TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Ba, 19/3/2024
Tổng quan về phường
Tin hoạt động-KHCN
Sản phẩmHọat động UBND
Dịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Lượt truy cập: 302031
CHĂN NUÔI
 
Giá heo cao, nông dân vẫn dè chừng
70.000-90.000 đồng/kg heo hơi là mức giá đem đến lợi nhuận khá cho người chăn nuôi. Tuy nhiên, vào lúc này, không nhiều người dám tăng đàn ồ ạt vì heo giống giá rất cao, từ 3-5 triệu đồng/con

Nuôi gà Ai Cập siêu trứng
Đây là giống gà khá mới, đã được ông Nguyễn Xuân Noãn (ấp Phước Tân 5, xã Tân Hưng, TP.Bà Rịa) nuôi theo mô hình lấy trứng, mang lại hiệu quả cao.

Người nuôi gà không dễ kiếm lời vụ Tết

Vụ Tết luôn là cơ hội tốt nhất trong năm cho người chăn nuôi gà. Tuy nhiên, năm nay, nhiều nông dân tỏ ra e dè với việc mở rộng quy mô chăn nuôi, vì giá gà xuống quá thấp và khó tiêu thụ.



Giá heo trên đà "hạ nhiệt", cuối năm sẽ bình ổn
Trong vòng 1 tháng trở lại đây, giá heo hơi liên tục giảm, hiện về mức 80.000 đồng/kg. Ngoài nguyên nhân người chăn nuôi tích cực tăng đàn, tái đàn; việc nhập khẩu heo sống thời gian qua cũng là yếu tố tác động tích cực làm cho giá giảm. Với đà này, dự báo đến cuối năm thị trường thịt heo sẽ bình ổn.

NUÔI GÀ TA BẰNG THẢO DƯỢC THU LÃI HƠN 300 TRIỆU ĐỒNG MỖI NĂM
Anh Nguyễn Minh Lý (ấp 1, xã Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ), đã thành công với mô hình nuôi gà ta thả vườn bằng thảo dược, không chỉ giảm được chi phí sử dụng thuốc thú ý, giảm chi phí, hao hụt trong chăn nuôi mà còn mở ra hướng đi mới trong tiếp cận thị trường đối với sản phẩm gà sạch, phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Không bán được dê, nông dân chuyển hướng chăn nuôi bò, gà
Dê tới thời điểm xuất bán bị ép giá, lỗ vốn thậm chí không có người mua, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh phải chuyển đổi sang mô hình chăn nuôi khác như bò, gà.



Giá thịt heo hạ nhiệt

Giá heo hơi giảm nhiệt một tuần nay giúp giá bán thịt thành phẩm trên thị trường hạ 10.000-15.000 đồng nhưng sức mua vẫn kém. 




Để ngày Tết không thiếu thịt heo

Giá thịt heo trong nước tăng cao chưa từng có trong thời gian qua cùng với dự báo của Bộ NN-PTNT rằng nguồn cung thịt heo các tháng cuối năm thiếu hụt khoảng 200.000 tấn - tương đương 2 triệu con heo xuất chuồng, khiến cho người tiêu dùng lo ngại bữa ăn ngày Tết của nhiều gia đình sẽ thưa vắng những món từ thịt heo. Dù thế nào, các món từ thịt heo vẫn là thực phẩm truyền thống không thể thay thế đối với nhiều gia đình Việt Nam.

Câu chuyện “thiếu thịt heo” chiếm một thời lượng không nhỏ của phiên họp thường kỳ của Chính phủ nhằm đánh giá tình hình KT-XH tháng 11 vừa qua. Tại phiên họp này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các bộ, ngành chức năng kiểm soát giá thịt heo, chuẩn bị đủ nguồn cung phục vụ Tết.

Trước đó, vào tháng 5/2019, trước tình hình dịch tả heo châu Phi bùng phát, xấp xỉ 6 triệu con heo phải tiêu hủy vì dịch, ảnh hưởng đến nguồn cung thịt heo trong nước, 2 Bộ Công thương và Nông nghiệp - Phát triển nông thôn đã họp bất thường nhằm cân đối cung cầu dịp cuối năm 2019, trong đó thu mua, giết mổ và cấp đông thịt heo là một trong các giải pháp được 2 bộ tính đến để bảo đảm ổn định thị trường. Thế nhưng, theo nhận định việc cấp đông sản phẩm thịt heo trong một thời gian dài với khối lượng lớn sẽ gặp khó khăn về nguồn lực cơ sở hạ tầng cũng như tài chính; Khả năng cấp đông của các DN thu mua, giết mổ và chế biến trong nước cũng còn hạn chế.

Hai bộ cũng thống nhất cần thiết sẽ xem xét khả năng nhập khẩu thịt heo chính ngạch từ các nước có hiệp định thương mại song phương với giá cả hợp lý để bù đắp thiếu hụt trong nước và hạn chế việc tăng giá heo. Tuy nhiên, một vấn đề được đặt ra là cần ngăn chặn việc đưa heo sang thị trường khác như Trung Quốc, cũng như ngăn chặn lượng heo nhập khẩu lậu từ Thái Lan qua Campuchia, mang theo nguy cơ an toàn vệ sinh thực phẩm và mầm bệnh vào trong nước.

“Bộ Công thương luôn coi thịt heo là một trong những mặt hàng thiết yếu cần phải bảo đảm nguồn cung cho thị trường và bình ổn giá cả, nhất là trong dịp cuối năm và dịp Tết cổ truyền. Vì vậy, chúng tôi luôn theo dõi sát thị trường, việc cung - cầu mặt hàng thịt heo nói riêng và thực phẩm nói chung nhằm có những đề xuất, tham mưu phù hợp để ổn định thị trường, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng”. Lời trấn an của Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải dầu vậy vẫn chưa khiến người tiêu dùng hoàn toàn yên tâm khi mà sức nóng của thị trường thịt heo chưa có dấu hiệu giảm. Theo dự báo giá thịt heo có thể còn tăng sốc trong dịp Tết sắp tới.

Những năm gần đây, việc phát triển đàn heo trong cả nước đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Có lúc tăng trưởng quá “nóng”, cung liên tục vượt cầu. Có lúc giá heo hơi xuống thấp chạm đáy, nhiều trang trại, người nuôi rơi vào tình trạng phá sản, phải nhờ người tiêu dùng “giải cứu”. “Gót chân Achilles” của ngành chăn nuôi heo thể hiện rõ ở quy mô manh mún, nhỏ lẻ; giá thành sản xuất cao; môi trường chăn nuôi đối diện với ô nhiễm, chưa kiểm soát tốt dịch bệnh; chất lượng con giống chưa bảo đảm; công nghệ chế biến, giết mổ heo chủ yếu là thủ công; thiếu sự phối hợp giữa người sản xuất và thị trường để tạo ra một chuỗi liên kết ổn định…

Ngành chăn nuôi heo chỉ có thể vượt “khủng hoảng” khi có một chiến lược tái cơ cấu mạnh mẽ bằng cách tổ chức sản xuất theo chuỗi và gắn với thị trường; ứng dụng công nghệ cao theo hướng nhập khẩu các giống tốt, bảo tồn và lai tạo giống có năng suất và chất lượng cao; chủ động khống chế các dịch bệnh nguy hiểm. Để làm tốt công tác thú y cần khuyến cáo người dân thực hiện tốt pháp lệnh, luật thú y, đẩy mạnh công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh thực phẩm.

Đợt “khủng hoảng” về dịch tả heo châu Phi cũng như việc giá heo liên tục tăng trong những ngày qua là cuộc thanh lọc khốc liệt của thị trường nhưng cũng là dịp để thúc đẩy tái cơ cấu, xây dựng một nền chăn nuôi hiện đại, bền vững. Qua đó, không chỉ chủ động được nguồn thịt heo cung cấp cho thị trường ngày thường cũng như dịp Tết mà còn đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu chính ngạch sang các quốc gia phát triển trên thế giới.

NGUYỄN TRIỆU HẢI

 


Chương trình 135 - "Đòn bẩy" phát triển vùng dân tộc thiểu số

Giai đoạn 2014-2019, nguồn vốn hỗ trợ của Chương trình 135 về phát triển kinh tế-xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và Đề án phát triển kinh tế-xã hội cho đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh đã góp phần giúp đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Châu Đức và Xuyên Mộc có thêm điều kiện vươn lên thoát nghèo. Diện mạo các xã, thôn, ấp đặc biệt khó khăn cũng thay đổi rõ rệt.

Gia đình bà Đào Thị Thảo (dân tộc Châu Ro ở tổ 1, thôn Lồ Ồ, xã Đá Bạc, huyện Châu Đức) vươn lên thoát nghèo nhờ được hỗ trợ 2 con dê giống từ nguồn vốn của Chương trình 135.
Gia đình bà Đào Thị Thảo (dân tộc Châu Ro ở tổ 1, thôn Lồ Ồ, xã Đá Bạc, huyện Châu Đức) vươn lên thoát nghèo nhờ được hỗ trợ 2 con dê giống từ nguồn vốn của Chương trình 135.

ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN THAY ĐỔI

Chúng tôi về xã Phước Tân, một trong 3 xã đặc biệt khó khăn của huyện Xuyên Mộc nằm trong Chương trình 135. Đi trên những con đường mới khang trang, sạch sẽ, hai bên đường là những vườn cây ăn quả lúc lỉu, những rẫy tiêu, điều xanh mướt mắt, chúng tôi cảm nhận được cuộc sống của người dân dần thay đổi. Ông Nguyễn Văn Nguyên, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Tân cho biết, trước năm 2015, nhiều tuyến đường giao thông trên địa bàn xã gập ghềnh, khó đi, thương lái rất ít khi đến tận rẫy thu mua nông sản khiến đời sống kinh tế của người dân gặp nhiều khó khăn. Đầu năm 2015, khi được phân bổ nguồn vốn Chương trình 135 giai đoạn 2015-2018, UBND xã đã ưu tiên đầu tư những công tình phúc lợi thiết thực nhất, trong đó dành 30,5 tỷ đồng để nâng cấp 7 tuyến đường giao thông. “Nhờ nguồn vốn của Chương trình 135 mà những đoạn đường lầy lội trước đây, nay đã được đổ bê tông sạch sẽ, nhân dân đi lại thuận tiện, việc giao thương hàng hóa thuận lợi hơn, thu nhập của đồng bào DTTS đạt 49 triệu đồng/người/năm, số hộ nghèo là người DTTS giảm xuống còn 12 hộ”, ông Nguyễn Văn Nguyên nói.

Giai đoạn 2014-2019, thông qua nguồn vốn hỗ trợ của Chương trình 135 về phát triển kinh tế-xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng DTTS và miền núi và Đề án phát triển kinh tế-xã hội cho đồng bào DTTS, UBND tỉnh đã bố trí hàng trăm tỷ đồng để xây dựng các công trình giao thông, điện, cấp nước sạch, đập thủy lợi, xây mới, sửa chữa nhà, kéo điện sinh hoạt cho đồng bào vùng DTTS.

Trước đây, do không có điều kiện lắp đặt đồng hồ điện và kéo dây về nhà nên gia đình ông Hoàng Kiên (dân tộc Hoa ở ấp Phú Tài, xã Hòa Hiệp, huyện Xuyên Mộc) phải dùng chung nguồn điện với hàng xóm. Giờ cao điểm, nguồn điện thường bị yếu do quá tải, lại phải trả tiền điện với giá cao nên ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất của gia đình ông Kiên. Đầu năm 2018, UBND huyện Xuyên Mộc triển khai hỗ trợ lắp đặt điện sinh hoạt cho người dân thông qua Chương trình 135. Gia đình ông Kiên là một trong 9 hộ đồng bào DTTS trong xã được hưởng lợi từ chính sách này. “Thay vì phải trả hơn 100 ngàn đồng/tháng như trước, hiện tại tôi chỉ phải trả khoảng 50 ngàn đồng tiền điện. Nguồn điện lại ổn định, không chập chờn như trước giúp gia đình tôi chủ động hơn trong sản xuất và sinh hoạt”, ông Kiên nói.

Bên cạnh đó, việc hỗ trợ cây, con giống và chuyển giao khoa học kỹ thuật nhằm giúp đồng bào DTTS có điều kiện, động lực để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và từng bước giảm nghèo, ổn định cuộc sống cũng được các địa phương đẩy mạnh. Năm 2015, gia đình bà Đào Thị Thảo (dân tộc Châu Ro, ở tổ 1, thôn Lồ Ồ, xã Đá Bạc, huyện Châu Đức) được hỗ trợ 2 con dê giống theo Chương trình 135, đồng thời được tham gia lớp tập huấn, phổ biến khoa học, kỹ thuật tiên tiến áp dụng vào chăn nuôi. Đến nay, gia đình bà đã phát triển được đàn dê hơn 40 con, cho nguồn thu nhập trên 60 triệu đồng/năm. Đầu năm 2018, gia đình bà Thảo đã chính thức thoát nghèo và xây được căn nhà cấp 4.

TĂNG TỐC ĐỂ VỀ ĐÍCH ĐÚNG HẠN

Tính đến nay, huyện Xuyên Mộc có 16 công trình giao thông, 2 công trình điện, 1 công trình thủy lợi trên địa bàn 12 thôn, ấp đặc biệt khó khăn thuộc diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn 2019-2021 đã xuống cấp nghiêm trọng, cần đầu tư mới hoặc sửa chữa, tu bổ. UBND huyện phấn đấu đến năm 2025, 100% hộ DTTS có nhà ở từ bán kiên cố trở lên, có điện thắp sáng, được dùng nước sinh hoạt và nhà vệ sinh hợp vệ sinh. Bà Đinh Thị Trúc My, Phó Chủ tịch UBND huyện Xuyên Mộc cho biết, việc thực hiện Chương trình 135 vẫn còn những khó khăn nhất định do ngân sách địa phương bố trí cho đầu tư công còn hạn chế, kinh phí phân bổ hàng năm cho các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng còn thiếu. Ngoài ra, đời sống của một số hộ còn khó khăn, phần lớn không có đất hoặc thiếu đất sản xuất nên phải đi làm mướn mưu sinh, dẫn đến thu nhập không ổn định. “Thời gian tới, huyện sẽ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng các công trình kết cấu hạ tầng thiết yếu để ưu tiên đầu tư. Về công tác hỗ trợ phát triển sản xuất, huyện sẽ chú trọng khâu chọn hộ thụ hưởng chính sách về cây, con giống theo thứ tự ưu tiên từ chuẩn nghèo đặc biệt khó khăn đến chuẩn nghèo tỉnh và do người dân bình chọn công khai từ cơ sở, ưu tiên hỗ trợ những hộ gia đình có điều kiện phát triển sản xuất để tăng hiệu quả đầu tư của dự án”, bà Đinh Thị Trúc My cho biết.

Giai đoạn 2019-2020, toàn tỉnh có 5.131 hộ với 23.262 nhân khẩu, trong đó có 1.011 hộ đồng bào DTTS của 15 thôn, ấp nằm trong vùng kinh tế đặc biệt khó khăn được hỗ trợ từ Chương trình 135, gồm: ấp Khu 1 (xã Bình Châu); ấp Tân Rú, Tân Trung (xã Phước Tân); ấp Phú Quý, Phú Tài, Phú Lộc, Phú Vinh, Phú Lâm (xã Hòa Hiệp); ấp 1 Tây, 2 Tây (xã Bàu Lâm); ấp Bàu Hàm, Bàu Ngứa (xã Tân Lâm) thuộc huyện Xuyên Mộc; thôn 1, 3 (xã Suối Rao) và thôn Lồ Ồ (xã Đá Bạc) thuộc huyện Châu Đức.

Tương tự, giai đoạn 2019-2020, toàn huyện Châu Đức cũng có 10 công trình giao thông, 15 công trình điện, 13 công trình nước sinh hoạt trên địa bàn thôn Lồ Ồ (xã Đá Bạc) và thôn 1, 3 (xã Suối Rao) thuộc diện đầu tư của Chương trình 135. UBND huyện phấn đấu đến năm 2024, thu nhập của đồng bào DTTS đạt 45 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2% so với hộ nghèo toàn huyện. Ông Nguyễn Tấn Bản, Phó Chủ tịch UBND huyện Châu Đức cho rằng rào cản lớn nhất hiện nay là nhiều hộ đồng bào DTTS còn trông chờ, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của nhà nước, chưa tạo được sự bứt phá trong áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi, dẫn đến chất lượng sản phẩm không cao, khó cạnh tranh và không ổn định về đầu ra. Do đó, ngoài việc tranh thủ các nguồn lực từ Đảng, Nhà nước, điều quan trọng nhất hiện nay là phải tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân xóa bỏ tâm lý trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, đồng thời hỗ trợ đồng bào nâng cao trình độ nhận thức, thể trạng con người, năng lực phát triển sinh kế, từng bước hình thành sản xuất sản phẩm gắn với thị trường, ổn định cuộc sống.

Thông qua Chương trình 135, đến nay, 100% vùng đồng bào DTTS đã có đường lớn trải nhựa đến trung tâm xã, 99,75% đồng bào DTTS được sử dụng điện lưới quốc gia, 99,8% đồng bào DTTS được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó 72,5% hộ được sử dụng nước sạch; tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS giảm 4%/năm, hiện nay chỉ còn 565 hộ nghèo đồng bào DTTS. Tính đến cuối năm 2018, toàn tỉnh có 3 xã và 6 thôn, ấp ra khỏi Chương trình 135 gồm: xã Hòa Hiệp, ấp Bình Thắng (xã Bình Châu), ấp Thạnh Sơn 3 (xã Phước Tân) của huyện Xuyên Mộc; xã Suối Rao, Đá Bạc, ấp Vinh Thanh (TT.Ngãi Giao), thôn 1 (xã Bình Trung), thôn Bình Sơn, thôn Bàu Điển (xã Đá Bạc) của huyện Châu Đức.

 

“Để Chương trình 135 phát huy hiệu quả, về đích đúng mục tiêu đề ra, tỷ lệ hộ nghèo nhanh, bền vững đối với vùng DTTS, ngoài việc thực hiện tốt các chính sách của Đảng, Nhà nước để giúp các xã dần hoàn thiện điều kiện kết cấu hạ tầng nhằm thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển, Ban Dân tộc tỉnh sẽ tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các chính sách hỗ trợ liên quan đến các vấn đề an sinh xã hội đối với đồng bào DTTS, khuyến khích các DN, nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư vào vùng dân tộc, tăng cường khai thác các nguồn vốn từ hợp tác quốc tế cho phát triển vùng dân tộc”, ông Đỗ Đình Quốc, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh nhấn mạnh.

Bài, ảnh: MINH NHÂN



Nuôi lươn trong bể xi măng đạt hiệu quả cao
Nhờ áp dụng đúng kỹ thuật và quy trình nuôi lươn trong bể xi măng, HTX Nông nghiệp - Thương mại - Dịch vụ Đức Vinh (gọi tắt HTX Đức Vinh) ở xã Long Tân, huyện Đất Đỏ đã thực hiện thành công mô hình sản xuất lươn giống và lươn thương phẩm. Nhiều hộ thành viên của HTX đã có nguồn thu nhập ổn định và vươn lên làm giàu từ mô hình này.
Ông Phạm Văn Thức (bìa phải) kiểm tra sự tăng trưởng của lươn giống trong bể xi măng tại trại nuôi của anh Nguyễn Thanh Tùng (ấp Tân Hiệp, xã Long Tân, huyện Đất Đỏ).
Ông Phạm Văn Thức (bìa phải) kiểm tra sự tăng trưởng của lươn giống trong bể xi măng tại trại nuôi của anh Nguyễn Thanh Tùng (ấp Tân Hiệp, xã Long Tân, huyện Đất Đỏ).

Ông Phạm Văn Thức, Giám đốc HTX Đức Vinh cho biết, đơn vị được thành lập năm 2014, với 4-5 thành viên tham gia nuôi lươn giống. Lúc đầu, do nguồn giống không ổn định, giá cả đầu ra bấp bênh, mô hình nuôi lươn trong bể xi măng chưa có kinh nghiệm nên hiệu quả chưa cao. Sau đó, các thành viên trong HTX đã không ngừng học hỏi, nghiên cứu kỹ thuật, tích cực tham gia các lớp tập huấn về sản xuất giống lươn đồng để truyền đạt kinh nghiệm cho nhau.

Qua mấy năm nghiên cứu, các thành viên HTX Đức Vinh đã cải tiến kỹ thuật nuôi bằng việc cho lươn ăn trùn chỉ, trùn quế và cám gạo. Từ nguồn thức ăn sạch, lươn ít bị bệnh. Nhờ đó, năng suất tăng lên gấp 2 - 3 lần so với trước đây. Năm 2018, HTX đã bán ra thị trường khoảng gần 1 triệu con lươn giống. Riêng từ đầu năm 2019 tới nay, HTX đã xuất bán được hơn 1,5 triệu con lươn giống và 30 ngàn con lươn thương phẩm. Cùng với nuôi lươn giống, HTX Đức Vinh đang thực hiện đầu tư chuyên sâu cho mô hình nuôi lươn thương phẩm bước đầu cho kết quả khả quan.

Anh Nguyễn Thanh Tùng (ấp Tân Hiệp, xã Long Tân, huyện Đất Đỏ), thành viên HTX Đức Vinh cho biết, năm 2017, anh Tùng tham gia HTX Đức Vinh. Sau khi được tập huấn kỹ thuật, anh Tùng đã đầu tư hàng chục bể xi măng nuôi lươn giống và lươn thành phẩm. Năm 2018, trừ các chi phí nuôi lươn, anh Tùng thu lãi gần 500 triệu đồng.

Ông Phạm Văn Thức cho biết, bể nuôi lươn được xây bằng gạch, đá, xi măng và lát nền bằng gạch men. Những vật liệu này đều an toàn, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của lươn giống, không có tác động ảnh hưởng đến chất lượng thịt của lươn thương phẩm. Mô hình nuôi lươn trong bể xi măng phải có mái che để tránh sự biến đổi thất thường của thời tiết, khu vực nuôi lươn phải yên tĩnh, không có sự tác động lớn ở bên ngoài khiến lươn bị “sốc”; lươn giống sau khi được thả nuôi trong khoảng 1 năm sẽ bắt đầu quá trình sinh sản tự nhiên, lúc này thu con giống tách lấy trứng, mang vào bể riêng để ấp. Lươn con mới nở được nuôi trong bể với mật độ 10 ngàn con/m2. Khoảng 1,5 tháng tuổi, giãn mật độ xuống còn 5 ngàn con/m2, thức ăn chủ yếu là trùn chỉ. Sau thời gian 3 tháng, tiếp tục giảm mật độ xuống còn 1 ngàn con/m2. Khi lươn giống nuôi đủ 90 ngày, trọng lượng khoảng 500 con/kg, có thể xuất bán với giá hơn 6 ngàn đồng/con. Về nuôi lươn thương phẩm, sau 10 tháng chăm sóc, lươn đạt trọng lượng 200gam/con là có thể xuất bán cho các chợ, các nhà hàng, quán ăn.

Theo ông Thức, so với việc nuôi lươn ở ngoài đồng, việc nuôi lươn trong bể xi măng tại nhà dễ dàng phân chia các loại lươn bột, lươn hương, lươn giống, lươn thương phẩm; thuận tiện trong việc quan sát, chăm sóc, theo dõi số lượng và kịp thời phát hiện dịch bệnh do lươn không chui rúc trong bùn như mô hình cũ; rút ngắn thời gian chăm sóc, tận dụng được phụ phẩm nông nghiệp, cho năng suất ổn định. “Trước đây, những người nuôi lươn thường sử dụng cá tạp, cá xay, thức ăn thừa xay nhuyễn để cho lươn ăn, nên dễ gây ô nhiễm nguồn nước khiến lươn bị bệnh, phải sử dụng kháng sinh chữa trị, vừa tốn kém, vừa không bảo đảm an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Nay cho lươn giống ăn trùn chỉ, lươn thịt ăn trùn quế và cám gạo, bảo đảm lươn sinh trưởng khỏe mạnh, thịt lươn thơm ngon có giá trị thương phẩm cao”, ông Thức cho hay.

Mô hình nuôi lươn trong bể xi măng của HTX Đức Vinh mang lại hiệu quả cao, đã thu hút thêm thành viên tham gia, hiện đã lên đến 14 thành viên, có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm/thành viên. Được biết, thời gian tới HTX Đức Vinh sẽ đầu tư nuôi bò lấy phân để nuôi trùn quế, bảo đảm nguồn thức ăn ổn định cho lươn nuôi, tăng hiệu quả sản xuất.

Bài, ảnh: TRÚC GIANG-NGỌC BÍCH



Giải ngân 300 triệu đồng cho dự án nuôi dê sinh sản

Sáng 5/12 Ban điều hành Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh đã giải ngân dự án chăn nuôi dê sinh sản tại xã Hòa Hiệp, huyện Xuyên Mộc. Theo đó, 10 hộ được vay tổng số tiền 300 triệu đồng (mỗi hộ được vay 30 triệu đồng) trong thời gian 24 tháng, lãi suất 0,7% năm.

Được tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ của Hội giúp cho các hộ là hội viên nông dân xã Hòa Hiệp có thêm nguồn vốn để mở rộng quy mô sản xuất, chăn nuôi, tạo công ăn việc làm tại chỗ, góp phần giảm nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng.

KIM HỒNG

 



Lợi kép từ chăn nuôi an toàn

Mô hình chăn nuôi an toàn đang ngày càng được nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh áp dụng. Đây là mô hình cho hiệu quả kinh tế cao, hạn chế được dịch bệnh, đồng thời khắc phục được tình trạng ô nhiễm môi trường và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

Chị Lê Thị Cẩm Loan chăm sóc đàn heo rừng lai 2 tháng tuổi.
Chị Lê Thị Cẩm Loan chăm sóc đàn heo rừng lai 2 tháng tuổi.

Từ 2 chuồng (10m2/chuồng) nhận làm mô hình trình diễn “Nuôi heo rừng lai thương phẩm theo công nghệ sinh học” do Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai, đến nay cơ sở nuôi heo của chị Lê Thị Cẩm Loan (33 Tuệ Tĩnh, phường Long Toàn, TP. Bà Rịa) đã phát triển lên 10 chuồng, mỗi năm cung cấp cho thị trường 2 tấn thịt heo rừng thương phẩm. Chị Loan cho biết, trước đây chị chăn nuôi heo theo cách truyền thống, dù đã sử dụng hầm biogas để xử lý chất thải nhưng vẫn không tránh được mùi hôi, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. 

Năm 2018, chị tham gia mô hình “Nuôi heo rừng lai theo hướng công nghệ sinh học”. Theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, chị cải tạo 20m2 chuồng cũ thành 2 ô, có vách ngăn bằng xi măng, quây lưới B40, lợp mái che. Bên trong mỗi ô chuồng trải lớp đệm cao 60cm gồm 90% trấu và 10% mùn cưa. Sau đó, chị dùng 2kg men Balasa No1 đã ủ qua đêm, cùng 10kg cám bắp hòa nước trộn đều tưới lên lớp đệm lót, đảo đều, ủ trong 10 ngày rồi thả heo giống vào nuôi. Ban đầu, chị được hỗ trợ 10 con heo giống có trọng lượng mỗi con 15kg. Sau 6 tháng nuôi, chị bán ra thị trường 400kg heo thịt, trừ chi phí, chị thu lãi 8 triệu đồng. 

Theo chị Loan, heo rừng lai F1 là loài động vật bán hoang dã, thịt nhiều nạc ít mỡ, có da dày nhưng giòn. Khi nuôi nhốt, thức ăn của heo chủ yếu là rau muống, chuối cây, lục bình, hèm bia, bã đậu… Đây là những phụ phẩm có sẵn, dễ kiếm ở địa phương, kết hợp thêm 30% cám bắp, chi phí thấp mà sản phẩm thịt heo lại được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Đây là mô hình chăn nuôi thân thiện môi trường, có thể áp dụng nuôi ở gần khu dân cư, chi phí đầu tư xây dựng chuồng thấp, tiết kiệm được công chăm sóc, giảm tỷ lệ bệnh thường gặp trong chăn nuôi. Ngoài ra, sau 2 đợt nuôi, các giá thể làm đệm có thể ủ làm phân bón cho cây trồng. “Từ 2 ô chuồng, đến nay tôi đã phát triển lên 10 ô, mỗi năm cung cấp cho thị trường trong tỉnh khoảng 2 tấn heo thịt heo rừng lai. Với giá bán trung bình 70.000 đồng/kg heo hơi, tôi thu lãi từ 80-100 triệu đồng/năm”, chị Loan nói thêm.

Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh, từ năm 2013 đến nay, Trung tâm đã đầu tư nhiều mô hình chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học cho heo, gà và sử dụng thức ăn men ủ vi sinh hoạt tính. Ngoài ra, sau khi học tập kinh nghiệm chăn nuôi tiên tiến của các nước, hiện nay nhiều hộ dân cũng mạnh dạn đầu tư chuồng trại, để tạo ra sản phẩm sạch, an toàn, chất lượng. 

Mô hình nuôi vịt trên sàn của anh Đồng Thanh Điền (ấp An Hòa, xã Lộc An, huyện Đất Đỏ) là một ví dụ điển hình. Có hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghề nuôi vịt chăn thả lấy trứng, anh Điền sớm nhận thấy những hạn chế của cách chăn nuôi này. Anh đã mạnh dạn đầu tư gần 2 tỷ đồng để thực hiện mô hình nuôi vịt trên sàn - mô hình anh đã tìm hiểu và học tập sau khi tham quan tại Thái Lan. 

Mô hình nuôi trên nền đệm lót sinh học giúp giảm chi phí thức ăn, giảm tỷ lệ mắc bệnh ở heo. Trong đó, tỷ lệ mắc bệnh đường ruột, hô hấp giảm từ 50% - 70%; giảm chi phí sử dụng thuốc thú y 50.000 đồng/con; tiết kiệm hơn 10% chi phí thức ăn; tiết kiệm 80% nước (do không cần tắm heo, rửa chuồng). Đặc biệt, mô hình còn giúp giảm tình trạng ô nhiễm môi trường do phân heo thải ra, không có mùi hôi như cách nuôi heo truyền thống và hạn chế ruồi muỗi.  
(Ông Trương Công Danh, 
Trạm trưởng Trạm Khuyến nông Bà Rịa)

Chia sẻ về kỹ thuật xây dựng chuồng trại, anh Điền cho hay: Sàn nuôi vịt được giăng lưới trên hệ thống đá vững chắc, cao từ 40cm - 60cm so với mặt sàn xi măng. Phía dưới sàn trải trấu, rơm vụn; mặt sàn căng lưới mềm chuyên dùng cho chăn nuôi. Sàn có mái che mưa, cao và thoáng gió, giúp vịt luôn khô ráo. Xung quanh chuồng trại được lắp đặt hệ thống ống dẫn nước để vệ sinh chuồng trại, bên hông chuồng có bể cạn cho vịt thay nhau tắm. Nước được thay mới hàng ngày. Giữa tấm bạt, anh đặt trống ăn hình trụ rỗng. Khu vực cho vịt ăn được trải tấm bạt hứng thức ăn dính theo mỏ vịt văng ra nên bảo đảm vệ sinh sạch sẽ.

Hiện trang trại của anh Điền đang nuôi gối đầu hơn 19 ngàn con vịt lấy trứng. “Ưu điểm của mô hình này là gần như hạn chế được việc gây ô nhiễm môi trường. Đàn vịt được vệ sinh thường xuyên nên tránh được mùi hôi. Phân và chất thải cũng được gom hàng ngày, chuồng trại lúc nào cũng sạch sẽ và thoáng mát”, anh Điền cho hay. Hiện nay, mô hình mang lại thu nhập cho gia đình anh từ 1,2-1,5 tỷ đồng/năm.

Theo Hội Nông dân xã Lộc An, thành công của mô hình nuôi vịt trên sàn đã mở ra hướng chăn nuôi mới, là động lực để nông dân mạnh dạn đầu tư, mở rộng quy mô, vừa mang lại hiệu quả kinh tế vừa bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường. 

KIM HỒNG - TRỌNG HOÀNG



Mô hình nuôi Tằm trên nền xi măng

Mô hình nuôi Tằm trên nền xi măng



Phòng, chống dịch cúm gia súc, gia cầm trên địa bàn phường Kim Dinh

Bệnh cúm gia cầm do virus gây ra, là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh, tỷ lệ chết rất cao (100%), gây thiệt hại lớn về kinh tế. Bệnh cúm gia cầm không chỉ gây dịch ở gia cầm mà còn có thể lây bệnh cho người, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế xã hội.



Trang trại nuôi vịt xiêm của gia đình bà Trần Thị Năm

1.Tên sản phẩm:

    - Vịt Xiêm

2. Nguồn gốc: 
    - Nhập từ Pháp



Trại chăm nuôi Nhím của gia đình ông Trần Văn Vinh

1. Tên sản phẩm:

    - Nhím

 2. Nguồn gốc: 
    - Mua tại địa phương


Trại nuôi heo rừng lai của ông Trần Xuân Quý

1. Tên sản phẩm:

    - Heo rừng lai

2. Nguồn gốc: 
    - Mua tại trại giống trong nước



Hộ nuôi gà của ông Vũ Ngọc Thành

1. Tên sản phẩm:

    - Gà

2. Nguồn gốc: 
    - Mua giống tại địa phương



Hộ chăn nuôi gà Tam Hoàng của bà Phạm Thị Hải

1. Tên sản phẩm:

    - Gà Tam Hoàng

2. Nguồn gốc: 
    - Mua tại trại gà Phước Cơ



Hộ chăn nuôi gà Tam Hoàng của bà Lê Thị Ban

1. Tên sản phẩm:

    - Gà Tam Hoàng

2. Nguồn gốc: 
    - Mua tại địa phương



Trại chăn nuôi gà Tam Hoàng của bà Lê Thị Thu Hoài

1. Tên sản phẩm:

    - Gà Tam Hoàng

2. Nguồn gốc: 
    - Mua tại địa phương


Trại chăn nuôi heo của ông Phạm Quốc Toản

Chuyên bán heo thịt



Cơ sở nuôi gà của bà Nguyễn Thị Liên
Chuyên cung cấp gà thịt

Trại nuôi bò sinh sản của bà Vũ Thị Chuyền

Chuyên cung cấp bò giống, bò sinh sản



Trại chăn nuôi bò của ông Trịnh Sang

Cung cấp bò thịt



Trại chăn nuôi gà Tam Hoàng của ông Vũ Ngọc Tư

Chuyên cung cấp thịt gà Tam Hoàng



  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân phường Kim Dinh, thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 820 632 - Fax: (84.064) 3 820 632
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu