng, huyện Châu Thành (An Giang), đã mạnh dạn đầu tư vào việc chăn nuôi vịt trời. Vì thế, sau mỗi đợt nuôi trừ hết chi phí còn lãi trên nửa tỷ đồng.

Mô hình Nuôi thỏ New Zeland khép kín
Không chỉ sở hữu 3 trại lợn gần 7.000 con, anh Nguyễn Văn Toản (xã Cổ Đông, TX Sơn Tây, Hà Nội) còn là chủ một trang trại nuôi thỏ khép kín với quy mô lớn.

Chàng trai 27 tuổi thành công với cá giòn
Từ bỏ công việc ổn định lương cao để về quê nuôi cá trắm, cá chép giòn, chỉ sau 4 năm, Nguyễn Thế Phước, sinh năm 1989 ngụ xã Nam Tân (Hải Dương) đã có thu nhập 6-7 tỷ đồng/năm.

Chàng trai 27 tuổi thành công với cá giòn
Từ bỏ công việc ổn định lương cao để về quê nuôi cá trắm, cá chép giòn, chỉ sau 4 năm, Nguyễn Thế Phước, sinh năm 1989 ngụ xã Nam Tân (Hải Dương) đã có thu nhập 6-7 tỷ đồng/năm.

Phát triển kinh tế từ mô hình sương sâm
Đời sống của mỗi cá nhân luôn bắt đầu trước hết từ phạm vi gia đình và suốt cuộc đời họ, gia đình là môi trường đóng vai trò hết sức quan trọng. Nếu gia đình được coi là tế bào của xã hội thì người phụ nữ được coi là hạt nhân của tế bào này. Đồng thời gia đình là nơi thể hiện thật chất sự bình đẳng và nâng cao địa vị của người phụ nữ.

'Trùm cỏ' kiếm 4 tỷ đồng mỗi năm
Công việc bấp bênh sau khi ra trường, Võ Thành Ngân quyết định chuyển sang làm công nhântrồng cỏ với nhiều toan tính cho tương lai.

Kỹ sư cơ khí kiếm tiền tỷ từ trang trại thỏ
Ngoài 30 tuổi, chàng kỹ sư Dương Văn Chính đã nức tiếng ở thôn 5, xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) với trại thỏ Quốc Cường doanh thu một tỷ đồng mỗi năm.

Máy cày tự chế từ xe đạp hư của lão nông Việt
Do không có trâu bò cày cấy, ông Lương Minh Đồng đã tự chế tạo thành công máy cày từ chiếc xe đạp cũ.

Từ tình yêu với Xương rồng đến thu nhập khá
Từ niềm đam mê xương rồng, anh Nguyễn Ngọc Long (sinh năm 1970, ngụ ấp Nam Long, xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn) đã xây dựng được trang trại xương rồng lớn bậc nhất Sài Gòn và người ta thường gọi anh là “Vua xương rồng” của thành phố.

Nữ chủ trang trại tiên phong nuôi gà chuồng lạnh
Chị Nguyễn Thị Lạc (Hóc Môn, TP HCM) đã xây dựng trại gà sạch với khoảng 80.000 con, mỗi năm doanh thu hàng tỷ đồng.

Bán ô tô, bỏ nhà hàng, làm nông nghiệp
Chỉ sau vài năm huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã xuất hiện thêm nhiều nông dân “đại gia” thu lợi bạc tỉ.

Kiếm tiền với nuôi gà cảnh
Khởi nghiệp từ tay trắng, đến nay Phan Minh Hồng (Bình Dương) có trên 200 con gà bố mẹ của gần một chục loại gà cảnh với giá trị trên 4 tỉ đồng.

Kiếm tiền với nuôi gà cảnh
Khởi nghiệp từ tay trắng, đến nay Phan Minh Hồng (Bình Dương) có trên 200 con gà bố mẹ của gần một chục loại gà cảnh với giá trị trên 4 tỉ đồng.

Vua cá miền Tây: Đi làm thuê, tích ngàn lượng vàng để... về quê nuôi cá
Ông Trần Văn Hùng (Năm Hùng), lớn lên trong nghèo khó, từng sang Campuchia làm công bằng nghề đánh cá, lặng lẽ tích cóp vốn, học kinh nghiệm rồi tự mua thuyền riêng đánh cá. Cứ như vậy, vài năm sau ông có vốn 'lận lưng' mang về Việt Nam lên tới 1.000 lượng vàng.

8X tay trắng làm giàu với 2 sào đất cát
Dù không có bằng cấp nhưng anh Hoàng Quý Dương (Ninh Thuận) vẫn kiếm được thu nhập 250 triệu đồng/năm nhờ cây nho.

Nuôi tôm bằng công nghệ nano bạc độc đáo
Tế bào của hơn 650 vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt chỉ trong vòng 5 phút dưới tác dụng của các hạt nano bạc.

Trang trại gà đeo kính, chuồng lợn không hôi độc nhất VN

Trong thời tiết mưa phùn sụt sùi, ẩm ướt, chúng tôi về thăm trang trại khá lạ ở Hòa Bình.

Người dẫn đoàn là bà Bùi Bích Liên, 46 tuổi, Giám đốc điều hành Công ty thực phẩm sạch Orfarm. 



Nông dân làm kinh tế giỏi
Được sự giới thiệu của Hội nông dân xã Duy Trung, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, chúng tôi biết đến mô hình phát triển kinh tế trang trại của ông Nguyễn Văn Ba, thôn Trung Đông - một người nông dân năng động, dám nghĩ, dám làm và là gương điển hình trong phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi của xã Duy Trung

ĐỘC ĐÁO: Cho heo xem phim... con heo để kích thích
Mặc kệ ai mắt tròn mắt dẹt nghĩ anh đang toan tính làm chuyện bậy bạ, anh Nguyễn Vũ Phương ở Vĩnh Long vẫn tỉnh queo với kế hoạch cho heo "rửa mắt" bằng phim 3D con heo.

Cơ sở đúc chậu Lê Thanh Toàn
Sáng ngày 20/1/2015, đồng chí bí thư  thứ nhất Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Nguyễn Đắc Vinh có chuyến thăm, động viên anh Lê Thanh Toàn thanh niên khuyết tật phường Kim Dinh chủ cơ sở đúc chậu Lê Thanh Toàn nhân có chuyến công tác tại Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Cùng đi với Đoàn có các đồng chí thuộc các ban Trung ương Đoàn, đồng chí Võ Ngọc Thanh Trúc bí thư Tỉnh Đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu, đồng chí Trần Anh Kiệt bí thư thành Đoàn thành phố Bà Rịa.

Thử bỏ ngô trồng quất, thu lời nửa tỷ đồng/mẫu
Về xã Tàm Xá, huyện Đông Anh, Hà Nội, hỏi thăm ông Hoàng Viết Chính thì ai ai cũng biết. Ông là người đầu tiên trong xã mạnh dạn chuyển đổi từ trồng ngô sang trồng quất.

Trở thành triệu phú từ những gốc mai... "bỏ đi"
Với gốc mai chỉ có vài chục nghìn đồng, một người dân ở Bình Định đã chăm sóc, vun trồng để có được những cây mai đẹp trị giá.

Giàu lên từ nghề trồng hoa kiểng
Đó là nông dân Nguyễn Ngọc Tùng, ở thôn Bình Lâm, xã Phước Hòa (huyện Tuy Phước). Tận dụng đất vườn nhà rộng 3.500 m2 nằm bên bờ sông Cây Me, thuận lợi về nước tưới, ông trồng các loại hoa hồng, cúc...

Trồng 300m2 hoa cúc trong nhà kính, lãi 100 triệu đồng/năm
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào trồng trọt đã mang lại thành công cho nhiều người dân. Điển hình là cách trồng hoa cúc trong nhà kính của cựu chiến binh Nguyễn Thành Long ở ấp 4, xã Lộc Thái (Lộc Ninh).

Chuyện làm nông nghiệp không đụng hàng của một 8X Sài Gòn
Cho khách đến vườn, trực tiếp trồng, chăm sóc, thu hái sản phẩm là cách đang được một doanh nghiệp tại TP.HCM thực hiện khiến khách hàng hào hứng. 

3 chàng trai trẻ và sáng chế máy tời thu câu
Chứng kiến sự khổ cực của ngư dân khi đánh bắt cá, 3 người bạn trẻ ở Đà Nẵng, đã cùng nhau chế tạo máy tời thu câu

Kỹ thuật trồng cây Nha đam
Cây Nha đam hay còn gọi là Lô hội là một loại cây trồng cạn, có khả năng thích nghi với nhiều loại đất khác nhau. Ở nước ta, cây Nha đam có thể trồng được ở nhiều nơi, nhưng sinh trưởng và phát triển tốt ở những khu vực có số ngày nắng trong năm cao.


Thuê đất trồng cam 'đặc sản', thu gần 5 tỷ đồng/năm
Anh Bách (Hòa Bình) đang là chủ trang trại cam 'vàng' đặc sản Cao Phong rộng 9ha với doanh thu gần 5 tỷ đồng/năm.

Thu trên 200 triệu đồng từ... dịch chanh dây
Sau khi thu hoạch chanh, tổ hợp tác đã tách dịch ra khỏi hạt mang đi xuất khẩu châu Âu, thu trên 200 triệu đồng chỉ sau 3 tháng

Nuôi rắn mối bán cho dân nhậu, thu trăm triệu ở miền Tây
Từ việc bắt rắn mối về nuôi thử, chị Phạm Thị Lệ ở Thới Bình, phường Phước Thới, quận Ô Môn, TP Cần Thơ thành bà chủ trại rắn có thu nhập lên tới trăm triệu đồng/năm.

Nuôi ếch một vốn bốn lời nhờ lập câu lạc bộ
Nuôi ếch đã trở thành nghề cho thu nhập khá của nhiều nông dân xã Hương Phong, thị xã Hương Trà (Thừa Thiên - Huế).

Trồng mồng tơi trắng thu về chục triệu đồng
Với 1.200m2 đất ruộng trồng mồng tơi thu hoạch được khoảng 1,5 tấn/đợt, bán giá 10.000-12.000 đồng/kg, anh Út thu lãi 10 triệu đồng/đợt

Ngư dân Quảng Ngãi được mùa ốc nhảy
Mỗi ngày, ngư dân có thể thu hàng triệu đồng sau chuyến đánh bắt kéo dài 4 giờ đồng hồ.

G iấc mơ trang trại gà rừng của người nông dân Bình Định
Từ một triệu đồng mua cặp gà rừng về nuôi, sau hơn một năm ông Sâu Zuôn Nam  làng Kà Xiêm, xã Canh Thuận, huyện Vân Canh (Bình Định) thu lãi gần 20 triệu đồng.

Nhặt rau vụn nuôi bò
Ông Nguyễn Văn Danh (51 tuổi, ngụ P.8, TP.Vĩnh Long, Vĩnh Long) được nhiều người nể phục vì đã dám nghĩ, dám làm để vươn lên trong cuộc sống.

Chuyện làm nông nghiệp không đụng hàng của một 8X Sài Gòn
Cho khách đến vườn, trực tiếp trồng, chăm sóc, thu hái sản phẩm là cách đang được một doanh nghiệp tại TP.HCM thực hiện khiến khách hàng hào hứng. 

Kiếm tiền từ nuôi gà Đông Tảo
Mất trắng 400 triệu đồng khi dự án nuôi gà Đông Tảo thất bại ngay lúc khởi động, anh Nguyễn Hữu Minh mới dần hiểu được đặc tính của loại gia cầm này để phát triển thành mô hình trang trại với số lượng lên tới cả nghìn con.

Chàng trai 8X nuôi dế Thái
Từ bỏ chuyên ngành điện tử sau nhiều năm theo đuổi, anh Trần Quốc Trí ở An Giang xây trại nuôi dế sau khi nhận thấy đây mới là công việc mình thật sự đam mê.

Trồng hoa lily thu tiền tỉ.
Bỏ phố thị lên huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) tậu đất để trồng hoa, bước đầu chuốc lấy không ít thất bại, nhưng nay mỗi năm lão nông Nguyễn Chí Bảo (75 tuổi) thu về khoảng 10 tỉ đồng từ hoa lily.

Cử nhân về quê nuôi bồ câu, gà đồi

Từ chối công việc có mức lương 7 triệu đồng/tháng và cơ hội thăng tiến, anh Trần Thanh Sơn (25 tuổi, ở xóm Đồ Sơn, xã Bài Sơn, H.Đô Lương, Nghệ An) vừa tốt nghiệp đại học đã về quê mở trại nuôi chim bồ câugà đồi, với thu nhập mỗi năm trên 300 triệu đồng.

 



Kiếm tiền từ con dông
Năm 2012, sau khi xuất ngũ trở về gia đình, anh Trần Cao Lĩnh (22 tuổi, ngụ P.3, TP.Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) đã tự tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi dông để lập nghiệp.

Trồng hoa hồng trong nhà kính
Việc chuyển đổi hợp lý từ trồng rau màu sang hoa hồng, đồng thời áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đã giúp gia đình anh Phạm Quốc Đồng (39 tuổi, P.4, TP.Đà Lạt, Lâm Đồng) thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Làm giàu từ xoài non
Một nông dân ở cù lao Bình Phước Xuân (An Giang) vì tiếc trái xoài rơi rụng đã âm thầm nghiên cứu biến chúng thành món dưa xoài trứ danh.

Chàng trai nghèo khởi nghiệp từ 15 triệu đồng nấm bào ngư
Tình cờ xem mô hình trồng nấm bào ngư trên tivi, Nguyễn Sĩ Luận (sinh năm 1982) mày mò tìm hiểu, vay 15 triệu đồng từ Ngân hàng chính sách huyện Châu Thành (An Giang) để mua phôi và thành công ngay sau 3 tháng thử nghiệm.

Nông dân đổi đời từ vèo cá lóc

Bắt đầu với số vốn khiêm tốn để mua con giống và làm vèo - lồng nuôi từ lưới hoặc túi nylon, nông dân có thể thu lãi cả chục triệu đồng từ cá lóc.



Triệu phú hoa kiểng

Nghề trồng hoa kiểng đã mang về cho anh Huỳnh Thanh Tuấn (36 tuổi, ngụ P.Tân Quy Đông, TP.Sa Đéc, Đồng Tháp) thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

 



Cử nhân ngoại ngữ lập nghiệp với nghề nuôi bồ câu Pháp
Bỏ tấm bằng đại học loại khá, chị Nhung khởi nghiệp bằng việc nuôi 300 con bồ câu trong một căn phòng 30m2. 

Tài xế xe tải thành triệu phú nhờ nuôi gà rừng
Thuần chủng thành công giống gà rừng quý hiếm, anh Phạm Văn Hà đã có thu nhập 500 triệu đồng nhiều năm qua. Người trong vùng gọi cơ duyên thuần hóa gà rừng của anh là câu chuyện cổ tích.

Lên núi nuôi cá
Vốn là một thanh niên thành phố nhưng anh Hoàng Ngọc Thanh (P.Xuân Phú, TP.Huế, Thừa Thiên- Huế) đã mạnh dạn lên núi mở trang trại nuôi cá theo mô hình của Thái Lan và đã thu được nhiều thành quả


Chàng trai trẻ thành công với mô hình nuôi rắn
Với ý chí và lòng quyết tâm của chàng trai trẻ Dương Quốc Trung, 33 tuổi ở tiểu khu Thạch Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình đã xây dựng thành công mô hình nuôi rắn hổ mang và là người duy nhất nuôi “rắn độc” ở huyện Đà Bắc. Mỗi năm anh xuất bán 3 tạ rắn, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Chàng trai 9X làm giàu từ chim trĩ đỏ.
Mỗi tháng, Thắng có thể thu lãi hàng chục triệu đồng từ khu trại rộng hơn 2.000m2 nuôi chim trĩ đỏ. 

Ông chủ 8x đam mê nuôi lợn khép kín
Mỗi năm Hùng thu lãi tiền tỷ với mô hình chăn nuôi khép kín, từ việc nuôi con nái để gây giống, kinh doanh thuốc thú y, các loại cám cho lợn, mở lò mổ. 

Nuôi heo bằng máy tính kiếm tiền tỷ mỗi năm
Là chủ trang trại nuôi heo lớn ở Biên Hòa, nhưng công việc chiếm nhiều thời gian của ông Nguyễn Trí Công lại là ngồi trước máy tính pha chế thức ăn.

Cử nhân kinh tế đi nuôi lươn
Vốn đầu tư không lớn, lại mang về hiệu quả kinh tế cao, nhiều nông dân ở TP HCM, Bình Dương đã quyết định đến với nghề nuôi lươn trong bể bê tông, thu về cả trăm triệu đồng mỗi vụ.

Làm giàu với heo rừng lai
Sau thời gian dài học hỏi, ông Chánh ở xã Nghĩa Trung, huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) lên vùng cao mua con giống heo rừng hoang dã mang về lai với heo cỏ, nhân giống thành công bán ra thị trường thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Chủ trang trại làm giàu từ 2 triệu đồng
Khoản tiền vay được từ một chương trình tài chính vi mô năm 2006 đã giúp anh Hoàng Trọng Hậu (Hưng Yên) phát triển trang trại gà, mang lại thu nhập lên tới hàng trăm triệu đồng mỗi năm. 

Kiếm tiền từ nuôi gà Đông Tảo
Mất trắng 400 triệu đồng khi dự án nuôi gà Đông Tảo thất bại ngay lúc khởi động, anh Nguyễn Hữu Minh mới dần hiểu được đặc tính của loại gia cầm này để phát triển thành mô hình trang trại với số lượng lên tới cả nghìn con.

Kiếm tiền tỷ trên đất sỏi
Sau hơn 20 năm gắn bó với nông nghiệp, mỗi năm trang trại của ông Mai Văn Rõ thu về khoảng 2,2 tỷ đồng.

Làm giàu từ gạo hữu cơ
Hơn 10 năm nghiên cứu, ông Võ Minh Khải dốc hết vốn liếng và công sức để làm ra hạt gạo hữu cơ chức năng được thị trường trong và ngoài nước chấp nhận.

Chàng trai 9X làm giàu từ chim trĩ đỏ

Mỗi tháng, Thắng có thể thu lãi hàng chục triệu đồng từ khu trại rộng hơn 2.000m2 nuôi chim trĩ đỏ. 

Nguyễn Văn Thắng sinh năm 1990 ở Lý Nhân, Hà Nam. Tốt nghiệp cấp 3 năm 2009, anh đến giúp việc cho trại nuôi chim của người chú. Một năm sau, anh về nhà cùng gia đình xây dựng trại nuôi chim trĩ đỏ với diện tích khoảng 30m2, vốn đầu tư khoảng 30-40 triệu đồng.



Nông dân trồng nấm chữa bệnh người nghèo
Chỉ học hết lớp 9, lại hay bị ốm đau, anh Phong ở huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi) học cách trồng nấm linh chi nâng cao sức khỏe bản thân và đang ấp ủ ước mơ trồng nấm giúp người nghèo chữa bệnh.

Nuôi bồ câu Pháp không cần mặt bằng rộng
Tâm sự về công việc của mình, Thùy Nhung cho hay, tốt nghiệp cử nhân ngoại ngữ loại khá và có công việc ổn định, nhưng do thu nhập không cao, năm 2010, chị quyết định xin nghỉ việc về quê cùng mẹ nuôi bồ câu Pháp. Sau một thời gian nuôi thử để lấy kinh nghiệm, hiện nay đàn bồ câu của gia đình chị phát triển rất tốt với 3.000 cặp.

Nuôi ếch thu nhập 200 triệu đồng/năm
Với nghề nuôi ếch thịt và sản xuất ếch giống, ông Đinh Như Trực (thôn Di Tây, xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) đã có thu nhập mỗi năm trên 200 triệu đồng.

Thuê đất trồng ly, thu tiền tỷ
Sinh ra, lớn lên ở xã Tây Tựu, Từ Liêm (Hà Nội) - địa phương nổi tiếng về trồng hoa, anh Nguyễn Văn Dư đã lựa chọn hoa ly để trồng.

Mô hình nuôi rắn hổ hèo gia đình của Anh Trần Quang Thịnh ở xã Tân Thành, huyện Lai Vung
Rắn Hổ hèo là một loài bò sát sống hoang dã, có ưu điểm dễ nuôi, có thể tận dụng được thức ăn tự nhiên có sắn ngoài đồng ruộng. Hiện nay thịt rắn đang được tiêu thụ nhiều ở các nhà hàng, quán ăn lớn trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.

Làm phòng máy lạnh nuôi... lợn
Lập gia đình, chồng làm ở xã, lương ba cọc, ba đồng, chị Chúc làm đủ thứ việc mà gia cảnh vẫn túng bấn. Khi 3 đứa con lần lượt ra đời, cuộc sống càng khó khăn hơn. “Trong đầu tôi lúc nào cũng suy nghĩ phải làm cái gì đó để chồng con bớt túng thiếu, chứ sống thế này khổ quá”-

Tỷ phú rô phi Đài Loan
Rô phi Đài Loan có thể nuôi được trong môi trường nước ngọt, nước mặn - lợ. Tốc độ sinh trưởng nhanh, đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao, dùng thức ăn công nghiệp, một năm nuôi đạt tới 1,8 - 2,0 kg/con.

Cho cam sành ra trái nghịch mùa


Trồng rau nhút xóa nghèo
Rau nhút là loại cây dễ trồng, là món ăn bổ dưỡng, khoái khẩu nên được thị trường ưa chuộng. Trồng rau nhút cho lợi nhuận rất khá, thu hút nhiều hộ nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long. Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang đã thành lập tổ liên kết sản xuất trồng rau nhút, gieo trồng cả mùa lũ lẫn mùa khô.

Nuôi gà Ji DABACO hiệu quả cao
Thôn Tân Kỳ, xã Đồng Tâm, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang vốn là nông trường cam Bố Hạ ngày trước. Do giống cam Bố Hạ bị thoái hoá và do đổi mới cơ chế, nông trường giải thể, đất đai giao cho công nhân quản lý, đất trồng cam ngày trước nay được trồng vải thiều. Nếu chỉ dựa vào nguồn thu từ vải thiều thì kinh tế các hộ hạn chế, những năm gần đây nhiều gia đình đã nuôi gà màu chăn thả dưới tán cây vải cho thu nhập khá, đời sống được nâng cao.

Nuôi giun tháng lãi hơn 10 triệu
Ông Nguyễn Văn Lý ở thôn Quang Hiển, xã Quang Thịnh, huyện Lạng Giang - Bắc Giang, là bệnh binh 61%. Ngoài phát triển kinh tế VAC, từ năm 2008 ông Lý bắt đầu nuôi giun đất phục vụ cho chăn nuôi. Hàng năm nguồn thu từ nuôi giun đất giúp ông có thu nhập bình quân từ 180 đến 200 triệu đồng.

Mô hình nuôi cá lóc đầu nhím


Nuôi rắn thả vườn
Nhờ sự giới thiệu của Chính quyền địa phương, chúng tôi đến thăm trang trại nuôi rắn của gia đình anh Chau Sóc Kim và chị Nguyễn Thị Diễm Châu, ấp An Thuận, xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn (An Giang). Tôi không khỏi ngỡ ngàng, bởi thông thường người ta nuôi trong chuồng nhưng gia đình anh chị lại áp dụng mô hình nuôi thả trong vườn mà lại mang lại hiệu quả kinh tế cao

Nuôi nhím: giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi
Anh Bùi Thiện Phước, ở xã Long Kiến, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang  vui vẻ bộc bạch: “Hơn 6 năm trước, khi học được kỹ thuật nuôi nhím trên mạng Internet, trong một lần đi Bình Thuận, tôi mua một cặp nhím giống, với giá 3,5 triệu đồng, đem về thả vào chuồng nuôi. Đến nay, đàn nhím đã phát triển lên rất nhiều, tôi vừa cung cấp nhím giống và nhím thịt cho những người có nhu cầu ở các nơi…”

Bò - giun - lươn
Nuôi bò nhốt chuồng, lấy phân bò nuôi giun quế, lấy giun quế nuôi lươn, làm thức ăn chăn nuôi. Mô hình khép kín trên cho gia đình anh Vũ Văn Hòa, xóm 12, thôn Thăng Long, xã Bắc Sơn, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình thu nhập mỗi năm khoảng 300 triệu đồng.

Bắc Giang: Người cao tuổi làm kinh tế giỏi

Vượt qua trở ngại về tuổi tác, điều kiện sức khỏe, nhiều hội viên người cao tuổi huyện Hiệp Hòa đã nêu gương sáng trong lao động sản xuất, xây dựng gia đình hạnh phúc và giúp đỡ những người khó khăn. Ông Phạm Bá Thìn (79 tuổi) hội viên người cao tuổi thôn Đông Lỗ, xã Đông Lỗ, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) là một điển hình.



Gương điển hình nông dân sản xuất kinh doanh giỏi
Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, cha mất sớm, anh trai đã có gia đình riêng nên ông phải một mình nuôi mẹ già với hai bàn tay trắng. Năm 1979, ông tình nguyện lên đường nhập ngũ và có mong muốn ở lại phục vụ lâu dài trong quân đội, nhưng do hoàn cảnh gia đình lúc đó gặp nhiều khó khăn, năm 1989 ông xuất ngũ trở về địa phương và lập gia đình.

Người nuôi cá Chình có hiệu quả cao ở xã Vinh Mỹ

Ông Trần Bích ở thôn 1, xã Vinh Mỹ- Phú Lộc có 6 bể nuôi cá chình, với diện tích 500m2. Ông thả nuôi từ tháng 8/2008, mật độ thả 01 con/m2 (300-330g/con), sau khi nuôi hơn năm, lãi từ 40 triệu- 50 triệu đồng.



Một nông dân sản xuất bưởi thanh trà giỏi của xã Thủy Biều - thành phố Huế

Thanh Trà là giống bưởi đặc sản đã tồn tại và phát triển ở Thừa Thiên Huế từ lâu đời, được trồng chủ yếu trên đất phù sa được bồi dọc theo sông Hương, sông Bồ, sông Ô Lâu… hiện tại diện tích trên toàn tỉnh đạt khoảng trên 1.000 ha.



Làm giàu từ nghề nuôi cua đinh
Từ 200 con cua đinh, sau 3 năm kiên trì thử nghiệm, ông đã thành công với mô hình của mình. Thành công giúp ông trở thành người đầu tiên ở vùng đất Kim Dinh mở đường cho phong trào nuôi cua đinh, loài động vật hoang dã được thị trường ưa chuộng với giá cả đắt đỏ. Cùng với con trai, ông đã mở đường cho phong trào nuôi cua đinh ở miền đất này.

Xây dựng quỹ hỗ trợ nông dân

Hiện nay theo tiêu chuẩn phân loại hoạt động Hội của Hội Nông dân phường Kim Dinh năm 2011 về xây dựng Quỹ hỗ trợ nông dân nhằm giúp đỡ  những hộ hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thiếu vốn sản xuất có điều kiện vươn lên trong cuộc sống



  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân phường Kim Dinh, thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 820 632 - Fax: (84.064) 3 820 632
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu