TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Ba, 19/3/2024
Tổng quan về phường
Tin hoạt động-KHCN
Sản phẩmHọat động UBND
Dịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Lượt truy cập: 302041
TIN HOẠT ĐỘNG-KHCN
 
Ông Hầu A Lềnh: 'Nhân sự khóa XIII được chuẩn bị kỹ lưỡng'





Tổng bí thư, Chủ tịch nước: 'Chúng ta sẽ lập nên những kỳ tích mới'


VN-Index giảm hơn 40 điểm


Phụ nữ sinh đủ hai con trước 35 tuổi được thưởng tiền


Intel rót thêm gần nửa tỷ USD vào Việt Nam


Cấp hơn 1.300 thẻ căn cước gắn chip


Startup sắp ra mắt mẫu xe tải điện đô thị


Nhà khoa học Việt sáng chế miếng dán vaccine thay mũi tiêm


Xác định nguồn lây Covid 19 của bệnh nhân 1.342 tiếp viên hàng không


Cô giáo Việt Nam đầu tiên lọt vào danh sách 10 giáo viên toàn cầu


Phải rút kinh nghiệm sạn trong sách giáo khoa lớp 1


Dùng cốc giấy đựng cà phê nóng, thứ bạn uống sẽ không chỉ là cafein mà còn đầy ắp những thứ đáng sợ này


ao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận thông xe tạm vào Tết Nguyên đán


Bối rối vì thiếu thống nhất
Bị vướng đất công xen kẹt là nguyên nhân dẫn đến một số dự án bị chậm tiến độ. Nội dung này đã được đưa ra “mổ xẻ” và bàn hướng xử lý tại cuộc họp giữa lãnh đạo UBND tỉnh và các sở, ngành (ngày 23/11).

Món ngon cuối tuần: Cách làm thịt ba chỉ chưng mắm tôm ngon đậm đà


Một giáo viên bị lừa hơn 1 tỉ đồng từ thủ đoạn 'lệnh bắt khẩn cấp'
Với thủ đoạn lừa đảo “lệnh bắt khẩn cấp”, những kẻ lừa đảo đã chiếm đoạt hơn 1 tỉ đồng trong tài khoản của một giáo viên ở Nghệ An.
 




CẢNH BÁO TÌNH TRẠNG LỪA ĐẢO QUA ĐIỆN THOẠI
Gọi điện thoại cho người dân tự xưng là nhân viên bưu điện, cán bộ của các cơ quan bảo vệ pháp luật rồi thông báo là đang nợ tiền ngân hàng, cước điện thoại, liên quan đến các vụ án hình sự, ma túy, sau đó có lời nói đe dọa, yêu cầu nạn nhân chuyển tiền vào các tài khoản ngân hàng do chúng chỉ định với lí do phục vụ công tác điều tra

Hội thảo chuyên đề bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Sáng 1/12, tại TP.Bà Rịa, Ban Chỉ đạo “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” (BCĐ 35) TP.Bà Rịa đã tổ chức Hội thảo nhằm có giải pháp thích hợp trong đấu tranh, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay.

Nâng cao kiến thức tuyên truyền về cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"
Trong 3 ngày từ 16-18/11, Hội Nông dân tỉnh phối hợp cùng Hội Nông dân các huyện Xuyên Mộc, Đất Đỏ, TP. Bà Rịa mở lớp tập huấn tuyên truyền “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, cho gần 360 học viên là hội viên các cấp tại địa phương

Huyện Đất Đỏ đạt chuẩn nông thôn mới
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng vừa ký Quyết định số 1786/QĐ-TTg, công nhận huyện Đất Đỏ đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2019.

Chuẩn hóa nguồn nhân lực du lịch
COVID-19 đã tác động lớn đến ngành du lịch cả nước nói chung và BR-VT nói riêng, khiến nhân lực ngành du lịch có nhiều biến động. Để chuẩn bị cho việc phục hồi, phát triển du lịch trong thời gian tới, các DN đã chủ động tuyển dụng bổ sung nhân sự. Bên cạnh đó, Sở Du lịch cũng mở các lớp tập huấn, đào tạo lại nhân lực, hướng đến ngày càng chuyên nghiệp trong phục vụ du khách.

"Tấm thảm xanh" rừng ngập mặn Cà Mau
Cách TP.Cà Mau khoảng 60km và sau hơn 1 giờ đi bằng tàu cao tốc du khách sẽ được khám phá rừng ngập mặn Cà Mau - khu rừng ngập mặn lớn thứ 2 trên thế giới, sau rừng Amazôn ở Nam Mỹ. Nhìn từ trên cao, rừng ngập mặn Cà Mau như một tấm thảm xanh lơ lửng giữa vòm trời.

Thăm, tặng quà các nhà giáo hưu trí
Nhân kỷ niệm 38 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2020), sáng 17/11, Đoàn lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam huyện Long Điền do ông Lê Ngọc Linh, Bí thư Huyện ủy làm Trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà cho các nhà giáo hưu trí tiêu biểu trên địa bàn thị trấn Long Điền.

Bền bỉ giúp dân thoát nghèo
Hơn 81 tỷ đồng được huy động từ các tổ chức, cá nhân cho Quỹ “Vì người nghèo” trong 5 năm qua. Đã có 1.385 căn nhà Đại đoàn kết được sửa chữa, xây tặng; hàng trăm ngàn thẻ BHYT đã được mua cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn... 

Kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh Trung thu
Sáng 11/9, Đoàn liên ngành kiểm tra an toàn thực phẩm tỉnh do bác sĩ Tiêu Văn Linh, Chi Cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh làm Trưởng đoàn đã kiểm tra 3 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn TX.Phú Mỹ, 

"Nóng" chuyện thu hồi xe máy cũ nát
Dư luận đang quan tâm đến thông tin TP.Hà Nội triển khai chủ trương hỗ trợ tiền để đổi xe máy cũ lấy xe mới nhằm thực hiện mục tiêu kiểm soát khí thải do các xe máy hết “đát” thải ra môi trường. Được biết, trong số 5,7 triệu xe máy đang lưu hành ở Hà Nội có đến 2,5 triệu xe đăng ký trước năm 2000, nay đã cũ nát cần phải thu hồi.

Rác thải nhựa trên biển vẫn gia tăng
Sau hơn một năm thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương (RTNĐD) do Thủ tướng Chính phủ phát động, đến nay, nước ta đã thu được những kết quả bước đầu, đã có nhiều chuyển biến tích cực trong việc nâng cao nhận thức của người dân. Các ngành, các địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực và chủ động tăng cường công tác tuyên truyền làm thay đổi hành vi và cách ứng xử với rác thải nhựa (RTN) và RTNĐD trong cộng đồng dân cư.

11 ngày, Việt Nam không có ca mắc mới COVID-19 ở cộng đồng
Theo BCĐ Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, đến ngày 13/9, tròn 11 ngày cả nước không có ca mắc mới COVID-19 ở cộng đồng. Trong ngày, có 3 ca mắc mới là người nhập cảnh được cách ly ngay tại tỉnh Phú Yên. Việt Nam hiện có 1.063 bệnh nhân.

Ra quân dọn sạch rác thải dọc bờ biển
Sáng 24/8, UBND phường 10, TP. Vũng Tàu đã huy động HS-SV, ĐVTN, Hội LHPN cùng cán bộ nhân, viên các KDL… ra quân thu gom rác tại khu vực bãi tắm Thủy Tiên.

Rác thải đại dương tiếp tục tấn công bãi biển Vũng Tàu
Chiều 20/8, rác thải đại dương như củi khô, chai, lọ, bèo... từ các nơi khác trôi dạt về trải dài khoảng 3,5-4km khắp Bãi Dâu, Bãi Dứa và Bãi Trước. Đây là đợt tấn công lần thứ 2 của rác đại dương trong năm 2020 sau đợt rác thải đại dương dồn về bờ biển Bãi Sau (từ ngày 20 đến 25/7).

Huyện Châu Đức: Náo loạn với chiêu trò lừa bán mật ong rừng qua điện thoại
Sử dụng chiêu trò gọi điện thoại thân mật, nói đúng tên chủ thuê bao, quen biết trong trường hợp nào, sau đó thông báo sẽ giao mật ong rừng mà bạn đã đặt mua trước đó, nhiều người đã dính bẫy khi bỏ ra từ 500 ngàn đến tiền triệu để mua mật ong không rõ nguồn gốc.

hon 60% ca bệnh covid không có triệu chứng


VietCredit cảnh báo thủ đoạn giả mạo thương hiệu, nhân viên công ty để lừa đảo


Phát hiện thêm 6 cas dương tính với sars covi2


Trứng cá lóc tiền triệu được săn lùng


Quy hoạch phải phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương
BR-VT đang tiến tới quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó chú trọng đến nâng cao chất lượng quy hoạch tỉnh BR-VT bằng giải pháp tích hợp, đồng bộ giữa các loại quy hoạch. Trong chuyên mục “Mỗi tuần một vấn đề”, phóng viên Báo BR-VT đã trao đổi với Tiến sĩ - Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn, chuyên gia quy hoạch kiến trúc xung quanh vấn đề này.

Lãnh đạo tỉnh thăm, tặng quà các gia đình chính sách
Sáng 21/7, nhân kỷ niệm 73 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2020), Đoàn lãnh đạo  của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTQVN tỉnh do ông Trần Văn Tuấn, Phó Chủ Tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn cùng đại diện một số sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh đã đến thăm và tặng quà các Mẹ Việt Nam anh hùng (VNAH) tại TP.Bà Rịa.

Triết lý làm nông của bà chủ trang trại tại Thạch Thất


Nhân viên văn phòng nghỉ việc để trồng rau công nghệ cao


Nhu cầu tuyển dụng lao động tăng mạnh

Nhiều DN tại các KCN cho biết, một trong những khó khăn hiện nay của họ là thiếu hụt lao động. Dù đã thực hiện nhiều giải pháp nhưng DN vẫn rất khó tuyển đủ nguồn. 



Đón DN, nhà đầu tư lên "du thuyền" vươn ra biển lớn

Đó là khẳng định của Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh tại buổi họp mặt DN và nhà đầu tư Xuân Canh Tý 2020 diễn ra ngày 3/2, tại TP. Vũng Tàu. Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh, muốn phát triển bền vững, BR-VT kiên trì với mục tiêu thu hút đầu tư có chọn lọc, nhất định sẽ là “du thuyền”, để không phải ai muốn bước lên cũng được, mà phải bảo đảm các điều kiện, để cùng với tỉnh phát triển, cùng vươn ra biển lớn.     

Ông Nguyễn Văn Thọ, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tặng hoa các DN, nhà đầu tư tích cực triển khai dự án,  mở rộng sản xuất kinh doanh, đưa vào hoạt động trong năm 2019.
Ông Nguyễn Văn Thọ, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tặng hoa các DN, nhà đầu tư tích cực triển khai dự án, mở rộng sản xuất kinh doanh, đưa vào hoạt động trong năm 2019.

KHẲNG ĐỊNH VỊ THẾ LÀ TỈNH ĐỘNG LỰC CỦA VÙNG TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM

Tại buổi họp mặt, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh cho biết: Năm 2019, BR-VT đã đạt được những kết quả tích cực. Điều này cho thấy kinh tế BR-VT đang có những bước chuyển mạnh mẽ để hướng về phía trước một cách tự tin và tăng tốc hơn; tiếp tục xác lập vị thế là tỉnh động lực của vùng trọng điểm phía Nam. Đồng thời từng bước khẳng định là một cực tăng trưởng quan trọng của cả nước. Lãnh đạo tỉnh ghi nhận những đóng góp quan trọng của cộng đồng DN, doanh nhân, nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh trong năm qua. Những nỗ lực của cộng đồng DN đã tạo cho tỉnh nguồn thu ngân sách hơn 89.000 tỷ đồng, tiếp tục duy trì vị trí thứ 3 cả nước, trong đó thu ngân sách nội địa đạt hơn 40.000 tỷ đồng.

Bí thư Tỉnh ủy chia sẻ, lãnh đạo tỉnh luôn nhận thức sâu sắc mục tiêu phát triển vùng đất BR-VT ngày càng thịnh vượng, người dân BR-VT ngày càng có cuộc sống tốt đẹp hơn phải được xây dựng dựa trên một mô hình phát triển bền vững và một cộng đồng DN hoạt động hiệu quả, có trách nhiệm xã hội. Bằng mọi giá, lãnh đạo tỉnh sẽ kiên trì và quyết tâm bảo vệ lợi ích chính đáng của DN, đồng thời cũng sẽ xử lý triệt để các DN cơ hội, vi phạm pháp luật, thiếu trách nhiệm xã hội trên địa bàn. Bí thư Tỉnh ủy mong muốn từng DN tiếp tục quan tâm, chia sẻ trách nhiệm xã hội với các hộ gia đình và nhóm nghề nghiệp đã phải chịu những tổn thất để tạo ra cơ hội cho sự phát triển của tỉnh và các DN; đồng thời chăm lo tốt cho người lao động, kiểm soát chặt chẽ môi trường, không ngừng đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, phát triển DN ngày một lớn mạnh.  Để phục vụ cho sự phát triển của tỉnh sắp tới, Bí thư Tỉnh ủy cho biết, năm 2020, lãnh đạo tỉnh đặt quyết tâm đẩy nhanh việc khởi công, thi công cầu Phước An; sớm khởi công đường cao tốc Biên Hòa- Vũng Tàu; xin Chính phủ đưa vào quy hoạch sân bay Hồ Tràm chuyên dụng phục vụ cho du lịch, đồng thời sớm khởi công sân bay Gò Găng; thúc đẩy xây dựng tuyến đường sắt kết nối Cái Mép với các KCN trong vùng để giảm chi phí logistics và kết nối tỉnh vào vùng kinh tế. Tỉnh cũng sẽ nghiên cứu sớm mở rộng đường ven biển để phát triển không gian du lịch; đồng thời, mời nhóm chuyên gia để hoạch định, quy hoạch lại vị trí phát triển du lịch của BR-VT với tầm nhìn hàng chục năm tới. BR-VT hoàn toàn tự tin với các điều kiện của mình về nguồn nước, nguồn điện và đội ngũ quản lý, lao động… để đón các nhà đầu tư bước lên “du thuyền”, cùng mang lại sự thịnh vượng.

CAM KẾT TIẾP TỤC ĐỒNG HÀNH CÙNG DN

Báo cáo kết quả đầu tư năm 2019, ông Nguyễn Văn Thọ, Phó Bí Thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Năm 2019, Tỉnh đã thu hút thêm được 49 dự án đầu tư nước ngoài và 59 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký 623 triệu USD và 13.133 tỷ đồng. Tính đến nay, tổng dự án nước ngoài còn hiệu lực là 390 và đầu tư trong nước là 570 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 28 tỷ USD và 290 nghìn tỷ đồng. Cộng đồng DN của tỉnh tiếp tục phát triển. Năm 2019 có hơn 1.500 DN thành lập mới với vốn đăng ký đạt 16.600 tỷ đồng và tăng vốn cho 158 DN với số vốn tăng thêm là 5.285 tỷ đồng. Hiện toàn tỉnh có  hơn 12.000 DN đang hoạt động, với ngành nghề kinh doanh đa dạng và phát triển cả về quy mô và sức cạnh tranh trong sản xuất, kinh doanh và cung ứng dịch vụ.

Ông Nguyễn Văn Thọ đánh giá cao vai trò của các nhà đầu tư, DN trên địa bàn tỉnh, đồng thời kêu gọi cộng đồng DN, nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh phát huy những thành quả đã đạt được, tập trung nguồn lực, tư duy, trí tuệ đổi mới sáng tạo nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh; cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tăng năng lực cạnh tranh, tiếp tục nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc kế hoạch đề ra. Chủ tịch UBND tỉnh cũng cam kết tiếp tục cải cách hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý điều hành; tập trung hơn nữa công tác cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; tăng cường đối thoại, tháo gỡ khó khăn, tạo mọi điều kiện tốt nhất để nhà đầu tư, DN triển khai các hoạt động đầu tư, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

9 DN đóng góp ngân sách nhiều nhất trên địa bàn tỉnh năm 2019
1. Công ty TNHH Nhà máy bia Heineken Việt Nam - Vũng Tàu nộp 2.899 tỷ đồng.
2. Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết tỉnh BR-VT nộp 1.889 tỷ đồng.
3. Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro nộp 1.428 tỷ đồng.
4. Chi nhánh Tổng công ty Khí Việt Nam, Công ty CP Đường ống Khí Nam Côn Sơn nộp 914 tỷ đồng.
5. Công ty Rosneft Pipelines Vietnam B.V nộp 650 tỷ đồng.
6. Công ty TNHH MTV Dịch vụ, cơ khí Hàng hải PTSC nộp 561 tỷ đồng.
7. Công ty TNHH MTV Xăng dầu BR-VT nộp 489 tỷ đồng.
8. Công ty CP Xăng dầu Dầu khí Vũng Tàu nộp 462 tỷ đồng.
9. Công ty Nhiệt điện Phú Mỹ  - Chi nhánh Tổng Công ty Phát điện 3 nộp 453 tỷ đồng.
 

Tại buổi họp mặt, lãnh đạo tỉnh đã trao Quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và tăng vốn cho 5 dự án. Các DN, nhà đầu tư đánh giá cao việc cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh trong thời gian qua, đồng thời cam kết đẩy nhanh tiến độ thực hiện để sớm đưa các dự án vào hoạt động. Ông Paulus adrianus Hendricus Bleijs, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Nhà máy Bia Heineken Việt Nam- Vũng Tàu cho biết: Sau 3 năm tiếp nhận và đi vào hoạt động sản xuất, Công ty đã có những chuyển biến và phát triển vượt bậc. Đạt được những thành công và kết quả tích cực này là nhờ vào sự hỗ trợ và ủng hộ từ chính quyền địa phương. Năm 2020, Công ty  tiếp tục đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng công suất lên 1.100 triệu lít/năm (tăng thêm 490 triệu lít/năm) với công suất sản xuất bia là 1.075 triệu lít/năm và sản xuất nước trái cây lên men - công suất 25 triệu lít/năm; điều chỉnh tăng vốn đầu tư của dự án lên 381,3 triệu USD. Dự kiến, Nhà máy bia công suất 1.100 triệu lít/năm sẽ đưa vào hoạt động sản xuất chính thức trong năm 2022.

5 DN được trao Quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và tăng vốn DN
1. Dự án của công ty Seiko PMC Corporation tại Khu Công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ 3, TX. Phú Mỹ, vốn đầu tư 28 triệu USD.
2. Dự án Sản xuất và buôn bán Polyme Aclyric cho ngành công nghiệp giấy của Công ty Arakawa Chemical Industries tại KCN Chuyên sâu Phú Mỹ 3, TX. Phú Mỹ, vốn đầu tư 45,6 triệu USD.
3. Dự án của Công ty SeAH M&H Việt Nam tại KCN Chuyên sâu Phú Mỹ 3, TX. Phú Mỹ, vốn đầu tư 35,3 triệu USD.
4.  Tuyến ống Cái Mép - Phú Mỹ và trạm phân phối khí Phú Mỹ của Công ty TNHH Hải Linh, vốn 1.497.992.700.000 tỷ đồng.
5. Dự án điều chỉnh vốn: Nhà máy bia công suất 610 triệu lít/ năm của Công ty TNHH Nhà máy bia Heineken Việt Nam - Vũng Tàu; tăng tổng vốn đầu tư từ 312,5 triệu USD lên 381,3 triệu USD.

Dịp này, lãnh đạo tỉnh đã tặng hoa chúc mừng cho 9 DN nộp ngân sách nhiều nhất trên địa bàn tỉnh (không bao gồm các khoản thu từ dầu khí); 18 DN, nhà đầu tư đã tích cực triển khai dự án, mở rộng sản xuất kinh doanh, đưa vào hoạt động trong năm 2019, đồng thời tham gia tích cực hoạt động an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.

Bài, ảnh: THU THẢO-QUANG VINH



Nỗ lực để kiến tạo môi trường đầu tư tốt nhất

Những năm qua, các DN, nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh luôn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của BR-VT. Do đó, chính quyền tỉnh luôn khẳng định, nỗ lực hết mình để kiến tạo một môi trường đầu tư tốt nhất, tích cực nhất, tiếp tục kiên trì với mục tiêu thu hút đầu tư có chọn lọc; mời gọi, lựa chọn công tâm, có trách nhiệm những DN, nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm để tạo ra những dự án lớn, có sức lan tỏa cao.

Trên địa bàn tỉnh đang có nhiều dự án được gấp rút thi công để đưa vào hoạt động, dự kiến sẽ đóng góp lớn cho việc  giải quyết việc làm và đóng góp ngân sách cho BR-VT. Trong ảnh: Quang cảnh dự án tổ hợp Hóa dầu Long Sơn, TP.Vũng Tàu.
Trên địa bàn tỉnh đang có nhiều dự án được gấp rút thi công để đưa vào hoạt động, dự kiến sẽ đóng góp lớn cho việc giải quyết việc làm và đóng góp ngân sách cho BR-VT. Trong ảnh: Quang cảnh dự án tổ hợp Hóa dầu Long Sơn, TP.Vũng Tàu.

BR-VT là điểm đến hấp dẫn nhà đầu tư

Trong năm 2019, tỉnh đã thu hút thêm được 49 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) và 59 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 623 triệu USD và 13.133 tỷ đồng. Như vậy, tính đến thời điểm hiện nay, BR-VT có 390 dự án FDI và 570 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký 28 tỷ USD và 290 ngàn tỷ đồng. Bên cạnh đó, cộng đồng DN của tỉnh cũng tiếp tục phát triển mạnh mẽ, có hơn 1.500 DN thành lập mới trong năm 2019, với vốn đăng ký đạt 16.600 tỷ đồng và  158 DN tăng vốn thêm 5.285 tỷ đồng. Tổng cộng, trên địa bàn tỉnh có hơn 12.000 DN đang hoạt động, với ngành nghề kinh doanh đa dạng và phát triển cả về quy mô và sức cạnh tranh trong sản xuất, kinh doanh và cung ứng dịch vụ, trở thành nguồn vốn quan trọng, động lực thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Bên cạnh đó, hiện đã có khoảng 30 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới có dự án đầu tư tại tỉnh, trong đó có các tập đoàn xuyên quốc gia, có thương hiệu lớn như: ACDL, SMC, Nippon, Mitsubishi, Posco, Sumitomo, Itochu, Kyoei Lotte, Sojitz… đang đồng hành cùng với sự phát triển của tỉnh những năm qua, giúp BR-VT trở thành một trong những điểm sáng trong thu hút đầu tư của cả nước.

Bà Rịa - Vũng Tàu là điểm đến hấp dẫn nhà đầu tư do có nhiều lợi thế về địa lý và các chính sách ưu đãi của tỉnh. Trong ảnh: Cảng Dịch vụ tổng hợp Hưng Thái (TX.Phú Mỹ) đang được mở rộng mặt bằng và xây dựng hạ tầng cầu cảng.  Ảnh: AN NHẬT
Bà Rịa - Vũng Tàu là điểm đến hấp dẫn nhà đầu tư do có nhiều lợi thế về địa lý và các chính sách ưu đãi của tỉnh. Trong ảnh: Cảng Dịch vụ tổng hợp Hưng Thái (TX.Phú Mỹ) đang được mở rộng mặt bằng và xây dựng hạ tầng cầu cảng. Ảnh: AN NHẬT

Nhiều DN, nhà đầu tư nhận định, BR-VT hấp dẫn nhờ nằm cách TP. Hồ Chí Minh chỉ 100km, có hệ thống các đường quốc lộ, đường cao tốc, các đường liên huyện trong tỉnh đã hoàn thiện từ hàng chục năm qua. Cùng với hạ tầng kỹ thuật hiện đại, đồng bộ, đáp ứng tốt nhu cầu giao thương, kết nối thị trường, dựa trên những ưu đãi của thiên nhiên và xuất phát từ một tầm nhìn chiến lược, BR-VT đang từng bước chuyển dịch mô hình tăng trưởng, từ chỗ nặng về khai thác tài nguyên sang phát triển các ngành dịch vụ, du lịch, cảng biển, nông nghiệp công nghệ cao. Ông Toshio Kazama, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Thanh Bình Phú Mỹ (chủ đầu tư KCN chuyên sâu Phú Mỹ 3, phường Phước Hòa, TX. Phú Mỹ) - đại diện Japan Desk BR-VT cho biết, ngoài dầu khí, BR-VT còn là một trong những trung tâm năng lượng, công nghiệp nặng, du lịch, cảng biển của cả nước với Trung tâm điện lực Phú Mỹ và Nhà máy điện Bà Rịa chiếm 40% tổng công suất điện năng của cả nước. Bên cạnh đó, tính đến nay, toàn tỉnh có 32 cảng đang hoạt động với tổng công suất khoảng 87 triệu tấn/năm. Đặc biệt, điểm hấp dẫn đầu tư đến tỉnh BR-VT là có cảng biển nước sâu. Từ năm 2017, Cảng Quốc tế Cái Mép (CMIT) đã đón được tàu container có trọng tải đến 194.000 tấn cập cảng, đi thẳng sang các nước châu Âu, châu Mỹ, không qua trung chuyển. Đây là điểm hấp dẫn của BR-VT so với các tỉnh, thành trên cả nước về thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Luôn hướng tới mục tiêu phát triển bền vững

Theo ông Nguyễn Công Vinh, Giám đốc Sở KH-ĐT, với những ưu thế trên, BR-VT đã trở thành địa phương thu hút được nhiều DN quan tâm, đầu tư, trong đó, có cả những DN có thương hiệu lớn trong nước, quốc tế. Các lĩnh vực được các nhà đầu tư quan tâm nhiều nhất là cảng biển, du lịch, chế biến sản phẩm dầu khí, đặc biệt là các nhà máy sử dụng điện khí hóa lỏng… Ông Vinh cho biết, hiện nay, Sở KH-ĐT đã tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh phê duyệt bổ sung các dự án kết nối các hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh; đồng thời, đề xuất với Chính phủ nhanh chóng phê duyệt chủ trương đầu tư để thực hiện các dự án như: Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và hệ thống hạ tầng kết nối giữa Quốc lộ 51 vào hệ thống đường liên cảng và đặc biệt là cầu Phước An. Cùng với đó, để các dự án du lịch tại các địa phương được thực hiện với hiệu quả tối đa, tỉnh cũng sẽ ưu tiên nguồn lực để đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, hệ thống bãi giữ xe công cộng trong thời gian tới. 

Các dự án được trao Quyết định và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại lễ họp mặt DN và nhà đầu tư Xuân Canh Tý 2020:

Dự án của công ty Seiko PMC Corporation, vốn đầu tư 28 triệu USD; Dự án Sản xuất và buôn bán Polyme Aclyric cho ngành công nghiệp giấy của Công ty Arakawa Chemical Industries, vốn đầu tư 45,6 triệu USD; Dự án của Công ty SeAH M&H Việt Nam vốn đầu tư 35,3 triệu USD. Cả 3 dự án trên thuộc KCN chuyên sâu Phú Mỹ 3, TX. Phú Mỹ.

Dự án điều chỉnh vốn: Nhà máy bia công suất 610 triệu lít/ năm của Công ty TNHH Nhà máy bia Heineken Việt Nam – Vũng Tàu; Công ty TNHH nhà Máy bia Heineken Việt Nam với số vốn tăng thêm 68,44 triệu USD.

“Quan điểm của tỉnh BR-VT trong thời gian tới là thu hút các dự án đầu tư có chọn lọc, sử dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại, sử dụng lao động tay nghề cao và thân thiện với môi trường. Các dự án được đầu tư trên địa bàn tỉnh phải xác định mục tiêu vì cuộc sống người dân. Bên cạnh đó, Sở đang được UBND tỉnh giao nhiệm vụ rà soát, lập lại quy hoạch của tỉnh theo Luật Quy hoạch mới, dựa trên 5 mũi nhọn kinh tế đã được xác định và các lợi thế so sánh của BR-VT để quy hoạch căn cơ, bài bản. Sau đó, tỉnh sẽ công bố công khai, minh bạch các quy hoạch này để người dân biết và các DN lựa chọn đầu tư vào tỉnh trong thời gian tới”, ông Vinh thông tin thêm.

Trong các cuộc gặp gỡ với DN, nhà đầu tư, ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh luôn khẳng định, lãnh đạo tỉnh đang nỗ lực hết mình để kiến tạo, xây dựng một môi trường đầu tư tốt nhất, tích cực nhất; quyết tâm gỡ bỏ các yếu tố trì trệ, chậm chạp, nâng cao trách nhiệm đội ngũ công chức; tiếp tục kiên trì với mục tiêu thu hút đầu tư có chọn lọc; mời gọi, lựa chọn công tâm, có trách nhiệm những DN, nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm để xây dựng những dự án lớn, tạo sức lan tỏa trên 5 mũi nhọn kinh tế là công nghiệp, cảng biển, dịch vụ hậu cần cảng, du lịch và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Sáng 3/2, tại Khách sạn Imperial, TP. Vũng Tàu, UBND tỉnh tổ chức họp mặt DN và nhà đầu tư Xuân Canh Tý 2020. Đây là chương trình được tổ chức hàng năm nhằm báo cáo với các DN, nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh kết quả phát triển kinh tế xã hội, tình hình thu hút đầu tư trong năm 2019 và một số định hướng trong năm 2020. Đồng thời vinh danh các nhà đầu tư có thành tích trong hoạt động đầu tư năm 2019 và đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; Công bố các DN, nhà đầu tư được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư đầu năm 2020. Dự kiến khoảng 350 DN, nhà đầu tư tham gia buổi họp mặt.

Tỉnh luôn chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, đặc biệt chú trọng công tác cải cách thủ tục hành chính, đầu tư cơ sở hạ tầng, triển khai công tác đào tạo nguồn nhân lực, tập trung tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư, xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, BR-VT đẩy mạnh việc triển khai kịp thời, đầy đủ các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư theo quy định; tập trung vào những giải pháp mang tính hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư.

Bài, ảnh: QUANG VINH



WHO khẳng định kháng sinh không có tác dụng phòng chống virus

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố thông tin và khuyến nghị đối với cộng đồng trong bối cảnh dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (2019-nCoV) đang lây lan mạnh tại Trung Quốc, đặc biệt là thành phố Vũ Hán, thuộc tỉnh Hồ Bắc.

Trên trang web chính thức, WHO khẳng định: "Kháng sinh không có tác dụng chống các loại virus, mà chỉ có tác dụng đối với vi khuẩn", đồng thời nêu rõ 2019-nCoV là một loại virus, do đó sử dụng kháng sinh để phòng hay điều trị không hiệu quả. Tuy nhiên, nếu một bệnh nhân nhập viện do nhiễm virus nCoV, vẫn có thể điều trị bằng kháng sinh vì bệnh nhân có thể đồng nhiễm vi khuẩn. 

Theo WHO, cho tới nay chưa có loại thuốc đặc trị nào có thể phòng ngừa hoặc điều trị chủng virus nói trên, tuy nhiên một số biện pháp chữa trị đang được nghiên cứu và sẽ được thử nghiệm lâm sàng. Hiện WHO đang phối hợp với các đối tác để đẩy nhanh nghiên cứu và phát triển các phương pháp phòng chống. 

WHO khẳng định mọi người ở tất cả các độ tuổi đều có thể bị nhiễm nCoV, trong đó người cao tuổi và người mắc các bệnh mãn tính như hen suyễn, tiểu đường và bệnh tim là những đối tượng dễ bị nhiễm nhất. 

Về thông tin các vật nuôi như chó, mèo có thể nhiễm nCoV, WHO cho biết hiện chưa có bằng chứng nào về việc này. Mặc dù vậy, WHO khuyến cáo mọi người nên rửa tay bằng nước và xà phòng sau khi tiếp xúc với vật nuôi để tránh nhiễm những loại vi khuẩn như E.coli và Salmonella có thể lây từ động vật sang người. 

Liên quan đến dịch bệnh, ngày 3/2, Bộ trưởng Du lịch Maldives Ali Waheed thông báo đảo quốc Ấn Độ Dương này đã cấm các du khách tới từ Trung Quốc, coi đây như một biện pháp đề phòng sự lây lan của nCoV. 

Theo số liệu của Chính phủ Maldives, hơn 280.000 khách du lịch Trung Quốc đã đến quốc đảo này năm 2019 - đông nhất trong tất cả các nước.

Theo Tân Hoa Xã, 8 máy bay vận tải cỡ lớn của lực lượng không quân Trung Quốc chở 795 nhân viên quân y và 58 tấn nhu yếu phẩm đã đáp xuống sân bay Vũ Hán ngày 2/2 để tiếp viện cho người dân tại thành phố "tâm dịch" đang phải đối mặt với nhiều khó khăn.

Theo mệnh lệnh của Quân ủy Trung ương Trung Quốc, 8 máy bay của lực lượng không quân thuộc Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) cất cánh từ một sân bay quân sự bay đến các thành phố Thẩm Dương, Lan Châu, Quảng Châu và Nam Kinh. Sau khi nhận hàng tiếp tế và các nhân viên quân y, các máy bay này cất cánh bay tới Vũ Hán. Đây là số máy bay vận tải lớn nhất của PLA tham gia hoạt động phi quân sự, sau các chiến dịch cứu trợ động đất tại tỉnh Tứ Xuyên năm 2008 và tỉnh Thanh Hải năm 2010.

PHƯƠNG HOA (TTXVN)



Nhiều giải pháp tăng thu ngân sách

Năm 2020, Cục Thuế tỉnh được Bộ Tài chính giao dự toán thu ngân sách 56.043 tỷ đồng, trong đó thu từ dầu thô 19.600 tỷ đồng, thu nội địa 36.443 tỷ đồng. Để bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ thu, ngay từ đầu năm, ngành thuế đã triển khai các biện pháp quản lý thu, kiểm soát nguồn thu và chống thất thu thuế.

Người dân làm thủ tục nộp thuế tại Cục Thuế tỉnh.
Người dân làm thủ tục nộp thuế tại Cục Thuế tỉnh.

CHỐNG THẤT THU THUẾ TỪ ĐẦU NĂM

Ông Nguyễn Minh Cường, Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh cho biết: Một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Cục Thuế tập trung thực hiện để hoàn thành kế hoạch thu năm 2020 là tập trung công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế, quản lý nợ và cưỡng chế nợ. Bên cạnh đó, Cục Thuế giao dự toán thu cho các phòng, các chi cục thuế; Phát động phong trào thi đua sâu rộng, gắn với việc bình xét thi đua phấn đấu hoàn thành dự toán thu ngân sách nhà nước (NSNN). Thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình thu; phân tích, đánh giá nguyên nhân tác động làm tăng - giảm nguồn thu theo từng địa bàn, từng lĩnh vực thu, dự báo thu sát với thực tế phát sinh. Đồng thời, xác định cụ thể các nguồn thu còn tiềm năng, các lĩnh vực, loại thuế còn thất thu để kịp thời đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả, kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, các cấp ở địa phương cùng phối hợp thực hiện.

Từ chủ trương chung của Cục Thuế, các đơn vị trực thuộc đã chủ động rà soát, đánh giá, phân tích cụ thể từng địa bàn thu, từng khu vực thu, từng sắc thuế. Đồng thời, đưa ra các giải pháp thực hiện để hoàn thành cao nhất kế hoạch được giao.

Ông Nguyễn Quốc Trang, Chi cục Trưởng Chi cục Thuế TX. Phú Mỹ cho biết: Năm 2020, đơn vị được giao chỉ tiêu thu thuế 1.227 tỷ đồng. Để hoàn thành số thu này, đơn vị tiếp tục tăng cường công tác quản lý và chống thất thu thuế đối với các DN ngoại tỉnh có trụ sở đóng trên địa bàn; Phối hợp với các phòng, ban liên quan thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành xuống trực tiếp tại địa điểm hoạt động của một số DN để tuyên truyền về chính sách thuế. Rà soát các nhà thầu thi công xây dựng trên địa bàn để thu thuế GTGT đối với lĩnh vực xây dựng… Theo ông Trang, năm 2019, nhờ phối hợp với các phòng, ban liên quan thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành xuống trực tiếp tại địa điểm hoạt động của một số DN để tuyên truyền về chính sách thuế và yêu cầu các DN thực hiện đăng ký nghĩa vụ kê khai nộp thuế nên đã đạt được chuyển biến tích cực trong việc thu ngân sách. Một số DN thành lập chi nhánh đã kê khai, nộp thuế theo quy định và nộp thuế phát sinh vào ngân sách Nhà nước. Mặc dù số tiền thu về không lớn (hơn 78 triệu đồng) nhưng đã góp phần vào công tác khai thác và quản lý nguồn thu một cách chặt chẽ hơn. Quan trọng hơn, đã tác động đến hầu hết các đơn vị về ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện kê khai thuế đúng, đủ theo Luật Quản lý thuế tại nơi có trụ sở hoạt động kinh doanh và chấp hành tốt các nghĩa vụ về thuế.

TĂNG TỶ LỆ KÊ KHAI THUẾ ĐIỆN TỬ 

Về hỗ trợ người nộp thuế, ông Nguyễn Minh Cường, Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh cho biết, thời gian qua, Cục Thuế đã chú trọng công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, đa dạng hoá hình thức tuyên truyền, hỗ trợ DN khởi nghiệp; thông báo trực tiếp đến DN bằng email, bằng văn bản, đăng tải các văn bản, hướng dẫn về chính sách thuế mới trên trang thông tin điện tử ngành Thuế; giải đáp nhanh chóng, kịp thời các vướng mắc phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, giúp người nộp thuế giảm thiểu được những sai sót, góp phần tiết kiệm thời gian và công sức. Công tác cải cách hành chính được triển khai quyết liệt và đạt được những kết quả quan trọng; hơn 95% DN thực hiện kê khai và nộp thuế điện tử, 100% DN xuất khẩu và dự án đầu tư thực hiện hoàn thuế điện tử; Kết quả ISO giải quyết trước hạn đạt tỷ lệ 34,4%; giải quyết đúng hạn đạt tỷ lệ 65,6%.

Tại hội nghị tổng kết năm 2019 và triển khai nhiệm vụ năm 2020 của Cục Thuế, diễn ra vào đầu tháng 1 vừa qua, ông Trần Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao những kết quả mà ngành Thuế đã đạt được. Tuy nhiên, để hoàn thành tốt kế hoạch đề ra, Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu ngành Thuế đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền theo phương thức hiện đại, bảo đảm hình thức nội dung phong phú; nâng cao chất lượng công tác hỗ trợ người nộp thuế về chính sách mới; nhất là Luật Quản lý thuế có hiệu lực từ 01/07/2020 để người nộp thuế biết và thực hiện. Tăng cường công tác quản lý thuế, khai thác hiệu quả các nguồn thu, đặc biệt là các khoản thu lớn. Đề xuất các giải pháp, tham mưu cho lãnh đạo các cấp chỉ đạo, điều hành bảo đảm tiến độ thu; thực hiện chống thất thu có hiệu quả...

Bài, ảnh: PHAN HÀ



Hứa hẹn nhiều triển vọng

Năm 2020, BR-VT sẽ có thêm nhiều dự án sản xuất công nghiệp lớn đi vào hoạt động. Theo đánh giá của ngành chức năng, khi đi vào hoạt động, các dự án mới này sẽ đóng góp thêm khoảng 10% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh. Đây là những tín hiệu tích cực, hứa hẹn một năm đầy triển vọng để ngành công nghiệp của tỉnh tiếp tục bứt phá.

Dự án Nhà máy sản xuất Polypropylene (PP) và Kho ngầm chứa khí hóa lỏng LPG dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ tháng 3/2020.
Dự án Nhà máy sản xuất Polypropylene (PP) và Kho ngầm chứa khí hóa lỏng LPG dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ tháng 3/2020.

DỰ ÁN “TỶ ĐÔ” SẮP ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG

Những ngày này, tại Công ty TNHH hóa chất Hyosung Vina, DN có 100% vốn Hàn Quốc (KCN Cái Mép, TX.Phú Mỹ), các đơn vị thi công đang hoàn tất các công đoạn cuối cùng để chuẩn bị cho việc chạy thử nhà máy trong tuần tới. Theo ông Kim Hyeung Jun, Giám đốc Bộ phận xây dựng Công ty TNHH hóa chất Hyosung Vina cho biết: Nếu việc chạy thử thành công thì đầu tháng 3/2020, Công ty sẽ chính thức đi vào hoạt động ở giai đoạn 1 với sản lượng 300 ngàn tấn sản phẩm hạt nhựa/năm. Các sản phẩm này phục vụ trong ngành sản xuất công nghiệp như ôtô, điện, chế biến bao bì, sợi và các vật dụng phục vụ đời sống hằng ngày. Đồng thời, tạo việc làm cho khoảng 2.000 lao động, tạo sức lan tỏa lớn cho sự phát triển ngành công nghiệp hóa dầu và các ngành khác.

Dự án Nhà máy sản xuất Polypropylene (PP) và Kho ngầm chứa khí hóa lỏng LPG được xây dựng vào đầu năm 2019, với tổng mức đầu tư 1,2 tỷ USD. Như vậy, chỉ sau 1 năm xây dựng, Nhà máy đã hoàn thành đúng kế hoạch đề ra. Dự kiến trong tuần tới DN sẽ vận hành thử nhà máy để chính thức đi vào hoạt động vào tháng 3/2020 ở giai đoạn 1, với sản lượng 300 ngàn tấn hạt nhựa/năm. Đồng thời tạo việc làm cho khoảng 2.000 lao động.

Trước đó, cuối năm 2019, Công ty TNHH Đầu tư Năng lượng Tự nhiên DTD và Công ty TNHH Phát triển Năng lượng CY đã tổ chức lễ động thổ triển khai dự án và ký kết tổng thầu EPC xây dựng cùng lúc 2 nhà máy điện mặt trời hồ Gia Hoét 1 và hồ Tầm Bó, với tổng mức đầu tư khoảng 1.500 tỷ đồng. Đây là 2 dự án điện mặt trời trên hồ đầu tiên của tỉnh. Bà Nguyễn Thị Hồng Điệp, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư Năng lượng Tự nhiên DTD và Công ty TNHH Phát triển Năng lượng CY cho biết: Đến thời điểm này, mọi thủ tục về đầu tư của dự án đã hoàn thành và dự kiến đầu tháng 2 sẽ  khởi công xây dựng. Với ưu điểm nổi bật là không chiếm đất đai sản xuất, không ô nhiễm môi trường nguồn nước và ảnh hưởng đến vận hành hồ, dự kiến dự án sẽ đưa vào vận hành vào tháng 6/2020, góp phần tăng cường hiệu quả sử dụng mặt nước, bổ sung nguồn năng lượng sạch cho quốc gia.

Ngoài các dự án trên, trong năm 2020, ngành công nghiệp sẽ có thêm một số dự án thuộc lĩnh vực khác đi vào hoạt động như: dự án Nhà máy Kính nổi siêu trắng giai đoạn 1 tại KCN Phú Mỹ 2, Cảng Gemalink, Công ty TNHH SH Solar Farm Vina, Công ty TNHH LTP Global Vina, Công ty TNHH SuhLim Vina, Công ty TNHH AJ Solution,… góp phần quan trọng để ngành công nghiệp của tỉnh hoàn thành mục tiêu đặt ra là tăng chỉ số sản xuất công nghiệp trừ dầu thô và khí đốt lên 9,06%.

Sản xuất các sản phẩm may mặc tại Công ty TNHH may Việt AN (CCN Hắc Dịch, TX.Phú Mỹ).
Sản xuất các sản phẩm may mặc tại Công ty TNHH may Việt AN (CCN Hắc Dịch, TX.Phú Mỹ).

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

Theo đánh giá của UBND tỉnh, năm 2019, công tác thu hút đầu tư của tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực. Tỉnh đã thu hút được 57 dự án mới, nâng tổng số dự án tại KCN lên 420 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư gần 19,4 tỷ USD. Trong đó, có 204 dự án đầu tư trong nước và 216 dự án FDI. Nâng tỷ lệ lấp đầy lên 50,74% trên tổng số KCN và hơn 63% trên số KCN đã hoàn thiện xây dựng hạ tầng. Những dự án thu hút gần đây tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực: kho bãi, logistics và cảng; công nghiệp, du lịch, điện năng lượng mặt trời, vật liệu xây dựng, đóng tàu, khai thác khoáng sản, dịch vụ thương mại, nông nghiệp… Ðây là những lĩnh vực được xem là thế mạnh của địa phương. Điều này cho thấy, thay vì thu hút ồ ạt như trước, tỉnh đã chấp nhận bước chậm lại để sàng lọc những dự án phù hợp. Tỉnh tập trung thu hút các dự án có công nghệ hiện đại, giá trị gia tăng cao, sử dụng ít lao động và không gây ô nhiễm môi trường.

Năm 2020, tỉnh sẽ tập trung hỗ trợ để thúc đẩy cho các dự án sản xuất công nghiệp trọng điểm như: Dự án nhà máy sản xuất Polypropylene (PP) và Kho ngầm chứa khí hóa lỏng LPG, Dự án Tổ hợp hóa dầu miền Nam và các dự án năng lượng điện mặt trời… để các dự án hoàn thành đúng tiến độ cũng như đi vào hoạt động ổn định. Bà Bùi Thị Dung, Giám đốc Sở Công thương cho biết: Sở Công thương sẽ phối hợp với các sở, ngành liên quan nắm bắt nhu cầu của từng nhà đầu tư nước ngoài để thu hút đầu tư nhanh chóng phát triển công nghiệp theo hướng bền vững và có khả năng cạnh tranh. Đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư, phát triển các phân ngành công nghiệp cơ khí chế tạo, cơ khí phục vụ công nghiệp chế biến; giảm tỷ trọng ngành gia công, chế biến sử dụng đầu vào nhập khẩu, có giá trị gia tăng thấp; tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao thông qua lựa chọn, thu hút các dự án FDI. Phát triển công nghiệp bền vững, theo chiều sâu để từng bước tạo ra những sản phẩm có thương hiệu quốc gia và có sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới. 

Theo kế hoạch, năm 2020, tỉnh sẽ thu hút thêm 35 dự án mới tại các KCN, với tổng vốn dự kiến khoảng 950 triệu USD, tập trung vào các dự án có quy mô đầu tư lớn, hàm lượng công nghệ cao, sản phẩm có sức cạnh tranh, thân thiện với môi trường, trọng điểm tập trung vào thị trường các quốc gia phát triển. Trong đó chú trọng phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch vụ logistics, phù hợp với mục tiêu, chính sách thu hút đầu tư của tỉnh.

Bên cạnh việc hỗ trợ các DN mới đi vào hoạt động, để thu hút các dự án mới, tỉnh tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh. Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các KCN nhằm quản lý hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Coi cải cách hành chính là giải pháp mang tính đột phá nhằm cải thiện môi trường đầu tư; nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Lập danh mục kêu gọi đầu tư, cũng như cập nhật được thông tin cho các nhà đầu tư biết và định hướng đầu tư cho phù hợp. Hỗ trợ thông tin liên quan đến đầu tư, triển khai các chương trình, hoạt động thu hút đầu tư vào các KCN. Chú trọng thu hút các ngành công nghiệp hỗ trợ theo chủ trương chung của tỉnh. Tăng cường các hoạt động  xúc tiến đầu tư vào các KCN, tập trung xúc tiến tại các thị trường trọng điểm như Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN (Singapore, Thái Lan, Malaysia), Hoa Kỳ, EU…

Bài, ảnh: THANH NGA



BỆNH NHÂN NHIỄM CORONA ĐẦU TIÊN XUẤT VIỆN

HANH HÓASau 10 ngày điều trị, nữ bệnh nhân 25 tuổi có kết quả xét nghiệm âm tính với virus corona mới, xuất viện sáng 3/2. 

Ông Lê Văn Sỹ, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Thanh Hóa, cho biết tình trạng sức khỏe của bệnh nhân Nguyễn Thu Trang đã phục hồi, ngày thứ 5 hết sốt, không ho, không tức ngực, các chỉ số xét nghiệm hóa sinh trong giới hạn bình thường. Bệnh nhân được ra viện sáng nay.

Đây là bệnh nhân nhiễm virus corona chủng mới đầu tiên xuất viện ở Việt Nam. 

Nguyễn Thu Trang được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Thanh Hóa tặng hoa khi xuất viện sáng nay. Ảnh: Tô Hà. 

Nguyễn Thu Trang được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Thanh Hóa tặng hoa khi xuất viện sáng 3/2. Ảnh: Tô Hà.

Bệnh nhân 25 tuổi, quê xã Định Hòa, Yên Định, là công nhân Công ty Nihon Plast. Bệnh nhân cùng với 7 người khác được công ty cử sang Vũ Hán, Trung Quốc, đi đào tạo cách đây khoảng hai tháng. 

Ngày 17/1 nhóm về Việt Nam, xuống sân bay Nội Bài. Sau đó cô gái tới các địa điểm Vĩnh Phúc, bến xe Giáp Bát, Hà Nội và huyện Yên Định của Thanh Hóa. (Xem: Hành trình của ba ca dương tính từ Vũ Hán)

Tối 23/1, cô gái có biểu hiện viêm long hô hấp, sốt nhẹ, ho.

Ngày 24/1, bệnh nhân được gia đình đưa đến Bệnh viện Đa khoa huyện Yên Định khám và được chuyển xuống điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa trong tình trạng tỉnh táo, sốt cao, ho nhiều, tức ngực, khó thở nhẹ.

Bệnh nhân được đưa vào khu điều trị cách ly theo đúng quy định và thực hiện các biện pháp phòng hộ cho bệnh nhân, người nhà và nhân viên y tế. 

Bệnh nhân được xuất viện sáng 3/2. Ảnh: Tô Hà

Bệnh nhân đang điều trị cách ly. Ảnh: Tô Hà.

Sau bốn ngày được chăm sóc, điều trị tích cực theo phác đồ điều trị và hướng dẫn của Bộ Y tế, bệnh nhân hết sốt, không khó thở, giảm ho, các chỉ số sinh tồn đều trong giới hạn bình thường. 

Sáng 31/1, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã lấy mẫu xét nghiệm nCoV lần 2, kết quả ra hôm qua, âm tính.

Bệnh nhân xuất viện sáng 3/2. Ảnh: Tô Hà.

Bệnh nhân xuất viện sáng 3/2. Ảnh: Tô Hà.

Ngoài bệnh nhân trên, Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa hiện điều trị, cách ly 3 bệnh nhân khác nghi ngờ viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra, trong đó 2 bệnh nhân nam đã ngoài thời gian ủ bệnh 14 ngày nên không cần làm xét nghiệm; một bệnh nhân nữ (19 tuổi) đang mang thai ở tuần 29, đã làm xét nghiệm. Đến nay, sức khỏe các bệnh nhân này đều ổn định, nhiệt độ cơ thể đo được từ 36,8 đến 37 độ C.

Ông Trịnh Hữu Hùng, Giám đốc Sở Y tế Thanh Hóa cho biết, ngoài số bệnh nhân đang được cách ly, hiện Trung tâm Y tế các huyện và chính quyền địa phương cũng giám sát 47 người khác từng tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm nCoV hoặc người nghi nhiễm bệnh.

Thúy Quỳnh - Lê Hoàng



236 ca nghi nhiễm nCoV ở Việt Nam
Thứ hai, 3/2/2020, 13:06 (GMT+7)
   

236 ca nghi nhiễm nCoV ở Việt Nam

Việt Nam thêm một ca nhiễm nCoV tại Vĩnh Phúc, 236 người nghi viêm phổi trong khi một bệnh nhân ở Thanh Hóa khỏi bệnh được ra viện. 

Tính đến sáng 3/2, trong số 236 trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh có 163 ca kết quả xét nghiệm âm tính, 73 trường hợp tiếp tục cách ly theo dõi để ngăn lây nhiễm ra cộng đồng. Bộ Y tế định nghĩa trường hợp "nghi nhiễm" là người có dấu hiệu sốt, ho, đến từ vùng dịch. 

Vĩnh Phúc đang là tỉnh có số ca nhiễm bệnh viêm hô hấp do virus corona nhiều nhất. Các bệnh nhân đi chung một đoàn từ Vũ Hán về nước hôm 17/1. 

Sở Y tế Gia Lai hôm qua thông tin phát hiện một người trở về từ Trung Quốc có biểu hiện ho nhẹ, cách ly ở Khoa nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai. Ông Nguyễn Đình Tuấn, Phó Giám đốc Sở Y tế Gia Lai, cho biết mẫu bệnh phẩm gửi đến Viện Pasteur xét nghiệm, ít nhất trong 48 giờ tới sẽ có kết quả. 

Ngày 2/2, bác sĩ Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết dự kiến trong tuần bệnh nhân Lizhichao (sinh năm 1992) có thể sẽ được xuất viện. Còn bệnh nhân LiDing (1954) đã ổn định, không sốt, không phải thở oxy, tự sinh hoạt, các xét nghiệm sinh hóa bình thường... nhưng vẫn cần theo dõi và chờ thêm kết quả xét nghiệm nCoV lần nữa.

Nữ bệnh nhân là du học sinh trở về từ TP Vũ Hán cách ly tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam vào chiều 31/1, đã có kết quả âm tính với nCoV và được chẩn đoán mắc cúm mùa. Bệnh viện đã thu xếp để bệnh nhân được xuất viện theo yêu cầu vào chiều nay.

Theo Bộ Y tế, tính từ 7h đến 15h ngày 2/2, hai tổng đài đường dây nóng của Bộ Y tế, nơi tiếp nhận các thông tin về tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp là 1900 3228 và 1900 9095 đã tiếp nhận 5511 cuộc gọi đến của người dân, đạt kết nối thành công 95%. Thời điểm cao nhất nhận 1.209 cuộc gọi một giờ. Hai đường dây nóng này hoạt động song song với các đường dây nóng của 21 bệnh viện có cơ sở theo dõi và điều trị cách ly các bệnh nhân nghi nhiễm và nhiễm nCoV.

Dịch viêm phổi khiến nhiều bệnh viện khan hiếm máu điều trị. Ông Phạm Tuấn Dương, Phó Viện trưởng Huyết học - Truyền máu Trung ương, phụ trách Trung tâm Máu quốc gia, cho biết đến ngày 1/2, lượng máu dự trữ của Viện chỉ còn 6.700 đơn vị.

Tình trạng khan hiếm máu điều trị cũng xảy ra tại TP HCM, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ... Theo lãnh đạo Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP HCM - đơn vị cung cấp máu cho hầu hết bệnh viện ở TP HCM - lượng máu dự trữ của bệnh viện đến sáng 1/2 chỉ còn khoảng 4.000 đơn vị. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng máu của các bệnh viện toàn thành phố sau kỳ nghỉ Tết tăng đột biến so với các năm trước, mỗi ngày cần 800 đến1.000 đơn vị máu.

Đề phòng dịch nCoV, đến tối 2/2, 21 địa phương đã cho học sinh nghỉ học. Trong đó, 17 tỉnh thành cho nghỉ một tuần (3-9/2) gồm: Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Hà Nội, Long An, Kiên Giang, Bình Thuận, Cần Thơ, Sóc Trăng, Vĩnh Long, TP HCM, Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Hà Giang, Hưng Yên, Lai Châu, Đồng Nai (riêng thành phố Biên Hòa nghỉ ngày 3-4/2).

Đối với bậc đại học, 54 trường bắt đầu học lại sau Tết từ ngày 31/1 đến 4/2, chủ yếu là trường quân đội hoặc có lịch học an ninh quốc phòng. Riêng du học sinh Trung Quốc lùi đến ngày 17/2 và khuyến cáo chưa nên quay lại Việt Nam.

Cũng trong chiều 2/2, Thiếu tướng Nguyễn Sĩ Hội - Phó tư lệnh Quân khu 4 cho hay Bộ chỉ huy quân sự 6 tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế đang chuẩn bị kế hoạch, cơ sở vật chất để tiếp nhận, cách ly lao động Việt Nam từ Trung Quốc và các nước có dịch viêm phổi cấp do nCoV về nước.

Các đơn vị quân sự 6 tỉnh nêu trên sẽ tiếp nhận, lo ăn ở, hậu cần cho khoảng 1.400 lao động Việt Nam trong thời gian cách ly 14 ngày; phối hợp các ngành liên quan tổ chức lực lượng, phương tiện y tế nhằm đảm bảo sức khoẻ, giám sát dịch tễ, và xử lý các tình huống theo quy định.

Bệnh nhân viêm phổi đang cách ly tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Đông Anh, Hà Nội. Ảnh: Giang Huy

Bệnh nhân viêm phổi đang cách ly tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Đông Anh, Hà Nội. Ảnh: Giang Huy

Dịch viêm phổi cấp do nCoV khởi phát tại Vũ Hán từ tháng 12/2019, lan ra 31 tỉnh thành Trung Quốc. Tính đến ngày 3/2, số người chết do virus corona tăng lên 362, trong đó có 361 người ở Trung Quốc, số ca nhiễm cũng lên hơn 17.000, theo Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 31/1 tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu vì dịch viêm phổi do nCoV đã lan đến hơn 20 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Việt Nam, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan ghi nhận trường hợp nCoV truyền từ người sang người. Trong đó, một bệnh nhân nhiễm virus corona chết ở Philippines, trở thành ca tử vong đầu tiên ngoài Trung Quốc.

Thùy An



Tổng bí thư: 'Đảng Cộng sản Việt Nam đủ bản lĩnh lãnh đạo đất nước'

Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội, sáng 3/2.

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và nhiều vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lão thành cách mạng... tham dự buổi lễ.

Trong diễn văn tại đây, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nói, "thực tiễn phong phú, sinh động của cách mạng Việt Nam trong 90 năm qua đã chứng tỏ, sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng, lập nên nhiều kỳ tích trên đất nước Việt Nam".

Theo ông, "thực tiễn đó khẳng định một chân lý: Ở Việt Nam, không có một lực lượng chính trị nào khác, ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam có đủ bản lĩnh, trí tuệ, kinh nghiệm, uy tín và khả năng lãnh đạo đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đưa sự nghiệp cách mạng của dân tộc đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác". 

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu sáng 3/2. Ảnh: Giang Huy

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu sáng 3/2. Ảnh: Giang Huy

Đề cập đến những thành tựu sau gần 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Tổng bí thư, Chủ tịch nước nói, đến nay, Việt Nam đã trở thành một quốc gia có quy mô dân số gần 100 triệu người, với mức thu nhập bình quân 2.800 USD/người; đã tham gia hầu hết các tổ chức quốc tế, trở thành một thành viên tích cực, có trách nhiệm trong các hoạt động của cộng đồng quốc tế. 

Mới đây, Việt Nam được Đại hội đồng Liên hợp quốc bầu với số phiếu tín nhiệm rất cao, lần thứ hai trở thành Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. "Với những thành tựu to lớn đã đạt được, chúng ta có cơ sở để khẳng định rằng, đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay", ông nhấn mạnh.

Về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Tổng bí thư, Chủ tịch nước nêu rõ, gần đây, quá trình tiến hành theo tinh thần nghị quyết Trung ương 4 khoá XI, khoá XII "đạt được những kết quả và kinh nghiệm bước đầu rất quan trọng, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi một bước những tiêu cực, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng".

Tuy nhiên, theo ông, công tác xây dựng Đảng vẫn còn nhiều việc phải làm, nhất là việc đấu tranh chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá"; tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu, xa dân... 

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước nêu rõ, phương hướng chung của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay là phải tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp, giữ vững và tăng cường bản chất cách mạng và tính tiên phong của Đảng, xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức, cán bộ.

"Đổi mới phương thức lãnh đạo, tăng cường mối liên hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân, bảo đảm cho Đảng đủ sức lãnh đạo sự nghiệp của đất nước không ngừng phát triển", ông nói.

Cũng trong sáng nay, nhân kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam đã tới đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ.

Hoàng Thùy



KHAI MẠC KỲ HỌP THỨ 15, HĐND TỈNH KHÓA VI Tình hình kinh tế - xã hội nhiều khởi sắc

Ngày 11/12, tại Hội trường Trung tâm Hành chính-Chính trị tỉnh, Kỳ họp thứ 15, HĐND tỉnh khóa VI, nhiệm kỳ 2016-2021 đã khai mạc. Kỳ họp dự kiến diễn ra trong 3 ngày (11, 12 và 13/12). Trong ngày làm việc thứ nhất, các đại biểu HĐND tỉnh đã nghe, xem xét và thảo luận về các báo cáo: Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh năm 2019 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2020; báo cáo thẩm tra các báo cáo, tờ trình, đề án trình tại Kỳ họp.  

Toàn cảnh Kỳ họp thứ 15, hđnd tỉnh khóa vi.
Toàn cảnh Kỳ họp thứ 15, HĐND tỉnh khóa VI.

Trong diễn văn khai mạc Kỳ họp, ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cho biết, kỳ họp này là dịp để đánh giá sơ bộ tình hình thực hiện kế hoạch 5 năm 2016-2020, làm căn cứ quan trọng để xác định rõ những chỉ tiêu, nhiệm vụ còn hạn chế cần tập trung thúc đẩy tích cực hơn trong năm 2020. Ông Nguyễn Hồng Lĩnh nhấn mạnh: “Năm 2020 là năm về đích thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VI, Nghị quyết của HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh giai đoạn 2016-2021. Mỗi đại biểu HĐND tỉnh cần tập trung trí tuệ, phát biểu với tinh thần xây dựng, trách nhiệm, chỉ rõ những hạn chế trong lãnh đạo, điều hành của các cơ quan, đơn vị, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp, bước đi tích cực, hiệu quả hơn”. 

Ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy,  Chủ tịch HĐND tỉnh trao đổi với các đại biểu bên lề Kỳ họp.
Ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh trao đổi với các đại biểu bên lề Kỳ họp.

KINH TẾ TĂNG TRƯỞNG KHÁ 

Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh năm 2019 tại Kỳ họp, ông Nguyễn Thành Long, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Trong năm 2019, các ngành và lĩnh vực kinh tế tăng trưởng khá. 10/11 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) trừ dầu khí đạt 7,65%. Doanh thu dịch vụ cảng ước khoảng 4.056 tỷ đồng, tăng 4,8% (NQ 4,8%); doanh thu dịch vụ lưu trú ước khoảng 5.362 tỷ đồng, tăng 17,85% (NQ 15%); kim ngạch xuất khẩu trừ dầu khí ước khoảng 5,082 tỷ USD, tăng 14,02% (NQ đạt 4,95 tỷ USD, tăng 12,1%); giá trị sản xuất nông nghiệp ước khoảng 8.362 tỷ đồng, tăng 3,45% (NQ 3,81%); giá trị sản xuất ngư nghiệp ước khoảng 10.777 tỷ đồng, tăng 4,21%. 

Một trong những kết quả nổi bật của tỉnh trong năm 2019 phải kể đến là thu ngân sách. Cụ thể, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2019 ước thực hiện 82.676 tỷ đồng, vượt 11,1% (82.676/74.397 tỷ đồng) so với dự toán. Trong đó, thu từ dầu khí 26.400 tỷ đồng, vượt 14,5% dự toán; thu thuế xuất, nhập khẩu 19.103 tỷ đồng, đạt 95,8% dự toán, tăng 2,8% so với năm 2018. Thu ngân sách nội địa 37.172 tỷ đồng, vượt 18,4% dự toán và tăng 25,7% so với năm 2018. Tổng thu ngân sách địa phương khoảng 21.449 tỷ đồng, vượt 15,7% dự toán năm. 

Đại biểu Trần Phúc Chỉnh, Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh nhận xét: Mức thu ngân sách năm 2019 đạt tương đối khá và dự báo năm 2020 còn khả quan hơn nữa. Thu nội địa tăng trong khi thu từ dầu khí có xu hướng giảm dần, là phù hợp với chủ trương chung của Trung ương và của tỉnh. “Trước đây, nguồn thu ngân sách chủ yếu của tỉnh là từ dầu thô, nhưng từ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ V đến nay, địa phương đã và đang phát triển hệ thống cảng nước sâu để tăng nguồn thu, thay thế dần thu từ dầu khí. Hiện nay, dự án hóa dầu Long Sơn đang được xây dựng, khi đi vào hoạt động, cùng với sự phát triển của hệ thống cảng biển, nguồn thu sẽ tăng lên và phần điều tiết cho địa phương sẽ tăng theo”, ông Trần Phúc Chỉnh nói. 

Bên cạnh đó, các lĩnh vực y tế, giáo dục, môi trường và các chính sách an sinh xã hội cũng được UBND tỉnh triển khai đầy đủ, kịp thời, giúp đời sống người dân tiếp tục được nâng lên theo hướng tích cực. 

Trong năm 2019, các ngành và lĩnh vực kinh tế tăng trưởng khá.  Trong ảnh: Sản xuất thép tại Nhà máy thép Tung Ho (TX. Phú Mỹ).
Trong năm 2019, các ngành và lĩnh vực kinh tế tăng trưởng khá. Trong ảnh: Sản xuất thép tại Nhà máy thép Tung Ho (TX. Phú Mỹ). Ảnh: SONG THƯ

KHOANH VÙNG, BẢO VỆ ĐẤT CÔNG VÀ NGUỒN NƯỚC SINH HOẠT 

Phát biểu trong phần thảo luận vào buổi chiều cùng ngày, ý kiến đại diện một số tổ đại biểu bày tỏ lo ngại về tình trạng đất công bị lấn chiếm; nguy cơ ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt; nguy cơ ô nhiễm môi trường còn cao.

Đại biểu Lê Thị Trang Đài cho biết, hiện nay, công tác quản lý đất công còn nhiều bất cập như: Chưa có mốc thực địa, nhân lực quản lý mỏng, công tác quản lý đất công còn lỏng lẻo, việc xử lý các vi phạm chưa nghiêm nên dễ dẫn đến tình trạng đất công bị lấn chiếm. “Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành liên quan tiến hành tổng đo đạc, xác định ranh mốc, lập hồ sơ pháp lý và có thời gian kết thúc cụ thể. Sau đó tiến hành phân loại để cho đấu giá, cho thuê vừa để giữ đất, vừa tận dụng nguồn thu. Đồng thời, tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác quản lý, sử dụng đất; xử lý nghiêm các cá nhân vi phạm, cưỡng chế, thu hồi, kỷ luật cán bộ để xảy ra sai phạm”, bà Trang Đài kiến nghị. 

Trao đổi về vấn đề này, đại biểu khách mời, ông Lê Ngọc Linh, Giám đốc Sở TN-MT cho biết, toàn tỉnh có hơn 10.414ha đất công. Sở TN-MT đã tham mưu UBND tỉnh phân cấp quản lý đất công cho các sở, ngành, địa phương. “Tháng 11/2019, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch quản lý, khai thác đất công, trong đó có đầy đủ các giải pháp như đại biểu Trang Đài đã nêu. Trong tháng 12 này, Sở TN-MT sẽ tiếp tục bàn giao các khu đất công và hồ sơ cho các sở, ngành, địa phương. Như vậy, trong năm 2020, công tác quản lý đất công sẽ đi vào nền nếp hơn”, ông Linh nói. 

Bày tỏ lo ngại về an ninh nguồn nước tại các hồ chứa nước sinh hoạt, bà Trang Đài cho biết, toàn tỉnh có khoảng 30 hồ, trong đó 2 hồ Sông Ray, Đá Đen là lớn nhất, cung cấp nước sinh hoạt chính cho toàn tỉnh nhưng nguy cơ ô nhiễm nguồn nước là rất lớn. Bà Trang Đài dẫn chứng: “Chúng tôi đi khảo sát quanh các hồ chứa nước thì thấy có nhiều chai, lọ đựng thuốc bảo vệ thực vật trên mặt hồ. Bên cạnh đó, một số cơ sở chăn nuôi quy mô lớn gần hành lang hồ, tình trạng xả nước thải sinh hoạt gần hành lang hồ, khai thác cát trái phép, nuôi trồng thủy sản trên mặt nước… cũng là những nguy cơ lớn gây ô nhiễm nguồn nước”. 

Trong năm 2019, 10/10 chỉ tiêu văn hóa-xã hội đều đạt và vượt kế hoạch. Trong đó, lĩnh vực GD-ĐT được đặc biệt quan tâm. Tỉnh đã đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học, sắp xếp lại mạng lưới trường học hiệu quả, phù hợp đặc điểm từng địa phương, đơn vị. Chất lượng giảng dạy, tập huấn nâng cao kỹ năng dạy học cho GV được quan tâm. Về y tế, tỉnh tập trung đầu tư, xây dựng các bệnh viện, trung tâm y tế, cơ sở y tế với trang thiết bị hiện đại, từng bước nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân, chú trọng giáo dục y đức. Các chương trình, dự án về an sinh xã hội, chăm lo cho gia đình chính sách, người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, đồng bào dân tộc được tỉnh triển khai đồng bộ, đạt nhiều kết quả tích cực. Điều tôi tâm đắc nhất trong năm 2019 là tỉnh đã tập trung triển khai 12 nội dung nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. 
(Đại biểu Võ Ngọc Thanh Trúc)

Ngoài ra, một số ý kiến đại biểu cũng phản ánh về quyền lợi về đất đai của người dân bị ảnh hưởng do các quy hoạch chậm triển khai; hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn còn nhiều hạn chế; tình trạng ô nhiễm môi trường chưa được khắc phục triệt để…

Theo chương trình, ngày 12/12, Kỳ họp tiếp tục nội dung thảo luận và phiên chất vấn và trả lời chất vấn các nhóm vấn đề: Việc xử lý rác thải, công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại Khu xử lý chất thải 100ha Tóc Tiên và việc bảo vệ nguồn nước của tỉnh; việc thực hiện chính sách BHXH trên trên địa bàn tỉnh; công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị các di tích.

Bài, ảnh: ĐỨC NHÂN



Khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam 2019 – Cơ hội, thách thức
gày 4/12, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh, Quỹ đầu tư Vietnam Silicon Valley (VSVA) với tư cách là Trưởng làng Dịch vụ hỗ trợ Startup đã tổ chức thành công chương trình “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam 2019 – Cơ hội, thách thức và giải pháp để phát huy lợi thế”.

Chương trình được phối hợp tổ chức với Bộ Khoa học và Công nghệ, Đề án Hỗ trợ Hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST đến năm 2025, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB),  Trung tâm dịch vụ Công nghệ cao BQL khu CNC Hoà Lạc và Công ty cổ phần truyền thông Reidius.

Chương trình có sự tham dự của ông Phạm Hồng Quất - Cục trưởng cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp bộ KH&CN; ông Nguyễn Việt Dũng - Giám đốc sở KH&CN Hồ Chí Minh; ông Phạm Ngọc Danh - giám đốc sở KHCN Đắc Nông,; ông Nguyễn Đức Lý - giám Đốc sở KHCN Quảng Bình; Ông Phạm Quang Nguyên-  Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Vĩnh Phúc; Ông Hoàng Bá Nam Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Quảng Ninh, bà Thạch Lê Anh - nhà sáng lập Vietnam Silicon Valley cùng với đại diện các Trường Đại học, Cao đẳng; đại diện các quỹ đầu tư trong và ngoài nước.

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Phạm Hồng Quất cho biết: “ Trong gần một thập kỷ trở lại đây, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Chính phủ, đây được coi như một công cụ quan trọng giúp thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Rất nhiều cơ chế, chính sách mới đã được gấp rút tập trung hoàn thiện và sửa đổi nhằm giúp tạo động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp khởi nghiệp trong mọi ngành, lĩnh vực và khắp các tỉnh thành trên đất nước Việt Nam.

Tiếp nối chương trình với chủ đề với chủ đề  “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 2020: Nắm bắt cơ hội để phát triển”, Bà Thạch Lê Anh - Nhà sáng lập Vietnam Silicon Valley Accelerator đã có những chia sẻ sâu sắc về hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam. Bà cho biết: “ Năm 2019 cũng chứng kiến bước nhảy vọt của thị trường vốn đầu tư mạo hiểm Việt Nam. Nếu như những năm trước đây, Việt Nam chỉ thu hút được 1- 3% tổng vốn đầu tư mạo hiểm của khu vực ĐNA thì nay con số đó đã là 19%, nhảy vọt từ vị trí số 5 lên vị trí số 3 chỉ sau Indonesia và Singapore. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư Việt Nam cũng ngày càng thể hiện vai trò của mình trong Hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia, chiếm 36% tổng thương vụ trong nửa đầu năm 2019. Số lượng startup cũng chứng kiến bước phát triển thần kỳ chỉ trong 6 năm, từ 400 năm 2012 startup tăng lên hơn 3000 startup năm 2018, tăng gấp 8 lần.”

Bên cạnh những thạnh tựu kể trên, bà Thạch Lê Anh cũng chỉ ra những thách thức mà hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam còn gặp phải: “Sự phát triển khởi nghiệp ở Việt Nam chỉ tập trung ở các thành phố lớn dẫn đến các lĩnh vực mà doanh nghiệp khởi nghiệp lựa chọn thường là bán lẻ, thanh toán và giáo dục. Tuy nhiên, những lĩnh vực kể trên sau một số năm phát triển đã dần được định hình với những ông lớn trong ngành khiến việc các startup mới rất khó tham gia vào thị trường nều không có nguồn lực mạnh – Điều rất hiếm ở Việt Nam. Trong khi đó những lĩnh vực như văn hoá, sáng tạo và nông nghiệp vốn là thế mạnh truyền thống cho Việt Nam thì lại ít được quan tâm thậm chí là bỏ ngỏ không khai thác”.

 Bà Thạch Lê Anh - Nhà sáng lập Vietnam Silicon Valley Accelerator với bài phát biểu về chủ đề “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 2020: Nắm bắt cơ hội để phát triển” 

Từ đó Bà đã nêu ra một số giải pháp như  “ Hình thành và phát triển mạng lưới câu lạc bộ nhà đầu tư thiên thần - Angel Corner, tạo không gian để nhà đầu tư thiên thần giao lưu, gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm cũng như các thương vụ đầu tư tiềm năng”; “Tập trung các cấu phần của hệ sinh thái khởi nghiệp, hình thành một địa điểm – trung tâm khởi nghiệp quy mô lớn làm điểm đến cho mọi nhà đầu tư” hay “phát triển các chương trình từ cơ bản tới chuyên sâu liên quan đến chuyển giao mô hình, kiến thức về đầu tư mạo hiểm và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp.”

Một số nội dung nổi bật khác được thảo luận trong chương trình như: Vai trò của Tài sản trí tuệ trong khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, Truyền thông và xây dựng cộng đồng - Giải pháp kết nối và hỗ trợ khởi nghiệp tại địa phương, Xây dựng Hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam: Khát vọng của Thành phố thông tin Bình Dương, Tọa đàm "Phát triển khởi nghiệp tại địa phương: cơ hội, thách thức và giải pháp".

Thông qua chương trình, Vietnam Silicon Valley cùng các diễn giả, đã mang tới một góc nhìn trực quan, giúp những người tham dự dễ dàng nhìn nhận, đánh giá và phần nào sớm nắm bắt các cơ hội cho mình –  tránh tụt hậu trong bối cảnh làn sóng đầu tư mạo hiểm vào Việt Nam đang có xu hướng tăng mạnh và thị trường đầu tư mạo hiểm Việt Nam bước đầu được hình thành.

Đây là sự kiện được tổ chức trong khuôn khổ Ngày hội đổi mới sáng tạo quốc gia TECHFEST VIETNAM 2019 do Bộ Khoa học và Công nghệ Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp cùng VinTech City và Công ty CP truyền thông SUN BRIGHT tổ chức Techfest Vietnam 2019) với nhiều hoạt động nổi bật như Diễn đàn đối thoại chính sách cấp cao, Diễn đàn kết nối nguồn lược khởi nghiệp sáng tạo, Hội nghị liên minh các nhà đầu tư thiên thần châu Á cùng rất nhiều hội thảo chuyên sâu về khởi nghiệp trong các ngành, lĩnh vực.

Dưới đây là một số hình ảnh của chương trình:

 

Ông Phạm Ngọc Huy - Giám Đốc BA Vietnam Silicon Valley Accelerator phát biểu về chủ đề  “VSVA: 7 năm nhìn lại và các kỳ vọng tương lai” 

  

  Ông Gibs Song - Ban Điều Hành Vietnam Silicon Valley Accelerator với chủ đề  “Bước phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam 2019 dưới con mắt nhà đầu tư” 

 Bà Hoàng Thanh Trà - Tổng giám đốc công ty cổ phần truyền thông Reidius với chủ đề “Truyền thông và xây dựng cộng đồng - Giải pháp kết nối và hỗ trợ khởi nghiệp tại địa phương”

 Bà Nguyễn Diên Hồng Hạnh - Giám đốc vườn ươm Becamex với chủ đề “ Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam: Khát vọng của thành phố Thông minh Bình Dương”

  Các chuyên gia cùng nhau thảo luậntại toạ đàm “Phát triển khởi nghiệp tại địa phương: cơ hội, thách thức và giải pháp”



Công nghệ - chìa khóa thành công cho nền “công nghiệp không khói”
Trong khuôn khổ Techfest Vietnam 2019, chiều ngày 5/12, Làng công nghệ du lịch ẩm thực đã tổ chức hội thảo “Gen và Du lịch số", quy tụ những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ngành du lịch hiện nay. Tại Hội thảo, các đại biểu cùng thảo luận về những vấn đề xoay quanh tình hình khởi nghiệp, cơ hội thuận lợi cho khởi nghiệp tại lĩnh vực du lịch trong thời gian sắp tới.

Hội thảo cũng cung cấp góc nhìn đa chiều về tình hình khởi nghiệp du lịch công nghệ trong những năm vừa qua, giới thiệu tiềm năng to lớn của ngành du lịch Việt Nam và các cơ hội thuận lợi cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực này.

Startup muốn thành công cần phải phát huy được yếu tố công nghệ

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Lý Đình Quân, Founder& CEO sông Hàn Incubato, Chuyên gia tư vấn các chương trình đổi mới sáng tạo và hệ sinh thái khởi nghiệp trên toàn quốc đã có đôi lời giới thiệu về Làng công nghệ du lịch ẩm  thực và trình bày báo cáo tổng quan về tình hình khởi nghiệp trong lĩnh vực du lịch tại Việt Nam thời gian qua.

Trong thời đại công nghệ 4.0 lan tỏa mạnh mẽ, các startup muốn thành công cần phải phát huy được yếu tố công nghệ. Đặc biệt, với lĩnh vực du lịch và ẩm thực, công nghệ trở thành chìa khóa thành công cho nền “công nghiệp không khói”. Tại Việt Nam, năm 2019 đã chứng kiến sự đi lên của các startup ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực du lịch như: Liberzy, Tago,  Astra hay Triip. Sự thành công của các dự án này được cho là đến từ việc đón đầu xu thế du lịch đại chúng, du lịch sinh thái và khai thác công nghệ.

Nhận thức được các yếu tố trên, ngành du lịch và ẩm thực Việt Nam đặt ra mục tiêu phát huy hơn nữa các khía cạnh xu hướng du lịch và công nghệ. Tuy nhiên, bài toán này cũng mang đến rất nhiều thách thức như giải quyết nguồn nhân lực được thay thế bởi công nghệ hay vấn nạn môi trường xung quanh việc phát triển du lịch.

Cách mạng Công nghiệp 4.0 tận dụng sức mạnh lan tỏa của số hóa và công nghệ thông tin với sự đột phá của trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật và dữ liệu lớn, đang tạo ra sự thay đổi to lớn trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Đối với du lịch, công nghệ hiện đại giúp cho phương thức xúc tiến quảng bá trở nên đa dạng hơn và làm thay đổi phương thức đi du lịch, trải nghiệm của du khách.

Với những thành tựu vượt bậc của công nghệ thông tin, du lịch có cơ hội tối ưu hóa hiệu quả công tác xúc tiến quảng bá và mở rộng thị trường, đẩy mạnh phát triển du lịch trực tuyến và thương mại điện tử. Đồng thời, tạo ra nhiều sản phẩm du lịch mới hấp dẫn hơn, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và xây dựng thương hiệu du lịch.

Ông Lý Đình Quân, Founder& CEO sông Hàn Incubato, Trưởng Làng công nghệ du lịch ẩm thực phát biểu tại Hội thảo

Cùng với đó, những công nghệ mới trên nền tảng Internet giúp cho việc trải nghiệm du lịch ngày càng thuận tiện hơn. Du khách có thể dễ dàng tìm hiểu, so sánh, lựa chọn những điểm đến và dịch vụ phù hợp nhất, đặc biệt là có thể khám phá điểm đến bằng công nghệ thực tế ảo và thực tế tăng cường. Gia tăng tiện ích cho du khách cũng chính là cơ hội kích cầu du lịch hiệu quả.

Tuy nhiên, cơ hội luôn song hành cùng thách thức. Nếu không bắt kịp nhịp độ phát triển, du lịch phải đối mặt với những thách thức mà Cách mạng Công nghiệp 4.0 đặt ra như vấn đề an toàn và bảo mật thông tin, năng lực cạnh tranh, thiếu hụt nhân lực trình độ cao…

Bức tranh toàn cảnh khởi nghiệp du lịch Việt Nam

Cùng với việc nhận định về vai trò quan trọng của công nghệ trong nền công nghiệp không khói, ông Jason Lusk - Nhà quản lí các chương trình hợp tác chiến lược và chương trình tăng tốc của quỹ ADB đã có những chia sẻ với chủ đề “Công nghệ cho khách sạn xanh và điểm đến bền vững”.

Tiếp theo, phiên thảo luận về “Du lịch đại chúng - vấn đề và giải pháp cho một hiện tượng ngày càng lan rộng” với sự điều phối của ông Trần Xuân Mới, cố vấn cấp cao, ATM ASIA đã diễn ra sôi nổi với các ý kiến đến từ các diễn giả là đại diện các doanh nghiệp, mang đến góc nhìn đa chiều về hiện trạng du lịch đại chúng trong nước, khu vực, trên thế giới cũng như hướng giải quyết cho các vấn đề còn tồn đọng.

Bên cạnh đó, những thách thức về việc vừa phát triển du lịch, vừa bảo vệ môi trường và xu hướng du lịch tiêu biểu cũng được đặt ra trong phiên thảo luận với chủ đề "Du lịch sinh thái cứu cánh hay đồng phạm cho vấn đề môi trường"; "Cách thức du lịch của Millennial định hình xu hướng Marketing" lần lượt được điều phối bởi Ông Trần Xuân Mới, Cố vấn cấp cao, ATM ASIA và bà Trần Thị Phương Thảo Quản lý Ươm Tạo SHi.

Ngoài ra, bức tranh toàn cảnh khởi nghiệp du lịch Việt Nam cũng được thể hiện qua Showcase startup Làng công nghệ du lịch ẩm thực với dự án Liberzy, Showcase Startup Làng công nghệ du lịch - ẩm thực DỰ ÁN COXPLORE. Hơn nữa, qua tham luận “Ai sẽ mất việc vào tay trí tuệ nhân tạo và cách chúng ta chiến thắng?” trình bày bởi bà Maryam Daryabegi - Người sáng lập "Innovation Bazar", người tham dự hội thảo còn được lắng nghe những đề xuất phát triển xu hướng du lịch trong thời đại công nghệ đang bùng nổ mạnh mẽ.

Các diễn giả chia sẻ góc nhìn đa chiều về khởi nghiệp công nghệ du lịch

Với những kiến thức bổ ích từ chia sẻ của các chuyên gia, hội thảo đã tổng kết được nhiều vấn đề mang tính cấp thiết cùng những giải pháp tối ưu thúc đẩy mạng lưới khởi nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nói chung và ngành công nghệ du lịch ẩm thực nói riêng phát triển mạnh mẽ trong tương lai.Bên cạnh đó, những thách thức về việc vừa phát triển du lịch, vừa bảo vệ môi trường và xu hướng du lịch tiêu biểu cũng được đặt ra trong phiên thảo luận với chủ đề "Du lịch sinh thái cứu cánh hay đồng phạm cho vấn đề môi trường"; "Cách thức du lịch của Millennial định hình xu hướng Marketing" lần lượt được điều phối bởi Ông Trần Xuân Mới, Cố vấn cấp cao, ATM ASIA và bà Trần Thị Phương Thảo Quản lý Ươm Tạo SHi.

Ngoài ra, bức tranh toàn cảnh khởi nghiệp du lịch Việt Nam cũng được thể hiện qua Showcase startup Làng công nghệ du lịch ẩm thực với dự án Liberzy, Showcase Startup Làng công nghệ du lịch - ẩm thực DỰ ÁN COXPLORE. Hơn nữa, qua tham luận “Ai sẽ mất việc vào tay trí tuệ nhân tạo và cách chúng ta chiến thắng?” trình bày bởi bà Maryam Daryabegi - Người sáng lập "Innovation Bazar", người tham dự hội thảo còn được lắng nghe những đề xuất phát triển xu hướng du lịch trong thời đại công nghệ đang bùng nổ mạnh mẽ.

Với những kiến thức bổ ích từ chia sẻ của các chuyên gia, hội thảo đã tổng kết được nhiều vấn đề mang tính cấp thiết cùng những giải pháp tối ưu thúc đẩy mạng lưới khởi nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nói chung và ngành công nghệ du lịch ẩm thực nói riêng phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

Bài, ảnh: Minh Châu



Niềm tin: yếu tố cần có để phát triển thương mại điện tử
Việt Nam đang đứng trước cơ hội rất lớn để phát triển TMĐT khi có tới 64 triệu người dùng internet (chiếm 66% dân số), 62 triệu người dùng mạng xã hội (64% dân số), số thuê bao di động đạt 143 triệu trong đó 72% dân số sử dụng smartphone.

Sáng ngày 4/12, Diễn đàn kết nối nguồn lực phát triển khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực thương mại điện tử và logistics, nằm trong chương trình Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia (Techfest 2019) đã diễn ra tại thành phố Hạ Long.

Mua sắm trực tuyến đang bùng nổ tại Việt Nam

Với dân số là 96,96 triệu người, trong đó có tới 64 triệu người sử dụng Internet, với 72% trong số đó sử dụng smartphone - đây chính là cơ hội để thương mại (TMĐT) của Việt Nam có cơ hội phát triển, thậm chí bùng nổ. Vậy nhưng thực tế, đến nay doanh thu từ TMĐT của Việt Nam mới chiếm hơn 4,2% tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên cả nước. Nhiều sàn TMĐT vẫn đang đốt tiền, chịu lỗ để có được người dùng, lượt truy cập và người bán hàng bằng các hình thức trợ giá sản phẩm, miễn phí vận chuyển. Riêng trong năm 2019, không ít công ty chịu lỗ lũy kế hàng nghìn tỷ đồng để duy trì hoạt động chờ thời cơ.

Chia sẻ tại sự kiện, ông Nguyễn Thế Quang, Phó Cục trưởng Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương cho biết, trong các giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) năm 2018, 88% các giao dịch thanh toán theo hình thức COD (thu hộ, khách hàng trả tiền mặt khi nhận hàng), việc thanh toán điện tử vẫn còn thấp. Lý do là khách hàng e ngại chất lượng sản phẩm không giống quảng cáo hay thông tin cá nhân bị tiết lộ... Lý giải về nguyên nhân này, nhiều người cho rằng, mối lo của việc mua phải hàng nhái, hàng kém chất lượng; sợ thông tin cá nhân bị tiết lộ; không yên tâm về hậu mãi… là những nguyên nhân chính khiến thương mại điện tử Việt Nam chưa phát triển mạnh. “Niềm tin” vẫn là yếu tố xa xỉ đối với hoạt động mua bán trực tuyến cho đến thời điểm này.   

Diễn đàn diễn ra với nhiều phiên thảo luận hấp dẫn

Ra ngoài gọi xe bằng ứng dụng Grab, GoViet, đặt phòng khách sạn qua Agoda, Booking; mua sắm đồ tiêu dùng trực tuyến trên Website của BigC, Aeon; đặt đồ ăn, trà sữa thông qua Grabfood…. mua sắm trực tuyến đã và đang ngày càng phổ biến với nhiều người tiêu dùng, đặc biệt là người dân ở các thành phố lớn.

Niềm tin là yếu tố quan trọng

Cũng về câu chuyện niềm tin, ông Henry Low, CEO TikiNow Smart Logistics cho biết: Năm 2019, Tiki tăng trưởng khách hàng gấp 2,4 lần so với năm 2018, kéo theo tăng trưởng doanh thu tăng gấp 2,5 lần. Nhưng thành công lớn nhất của đơn vị vận chuyển như Tiki, đó là số lượng hàng trả về/tổng số đơn hàng năm 2019 chỉ là 1%. “Kết quả này phản ánh niềm tin của khách hàng dành sản phẩm và hoạt động giao hàng của Tiki là rất lớn” - ông Henry Low tự tin khẳng định.

Các đại biểu tại hội thảo cũng thừa nhận sự tin tưởng chính là yếu tố quan trọng để khách hàng quyết định mua hàng trực tuyến hay không? Đồng thời đưa ra nhiều giải pháp, đề xuất hướng đến mục tiêu mang lại niềm tin của khách hàng với TMĐT. Trong đó, Viettel có hình thức thanh toán tạm giữ, tới đây là thí điểm Mobile monney; Lazada tăng cường lượng kho bãi để có thể giao hàng trong ngày hoặc sang ngày hôm sau; Chungxe chuẩn bị áp dụng công nghệ blockchain (Smart contract) để quản lý hợp đồng, xuất xứ xe…

Đáng ghi nhận là với khát vọng xây dựng các giải pháp sáng tạo phục vụ hàng triệu các doanh nghiệp tư nhân nhỏ lẻ, kết nối với nguồn lao động và thị trường người tiêu dùng gần 100 triệu dân, rất nhiều các starup đã khởi nghiệp các công ty, dịch vụ ứng dụng TMĐT trong hầu hết các ngành nghề như: Vận tải (FastGo), lưu trú (Luxstay), Y tế (eDoctor), Logistics (Ahamove, Logivan, HeyU), tài chính tiêu dùng (Lendmo), sức khoẻ (WeFit)…

Hi vọng, với cách làm của những người trẻ sáng tạo, tâm huyết với cộng đồng, niềm tin với các giao dịch thông qua TMĐT của người tiêu dùng sẽ được nhân lên; góp phần thay đổi nhận thức của xã hội đối với lĩnh vực kinh tế TMĐT; tạo thêm nhiều công ăn việc làm mới cho xã hội; gia tăng tính cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài; giữ thị phần trên sân nhà cho doanh nghiệp Việt.

Ông James Dong – CEO Lazada Việt Nam phát biểu, chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh TMĐT của Lazada

Bàn về vấn đề niềm tin của người tiêu dùng khi sử dụng dịch vụ COD, ông Hoàng cho rằng những người phát triển TMĐT cần nỗ lực nhiều hơn nhằm củng cố niềm tin khách hàng, thông qua những công cụ như chat. Qua đó, người mua tìm hiểu rõ hơn, dễ dàng hơn về sản phẩm, người bán có cơ hội tư vấn, thuyết phục khách hàng. Thậm chí các công nghệ như livestream giúp 2 bên tương tác. Đồng quan điểm, ông Nguyễn Xuân Hùng, Giám đốc điều hành FADO miền Bắc khẳng định xu hướng mở rộng kênh bán trực tuyến của các doanh nghiệp rất mạnh mẽ.

Mặc dù các giao dịch theo hình thức COD chiếm tỷ trọng lớn, đại diện Bộ Công thương, ông Quang cũng khẳng định việc thanh toán qua thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ ngày càng tăng. Tỷ lệ tăng cao nhất là ví điện tử. Đây là lĩnh vực các startup có thể khai thác.

Bài, ảnhMinh Châu



Thủ tướng: 'Chiến thắng của đội tuyển bóng đá truyền cảm hứng phát triển'

Chiều 11/12, hai đội tuyển bóng đá Việt Nam vừa giành huy chương vàng ở SEA games 30 đã có cuộc gặp thân mật với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Đón ban huấn luyện và các tuyển thủ tại sảnh trụ sở, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ôm chặt HLV Mai Đức Chung và Park Hang-seo, bắt tay từng tuyển thủ. Ông hỏi thăm về chấn thương ngay khi gặp tuyển thủ Quang Hải. 

Giải thích vì sao chỉ gặp hai đội bóng đá mà chưa gặp tất cả vận động viên giành huy chương ở SEA games lần này, Thủ tướng cho biết, ngày 13/12 đội tuyển bóng đá nam sẽ đi tập huấn ở nước ngoài, còn đội bóng nữ thì về nhà, thăm gia đình; hơn nữa, bóng đá là môn thể thao vua, được đông đảo người dân yêu thích.

Ông khẳng định kết quả 98 huy chương Vàng và hàng trăm huy chương bạc, đồng của đoàn Việt Nam tại SEA Games lần này rất đáng tự hào, vượt kế hoạch đề ra. "Kết quả này sẽ được tổng kết, đánh giá toàn diện, được khen thưởng cấp Nhà nước với các huân chương của Chủ tịch nước, Bằng khen của Chính phủ vào tuần tới. Thủ tướng giao Bộ Văn hoá Thể thao Du lịch chủ trì buổi tổng kết này và lãnh đạo Chính phủ sẽ đến dự", ông nói.

Thủ tướng: Chiến thắng của đội tuyển bóng đá truyền cảm hứng phát triển - page 2

Thủ tướng hỏi thăm chấn thương của tuyển thủ Quang Hải. Ảnh: Gia Chính

HLV Mai Đức Chung bày tỏ xúc động và cám ơn Thủ tướng, Chính phủ, người hâm mộ cả nước luôn ủng hộ, chia vui cùng đội U22 và tuyển bóng đá nữ Việt Nam. "Bằng sự đoàn kết, ý chí quyết tâm, các cầu thủ nữ đã thi đấu quả cảm, ngoan cường từng trận một. Với bản lĩnh người phụ nữ Việt Nam, dù có thể hình thấp bé so với đội bạn nhưng đã bảo vệ thành công huy chương vàng", ông nói. 

Tiếp lời, HLV Park Hang-seo nhớ lại, khi bước vào kỳ SEA Games lần này, ông và tuyển U22 nam phải chịu áp lực rất lớn, bởi đội tuyển nữ đã 5 lần giành huy chương vàng, còn bóng đá nam nhiều năm qua chưa đạt được ước mơ này.

Vị HLV người Hàn Quốc vẫn còn giữ nguyên vẹn cảm xúc khi thuật lại những khó khăn của từng trận đấu từ vòng bảng, đến trận chung kết. "Đội tuyển đã vượt qua tất cả bằng tinh thần Việt Nam", ông nói và cho hay trước khi bước vào trận chung kết, ông động viên các cầu thủ rằng, Tổ quốc, nhân dân và người hâm mộ đang đồng hành cùng đội tuyển. Vì vậy, các cầu thủ cần phải chiến thắng để đền đáp lại tình cảm ấy. 

"Tôi cám ơn các câu lạc bộ đã đào tạo cầu thủ tốt cho đội tuyển. Cám ơn các thế hệ cầu thủ trước đây, dù chưa giành được huy chương vàng nhưng nỗ lực của họ là động lực để chúng tôi có ngày hôm nay. Cuối cùng xin gửi vinh quang này cho nhân dân Việt Nam", ông bày tỏ.

Thủ tướng phát biểu tại cuộc gặp. Ảnh: VGP

Thủ tướng phát biểu tại cuộc gặp. Ảnh: VGP

Ghi nhận cống hiến của hai đội tuyển bóng đá, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói, hai HLV và các cầu thủ đã "mang vinh quanh về cho Tổ quốc, làm rạng rỡ non sông đất Việt". Đội tuyển nữ lần thứ 6 giành huy chương vàng SEA Games, đội tuyển nam giành huy chương vàng sau 60 năm. 

"Những tấm huy chương là mồ hôi nước mắt của anh chị em", Thủ tướng nói và dẫn chứng, ở mỗi trận đấu, các cầu thủ nữ đã thi đấu hơn 100% sức mạnh. Nhiều cầu thủ mang thương tích đầy người nhưng vẫn lăn xả trên sân cỏ. Điều này gây xúc động mạnh cho người hâm mộ và nói lên tinh thần, ý chí quyết tâm của mỗi tuyển thủ. 

Lãnh đạo Chính phủ cũng ca ngợi hai HLV Mai Đức Chung và Park Hang-seo là người "tài năng, tận tâm, tận lực, nghiên cứu kỹ chiến thuật đối phơng trong từng trận đấu và sử dụng người linh hoạt". "Tôi đánh giá rất cao việc hai HLV đã truyền niềm tin cho cầu thủ. HLV chấp nhận thẻ đỏ vì bảo vệ cầu thủ là sự hi sinh lớn", Thủ tướng nói. 

Ông đúc kết, bóng đá Việt Nam chiến thắng ở SEA Games lần này vì có HLV giỏi và các tuyển thủ tài hoa, thi đấu quyết liệt với khát vọng chiến thắng. Đồng thời, hai đội tuyển có người hâm mộ tiếp sức từ khán đài và mọi miền Tổ quốc. 

Tuy nhiên, Thủ tướng mong hai đội tuyển "thắng không kiêu, bại không nản" để vươn xa hơn nữa, trước mắt là giải U23 châu Á và vòng loại World cup. 

"Tôi chân thành chúc mừng hai đội tuyển đã góp nên chiến công lớn lao, mang vinh quang về cho đất nước. Chiến thắng này sẽ truyền cảm hứng mạnh mẽ để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và để mọi người cùng đóng góp xây dựng nước Việt Nam hùng cường", Thủ tướng kết thúc bài phát biểu. 

Thủ tướng: Chiến thắng của đội tuyển bóng đá truyền cảm hứng phát triển - page 2 - 2

Đội trưởng U22 Hùng Dũng tặng chiếc áo có chữ ký của các tuyển thủ cho Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: Gia Chính

Đáp lại những tình cảm của Thủ tướng, hai đội tuyển tặng ông hai chiếc áo có chữ ký của các cầu thủ và thành viên ban huấn luyện. Thủ tướng cho biết, sẽ đấu giá để làm từ thiện. 

Tại buổi gặp mặt, các doanh nghiệp đã cam kết thưởng cho hai đội tuyển tổng số tiền 10 tỷ đồng; ngoài ra mỗi tuyển thủ được tặng thưởng một xe máy trị giá hơn 50 triệu đồng.



Phát hiện vi khuẩn gây ung thư, tiểu đường

MỸVi khuẩn porphyromonas gingivalis (Pg) được xác định là tác nhân gây các bệnh ung thư, tiểu đường và Alzheimer ở người.

Kết quả nghiên cứu này được công bố ngày 7/12 bởi các chuyên gia của công ty Cortexyme tại hội nghị về bệnh Alzheimer diễn ra ở thành phố San Diego, bang California.

Trước đây, vi khuẩn Pg được biết là nguyên nhân gây ra bệnh bệnh nha chu (gum disease). Đây là tình trạng nhiễm trùng nướu nghiêm trọng gây tổn thương các mô mềm và phá hủy men răng.

Các nhà nghiên cứu từ Cortexyme còn tìm thấy vi khuẩn này trong não của bệnh nhân Alzheimer; trong tuyến tụy và gan của bệnh nhân tiểu đường; trong một số loại khối u ung thư chủ yếu tập trung ở đầu, cổ và hệ tiêu hóa.

Để đi đến kết luận vi khuẩn Pg gây ra những bệnh trên, các nhà nghiên cứu tiến hành thí nghiệm trên chuột. Thông thường, chuột không mang vi khuẩn Pg, nhưng những con chuột được cấy vi khuẩn này đã mắc bệnh viêm mô quanh răng, sau đó là nhiều bệnh khác như tiểu đường, viêm khớp dạng thấp, xơ vữa động mạch, gan nhiễm mỡ và Alzheimer.

Vi khuẩn Pg tồn tại trong khoang miệng của con người. Trong quá trình đánh răng, nếu chẳng may bị chảy máu, chúng sẽ thâm nhập vào các tế bào máu và di chuyển khắp cơ thể con người. Hiện kháng sinh không thể tiêu diệt loại vi khuẩn này.

Thông tin khả quan là con người không nhiễm vi khuẩn Pg khi vừa sinh ra. Chúng được coi là xuất hiện từ giai đoạn thiếu niên.

Thời gian qua, hàng chục cơ quan nghiên cứu đã thử nghiệm các loại vắcxin giúp ngăn ngừa vi khuẩn Pg, bên cạnh liệu pháp chữa trị nha khoa. Trong đó, nhóm của Giáo sư Eric Reynolds đến từ Đại học Melbourne, Australia đã thử nghiệm một loại vắcxin thành công trên chuột và dự định sớm thử nghiệm trên người.

Minh Ngân 



Ra mắt Hiệp hội Doanh nghiệp KH&CN Việt Nam
Hiệp hội sẽ là cầu nối giúp chuyển giao kết quả nghiên cứu, ứng dụng KH&CN vào sản xuất kinh doanh, nâng cao giá trị sản phẩm phục vụ đời sống.

Ngày 5/10, tại Hà Nội, Hiệp hội Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VTS) đã chính thức ra mắt với mục tiêu tạo dựng một sân chơi thực sự cho doanh nghiệp KH&CN. Phát biểu tại lễ ra mắt, Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy khẳng định, sự ra đời của Hiệp hội sẽ góp phần tăng số lượng doanh nghiệp KH&CN, thúc đẩy hoạt động của thị trường KH&CN, qua đó phát triển KH&CN mà đặc biệt các công nghệ lõi.

Thứ trưởng cũng kỳ vọng VTS, với vai trò là đơn vị cầu nối giúp chuyển giao kết quả nghiên cứu, ứng dụng KH&CN vào sản  xuất  kinh doanh, nâng cao giá trị sản phẩm phục vụ đời sống, đồng thời tạo tiền đề liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp KH&CN trong nước, sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho khối doanh nghiệp KH&CN.

VTS là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của các doanh nghiệp KH&CN Việt Nam có hoạt động đổi mới sáng tạo, ứng dụng các kết quả nghiên cứu KH&CN. VTS có nhiệm vụ tập hợp, tổ chức hỗ trợ các doanh nghiệp hội viên đang hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu KH&CN, sản xuất, kinh doanh, tham gia một cách tự nguyện. VTS cũng có trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên, hỗ trợ  hoạt động của doanh nghiệp và kết nối hiệu quả doanh nghiệp với các nhà khoa học, các tổ chức nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ phục vụ sản xuất, kinh doanh, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Lễ ra mắt Hiệp hội

Cũng tại lễ ra mắt, Chủ nhiệm Ủy ban KH&CN và Môi trường Quốc hội Phan Xuân Dũng khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ đối với việc thành lập VTS và hy vọng đây sẽ là nơi hội tụ của trí tuệ, hỗ trợ phát triển thị trường KH&CN nói riêng và ngành KH&CN nói chung.

Hiệp hội chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ, Bộ KH&CN và các bộ/ngành khác có liên quan về ngành, lĩnh vực hoạt động theo quy định của pháp luật. Trong ngày ra mắt, VST đã tiến hành Đại hội lần đầu tiên và bầu ra Ban chấp hành, Ban thường vụ, Ban lãnh đạo với nhiệm kỳ 5 năm. Đại hội cũng thảo luận về các vấn đề liên quan đến điều lệ, phương hướng hoạt động cụ thể của Hiệp hội. 

Nhằm phát triển thị trường KH&CN, đặc biệt là doanh nghiệp KH&CN, Chính phủ đã ban hành một số chính sách khuyến khích như Nghị định 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007, Nghị định 13/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019, Chương trình Phát triển thị trường KH&CN đến năm 2020 (Chương trình 2075)… nhằm ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp KH&CN như: miễn giảm thuế thu nhập cá nhân; Miễn giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước; Ưu đãi tín dụng cho doanh nghiệp KH&CN thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và sản xuất kinh doanh…/.

Tin, ảnh: PV



Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước về KH&CN dành cho lãnh đạo Sở KH&CN
Từ ngày 02 – 06/12/2019 tại Thanh Hoá, Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (Bộ KH&CN) phối hợp với Sở KH&CN tỉnh Thanh Hóa tổ chức lớp “Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước về KH&CN dành cho lãnh đạo Sở KH&CN”.

Phát biểu tại lớp Bồi dưỡng, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh cho biết, qua hơn 60 đồng hành và phát triển cùng đất nước, lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị cho ngành KH&CN. Ngoài việc thông báo những thành tựu nổi bật của KH&CN trong phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua, Bộ trưởng cũng phân tích, chỉ ra các chủ trương, chính sách KH&CN thông qua các văn bản của Đảng, Nhà nước cũng như các giải pháp thực hiện.

“Việc thống nhất qua các Cương lĩnh, văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước cùng quyết tâm của các cấp ủy Đảng về KH&CN có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế thành công”, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh cho biết.

Bộ trưởng Chu Ngọc Anh giới thiệu về đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về KH&CN tại lớp Bồi dưỡng

Bộ trưởng Chu Ngọc Anh nêu rõ 08 giải pháp thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 24/12/1996 về định hướng chiến lược phát triển KH&CN trong thời kỳ CNH, HĐH và nhiệm vụ đến năm 2000 gồm: Tạo lập thị trường cho KH&CN; Chính sách đối với cán bộ KH&CN; Phát động phong trào quần chúng tiến quân vào KH&CN; Tăng đầu tư cho phát triển KH&CN từ nhiều nguồn; Hợp tác quốc tế về KH&CN; Tăng cường kiểm soát, giám định công nghệ và chất lượng sản phẩm; Đổi mới hệ thống tổ chức quản lý hoạt động KH&CN; Đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền, phổ cập kiến thức KH&CN.

Ngoài ra, Bộ trưởng cũng đi sâu phân tích một số văn bản pháp lý liên quan như: Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia; Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo; Các thế hệ phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam; Thông tin chung về các chỉ số liên quan đến hoạt động KH&CN như GII; Đổi mới sáng tạo của Việt Nam qua các chỉ số: GII, GCI, FOP,… và các giải pháp chủ động tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các xu hướng phát triển công nghệ hiện nay – kỹ thuật số; Ứng dụng vào chuyển đổi số, xuất khẩu số, tiêu dùng số của Việt Nam vào phát triển kinh tế - xã hội,…Để KH&CN tiếp tục đồng hành phát triển kinh tế - xã hội, ngoài trọng tâm tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ Nghị quyết số 20 –NQ/TW về KH&CN (Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế). Lãnh đạo Bộ KH&CN cam kết tiếp tục cuộc mạnh mẽ hơn nữa ở một số lĩnh vực quản lý của Bộ như: Phát triển nhân lực KH&CN, Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Sở hữu trí tuệ, Đổi mới sáng tạo… nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế đất nước trong thời kỳ hội nhập.

Cũng trong khuôn khổ lớp Bồi dưỡng, các học viên đã có dịp tiếp cận các chuyên đề về Hệ thống đổi mới sáng tạo Quốc gia và đo lường về hoạt động đổi mới sáng tạo Quốc gia; Công tác tổ chức, phát triển nguồn nhân lực KH&CN địa phương; Bảo đảm thông tin cho quản lý hoạt động KH&CN; Quản lý hoạt động Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; Quản lý hoạt động Sở hữu trí tuệ,… do cán bộ lãnh đạo các đơn vị chức năng của Bộ KH&CN trình bày. Những kiến thức thu được từ lớp học này sẽ giúp các học viên có thêm nền tảng tri thức, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Qua đó, các học viên còn có dịp cùng nhau trao đổi, chia sẻ và viết bản thu hoạch cuối khóa, Hội đồng thẩm định đánh giá kết quả của các học viên qua bản thu hoạch và các học viên đạt yêu cầu sẽ được cấp chứng chỉ hoàn thành chương trình Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước về KH&CN dành cho lãnh đạo Sở KH&CN.

Bộ trưởng Chu Ngọc Anh chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu

Theo Ban Tổ chức, việc tổ chức lớp Bồi dưỡng nhằm thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ KH&CN về bồi dưỡng nghiệp vụ cho chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc để đáp ứng tiêu chuẩn theo Thông tư số 06/2015/TT-BKHCN ngày 26/3/2015 của Bộ KH&CN quy định tiêu chuẩn chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc Sở KH&CN thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Đây là lớp bồi dưỡng nghiệp vụ đầu tiên dành cho lãnh đạo Sở KH&CN, kết quả của sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Bộ trưởng Bộ KH&CN, sự dày công chuẩn bị của Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo cùng sự phối hợp của Vụ Tổ chức cán bộ và nhiều đơn vị chức năng trực thuộc Bộ KH&CN. Tham dự lớp Bồi dưỡng có 70 học viên là lãnh đạo Sở KH&CN các tỉnh, cán bộ quản lý trong diện quy hoạch thuộc 26 Sở KH&CN các tỉnh (Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Đồng Nai, Tây Ninh, Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang,...)

Tin, ảnh: Hoàng Phiêu



Đưa công nghệ tiên tiến vào hệ thống chăm sóc sức khỏe Việt Nam
WeWow - Hệ thống tập luyện chăm sóc sức khỏe online của Công ty Cổ phần Công nghệ Onaclover và EClinical Platform của Công ty Cổ phần Giải pháp phần mềm MedProve Việt Nam sẽ tham dự bán kết cuộc thi “Tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia” sắp tới diễn ra vào ngày 06/12 tại Quảng Ninh trong khuôn khổ sự kiện Techfest Việt Nam 2019.

Ngày 18/11 tại Hà Nội đã diễn ra vòng sơ khảo cuộc thi “Tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia” - Làng công nghệ Y tế - Chăm sóc sức khỏe (Techfest Việt Nam 2019). Cuộc thi được tổ chức bởi Tập đoàn VMED với dự tham gia tranh tài của 11 đơn vị, tổ chức thuộc lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe.

Nhằm hướng đến sự kiện khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia Techfest Việt Nam  2019 với chủ đề “Nguồn lực hội tụ”, cuộc thi “Tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia” – Làng công nghệ Y tế - Chăm sóc sức khỏe (Medtech) được tổ chức bởi Tập đoàn VMED Group nhằm chọn ra các startup cung cấp được những giải pháp, dịch vụ, sản phẩm chất lượng nhất về công nghệ thông tin trong Y tế. 
 
Ông Ngô Thanh Sơn phát biểu tại cuộc thi
 
Phát biểu khai mạc cuộc thi, ông Ngô Thanh Sơn – Phó TGĐ Tập đoàn VMED Group; TGĐ Công ty CP Infomed Việt Nam đặt ra kỳ vọng sẽ lựa chọn những startup chất lượng tốt trong lĩnh vực về chăm sóc sức khỏe và những startup  này sẽ được góp mặt trong đội hình tham gia Startup World Cup (SWC). Theo Ông Sơn, một trong những tiêu chí mong muốn của Chính phủ là làm sao tìm ra được ý tưởng sáng tạo để đưa ra giải pháp mô hình kinh doanh không chỉ ứng dụng trong Việt Nam mà có thể mang ra ứng dụng trên toàn cầu. Vì vậy, đây chính là điều kiện, cơ hội tốt mở ra một thị trường đầy tiềm năng, kết nối được mạng lưới khởi nghiệp sáng tạo trong Y tế tại Việt Nam với các bên liên quan đến hệ sinh thái khởi nghiệp như Chính phủ, các Bộ, Ban ngành, các khu vực tư nhân trong và ngoài nước.
 
Cuộc thi sẽ chọn ra 02 trong số 11 startup bước vào vòng bán kết diễn ra tại Quảng Ninh thông qua sự đánh giá làm việc của ban giám khảo: Ông Phạm Quang Huy – Chủ tịch Tập đoàn VMED Group; Ông Ngô Thanh Sơn – Phó TGĐ Tập đoàn VMED Group; TGĐ Công ty CP Infomed Việt Nam; Ông Nguyễn Francis Tuấn Anh – GĐ Khối phát triển Ứng dụng Microsoft Việt Nam.
 
 
Ứng dụng WeWow
 
Kết thúc cuộc thi, dự án WeWow - Hệ thống tập luyện chăm sóc sức khỏe online của Công ty Cổ phần Công nghệ Onaclover và EClinical Platform của Công ty Cổ phần Giải pháp phần mềm MedProve Việt Nam là 02 dự án xuất sắc nhất. Cụ thể:
 
WeWow là ứng dụng công nghệ – một nền tảng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ về nâng cao chất lượng sống. Người dùng WeWow có thể tìm kiếm các thông tin bài viết hữu ích về chủ đề tập luyện, làm đẹp, chăm sóc sức khỏe, chế độ dinh dưỡng,… Với 02 sản phẩm WeFit và WeJoy, người dùng có thể trải nghiệm đa dạng các dịch vụ tập luyện, làm đẹp và chăm sóc sức khỏe ở bất kỳ nơi đâu và bất kỳ thời gian nào chỉ trên 01 ứng dụng đơn giản và thân thiện.
 
EClinical Platform là ứng dụng công nghệ trong quá trình thử nghiệm lâm sàng gồm hệ thống quản lý dữ liệu lâm sàng (EDC/CDMS), bệnh án nghiên cứu điện tử (eCRF), hệ thống đo lường kết quả bệnh nhân điện tử (ePRO), hệ thống thoại tương tác (IVR), và hệ thống quản lý thử nghiệm lâm sàng (CTMS) của Công ty Cổ phần Giải pháp phần mềm MedProve Việt Nam.
 
Hai dự án được đánh giá có tiềm năng lớn tại bán kết cuộc thi “Tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia” sắp tới diễn ra vào ngày 06/12 tại Quảng Ninh trong khuôn khổ sự kiện Techfest Việt Nam 2019. 
 
Tin và ảnh:  M.C
 


"Giải cứu" 2 cá thể khỉ vàng quý hiếm

Hai cá thể khỉ vàng quý hiếm được nuôi nhốt tại một hộ dân ở Hà Tĩnh để làm cảnh vừa được các ngành chức năng "giải cứu", thả về tự nhiên.

Giải cứu 2 cá thể khỉ vàng quý hiếm - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Hai cá thể khỉ vàng vừa được giải cứu

Hai cá thể khỉ vàng này được một hộ dân ở địa bàn xã Bình Lộc (huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) nuôi nhốt tại nhà để làm cảnh.

Hai cá thể khỉ nặng khoảng 9kg, nhanh nhẹn, khỏe mạnh.

Khi nhận được phản ánh, cán bộ Hạt Kiểm lâm, cơ quan chức năng huyện Lộc Hà và chính quyền địa phương đến tuyên truyền, vận động giao nộp 2 cá thể khỉ nói trên. Sau đó, phía gia đình đã đồng ý giao nộp để thả về môi trường tự nhiên.

Chiều tối 11/12, ông Bùi Trọng Thái, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Lộc Hà (Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Tĩnh) cho biết, khi được gia đình giao nộp, đơn vị đã phối hợp với Vườn Quốc gia Vũ Quang tiến hành thả 2 cá thể khỉ vàng về với tự nhiên.

Xuân Sinh



Đô thị hóa "xóa" một số công trình kiến trúc có giá trị của TPHCM
Tiến sĩ Michael Waibel, nhà địa lý học, chuyên gia lĩnh vực Quy hoạch đô thị (Trường Đại học Hamburg, Đức) chia sẻ thẳng thắn tại tọa đàm khai mạc triển lãm ảnh “Việt Nam trong quá trình chuyển hóa đô thị" diễn ra vào ngày 10/12 tại ĐH Văn Lang, TPHCM. 
 
Đô thị hóa xóa một số công trình kiến trúc có giá trị của TPHCM - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Tiến sĩ Michael Waibel

"Trong quá trình chuyển hóa đô thị đã làm mất đi một số kiến trúc bề dày lịch sử của TPHCM. Thay vào đó là những tòa nhà, công trình hiện đại là điều vô cùng đáng tiếc", TS Michael Waibel nói. 

Tại buổi tọa đàm, TS. Michael Waibel và các chuyên gia, nhà nghiên cứu đầu ngành trong lĩnh vực môi trường thảo luận về tác động của chuyển đổi đô thị, của vấn đề di dân về các khu vực thành thị ảnh hưởng đến khí hậu, tác động đến môi trường đô thị, đưa ra các ý tưởng nghiên cứu và ứng dụng giải quyết vấn đề ứng phó biến đổi khí hậu trong quá trình chuyển hóa đô thị.

Đô thị hóa xóa một số công trình kiến trúc có giá trị của TPHCM - 2

Nhấn để phóng to ảnh

Một công trình từ thời Pháp ở Q.6 mới bị phá bỏ 

Ông Michael Waibel có gần 30 năm kinh nghiệm nghiên cứu về các đô thị và đặc biệt quan tâm đến TPHCM trong bối cảnh biến đổi khí hậu. 

Trong 30 năm, ông đã thu thập rất nhiều tư liệu về sự thay đổi của đô thị tại TPHCM, kết tinh trong triển lãm ảnh “Việt Nam trong quá trình chuyển hóa đô thị”.

Đô thị hóa xóa một số công trình kiến trúc có giá trị của TPHCM - 3

Nhấn để phóng to ảnh

“Việt Nam trong quá trình chuyển hóa đô thị"

 40 bức ảnh tại triển lãm thể hiện sự thay đổi của Việt Nam ở ba thành phố là Hà Nội, TPHCM và Đà Nẵng trong vòng hơn 10 năm qua. 

Triển lãm do Trung tâm Nghiên cứu vùng và đô thị (CRUS) phối hợp với ĐH Văn Lang thực hiện kéo dài đến hết ngày 17/12. Qua đây, nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về biến đổi khí hậu, giúp người thưởng lãm, cũng như cập nhật thông tin ứng phó với biến đổi khí hậu.



Cảnh báo tình trạng lừa dối khách hàng khi quảng cáo sản phẩm chữa xương khớp

Mạng xã hội phát triển, tình trạng quảng cáo tràn lan không được kiểm soát, đồng nghĩa với việc đã có rất nhiều sản phẩm được quảng cáo trái phép, sai sự thật, lừa dối người tiêu dùng. Để chắt lọc được thông tin sao cho thật chuẩn xác, lựa chọn được những giải pháp thực sự hiệu quả cho vấn đề sức khỏe của mình nói chung và cho bệnh xương khớp nói riêng thì người bệnh cần phải đặc biệt cẩn trọng hơn, tránh bị tiền mất tật mang.

Bức xúc vì bị lợi dụng hình ảnh để quảng cáo trái phép

Trong hơn một năm trở lại đây, anh Hoàng An Linh (47 tuổi, thôn Đỗ Thượng, Quang Vinh, Ân Thi, Hưng Yên, ĐT 0976 682 305), một người đã từng mắc căn bệnh viêm đa khớp dạng thấp, đã bị hàng chục đơn vị, đặc biệt là các trang bán hàng trên Facebook sử dụng trái phép hình ảnh, tên tuổi của mình để quảng cáo các sản phẩm xương khớp khác nhau, nhằm cho mục đích kinh doanh bán hàng.

Bức xúc vì bị lợi dụng hình ảnh quảng cáo sản phẩm xương khớp

Thỉnh thoảng, anh Linh lại nhận được lời hỏi thăm, cuộc gọi từ những người quen biết hỏi anh chia sẻ kinh nghiệm điều trị căn bệnh viêm khớp dạng thấp và những loại thuốc mà anh chưa từng nghe tên, thậm chí còn trách anh quảng cáo cho nhiều sản phẩm để lừa dối mọi người. Lên mạng tìm hiểu thì bất ngờ anh thấy quá nhiều hình ảnh của mình xuất hiện trên hàng chục tài khoản Facebook như: Lương y Triệu Thị Bình, Điều trị phục hồi xương khớp Việt Nam - Bác sỹ Phan Minh, Viên khớp ông Bảo, bà Ân, ông Bồng… để quảng cáo cho sản phẩm của họ.

Anh khẳng định: “Trong quá trình trị bệnh tôi không hề uống cái đó, tôi cũng không hề lấy hình ảnh của mình, lợi dụng hình ảnh của mình để quảng cáo chuộc lợi tiền trên thân xác người bệnh”. Những sự việc này làm cho anh cảm thấy bị xúc phạm, phiền toái và vô cùng bức xúc.

Đã từng bị mắc bệnh viêm khớp dạng thấp và may mắn tìm được giải pháp hiệu quả

Cách đây 3 năm anh Linh đột nhiên mắc phải bệnh viêm đa khớp dạng thấp huyết thanh, anh đã từng phải nằm một chỗ cả tháng trời. Anh cũng đã điều trị theo các phương pháp Đông y, Tây y rồi cả các sản phẩm nhập ngoại nhưng tình trạng bênh không tiến triển, có dấu hiệu nặng thêm và nhiều khi anh cảm thấy bất lực vì nghĩ mình đã thật sự tàn phế.

Cảnh báo tình trạng lừa dối khách hàng khi quảng cáo sản phẩm chữa xương khớp - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Anh Linh trước nguy cơ bị tàn phế

Anh Linh cho biết sau 3 năm có được sức khỏe như ngày hôm nay, hàng ngày anh vẫn kết hợp giữa uống Viên khớp GHV BONE và luyện tập thể dục thể thao đều đặn, nhẹ nhàng, lao động như một người bình thường.

Câu chuyện về người đàn ông vượt qua nguy cơ tàn phế do viêm khớp

Vì đã tìm hiểu rất kĩ thành phần cũng như công dụng của sản phẩm nên anh hoàn toàn tin tưởng vào quyết định của mình. Sản phẩm là thành quả của đề tài cấp Nhà nước, hợp tác khoa học song phương giữa Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam và Viện Hàn lâm KH Liên Bang Nga. Viên khớp GHV BONE cũng là sản phẩm hàng đầu, tiên phong ứng dụng thành công Bột đạm thủy phân trong việc dự phòng và hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh lý về khớp, được hấp thu hoàn toàn khi uống, cung cấp đầy đủ các axit amin giúp tăng tiết dịch khớp, bảo vệ, táo tạo sửa chữa sụn khớp, xương dưới sụn và phục hồi toàn bộ tổ chức khớp.

Đến thời điểm hiện tại, anh chỉ sử dụng duy nhất một sản phẩm - đó là sản phẩm Viên khớp GHV BONE.

Lời nhắn gửi đến những người đồng bệnh

Nhớ lại những khó khăn mà anh trải qua 3 năm trước đây, chia sẻ niềm hạnh phúc khi thoát khỏi nguy cơ tàn phế do căn bệnh viêm khớp dạng thấp, mong muốn được chia sẻ kinh nghiệm của mình, phần nào giúp ích được cho cộng đồng, nhưng anh cũng không khỏi lo lắng, hoang mang khi có quá nhiều đơn vị, công ty, cửa hàng thuốc, phòng khám gia truyền… đã cố tình lợi dụng lấy hình ảnh của anh đi lừa dối người dân để quảng bá sản phẩm của họ.

Cảnh báo tình trạng lừa dối khách hàng khi quảng cáo sản phẩm chữa xương khớp - 2

Nhấn để phóng to ảnh

Anh Linh đang lao động như người bình thường

Qua đây, anh cũng muốn nhắn nhủ với mọi người, hãy cẩn trọng trước những thông tin quảng cáo trên mạng xã hội, đặc biệt là trong tình trạng bệnh viêm khớp hiện nay đang rất phổ biến, không nên tin ngay vào những câu chuyện được đăng tải trên các trang mạng, hãy tìm hiểu, chắt lọc thông tin thật kĩ để tránh bị tiền mất tật mang, mà cũng không bị bỏ lỡ cơ hội tìm được giải pháp hiệu quả cho căn bệnh của mình.



Các bác sĩ dùng chất phóng xạ để phát hiện tế bào ung thư như thế nào?
Bằng cách bơm một lượng chất phóng xạ rất nhỏ vào cơ thể, các bác sĩ có thể chẩn đoán sự hiện diện của tế bào ung thư, thông qua một kỹ thuật chụp cắt lớp Positron!

Tổng quan về chụp cắt lớp Positron

Chụp cắt lớp Positron (PET: Positron Emission Tomography) là phương pháp dùng chất phóng xạ liều nhỏ để ghi hình các vùng có tốc độ chuyển hóa cao, cung cấp thông tin về chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Một trong những ứng dụng nổi bật nhất của PET chính là phát hiện ung thư.

Các bác sĩ dùng chất phóng xạ để phát hiện tế bào ung thư như thế nào? - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Thông thường, trong các bệnh viện có năng lực thực hiện PET sẽ được trang bị kèm loại máy gia tốc hạt có tên gọi là Cyclotron. Cyclotron có khả năng tạo ra đồng vị phóng xạ (thường là Flo-18) cần cho việc đánh dấu trong kỹ thuật PET. Một điểm đặc biệt là đồng vị phóng xạ được tạo ra sẽ biến mất chỉ trong vào vài tiếng, do sự phân rã phóng xạ. Do đó, quá trình sản xuất đồng vị phóng xạ bắt buộc phải thực hiện trong một khoảng thời gian giới hạn, trước khi tiến hành Chụp cắt lớp Positron.

Đồng vị phóng xạ được tạo ra từ Cyclotron được dùng để làm gì?

Flo-18 sau khi tạo ra sẽ được liên kết với các loại phân tử khác nhau, bằng một loạt các phản ứng hóa học, để tạo ra các sản phẩm phóng xạ riêng biệt, phụ thuộc vào những gì mà bác sĩ muốn quan sát thông qua PE.

Đối với bệnh ung thư, FDG (một dạng phóng xạ của đường Glucose) là một chất đánh dấu khá phổ biến, bởi căn bệnh này có thể phát hiện thông qua tốc độ tiêu hóa Glucose của tế bào.

Chất phóng xạ sẽ hoạt động thế nào khi được bơm vào cơ thể bệnh nhân?

Khi một liều nhỏ chất phóng xạ, trong trường hợp này là FDG, được bơm vào cơ thể bệnh nhân, nó sẽ được hệ tuần hoàn đưa đi khắp cơ thể, trong quá trình di chuyển FDG sẽ bị các mục tiêu (có thể là protein ở não hoặc tế bào ung thư) hấp thụ một lượng lớn, chỉ sau vài phút, phần không bị hấp thụ đương nhiên sẽ bị đẩy ra khỏi hệ tuần hoàn. Với khả năng phát hiện FDG, máy PET cho phép nhìn thấy những điểm tập trung chất đánh dấu phóng xạ trong cơ thể, thông qua bức xạ phát ra trong quá trình FDG phân ra, đồng nghĩa với việc phát hiện được thứ đã hấp thụ nó.

Sự kết hợp giữa đầu dò phóng xạ và phần mềm xử lý giữ liệu, cho phép máy PET xây dựng bản đồ 3D về sự phân bố của chất đánh dấu trong cơ thể, làm căn cứ để các bác sĩ chuẩn đoán bệnh ung thư.

Với cơ chế hoạt động này, máy PET còn có thể phát hiện ra sự di căn của ung thư; chẩn đóan bệnh Alzheimer. Thậm chí, tiềm năng ứng dụng của máy PET còn có thể vươn xa hơn rất nhiều, bởi các chất đánh dấu mới để phục vụ cho nhiều mục đích khác vẫn không ngừng được nghiên cứu.

Tác dụng phụ của việc sử dụng máy PET để chẩn đoán ung thư

Việc sử dụng chất phóng xạ để bơm vào cơ thể trong kỹ thuật chẩn đoán này đương nhiên cũng sẽ có một vài tác động nhất định đến sức khỏe nhưng vẫn ở mức chấp nhận được, bởi hàm lượng phóng xạ ở đây là rất nhỏ. Để dễ hình dung, mỗi lần chụp PET tương đương với lượng phóng xạ mà bạn tiếp xúc trong 2-3 năm, với các nguồn phóng xạ luôn có sẵn trong tự nhiên, điển hình như khí Radon, hoặc tương đương với lượng bức xạ vũ trụ mà một phi công bị phơi nhiễm sau khi thực hiện 20-30 chuyến bay xuyên Đại Tây Dương.

Minh N



Hàng nghìn que thử HIV, viêm gan B bị cắt đôi trước khi tiến hành xét nghiệm

Sau nhiều ngày điều tra, phóng viên VTV24 đã phát hiện việc gian lận kết quả, bớt xén vật tư y tế trong quy trình xét nghiệm HIV và viêm gan B tại BV Đa khoa Xanh Pôn.

Là bệnh viện hạng nhất thuộc Sở Y tế Hà Nội, mỗi ngày, bệnh viện Xanh Pôn có hàng trăm lượt bệnh nhân từ khắp nơi đến khám và điều trị bệnh, trong đó, không ít trường hợp thực hiện các xét nghiệm miễn dịch phổ biến như HIV và viêm gan B.

Gian lận xét nghiệm HIV tại Bệnh viện Xanh Pôn

Để test nhanh HIV với viêm gan B, bệnh nhân được y tá lấy mẫu máu để làm xét nghiệm. Khi đã có mẫu máu của khoảng vài chục bệnh nhân, một nhân viên y tế sẽ mang từ phòng lấy mẫu sang khu xét nghiệm tại tầng 2 nhà A3 để tiến hành phân tích.

Giống như các phòng xét nghiệm trên cả nước, Khoa Vi sinh của bệnh viên Xanh Pôn cũng sử dụng bộ dụng cụ xét nghiệm nhanh HIV và viêm gan B do Nhật Bản sản xuất. Tuy nhiên, quy trình thao tác của những kỹ thuật viên tại đây lại khác hẳn hướng dẫn sử dụng.

Sau khi bóc lớp giấy bảo vệ ra khỏi que thử, nhân viên dùng kéo cắt que thử ra làm đôi, vệt kéo cắt vào giữa vị trí của vạch hóa chất xét nghiệm. Với thao tác này, 1 que thử dành cho 1 bệnh nhân đã được tách làm 2.

Quan sát kỹ có thể thấy, que thử của nhà sản xuất vạch hóa chất ở chính giữa còn que sau khi bị nhân viên y tế cắt thì vạch hóa chất lại ở mép ngoài. Vì bị cắt nhỏ nên không đủ diện tích để viết mã số bệnh nhân theo chiều ngang que thử như quy định của nhà sản xuất mà phải viết theo chiều dọc. Sau khi phù phép nhân đôi hàng loạt que thử cả HIV và viêm gan B, mẫu máu của bệnh nhân được nhỏ vào để làm xét nghiệm. Khoảng 4 tiếng sau, kết quả xét nghiệm đã được trả cho bệnh nhân.

Với phương pháp xét nghiệm này, mỗi ngày có hàng chục bệnh nhân ra về với kết quả trên tay mà không hề biết rằng chỉ có một nửa số vật tư y tế được sử dụng để các kỹ thuật viên làm xét nghiệm, trong khi đó, số tiền xét nghiệm lại vẫn phải đóng đủ theo quy định. Theo các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực hóa sinh, đây là hành vi không thể chấp nhận được bởi hoàn toàn có thể làm sai lệch kết quả xét nghiệm của người bệnh.

Theo ghi nhận tại Phòng Xét nghiệm miễn dịch của Khoa Vi sinh, ngày nào cũng diễn ra cảnh cắt đôi que thử. Tất cả các kỹ thuật viên làm việc trong phòng căn phòng này đều có hành vi cắt que thử và tiến hành làm xét nghiệm HIV và viêm gan B cho bệnh nhân trên những que đã bị cắt đôi. Với phương pháp này, nếu không may một bệnh nhân HIV bị chẩn đoán nhầm thành âm tính, hậu quả không biết sẽ ra sao.

Quy trình xét nghiệm nhanh HIV và viêm gan B

Theo quy trình chuẩn xét nghiệm nhanh HIV và viêm gan B, sau khi lấy que thử ra khỏi bao đựng, kỹ thuật viên sẽ viết mã số bệnh nhân, tương tự mã số trên ống đựng mẫu máu vào phần để trống ở chiều ngang que thử. Tiếp đó, bóc lớp vỏ bảo vệ phía ngoài để lộ ra vạch hóa chất. Kỹ thuật viên lấy mẫu máu của bệnh nhân nhỏ vào phần dưới của vạch hóa chất này. Cả 2 phương pháp xét nghiệm nhanh HIV và viêm gan B đều thực hiện quy trình giống nhau và không có bất cứ bước nào phải sử dụng đến kéo. Sau 15 phút, kết quả sẽ hiển thị trên vạch hóa chất. Nếu xuất hiện 1 vạch đỏ nghĩa là bệnh nhân âm tính với viêm gan B và HIV, 2 vạch đỏ là dương tính.

Quy trình chuẩn như vậy, tuy nhiên, phòng xét nghiệm miễn dịch là nơi chỉ có những kỹ thuật viên mới được phép vào, chính vì thế nên sự việc gian dối trong xét nghiệm tại Khoa Vi sinh, bệnh viện Xanh Pôn đã được giấu kín suốt một thời gian dài mà không ai phát hiện ra.

Kỹ thuật viên thừa nhận làm sai quy trình

Sau khi đã thu thập đủ bằng chứng về việc cắt đôi que thử trong quy trình xét nghiệm HIV và viêm gan B tại Phòng Xét nghiệm miễn dịch, phóng viên đã gặp riêng một trong số các kỹ thuật viên thường xuyên thực hiện hành vi này. Sau khi theo dõi những hình ảnh được ghi lại tại phòng xét nghiệm, nhân viên này đã thừa nhận việc cắt que thử là sai quy trình.

Theo giá thị trường, một bộ kit xét nghiệm HIV gồm 100 que thử có giá là 3 triệu đồng. Suốt một thời gian dài, những que thử dư ra này bị mang đi đâu vẫn là câu hỏi chưa có lời giải. Quan trọng hơn, kết quả xét nghiệm của bệnh nhân rất có thể không đảm bảo chính xác khi được phân tích trên những que thử như thế này.

Gian lận trong phương pháp xét nghiệm miễn dịch bán tự động

Không chỉ gian lận trong phương pháp test nhanh HIV và viêm gan B mà một phương pháp phức tạp hơn, nhằm đem lại kết quả chính xác hơn cho bệnh nhân là xét nghiệm miễn dịch bán tự động (ELISA) cũng được các kỹ thuật viên tại phòng miễn dịch làm theo cách riêng là trộn nhiều mẫu máu của bệnh nhân làm một rồi mới tiến hành xét nghiệm.

Giống như tất cả những phương pháp khác, xét nghiệm miễn dịch bán tự động HIV và viêm gan B cũng yêu cầu mỗi mẫu máu của bệnh nhân sử dụng riêng một dụng cụ xét nghiệm. Thế nhưng ,trong phòng thí nghiệm này, 4 mẫu máu của 4 bệnh nhân khác nhau lại được kỹ thuật viên trộn chung vào trong một ống nghiệm thủy tinh.

Thế nhưng không hiểu vì lý do gì, phương pháp xét nghiệm chung mẫu máu của các bệnh nhân vẫn được thực hiện suốt thời gian dài. Một bộ kit xét nghiệm bán tự động ELISA có 96 giếng, tương ứng với khoảng gần 400 bệnh nhân được xét nghiệm mà không ai dám chắc kết quả có chính xác hay không.

Theo VTV24



10 hiểu lầm lớn nhất về sức khỏe trong thập kỷ qua

ùng phá bỏ 10 hiểu lầm lớn nhất về sức khỏe trong thập kỷ qua, từ nỗi sợ tinh bột đến thanh lọc cơ thể bằng nước ép trái cây

Nên uống 8 cốc nước mỗi ngày

Nhu cầu nước của từng cá nhân phụ thuộc vào thời tiết, sức khỏe, cân nặng và cấu trúc cơ thể. Bạn cũng nhận được nước từ thức ăn. Vì vậy, thay vì tập trung vào một con số tùy ý, các chuyên gia khuyên nên lưu ý đến cảm giác và theo dõi bất kỳ dấu hiệu mất nước nào, như cảm thấy khát nước hoặc đau đầu. Bạn có thể thấy mình cần nhiều hơn hoặc ít hơn 8 cốc nước mỗi ngày.

Lăn nách chống ra mồ hôi có liên quan với ung thư

"Không có nghiên cứu rõ ràng nào cho thấy mối liên hệ giữa các loại ung thư khác nhau và việc sử dụng thuốc chống ra mồ hôi", BS. Janette Nesheiwat ở thành phố New York, nói.

"Chất chống ra mồ hôi không gây ung thư, và thậm chí thủy ngân, vốn bị coi là thủ phạm, đã bị loại khỏi nhiều sản phẩm này." FDA đã đặt ra những hướng dẫn nghiêm ngặt về các sản phẩm không kê đơn và bất kỳ chất có thể gây ung thư nào chỉ được phép có mặt với lượng vi vết. "Chính hiệu ứng tổng hợp tích lũy của việc sử dụng nhiều sản phẩm có lượng vi vết của chất gây ung thư có thể dẫn đến ung thư".

Tinh bột gây tăng cân

Trong khi chế độ ăn kiêng low-carb đã trở thành trào lưu trong nhiều năm qua, thì không có lý do gì để cắt giảm carbonhydrat khỏi chế độ ăn.

Trên thực tế, việc tránh xa carbonhydrat có thể gây nguy cơ mệt mỏi, loãng xương hoặc thậm chí tổn thương thần kinh. Bất chấp những gì nghe thấy, carbonhydrat không phải là duy nhất về khả năng gây tăng cân. Bất cứ thứ gì ăn quá nhiều đều có thể dẫn đến tăng cân. Cơ thể có khả năng dự trữ lượng thừa của bất cứ nhóm thực phẩm chính nào dưới dạng mỡ để sử dụng vào lúc khác. Cơ chế dự trữ này dẫn đến tăng cân. Nếu muốn giảm cân, một số carbonhydrat tốt thực sự có lợi.

Bổ sung dầu cá làm giảm nguy cơ bệnh tim

Trong Khảo sát phỏng vấn sức khỏe quốc gia năm 2012 của Mỹ, dầu cá được nhiều người lớn và trẻ em sử dụng hơn bất kỳ chế phẩm bổ sung tự nhiên nào khác, ngoài vitamin và khoáng chất.

Tuy nhiên, trong khi axit béo omega-3 đóng vai trò giảm viêm - có thể giúp bảo vệ tim – thì một nghiên cứu được công bố trên tờ New England Journal of Medicine lại thấy rằng các chế phẩm bổ sung không có tác dụng gì trong việc giảm đau tim, đột quỵ hoặc tử vong do bệnh tim ở nam giới và phụ nữ trung niên không có yếu tố nguy cơ bệnh tim.

Điều này không có nghĩa là bạn không cần có axit béo omega-3 trong chế độ ăn, nhưng nó có nghĩa là bạn nên tập trung vào việc lấy chúng từ thực phẩm thay vì uống thuốc.

Giày tối giản là tốt nhất cho tập luyện

"Những người ủng hộ giày tối giản tin rằng vì những đôi giày này giúp rút ngắn sải chân của người chạy, chúng sẽ giảm bớt căng thẳng cho các khớp", Miguel Cunha, bác sĩ ngoại khoa ở thành phố New York, nói.

"Tôi hoàn toàn không đồng ý với quan điểm này và tin rằng những người chạy bộ thực sự có nguy cơ bị thương cao hơn do thiếu sự bảo vệ từ những đôi giày tối giản." Nghiên cứu ủng hộ ý kiến của ông.

Một nghiên cứu được công bố trên British Journal of Sports Medicine cho thấy những người chạy bộ luyện tập cho cuộc thi chạy 10km mang giày tối giản có số lượt chấn thương cao gấp ba lần so với những người chạy mang những đôi giày hỗ trợ truyền thống hơn.

Nước chanh có thể làm tăng chuyển hóa

Không có thứ thuốc hay thực phẩm thần kỳ nào có thể thúc đẩy quá trình chuyển hóa. Chuyển hóa tăng lên chỉ liên quan đến giảm cân hoặc duy trì cân nặng. Càng có nhiều cơ bắp, tốc độ chuyển hóa sẽ càng cao, và càng già thì chuyển hoá sẽ càng thấp. Ăn ớt cay hoặc uống nước chanh vào buổi sáng ngay khi ngủ dậy sẽ không làm được điều đó, nhưng nếu muốn cải thiện việc đốt cháy calo, một số thói quen lành mạnh - bao gồm tập sức mạnh - có thể giúp ích.

Ăn quá nhiều đậu nành có thể gây ung thư

Đậu nành là thực phẩm giàu protein, có nguồn gốc thực vật đã bị mang tiếng xấu là thúc đẩy ung thư vú và các loại ung thư khác. Lý do là đậu nành có chứa isoflavon, từng được cho là thúc đẩy sự phát triển của ung thư, nghiên cứu khoa học dựa trên bằng chứng vững chắc đã phá bỏ sự hiểu lầm này. Nồng độ isoflavone trong đậu nành không đủ cao để thúc đẩy ung thư và lợi ích của việc ăn thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành thực sự lớn hơn nguy cơ.

Uống vitamin tổng hợp hàng ngày là rất quan trọng

Trừ khi bạn là người ăn chay, dẫn đến nguy cơ bị thiếu vitamin B12, hoặc đã phẫu thuật đường ruột như thắt dạ dày, khiến cơ thể khó hấp thụ một số vitamin và khoáng chất, còn thì bạn không cần uống vitamin tổng hợp hàng ngày. Hầu hết mọi người nhận được đủ vitamin và khoáng chất thông qua chế độ ăn uống cân đối với đủ lượng trái cây, rau, protein, chất béo và chất bột đường.

Nước ép trái cây giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể

Gan là cơ quan trong cơ thể chịu trách nhiệm loại bỏ độc tố. Chất độc tích tụ là kết quả của những chất mà chúng ta tiếp xúc hàng ngày. Các độc tố bên ngoài bao gồm những gì chúng ta ăn và uống, thậm chí cả nước ép bạn uống để thanh lọc cơ thể.Thanh lọc bằng nước ép không loại bỏ được độc tố mà chúng còn bổ sung một nguồn độc tố cho cơ thể vì nó phải chuyển hóa nước ép. Điều có thể giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể là đảm bảo gan luôn khỏe mạnh để thực hiện công việc một cách hiệu quả, một phần bằng cách đảm bảo uống đủ nước và giữ đủ nước.

Uống nước đóng chai tốt hơn nước máy

Nước đóng chai có thể chứa các hóa chất vi lượng, vi nhựa, và ít vitamin và khoáng chất, mà bạn sẽ tự nhiên nhận được trong nước máy. Một trong những khoáng chất đó là florua, một chất được giải phóng từ đá vào đất, nước và không khí. Ngoài fluoride tự nhiên trong môi trường, một lượng bổ sung thường được thêm vào nước máy để giúp bảo vệ chống sâu răng. Ngoài ra, nước máy còn tự nhiên hơn nước đóng chai.

Cẩm Tú(Theo PG)



Hãy đặt niềm tin vào người trẻ
Hôm nay, hơn 1.000 đại biểu thanh niên cả trong và ngoài nước đại diện cho 9,9 triệu hội viên đã hội tụ về thủ đô Hà Nội tham dự sự kiện quan trọng của những người trẻ Đại hội Hội LHTN Việt Nam lần thứ VIII
Một nhiệm kỳ mới, chặng đường mới đang chờ đón những bàn tay khối óc thanh xuân với khẩu hiệu hành động “Thanh niên Việt Nam yêu nước, sáng tạo, tình nguyện, hội nhập, phát triển”. Bỏ qua sau lưng những băn khoăn lo ngại về lớp trẻ hôm nay xa rời lý tưởng, thực dụng vô cảm, ngại khó khăn gian khổ, hoạt động của Hội LHTN nhiệm kỳ qua vẫn ngời lên những gương mặt thanh xuân với khát khao cống hiến. Và chính họ đã ghi danh trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo dấu ấn Việt Nam với bạn bè quốc tế.
Không thể phủ nhận vai trò và sứ mệnh của những người trẻ. Chỉ có những người trẻ mới dám dấn thân mạo hiểm biến những điều không thể thành có thể. Chỉ có những người trẻ mới dám thử nghiệm những việc hơi ngông cuồng nhưng lại chất chứa đầy ý tưởng sáng tạo. Chỉ có những người trẻ mới mang tới nhiều năng lượng để truyền cảm hứng sống tích cực lan tỏa ra cộng đồng. Và quan trọng hơn những người trẻ biết chắc chắn tương lai là của họ với niềm tin trong trẻo để mạnh mẽ tiến về phía trước. Tổ quốc luôn cần sự lãng mạn trẻ trung và nhiệt huyết ấy.


Hãy đặt niềm tin vào người trẻ ( tiếp theo)
Lãnh đạo Đảng và Nhà nước luôn tin yêu và kỳ vọng vào thế hệ thanh niên hôm nay. Tại đại hội, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng sẽ có phát biểu chỉ đạo và trao gửi tình cảm của Đảng với thanh niên. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ có đối thoại cởi mở với đại biểu đại hội với chủ đề “Khát vọng thanh niên Việt Nam - vì Tổ quốc giàu mạnh và văn minh”. Đại hội cũng chính là cơ hội để các đại biểu thanh niên tiêu biểu bày tỏ nguyện vọng, đề xuất với Đảng và Nhà nước trao cơ hội để người trẻ trưởng thành dựng xây đất nước.
Một trong những dấu ấn sâu đậm của công tác Hội là phong trào Tôi yêu Tổ quốc tôi sẽ được tiếp tục nhân lên trong nhiệm kỳ mới. Sẽ có thêm nhiều hoạt động hướng về biên giới, hải đảo; các hoạt động của thanh niên hỗ trợ địa bàn khó khăn; lên tiếng bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông; giữ gìn và quảng bá văn hóa, hình ảnh đất nước; bảo vệ biển, bảo vệ môi trường sống... Cùng với 2 chương trình “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” và “Xây dựng Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam vững mạnh”, chúng ta cùng tin tưởng và hy vọng Hội LHTN Việt Nam sẽ thực sự giữ vai trò đoàn kết tập hợp, dẫn dắt thanh niên, nhen lên và lan tỏa ngọn lửa khát vọng Việt Nam hùng cường trong mỗi bạn trẻ. Để không thanh niên nào bị bỏ lại phía sau, bị đứng ngoài cuộc. Để 2 tiếng Việt Nam là chỉ dấu phát triển tích cực trên trường quốc tế.
Hãy cùng đặt niềm tin, trao cơ hội cho người trẻ bởi tương lai và vận mệnh Tổ quốc nằm trong tay các bạn ấy. Thanh niên Việt Nam nhiệm kỳ mới yêu nước, bản lĩnh, trí tuệ đã sẵn sàng phụng sự Tổ quốc.


Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vượt mốc 9 tỷ USD

Theo Tổng cục Hải quan, trong tháng 11, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt hơn 958 triệu USD.

Lũy kế 11 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt hơn 9,526 tỷ USD, tăng 18,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt xấp xỉ 7 tỷ USD, tăng 22,2%.

Như vậy, với kết quả như trên, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đã lần đầu tiên vượt mốc 9 tỷ USD và vượt xa so với kỷ lục của năm 2018 (8,907 tỷ USD).

Với giá trị xuất khẩu liên tục ở mức trên 900 triệu USD/tháng, thậm chí đạt hơn 1 tỷ USD/tháng (tháng 10/2019), trong mấy tháng gần đây, chắc chắn đến hết tháng 12 này, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sẽ lần đầu tiên vượt cả mốc 10 tỷ USD.



Thủy sản phải làm gì trước sự cạnh tranh quyết liệt

Theo thống kê của Bộ Công thương, thị phần tôm và cá tra, basa của Việt Nam tại Trung Quốc lần lượt là 24% và 98,9%. Nếu như cá tra, basa chiếm thị phần áp đảo thì tôm Việt Nam đang phải đối đầu với nhiều quốc gia có khả năng đẩy cao sản lượng XK như Argentina (29%), Ecuador (22,7%), Ấn Độ (14,6%), Thái Lan (14,6%). Về năng lực sản xuất, ngành thủy sản nhìn chung đã có bước chuyển biến rõ rệt để từ đó nâng cao sản lượng XK.

Trong năm 2018, sản lượng cá tra khoảng 1.418 nghìn tấn, tôm nước lợ 766 nghìn tấn, nuôi trồng khác 1.970 nghìn tấn. Đặc biệt, sản lượng cá tra đã tăng 10,4% so với cùng kỳ năm ngoái, sản lượng tôm tăng 10%.

Áp dụng nhiều công nghệ nuôi tôm, đảm bảo ATVSTP.

Ông Nguyễn Quốc Toản - Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT), cho rằng: Chúng tôi nhận được dấu hiệu khá tích cực về ngành thủy sản của Việt Nam khi XK sang thị trường Trung Quốc. Tính đến nay, ngành thủy sản Việt Nam đang chiếm tỷ trọng cao tại thị trường này. Tuy nhiên, sự dẫn đầu về doanh số không còn quá quan trọng bởi yếu tố cạnh tranh về giá mới là điều quyết định.

“Đối với sản phẩm cùng chất lượng tại các quốc gia chúng ta xét đến, doanh nghiệp NK chọn hàng thủy sản Việt Nam vì có giá cạnh tranh hơn, bao gồm chi phí XK thông quan qua các cửa khẩu. Để phát huy về thế mạnh giá cả cũng như vị trí thuận lợi giáp với Trung Quốc, toàn ngành thủy sản đã và đang hướng đến chiến lược nâng cao giá trị công nghệ chế biến”, ông Toản nói. 

Ngoài ra để làm được điều này, công nghệ cũng cần được chú trọng đầu tư để tạo ra nhiều sản phẩm có khả năng chế biến sâu, điều quan trọng là lựa chọn công nghệ tạo ra sản phẩm riêng biệt, nhưng có thể giúp giảm giá thành sản phẩm. Đây được coi là lựa chọn đúng đắn, nâng cao vị thế cạnh tranh. Tuy nhiên, hiện, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam XK sang Trung Quốc gặp vướng mắc vì việc đăng ký bổ sung các sản phẩm XK của Việt Nam vào danh sách các sản phẩm được chấp thuận NK vào Trung Quốc vẫn còn khó khăn.

Theo ông Toản, Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản đã có nhiều văn bản gửi phía Trung Quốc đề nghị xem xét, bổ sung một số loài như nghêu, cua biển, tôm hùm, ghẹ, bổ sung một số dạng sản phẩm như tôm thẻ, tôm sú ướp đá đã có bằng chứng thông thương, cũng như hướng dẫn hoàn thiện các thủ tục đăng ký để bổ sung các sản phẩm mới như cá rô phi, cá hồi, cá cờ, cá thu... vào danh mục được phép XK sang Trung Quốc.  

Nhìn nhận khả năng cạnh tranh thủy sản từ địa phương

Theo ông Đỗ Bình Minh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Ninh, hiện nay, ngành thủy sản được xác định không chỉ nuôi ở đất liền, ven biển mà còn có chiến lược nuôi ngoài biển. Theo đó cần có quy hoạch rõ ràng về vùng nuôi trồng cho người dân, đầu tư giống mới, tăng năng suất và áp dụng nhiều kỹ thuật nuôi, trồng đảm bảo VSATTP. Trên thực tế, vấn đề nuôi trồng thủy sản khu vực biển ở Quảng Ninh đang gây nhiều tranh cãi khi liên tục vướng phải vấn đề môi trường di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.

Phần lớn, người dân cũng đã tự hiểu và nắm bắt rất rõ về kỹ thuật nuôi, vùng quy hoạch nuôi trồng và giảm mật độ thả nuôi, đảm bảo sức khỏe và chất lượng tôm XK. Tuy nhiên, tình trạng nuôi thủy sản vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa thực hiện liên kết theo chuỗi giá trị.

Chế biến tôm ở Tập đoàn Việt Úc, huyện Đầm Hà (Quảng Ninh).

“Trong khi đó, cơ sở hạ tầng, hoạt động bảo quản sản phẩm sau thu hoạch còn hạn chế, chưa có nhiều doanh nghiệp chế biến sản phẩm thủy sản khai thác đáp ứng được yêu cầu. Việc ứng dụng khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật trong khai thác thủy sản còn hạn chế, tổn thất sau thu hoạch còn cao, chất lượng nguyên liệu thủy sản khai thác giảm do bảo quản, dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp”, ông Minh thẳng thắn nhìn nhận.

Trong thời gian tới, chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người sản xuất tiếp tục các bước hoàn thiện việc truy xuất nguồn gốc đối với các mặt hàng thủy sản có trên địa bàn. Cùng với đó là nâng cao quy trình đảm bảo VSATTP, hạn chế các tạp chất lẫn trong thủy sản XK. Có như vậy, các doanh nghiệp mới đủ điều kiện nâng cao tỷ trọng các mặt hàng giá trị gia tăng XK, hoàn thiện các chương trình quản lý chất lượng.

Đồng thời, trong quá trình XK, các doanh nghiệp, người dân gặp những vướng vướng mắc, có thể thông báo đến chính quyền địa phương, để từ đó là kênh thông tin đắc lực tới các Bộ, ngành liên quan có hướng biện pháp xử lý kịp thời, tiếp tục đề xuất sửa đổi, hoàn thiện các chính sách để tạo điều kiện tối đa cho hoạt động sản xuất, XK nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu quản lý và tăng trưởng bền vững.

“Trước những diễn biến khó lường của thị trường Trung Quốc, Quảng Ninh đã yêu cầu doanh nghiệp và người dân cần cải tiến điều kiện cơ sở sản xuất thủy sản, nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm sản phẩm XK để đăng ký vào danh sách doanh nghiệp XK sang Trung Quốc, ưu tiên XK chính ngạch qua đường biển vì độ an toàn tránh rủi do và hưởng lợi ích trực tiếp từ hiệp định kinh tế thương mại đem lại”, ông Minh thông tin.

ANH THẮNG - ĐÌNH MƯỜI


Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế nhập khẩu thịt lợn, gà

Bộ Tài chính đề xuất giảm mức thuế nhập khẩu một số mặt hàng thịt gà và phụ phẩm sau giết mổ, đông lạnh, một số mặt hàng thịt lợn tươi hoặc ướp lạnh…

 

Theo Bộ này, người tiêu dùng được hưởng lợi từ việc giảm thuế do giá sản phẩm giảm.

Ảnh minh họa.

Theo công văn, Bộ Tài chính đề xuất giảm mức thuế nhập khẩu các mặt hàng thịt gà đã chặt mảnh và phụ phẩm sau giết mổ, đông lạnh thuộc phân nhóm 2207.14 từ 20% xuống 18% (Mỹ đề nghị 14,5%). Trong khi đó, thuế suất mặt hàng thịt lợn tươi hoặc ướp lạnh trừ loại thịt cả con và nửa con, trừ thịt mông đùi, thịt vai và các mảnh của chúng (0203.19.00) từ 25% xuống 22%. 

Theo Bộ Tài chính, mặt hàng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của gà thuộc phân nhóm 0207.14. Tại công văn ngày 8/11/2019, Đại sứ quán Mỹ kiến nghị giảm các mặt hàng thịt gà từ 20% xuống 14,5% trong năm 2020 và 0% vào năm 2028.

Qua số liệu thống kê so với năm 2018, lượng nhập khẩu thịt gà tăng trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6/2019 nhưng đã giảm dần từ tháng 6 đến nay và theo đánh giá của Bộ NN-PTNT việc tăng lượng nhập khẩu xuất phát chủ yếu từ nguyên nhân dịch tả lợn Châu Phi nên người dân chuyển sang tiêu dùng thịt gà.

Đánh giá tác động của phương án, Bộ Tài chính cho biết, người tiêu dùng được hưởng lợi từ việc giảm thuế do giá sản phẩm giảm. Trong trường hợp giảm thuế từ 20% xuống 18%, lấy theo kim ngạch nhập khẩu chịu thuế MFN (thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi thông thường) năm 2018 thì dự kiến sẽ giảm thu khoảng 3 triệu USD, tương đương 69 tỷ đồng/năm.

Đối với mặt hàng thịt lợn tươi hoặc ướp lạnh, Ủy ban Nông nghiệp Hoa Kỳ đề nghị giảm thuế nhập khẩu  thịt lợn tươi hoặc ướp lạnh trừ loại thịt cả con và nửa con, trừ thịt mông đùi, thịt vai và các mảnh của chúng (0203.19.00) từ 25% xuống 18,9% năm 2020 và 0% trong năm 2027.

Việc tăng nhập khẩu thịt lợn, trong trung và dài hạn là chưa thể đoán định, nhưng trong ngắn hạn, chăn nuôi trong nước vẫn đáp ứng được. Hơn nữa, người tiêu dùng Việt Nam chưa quen với thịt lợn nhập khẩu, vẫn sử dụng thịt lợn sản xuất trong nước là chính.

Theo đó, Bộ Tài chính dự kiến điều chỉnh giảm thuế suất mặt hàng thịt lợn tươi hoặc ướp lạnh trừ loại thịt cả con và nửa con, trừ thịt mông đùi, thịt vai và các mảnh của chúng (0203.19.00) từ 25% xuống 22%. Mức thuế suất này tiệm cận với mức thuế suất cắt giảm năm 2019 theo Hiệp định CPTPP là 21,6%, do Biểu thuế MFN không có mức thuế suất 21% nên quy định mức thuế suất 22%.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế đối với mặt hàng táo tươi (mã HS 0808.10.00), nho tươi (mã HS 0806.10.00) từ 10% xuống 8%. Với mức giá dao động từ 50.000 - 200.000 đồng/kg táo, nho thì sản phẩm này tương đối phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam.

THANH HẰNG


Saigon Co.op cam kết bán thịt heo dịp tết an toàn, giá tốt

Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) cho biết, nhà bán lẻ này vừa chốt phương án đảm bảo nguồn cung cấp thịt heo an toàn và giá tốt cho toàn bộ hệ thống siêu thị Co.opmart, Co.opXtra, Co.op Food trên cả nước từ nay cho đến sau Tết Nguyên đán.

Không lo thiếu thịt heo

Cơn sốt giá thịt heo trong thời gian qua có nguyên nhân chủ yếu là do đợt dịch tả Châu Phi, đàn heo bị giảm, tỉ lệ tái đàn trong nước chưa cao. Thêm vào đó, đây cũng là thời điểm nhu cầu nhập khẩu thịt heo của Trung Quốc tăng đột biến, vì sau dịch, tổng lượng đàn heo của nước này bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Thực tế cho thấy giá thịt heo nhảy múa trong thời gian qua chủ yếu diễn ra ở kênh bán lẻ truyền thống như các sạp, các chợ do nguồn hàng cung cấp cho các kênh này không ổn định, chủ yếu do thương lái thu gom từ các nông hộ nhỏ lẻ. Chính các nguồn cung nhỏ lẻ này lại bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đợt dịch vừa qua do không được cách ly và xử lý bệnh dịch đúng cách nên sản lượng bị giảm đáng kể, từ đó thương lái tạo tâm lý khan hàng để đẩy giá.

Trong khi đó, các hệ thống bán lẻ lớn hầu như đã có kế hoạch chuẩn bị lượng thịt heo lớn cho cả năm bằng cách ký kết dài hạn với các đầu mối cung cấp thịt từ các trang trại quy mô lớn, lượng cung ổn định, kiểm soát bệnh dịch tốt hơn, từ đó kiểm soát giá cả cũng tốt hơn.

Ông Nguyễn Anh Đức, Phó Tổng Giám đốc thường trực Saigon Co.op cho biết, trong kế hoạch chuẩn bị hàng tết năm nay, Saigon Co.op đặc biệt tập trung chốt sớm các phương án đảm bảo nguồn thịt heo giá tốt, dự kiến khoảng 3.500 đến 4.500 tấn, và sẽ tham gia bình ổn mạnh mặt hàng này từ nay cho đến cao điểm tết và ngay sau tết. Đồng thời các siêu thị Co.opmart, Co.opXtra, Co.op Food trên cả nước cũng đưa vào khai thác các mặt hàng thịt heo bảo quản mát sản xuất theo công nghệ lạnh châu Âu và các mặt hàng thịt heo thảo mộc… để khách hàng có nhiều mặt hàng phong phú để lựa chọn.

Không những đã chuẩn bị xong nguồn thịt heo giá tốt từ các đơn vị cung cấp lớn như Vissan, Anh Hoàng Thy, Meat Hà Nam... để tích cực tham gia bình ổn giá, Saigon Co.op còn chuẩn bị một lượng lớn các mặt hàng thịt gà, thịt vịt, thủy sản, hải sản để người tiêu dùng có thêm lựa chọn cho bữa ăn gia đình trong dịp cao điểm tết.

Hiện hệ thống bán lẻ của Saigon Co.op gồm Co.opmart, Co.opXtra, Co.op Food đang tiêu thụ trung bình 40 - 50 tấn thịt heo mỗi ngày và dự kiến sẽ tăng 30 - 40% trong dịp cao điểm tết. Cao điểm dịch tả heo Châu Phi tháng 5 vừa qua dù sức mua thị trường giảm mạnh nhưng hệ thống siêu thị của Saigon Co.op vẫn ghi nhận sức mua thịt heo tăng cao hơn 30% do người tiêu dùng thấy an tâm hơn khi mua thịt heo trong siêu thị.

Saigon Co.op cũng cam kết về chất lượng thực phẩm bán tại hệ thống của mình với sự hỗ trợ của BSI Việt Nam.

Siết chặt chất lượng thực phẩm

Cùng với việc chuẩn bị tốt nguồn cung thịt heo, Saigon Co.op cũng tiến hành công bố áp dụng bộ tiêu chuẩn kỹ thuật mới dành riêng cho nhóm hàng thực phẩm tươi sống kinh doanh tại siêu thị sau hơn một năm chuẩn bị.

Theo đó, các chỉ tiêu an toàn và độ tươi ngon của các loại sản phẩm rau củ quả, thủy hải sản, trái cây đều được nâng cao theo tiêu chuẩn tiệm cận tiêu chuẩn xuất khẩu. Chương trình do Saigon Co.op chủ trì với sự hỗ trợ của BSI Việt Nam, công ty chuyên về đánh giá, cấp chứng nhận và đào tạo về các tiêu chuẩn quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm đến từ vương quốc Anh.

Theo lãnh đạo Saigon Co.op, đây là chương trình thuộc chuỗi hoạt động liên tục nâng cao kiểm soát chất lượng hàng hóa đầu vào của hệ thống bán lẻ Saigon Co.op theo hướng tiệm cận các tiêu chuẩn xuất khẩu quốc tế để phục vụ người tiêu dùng trong nước. Mong muốn của Saigon Co.op là gắn kết chặt chẽ với các nhà sản xuất, các đơn vị cung cấp để cùng nâng cao ý thức trách nhiệm, thực hiện tốt việc cung ứng hàng hóa, đặc biệt là thực phẩm tươi sống.

Cụ thể, bộ tiêu chuẩn kỹ thuật dành cho thực phẩm tươi sống của Saigon Co.op có tính kế thừa và tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm của nhà nước, đồng thời bổ sung các tiêu chí mới gắn với chuyển biến thực tế của xu hướng tiêu dùng hiện đại. Quy chuẩn mới áp dụng cho nhóm thủy hải sản, nhóm rau ăn lá, nhóm củ, quả, và nhóm trái cây nội, trái cây ngoại… đều được chia nhóm nhỏ và đều có quy định chặt chẽ cho từng nhóm. Trong đó bộ tiêu chí mới quy định cụ thể hơn về yêu cầu điều kiện vận chuyển sản phẩm.

Bên cạnh phải đảm bảo các điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định nhà nước, phương tiện vận chuyển thực phẩm phải đảm bảo các điều kiện cụ thể về nhiệt độ, độ thông thoáng, giúp bảo quản hàng hóa không bị hư hỏng, giảm độ tươi trong quá trình vận chuyển.

Saigon Co.op là một trong những hệ thống bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam với các thương hiệu Co.opmart, Co.opXtra, Co.op Food...

Đặc biệt, tiêu chuẩn đầu vào của các mặt hàng thực phẩm tươi sống khi muốn được đưa vào kinh doanh tại hệ thống bán lẻ của Saigon Co.op gồm Co.opmart, Co.opXtra, Co.op Food… kể từ tháng 10/2019 phải đáp ứng những tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn so với mặt bằng chung về yếu tố sản phẩm. Theo đó, quan sát bên ngoài sản phẩm phải đạt độ tươi phù hợp, phải chuyển đến siêu thị trong vòng từ 8 - 36 tiếng kể từ thời điểm thu hái, đánh bắt hoặc bao gói và phải được bảo quản trong điều kiện tối ưu, không được cấn dập, hư hỏng, không côn trùng, không nhiễm tạp chất, kích cỡ đạt chuẩn…

Bộ tiêu chuẩn mới của Saigon Co.op cũng chuẩn hóa quy cách đóng gói và ghi nhãn sản phẩm giúp việc bảo quản sản phẩm trong quá trình xếp dỡ, bảo quản, kiểm soát nguồn gốc sản phẩm chặt chẽ hơn. Các sản phẩm dùng rơm, giấy báo hoặc vật liệu bao gói không rõ nguồn gốc dễ gây nhiễm chì, nhiễm vi sinh… sẽ bị cấm sử dụng. Việc bao gói sản phẩm bằng ni lông, nhựa cũng sẽ được hạn chế tối đa để bảo vệ môi trường.

Đáng chú ý trong bộ tiêu chuẩn mới của Saigon Co.op lần này là tiêu chí kiểm tra độ trưởng thành của sản phẩm. Các loại trái cây, rau củ quả  như bưởi, dưa hấu, xoài, quýt, cà chua, dưa leo, khổ qua... bắt buộc phải đạt độ trưởng thành, độ chín phù hợp mới được đưa vào kinh doanh trong siêu thị. Tiêu chí này vừa đảm bảo chất lượng và độ ngon của sản phẩm, vừa hạn chế tối đa việc sản phẩm bị thu hoạch non hay dùng thuốc tăng trưởng. Thông thường, đây là chỉ tiêu chỉ được áp dụng đối với các sản phẩm xuất khẩu nhưng từ nay sẽ được áp dụng tại toàn bộ hệ thống bán lẻ Co.opmart, Co.opXtra, Co.op Food… của Saigon Co.op trên cả nước.



Lạ mà hay: Trồng nấm rơm dạng trụ, nấm mọc la liệt bán lại đắt

ời gian gần đây, nhiều mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của huyện Châu Thành đã và đang được nhân rộng. Trong đó, điển hình là mô hình trồng nấm rơm dạng trụ của hộ anh Dương Văn Tài, nông dân ấp Hòa Lợi 3, xã Vĩnh Lợi, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.

Tôi đến thăm mô hình trồng nấm rơm hình trụ của anh Dương Văn Tài vào những ngày cuối tháng 11/2019. Anh Tài đang tất bật vận chuyển rơm cuộn để trữ rơm cho những vụ nấm tiếp theo.

Mùa này đang thu hoạch lúa vụ Thu Đông, những ai đang trồng nấm rơm phải tranh thủ vựa rơm. Để có nguyên liệu đạt yêu cầu, anh đã hợp đồng với chủ máy cuốn rơm, rơm cuộn phải khô thì thời gian trữ mới lâu và không bị hư.

Lạ mà hay: Trồng nấm rơm dạng trụ, nấm mọc la liệt bán lại đắt

Trồng nấm rơm dạng trụ, gia đình anh Tài thu hoạch được nhiều nấm rơm hơn cùng khối lượng nguyên liệu và diện tích.

Anh Tài cho biết: "Trước đây tôi trồng nấm rơm ngoài trời nhiều năm liền. Với diện tích mỗi năm khoảng 600 công rơm. Tuy nhiên, từ năm 2008 diện tích thu hoạch lúa bằng máy cuốn rơm tăng,  làm cho người trồng nấm như tôi thấy khó khăn trong khâu thu gom rơm, lợi nhuận mô hình trồng nấm rơm ngoài trời không cao, mức độ ảnh hưởng từ thời tiết nhiều, khi trúng khi thất, từ đó hiệu quả bấp bênh nên tôi không thực hiện nữa...".

Năm 2017, anh Dương Văn Tài chuyển qua mô hình trồng nấm rơm trong nhà bằng dạng kệ, hiệu quả cao hơn gấp đôi so với trồng nấm rơm ngoài trời. Tuy nhiên, qua nhiều vụ nấm cho thấy  trồng nấm rơm trong nhà bằng dạng kệ có nhiều điểm chưa phù hợp.

Với cách bố trí mỗi giàn kệ có 3-4 tầng, nhà trồng nấm rơm có từ 2-3 giàn kệ nên ảnh hưởng đến độ thông thoáng, hay xảy ra tình trạng ngộp, nấm chỉ tập trung ra những tầng phía dưới, tầng trên cho nấm kém. Mặt khác, chi phí đầu tư kệ cũng khá cao và gây khó khăn cho khâu vệ sinh trại.

Thêm vào đó, lượng nguyên liệu đưa vào các tầng kệ cho một vụ nấm rơm không nhiều. Nhà trồng có diện tích 40 m2, đầu tư 2 giàn kệ, mỗi giàn kệ có 3 tầng thì lượng rơm sử dụng để chất nấm khoảng 20 cuộn (mỗi cuộn tương đương 15 kg rơm), nên chưa tận dụng tối đa hiệu quả diện tích nhà trồng nấm.

Lạ mà hay: Trồng nấm rơm dạng trụ, nấm mọc la liệt bán lại đắt

Đối với nhà trồng theo dạng kệ anh Tài chỉ thu được 43kg nấm/36m mô, lợi nhuận đối với nhà trồng dạng kệ khoảng 500.000 đồng/vụ.

Thấy được hiệu quả của mô hình trồng nấm rơm dạng trụ, anh Tài đã tiếp tục đầu tư thêm 3 trại, đến nay sau 5 vụ trồng liên tục nhưng năng suất nấm rơm vẫn ổn định.

Với quy trình sản xuất nấm rơm an toàn, không sử dụng hóa chất trong suốt quá trình sản xuất nên chất lượng sản phẩm nấm rơm dạng trụ trong nhà được tăng lên, dễ bán hơn và giá bán cao hơn so với nấm rơm ngoài trời.

Trồng nấm rơm dạng trụ được xem là mô hình mới, vì tận dụng tối đa diện tích nhà trồng, chất rơm theo dạng trụ giúp dễ chăm sóc, dễ thu hoạch và thuận lợi trong khâu vệ sinh trại.

 



Mướt mắt với "vườn rau 4.0" của học trò Cần Đước

hằm tạo sân chơi, rèn năng sống và hướng nghiệp cho học sinh, từ năm học 2015-2016, Trường THCS Mỹ Lệ (huyện Cần Đước, tỉnh Long An) đã thưc hiện mô hình điểm “Giáo dục kêt hợp trồng trọt”. Đến nay mô hình đã hoạt động hiệu quả và sẽ được nhân rộng tại nhiều trường khác.

Để thực hiện dự án này, nhà trường đã dành quỹ đất 300 m2 để trồng rau. Hiện, trong vườn có 16 luống rau (12 luống của 12 lớp và 4 luống của 4 tổ giáo viên). Từ bãi đất hoang với sự hỗ trợ nhiệt tình của kỹ sư nông nghiệp và trí tuệ mồ hôi của thầy trò nhà trường đến nay một vườn rau xanh, sạch, đẹp đã hiện hữu. Vườn có hệ thống tưới nước tự động, các luống rau thiết kế hài hòa dễ chăm sóc và đặc biệt là không hề sử dụng phân, thuốc hóa học.

 muot mat voi

Vườn có hệ thống tưới nước tự động, các luống rau thiết kế hài hòa dễ chăm sóc và đặc biệt là không hề sử dụng phân, thuốc hóa học.

Thầy Hiệu trưởng Trần Kim Hải cho biết, vào năm học 2015-2016, Dự án Rừng Đồng Bằng đã phối hợp Phòng GD-ĐT huyện Cần Đước chọn trường mình để triển khai dự án. Dự án phối hợp Trung tâm khuyến nông và Trạm khuyến nông huyện hỗ trợ cho giáo viên, học sinh kỹ thuật canh tác trồng rau, làm vườn...

Ban đầu hình thành “CLB nông gia tương lai” với một số em tham gia, đến nay trường đã vận động toàn bộ giáo viên, học sinh của trường cùng tham gia chăm sóc vườn rau.

 muot mat voi

Thầy Hiệu trưởng Trần Kim Hải cùng tham gia chăm sóc vườn rau.

Nhà trường chia 4 tổ giáo viên vừa làm mẫu vừa hướng dẫn cho các em. Tổng phụ trách đội, cô giáo Phan Thị Thùy Thanh , 30 giáo viên của trường hết sức hào hứng khi huy động được tất cả học sinh tham gia vào việc trồng và chăm sóc vườn rau. Đến nay, nhiều em đã có kỹ năng và thật sự yêu thích công việc này. Thậm chí có em còn về nhà xin cha mẹ cho chăm sóc riêng một luống rau.

 muot mat voi

Giáo viên và học sinh cùng tham gia vào việc trồng và chăm sóc vườn rau. 

 muot mat voi

Em Huỳnh Tấn Nhân Tài - học sinh lớp 9/1 bày tỏ: “Cha mẹ con làm nghề trồng rau, khi được các thầy cô và kỹ sư hướng dẫn con rất hứng thú với công việc và xin cha mẹ cho chăm sóc riêng một luống rau, áp dụng việc chăm sóc  theo mô hình an toàn, không sử dụng phân thuốc hóa học, chỉ sử dụng phân hữu cơ và thuốc sinh học (ớt, tỏi, gừng, rượu...)”.

Còn em Ngô Thị Ngọc Trâm (lớp 9/1) chia sẻ: “Con rất yêu công việc trồng rau. Con và các bạn lớp 9/1 là những học sinh lớp cuối nên được tham gia trồng rau đã 3 năm học rồi. Ngoài việc hướng dẫn cho các em lớp dưới, sắp tới con cùng các bạn tìm tòi nhiều phương pháp mới, sáng tạo hơn trong việc chăm sóc và bảo vệ rau, cây ăn trái đảm bảo an toàn hơn cho người sử dụng”.

“Thời gian tới, nhà trường vận động các em và giáo viên tích cực trồng hoa xung quanh vườn rau, thực hiện  hóa để hiện đại vườn rau theo hướng ứng dụng công nghệ cao như làm nhà lưới, trồng thêm nhiều loại rau và cây ăn trái phù hợp”, thầy Hải - Hiệu trưởng nhà trường cho biết.  muot mat voi



Ứng dụng công nghệ sinh học nuôi gà đẻ trứng, lãi trên 700 triệu/năm

Anh Cấn Văn Mai ở thôn Cấn Thượng, xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai (Hà Nội) đã thành công từ mô hình nuôi gà đẻ trứng trong nông hộ. Trong chuồng hiện có hơn 10.000 gà đẻ trứng liên tục 9 tháng/năm, anh thu được trên 2 triệu quả trứng/năm...

 

ung dung cong nghe sinh hoc nuoi ga de trung, lai tren 700 trieu/nam hinh anh 1

Mô hình chăn nuôi gà đẻ trứng của hộ anh Cấn Văn Mai 

Nhận thấy diện tích đất đai trong vùng còn nhiều, gia đình anh Mai đã mạnh dạn nhận thầu khoán diện tích trên 5.400m2 đất thuộc khu đồng trũng, cấy lúa bấp bênh, kém hiệu quả để xây dựng mô hình chăn nuôi tổng hợp: đào ao thả cá, nuôi gà và trồng cây ăn quả.

Hiện gia đình anh Cấn Văn Mai đã đầu tư xây dựng 3 dãy chuồng khép kín trên diện tích 750m2 với số lượng hơn 30.000 con, giống gà siêu trứng. Trong đó 2 chuồng gà chuyên đẻ trứng, 1 chuồng gà bố mẹ và gà con. Trong chuồng hiện có hơn 10.000 gà đẻ trứng liên tục 9 tháng/năm, anh thu được trên 2 triệu quả trứng/năm, bán buôn với giá thị trường 1.500 – 2.000 đ/trứng; sau khi trừ các chi phí, anh thu về hơn 700 triệu đồng/năm. 

Để đàn gà đẻ phát triển tốt thì khâu chọn giống và phòng trị bệnh là vô cùng quan trọng. Do vậy trong quá trình nuôi, anh luôn chú ý lịch tiêm vắc-xin cho đàn gà đúng thời gian và thường xuyên vệ sinh máng ăn, máng uống, phun thuốc khử trùng.

Anh Mai cho biết: "Gia đình tôi chăn nuôi gà theo mô hình vừa thương mại vừa khép kín. Nguồn thức ăn, nước uống cho gà phải sạch sẽ, không có nguồn bệnh và phải thay thường xuyên; gà đẻ phải được cho ăn theo đúng khẩu phần thì sẽ cho năng suất cao".

Mặc dù nuôi hơn 30.000 gà, nhưng khi bước vào trại không cảm nhận thấy mùi hôi của phân gà và chất thải khác. Đây là kết quả mà anh Mai đã ứng dụng công nghệ sinh học vào chăn nuôi, sử dụng các chế phẩm men vi sinh trộn vào thức ăn, nước uống cho gà và chất lót nền.

Không chỉ chăn nuôi tại trang trại mà gia đình anh Mai còn đầu tư con giống, thu mua sản phẩm trứng cho các hộ trong và ngoài xã. Mô hình kinh tế trang trại của anh không chỉ tạo việc làm thường xuyên cho 15 lao động địa phương có thu nhập từ 3,5 - 5 triệu đồng/người/tháng mà còn giúp đỡ các hộ khác về vốn, con giống, kinh nghiệm chăn nuôi, mở rộng sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho họ.

Ông Hoàng Trần Tuyên, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Quốc Oai cho biết, mô hình nuôi gà đẻ trứng của anh Cấn Văn Mai đạt hiệu quả kinh tế cao tại địa phương. Đây cũng là mô hình mà Hội Nông dân xã Cấn Hữu đang khuyến khích hội viên nhân rộng trong thời gian tới.



"Đột nhập" vào vườn dưa lưới công nghệ cao độc nhất ở Vĩnh Long

Vườn dưa lưới (tọa lạc tại phường 5, TP Vĩnh Long) do đôi bạn trẻ Huỳnh Phú Lộc- Nguyễn Văn Pháp tự thiết kế và thực hiện theo công nghệ cao Isarel bước đầu đã thu lại kết quả khả quan. Đây là vườn dưa lưới công nghệ cao có quy mô khá lớn đầu tiên có mặt tại Vĩnh Long.

 

"Đột nhập" vào vườn dưa lưới công nghệ cao độc nhất ở Vĩnh Long

Dưa đang bước vào giai đoạn thu hoạch.

 

 "Đột nhập" vào vườn dưa lưới công nghệ cao độc nhất ở Vĩnh Long

Mỗi trái dưa từ 1- 1,8kg. Dưa khi chín tỏa hương rất thơm.

 

Dưa được cung ứng chủ yếu cho cửa hàng Freeco, Hoa Sao, siêu thị Coopmart và bán lẻ. Với giá 50.000- 60.000 đ/kg, các anh thu về khoảng lợi nhuận vài chục triệu đồng. "Đột nhập" vào vườn dưa lưới công nghệ cao độc nhất ở Vĩnh Long

 

Chuẩn bị vụ dưa lưới phục vụ thị trường Tết 2019 trên diện tích 1200m2. Ước tính cung ứng cho thị trường khoảng 4 tấn dưa.Đôi bạn trẻ này rất muốn hợp tác với các hộ dân có đất canh tác mở rộng diện tích, hướng đến thị trường trong nước.  



Ghép táo chua và táo dại cho kết quả kinh ngạc

Từ trồng thử nghiệm 5 cây giống táo chua và táo ngọt nguồn gốc từ tỉnh Hưng Yên, rồi ghép với gốc táo dại tại địa phương, ông Nguyễn Văn Hồng, KP. Hải Điền, TT. Long Hải, huyện Long Điền đã trồng thành công vườn táo 200 gốc, thu về khoảng 300 triệu đồng mỗi năm.

Ông Nguyễn Văn Hồng ghép giống thành công loại táo.
Ông Nguyễn Văn Hồng ghép giống thành công loại táo.

Ông Nguyễn Văn Hồng cho biết, trước đây vườn đất của gia đình chủ yếu là trồng nhãn nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Năm 1994, qua một người bạn nhập cây giống táo chua và táo ngọt (táo má hồng) ở Gia Lộc, Hưng Yên vào trồng. Thấy có hiệu quả ông Hồng chặt bỏ bớt cây nhãn, mua lại 5 cây táo giống, cao khoảng 3cm trồng thử. Sau một năm chăm sóc, nhận thấy cây táo phát triển tốt, phù hợp với chất đất, ông Hồng đi tìm đào những gốc cây táo hoang dại về làm gốc ghép, rồi cắt những mắt cành từ cây giống ghép lên. Từ 5 cây táo giống ban đầu, sau một năm, ông Hồng đã nhân giống thành vườn táo 200 gốc trên diện tích 0,5ha đất của gia đình.

Các cây táo có gốc ghép là cây hoang dại nên khả năng chịu được với môi trường khắc nghiệt. Khi đưa vào trồng trong vườn, được chăm sóc nên cây phát triển tốt, cho trái nhiều và ít bị nhiễm bệnh. Cây sau khi ghép được trồng theo từng hàng thẳng, hàng cách hàng 5m và cây cách cây 5m. Hàng năm, sử dụng phân hữu cơ hai lần và phân vô cơ 4 lần để bón cho cây. Năm đầu tiên, khi cây cho trái non hái bỏ để tập trung dinh dưỡng cho việc nuôi cây sinh trưởng, qua năm thứ hai mới thu hoạch.

Theo ông Hồng, táo má hồng trái tròn, có vị ngọt. Táo chua trái dài, bầu dục, có vị chua. Khi chín táo có màu vàng chanh. Táo có năng suất tăng dần theo từng năm. Những năm đầu mỗi cây cho trái từ 10-15kg/cây. Bước qua năm thứ năm trở về sau, mỗi năm một cây cho năng suất từ 70-80kg. Mùa vụ thu hoạch từ tháng 5 (đầu mùa mưa) cho đến tháng 12. Hết vụ thu hoạch phải cưa bỏ các cành, chừa mắt gốc, chăm sóc trong khoảng 5-6 tháng thì táo ra trái cho vụ tiếp theo. Thời gian từ khi ra hoa đến thu hoạch khoảng 100 ngày. Khi vào vụ tất cả các cành táo đều có hoa và trái. Trên cây táo luôn có trái non và trái chín nên việc thu hoạch trái phải thu hàng ngày và theo phương pháp cuốn chiếu.

Việc chăm sóc cây táo ghép không phức tạp như một số cây trồng khác vì sức chịu hạn và đề kháng của cây rất tốt. Tuy cây táo ít bị sâu bệnh nhưng đến giai đoạn ra hoa, đậu trái vào mùa gió Bắc có nhiều nấm phấn trắng và trái thối vào mùa mưa. Để phòng bệnh, khi trái còn nhỏ ông Hồng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Trái trước khi thu hoạch 7-10 ngày, ông Hồng sử dụng chế phẩm sinh học và dung dịch ngâm hỗn hợp ớt, tỏi, gừng phun xịt lên cây.

Với 200 gốc cây táo đang cho quả, mỗi năm ông Hồng thu hoạch khoảng 15 tấn. Khi thu hoạch có thương lái đến tại vườn thu mua với giá bình quân 20.000 đồng/kg, mỗi năm vườn táo cho thu nhập khoảng 300 triệu đồng.

TRỌNG HOÀN



Định hình những vùng nông nghiệp công nghệ cao

Sau 2 năm thực hiện đề án số 04-ĐA/TU của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNUDCNC) đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 (đề án 04), các nhiệm vụ cơ bản được thực hiện đúng tiến độ. Việc áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp ngày càng phổ biến, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nhất là tại vùng nông thôn.

Người lao động của Công ty TNHH DV-XD Âu Cơ cắt tỉa cành cho cây dưa lưới được trồng theo công nghệ cao của Israel  tại phường Long Tâm (TP. Bà Rịa).
Người lao động của Công ty TNHH DV-XD Âu Cơ cắt tỉa cành cho cây dưa lưới được trồng theo công nghệ cao của Israel tại phường Long Tâm (TP. Bà Rịa).

GIÁ TRỊ SẢN XUẤT ĐẠT 3.800 TỶ ĐỒNG

Theo ông Trần Văn Cường, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh, 2 năm thực hiện đề án 04 đã đạt được những kết quả khả quan. Cụ thể, các vùng sản xuất NNUDCNC trên địa bàn tỉnh đã dần hình thành, phát triển như: Vùng sản xuất rau công nghệ cao tại TX. Phú Mỹ; Vùng NNUDCNC cây ăn quả đặc sản tại huyện Đất Đỏ, Xuyên Mộc; Vùng NNUDCNC sản xuất hoa, cây cảnh tại TP. Bà Rịa, huyện Đất Đỏ… Bên cạnh đó, đã có những vùng NNUDCNC được DN đầu tư xây dựng như dự án nuôi tôm công nghệ cao tại xã Lộc An, huyện Đất Đỏ do Tập đoàn Minh Phú và Công ty TNHH Ngọc Tùng đầu tư xây dựng trên diện tích hơn 300ha. Tính đến nay, toàn tỉnh đã có gần 200 tổ chức, cá nhân đã và đang đầu tư các mô hình NNUDCNC.

Người lao động đóng gói sản phẩm tại cơ sở nấm linh chi Ông Tiên thuộc  Công ty TNHH Nông nghiệp Công nghệ cao U.S Farm (xã Láng Lớn, huyện Châu Đức).
Người lao động đóng gói sản phẩm tại cơ sở nấm linh chi Ông Tiên thuộc Công ty TNHH Nông nghiệp Công nghệ cao U.S Farm (xã Láng Lớn, huyện Châu Đức).

Lĩnh vực được nhiều DN đầu tư ứng dụng công nghệ cao nhất là chăn nuôi. Hiện nay, đã có 131 trang trại, chiếm 59,3% tổng đàn heo và 27,5% tổng đàn gia cầm ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và đem lại hiệu quả. Công ty TNHH Trang Linh (ấp Trang Hoàng, xã Bông Trang, huyện Xuyên Mộc) là một trong những DN thành công với công nghệ nuôi heo trên đệm lót sinh học trong phòng lạnh. Hiện nay, trang trại nuôi heo của công ty có diện tích gần 60ha, trong đó có 20ha diện tích chuồng trại với tổng đàn gần 14 ngàn con. Ông Vũ Ngọc Bích, Giám đốc công ty cho biết: “Với việc nuôi heo trên đệm lót sinh học trong phòng lạnh, nhiệt độ trong trại luôn được giữ ở mức 27-28oC nên phù hợp để heo phát triển tốt. Dù số tiền đầu tư ban đầu để nuôi heo công nghệ cao khá lớn, tuy nhiên, khi đã ổn định, chi phí chăn nuôi giảm đến 30% so với thông thường. Nguyên nhân là heo nuôi trong chuồng lạnh bằng đệm lót sinh học không cần tắm rửa nên tiết kiệm chi phí nước, nhân công. Tỷ lệ heo mắc bệnh gần như không có, do đó chúng tôi vừa tiết kiệm được tiền vắc xin, vừa tăng chất lượng thịt heo”.

Cùng với chăn nuôi, đã có 42 DN đầu tư mô hình trồng trọt ứng dụng các công nghệ như nhà màng, nhà lưới, hệ thống tưới tiết kiệm, công nghệ thủy canh… trên diện tích gần 2.900ha. Việc áp dụng công nghệ đã tăng gấp nhiều lần năng suất/đơn vị diện tích và chất lượng nông sản; đồng thời, giúp kiểm soát vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong ngành nuôi trồng thủy sản, đã có 17 cơ sở đầu tư ứng dụng công nghệ cao, với tổng quy mô hơn 390ha, sản lượng khoảng 1.800 tấn/năm và sản xuất được 4,8 tỷ con giống/năm. Đến nay, giá trị sản xuất NNUDCNC trên địa bàn tỉnh đã đạt 3.800 tỷ đồng/năm.

TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH THU HÚT ĐẦU TƯ

Trong 2 năm qua, hưởng ứng chủ trương thu hút đầu tư của tỉnh, nhiều DN, cá nhân mong muốn đầu tư vào NNUDCNC. Đến nay, đã có 65 DN với 66 dự án đăng ký xin chủ trương đầu tư các dự án NNUDCNC trên tổng diện tích đất 3.160ha. Trong đó, có 34 dự án đăng ký tại khu quy hoạch NNUDCNC của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp tỉnh, 18 dự án đăng ký tại khu quy hoạch của Công ty CP Cao su Bà Rịa và 14 dự án mong muốn thực hiện tại các vùng NNUDCNC của các huyện. Hiện nay, Sở NN-PTNT đã phối hợp với các ban, ngành, địa phương họp, góp ý cho các dự án trên. “Một trong những vấn đề khó khăn nhất, khiến các dự án NNUDCNC trên địa bàn tỉnh chưa được thực hiện là vấn đề xây dựng quỹ đất “sạch” cũng đang được gấp rút giải quyết. Ngày 29/8 vừa qua, UBND tỉnh đã có văn bản thu hồi 326,6ha đất (trong đó, 2,7ha do UBND xã Xuân Sơn quản lý, 323,9ha còn lại do Công ty CP Cao su Bà Rịa quản lý) và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ thu hồi đất thực hiện dự án đầu tư sản xuất NNUDCNC tại xã Xuân Sơn. Hai vị trí đất còn lại cùng thuộc quản lý của Công ty CP Cao su Bà Rịa trên diện tích 710ha sẽ tiếp tục thu hồi sau khi triển khai thí điểm tại vị trí đất thuộc xã Xuân Sơn. Đối với diện tích đất thuộc quản lý của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp tỉnh, tỉnh đang tiếp tục hoàn thiện hồ sơ để trình Chính phủ phê duyệt”, ông Trần Văn Cường thông tin thêm.

Công nhân thu hoạch rau tại trang trại của Công ty công nghệ cao Vương Huy (xã Xà Bang, huyện Châu Đức). Ảnh: PHÚ XUÂN
Công nhân thu hoạch rau tại trang trại của Công ty công nghệ cao Vương Huy (xã Xà Bang, huyện Châu Đức). Ảnh: PHÚ XUÂN

Dù đã có những chuyển biến tích cực, việc phát triển NNUDCNC trên địa bàn tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, cơ chế, chính sách còn bất cập, nhất là về đất đai, nên việc thu hút các nhà đầu tư còn hạn chế. Việc tiếp cận nguồn vốn để thực hiện sản xuất của các DN vẫn còn chưa thuận lợi. Nguồn nhân lực cho NNUDCNC còn thiếu và chưa đạt yêu cầu. Việc tìm kiếm thị trường, các kênh phân phối sản phẩm vẫn còn khó khăn nên gây tâm lý e ngại cho các nhà đầu tư. Ngoài ra, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp còn thiếu và chưa đồng bộ như: thủy lợi, giao thông nội đồng, điện và nhà máy sơ chế biến, bảo quản sản phẩm…

Theo ông Lê Tuấn Quốc, Phó Chủ tịch UBDN tỉnh, để gỡ khó cho NNUDCNC, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tiếp tục nghiên cứu, tham mưu các chủ trương, chính sách riêng, phù hợp với quy định và đặc thù của tỉnh để hỗ trợ cho DN, nông dân nhằm tiếp tục đẩy mạnh việc thu hút các dự án đầu tư NNUDCNC. Trong đó, chú trọng đến các biện pháp hỗ trợ về vốn, xúc tiến thương mại, xây dựng thị trường, xây dựng, phát triển các chuỗi, xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất nông nghiệp… tạo điều kiện tốt nhất cho DN đầu tư NNUDCNC.



Thu nhập - Tiêu chí khó trong xây dựng nông thôn mới

Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân được xác định là mục tiêu cốt lõi trong xây dựng nông thôn mới (NTM) của BR-VT. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn 14/45 xã chưa đạt tiêu chí này.

Hầu hết các hộ gia đình tại xã Hòa Hưng (huyện Xuyên Mộc) đều làm nông nghiệp theo phương pháp truyền thống nên thu nhập chưa cao. Trong ảnh: Anh Đỗ Minh Tuấn (tổ 3, ấp 1, xã Hòa Hưng) chăm sóc vườn tiêu.
Hầu hết các hộ gia đình tại xã Hòa Hưng (huyện Xuyên Mộc) đều làm nông nghiệp theo phương pháp truyền thống nên thu nhập chưa cao. Trong ảnh: Anh Đỗ Minh Tuấn (tổ 3, ấp 1, xã Hòa Hưng) chăm sóc vườn tiêu.

Trong số 14 xã chưa đạt tiêu chí về thu nhập trong xây dựng NTM, huyện Xuyên Mộc chiếm số lượng lớn (6 xã chưa đạt). Xã Tân Lâm là một trong những địa phương của huyện Xuyên Mộc xây dựng NTM trong giai đoạn 2018-2020. Ông Phạm Ngọc Tùng, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết, hiện 90% người dân của xã sống bằng nghề nông nhưng đất canh tác ít màu mỡ, giá cả nông sản bấp bênh. Do đó, để nâng cao thu nhập cho người dân là hết sức khó khăn. “Thu nhập bình quân đầu người của xã rất thấp, khoảng 30 triệu đồng/người/năm, chỉ bằng 2/3 so với quy định để được công nhận tiêu chí NTM”, ông Phạm Ngọc Tùng cho biết thêm.

Ứng dụng khoa học - kỹ thuật trong trồng cây sầu riêng cho thu hoạch trái vụ giúp nhiều nhà vườn ở xã NTM Long Phước (TP. Bà Rịa) nâng cao thu nhập. Trong ảnh: Vườn sầu riêng của gia đình ông Văn Danh (xã Long Phước, TP.Bà Rịa) cho năng suất cao, chất lượng trái tốt hơn nhờ ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Ảnh: QUANG VŨ
Ứng dụng khoa học - kỹ thuật trong trồng cây sầu riêng cho thu hoạch trái vụ giúp nhiều nhà vườn ở xã NTM Long Phước (TP. Bà Rịa) nâng cao thu nhập. Trong ảnh: Vườn sầu riêng của gia đình ông Văn Danh (xã Long Phước, TP.Bà Rịa) cho năng suất cao, chất lượng trái tốt hơn nhờ ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. 

Xã Hòa Hưng (huyện Xuyên Mộc) đang bước vào giai đoạn nước rút nhằm đạt mục tiêu được công nhận xã NTM vào cuối năm 2019. Đã bước sang tháng 10/2019 nhưng xã Hòa Hưng vẫn còn 4 tiêu chí chưa đạt. Ông Bùi Sĩ Ươm, Chủ tịch UBND xã Hòa Hưng cho biết, khó khăn nhất hiện nay là tiêu chí số 10 về thu nhập. Bởi đa số người dân trên địa bàn xã đều làm nông. Những năm gần đây, một số cây trồng chủ lực của xã như tiêu, điều rớt giá. Hoạt động chăn nuôi, dịch bệnh (tả heo châu Phi, cúm gà) xảy ra liên tục nên đa số hộ chăn nuôi bị lỗ nặng. Nhiều hộ dân đã phải treo chuồng trại. Do đó, thu nhập bình quân của người dân 9 tháng năm 2019 giảm 15-25% so với cùng kỳ năm 2018”.

Tiêu chí thu nhập không chỉ là vấn đề khó khăn đối với các xã trong quá trình xây dựng NTM, mà còn là thách thức lớn với các xã đã được công nhận NTM ở giai đoạn trước. Là 1 trong 6 xã điểm của tỉnh hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM vào năm 2014, xã Long Tân (huyện Đất Đỏ) đã có những thay đổi tích cực. Hiện tiêu chí thu nhập của xã vẫn được duy trì với bình quân đầu người đạt gần 50 triệu đồng/người/năm. Hiện Long Tân đang duy trì và phấn đấu đạt xã NTM nâng cao, tuy nhiên, theo quy định mới của Chính phủ, trung bình thu nhập của người dân tại các xã NTM nâng cao phải đạt 59 triệu đồng/người/năm, tương đương khoảng 5 triệu đồng/tháng. “Hầu hết người dân trong xã đều làm nông nghiệp, trong khi việc chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp chưa đồng bộ; ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa chưa nhiều nên thu nhập từ sản xuất nông nghiệp của người dân vẫn chưa cao… Do đó, để đạt được tiêu chí thu nhập 59 triệu đồng/người/năm là không hề đơn giản”, ông Nguyễn Hồng Phúc, Chủ tịch UBND xã Long Tân cho biết.

Ông Nguyễn Văn Quý, Chuyên viên Văn phòng điều phối xây dựng NTM (Sở NN-PTNT) cho biết, đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh có 27/45 xã được công nhận đạt chuẩn NTM. Thu nhập bình quân đầu người tại các xã xây dựng NTM hiện nay khoảng 50 triệu đồng/người/năm, tăng 3,45 lần so với năm 2010. Tuy nhiên, theo quy định mới chỉ tiêu chung về mức thu nhập của người dân ở xã NTM (tiêu chí số 10) là 54 triệu đồng/người/năm. “Giữ vững tiêu chí NTM là nỗi lo chung của các địa phương bởi thời gian qua ngành nông nghiệp gặp nhiều khó khăn như dịch bệnh, cây trồng rớt giá, do vậy, nhiều xã mức thu nhập bình quân không những không tăng mà còn bị kéo giảm”, ông Quý cho biết.

BR-VT phấn đấu đến cuối năm 2019 có 7 xã được UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn NTM, nâng tổng số xã được công nhận đạt chuẩn lên 34 xã, đạt 75,5%; giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí cho 27 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, trong đó có 7 xã được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao. Mục tiêu đến năm 2020, tỉnh phấn đấu đạt thu nhập bình quân đầu người tại các xã NTM ở mức 54 triệu đồng/người/năm. Để đạt mục tiêu này, theo đề xuất của các địa phương, tỉnh cần tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng để đáp ứng nhu cầu thiết yếu phục vụ sản xuất trong nông nghiệp của người dân; triển khai đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và các đề án sản xuất hiệu quả. Đồng thời, tăng cường mở rộng việc liên kết giữa DN và bà con nông dân để hỗ trợ người dân tiếp cận các ứng dụng khoa học - kỹ thuật canh tác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, bao tiêu đầu ra...

Bài, ảnh: QUANG VŨ



Ưu tiên phát triển các làng nghề truyền thống

UBND tỉnh vừa ban hành Công văn số 9418/UBND-VP triển khai thực hiện Nghị định số 52/2018/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, Sở NN-PTNT có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị rà soát các nghề, làng nghề truyền thống để tham mưu UBND tỉnh các giải pháp bảo tồn và phát triển, xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí hàng năm trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt và triển khai thực hiện; Thống kê, phân loại, lập quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương… Ngoài ra, UBND các huyện, thị xã, thành phố cần xây dựng kế hoạch hàng năm, giai đoạn cụ thể gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp… nhằm bảo tồn và phát triển nghề truyền thống phù hợp với quy hoạch, định hướng của địa phương gắn với phát triển du lịch và Chương trình mỗi xã một sản phẩm…

Nghị định 52/2018/NĐ-CP quy định 7 hoạt động ngành nghề nông thôn gồm: Chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản; Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; Xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn; Sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ; Sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh; Sản xuất muối; Các dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn.

Nghị định cũng ưu tiên hỗ trợ làng nghề có nguy cơ mai một, thất truyền; làng nghề của đồng bào dân tộc thiểu số; làng nghề có thị trường tiêu thụ tốt; làng nghề gắn với phát triển du lịch và xây dựng nông thôn mới...

KIM HỒNG



Hỗ trợ phát triển bền vững ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm
Theo nhiều chuyên gia, BR-VT là địa phương có điều kiện tốt về khí hậu, nguồn nước để phát triển mạnh mẽ ngành nuôi tôm. Trong chuyến thăm một số trại nuôi tôm trên địa bàn tỉnh ngày 30/11, ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cho biết, tỉnh sẽ xây dựng quy hoạch cụ thể cho các vùng nuôi tôm, đồng thời, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để các DN đẩy mạnh sản xuất, phát triển bền vững ngành nuôi tôm, nhất là các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến.

NHIỀU MÔ HÌNH HIỆU QUẢ

Công ty TNHH Minh Phú - Lộc An (huyện Đất Đỏ) là một trong những DN có dự án nuôi tôm công nghệ cao lớn nhất trên địa bàn tỉnh với tổng diện tích khoảng 300ha, tổng vốn đầu tư hơn 720 tỷ đồng. Ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐTV của công ty này cho biết, trang trại nuôi của DN đang áp dụng mô hình nuôi công nghệ cao theo hình thức siêu thâm canh (mật độ từ 200-350 con/m2). Các ao nuôi được thiết kế theo quy cách hồ tròn, trải bạt, nổi trên mặt đất. Quy trình nuôi tôm được ứng dụng theo hình thức “2-3-4”. Cụ thể là 2 giai đoạn (ương giống và nuôi), thu 3 lần/vụ và 4 sạch (giống sạch, nước sạch, đáy ao sạch và sạch kháng sinh). Với việc áp dụng quy trình nuôi tiên tiến này, năm 2019 sản lượng ước tính của trại nuôi Công ty Minh Phú - Lộc An hơn 5 ngàn tấn tôm, đạt lợi nhuận trên 155 tỷ đồng.

Thu hoạch tôm tại Công ty TNHH Nuôi trồng thủy sản Minh Phú - Lộc An (huyện Đất Đỏ).

Theo báo cáo của Chi cục Thủy sản, trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 3.300ha diện tích nuôi tôm thương phẩm, năng suất bình quân là gần 6.000 tấn/năm. Những năm qua, đã có nhiều DN, người dân đã mạnh dạn ứng dụng công nghệ cao vào nuôi tôm. Hiện nay, toàn tỉnh có 16 mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, với tổng diện tích 291ha, sản lượng ước tính hơn 2 ngàn tấn/năm. Ngoài ra, mới đây UBND tỉnh cũng đã công nhận 1 phần diện tích trong dự án 300ha khu nuôi tôm của Công ty TNHH Minh Phú - Lộc An là vùng nuôi thủy sản ứng dụng công nghệ cao. Các mô hình này đã giúp nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị và thương hiệu tôm BR-VT trên thị trường.Còn theo ông Bùi Thế Vương, chủ cơ sở nuôi tôm Liên Giang (xã An Ngãi, huyện Long Điền), ông bắt đầu xây dựng mô hình sản xuất tôm công nghệ cao từ tháng 5/2019. Ngoài áp dụng quy trình 3 sạch (nước sạch - giống sạch - đáy ao sạch), ông được Công ty CP Việt Nam chuyển giao công nghệ nuôi 4 giai đoạn (1 giai đoạn ương giống và 3 giai đoạn chuyển tôm sang các ao nuôi khác). Ông Vương cho biết: “Các ao nuôi của DN được thiết kế sử dụng nước tuần hoàn, kiểm soát được chất lượng nên việc ô nhiễm gây dịch bệnh trên tôm gần như không xảy ra, tỷ lệ tôm sống lên đến 90%. Cùng với đó, các ao nuôi đều được lót bạt đáy và bờ, có hệ thống ôxy đáy, máy cho ăn tự động, hệ thống siphon, quan trắc môi trường tự động. Sản lượng tôm ước tính của toàn bộ ao nuôi của cơ sở là trên 200 tấn”.

TIẾP TỤC HỖ TRỢ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH NUÔI TÔM

Dù đã có những mô hình thành công, nhưng ngành nuôi tôm nói chung và những DN ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất vẫn gặp nhiều khó khăn cần tháo gỡ và mong muốn có sự hỗ trợ của các sở, ngành, địa phương. Trong đó, các vướng mắc chủ yếu là cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ.

Công ty TNHH Ngọc Tùng (trụ sở tại phường 12, TP. Vũng Tàu) là một trong những DN đầu tiên đầu tư nuôi tôm công nghệ cao tại Trung tâm Sản xuất giống thủy sản tập trung Phước Hải (huyện Đất Đỏ). Tuy nhiên, đại diện công ty này cho biết, dù đã đi vào hoạt động nhiều năm, cơ sở hạ tầng tại khu vực này vẫn chưa được đầu tư. Hệ thống đường giao thông, điện sản xuất, nhất là kênh ngăn mặn không được xây dựng đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất. Do đó, DN kiến nghị cơ quan chức năng xem xét, nhanh chóng đưa xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng vòng ngoài như điện, đường, kênh mương để các nhà đầu tư thuận lợi trong sản xuất, nuôi trồng.

Còn theo ông Lê Văn Quang, Chủ tịch Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, hiện nay, trang trại nuôi tôm tại xã Lộc An (huyện Đất Đỏ) của DN đang khó khăn về nguồn nước mặn. Để giải quyết khó khăn này, DN đang hoàn tất thủ tục để xây dựng đường ống ngầm dẫn nước mặn từ cửa biển Lộc An vào trang trại nuôi. Xây dựng đường ống dẫn nước mặn này xong, các tổ chức, cá nhân có diện tích nuôi ngoài vùng dự án có nhu cầu hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị sẽ được DN chuyển giao công nghệ nuôi, chia sẻ nguồn nước sạch từ biển xa và bao tiêu toàn bộ đầu ra theo cơ chế thị trường, từ đó, phát triển ngành nuôi tôm trong vùng.

Trước những khó khăn, vướng mắc trên, trong chuyến khảo sát các cơ sở nuôi tôm vừa qua, ông Nguyễn Hồng Lĩnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan hỗ trợ, hướng dẫn DN hoàn thiện thủ tục theo đúng quy định. Bí thư Tỉnh ủy cũng đã chỉ đạo Sở NN-PTNT nhanh chóng nghiên cứu, xây dựng quy hoạch trình UBND tỉnh phê duyệt các vùng nuôi tôm của tỉnh. Trong đó, cần tính toán cụ thể, mở rộng diện tích các khu vực có điều kiện nuôi tôm thuận lợi. Còn những vùng đang nuôi tôm nhưng thực tế cho thấy không phù hợp, sở có thể tham mưu để thu hẹp diện tích. “Không chỉ các vùng nuôi, cơ quan chức năng cần tính toán, khảo sát lại để tham mưu lãnh đạo tỉnh vị trí phù hợp xây dựng các khu sản xuất, chế biến hải sản nói chung và tôm nói riêng. Sau khi xác định được vị trí, các ngành, địa phương cần có phương án xây dựng kết cấu hạ tầng như kênh, mương, điện, đường để phục vụ ngành nuôi trồng, chế biến. Mục tiêu cuối cùng là tạo nên các không gian phù hợp, lâu dài cho sự phát triển của ngành nuôi tôm BR-VT”, ông Nguyễn Hồng Lĩnh nhấn mạnh.



Hội thảo về Đề án Trung tâm Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp tỉnh BR-VT

Chiều ngày 14/11, Sở KH&CN đã phối hợp với Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ tỉnh tổ chức Hội thảo về Đề án thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp tỉnh BR-VT. Tham dự có ông Mai Thanh Quang – GĐ Sở KH&CN, ông Ngô Xuân Khoát - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ tỉnh, ông Trần Lê Quan Ngọc - Chuyên gia Viện Nghiên cứu Công nghệ Sản xuất Singapore (SIMTECH), ông Nguyễn Hoa Cương – Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các đại biểu là đại diện lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành, Tỉnh đoàn, các trường ĐH, CĐ, các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp trong và ngoài tỉnh.

Việc thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp với mục tiêu hỗ trợ hoạt động đổi mới sáng tạo doanh nghiệp nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, thu hút nhân lực chất lượng cao, giải quyết việc làm, tăng thu ngân sách, là hạt nhân thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo tỉnh; Hỗ trợ ươm tạo và phát triển các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo từ nhà khoa học quốc tế, chuyên gia, giảng viên, sinh viên, cá nhân khởi nghiệp, gia tăng số lượng và chất lượng doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh; Kết nối các trung tâm, cơ sở hỗ trợ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong nước và quốc tế, các nhà khoa học, chuyên gia, tổ chức cá nhân có hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và các doanh nghiệp để thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo gắn với nhu cầu của thị trường; Đến năm 2025, hỗ trợ ít nhất 500 lượt doanh nghiệp thực hiện các hoạt động liên quan đến đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh BR-VT. Tổng mức đầu tư của dự án khoảng 250 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh và được phân kỳ thành các giai đoạn để thực hiện, dự kiến đến năm 2023 thì hoàn thành.

 

Theo dự thảo Trung tâm đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp tỉnh BR-VT có tên tiếng Anh là Ba Ria - Vung Tau Innovation Center (BIC), là đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ công lập trực thuộc Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ tỉnh BR-VT. Trung tâm hoạt động theo cơ chế tự chủ, chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ  máy, biên chế và tài chính theo quy định tại Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14/06/2016 của Chính phủ Quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập.

 

Tại hội thảo, các đại biểu, chuyên gia đã chia sẻ kinh nghiệm triển khai một số mô hình về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo như: Trung tâm đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC); Trung tâm đổi mới sáng tạo tại Viện Nghiên cứu công nghệ sản xuất Singapore (SIMTech); kinh nghiệm ươm tạo DN công nghệ cao tại TP. Hồ Chí Minh... Tại hội thảo, các đại biểu cho biết, sẽ sẵn sàng hỗ trợ, hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm cho Trung tâm đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp tỉnh BR-VT và các DN khởi nghiệp đổi mới tại BR-VT.



Lễ khai trương Điểm kết nối cung cầu công nghệ tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu

Sáng 17/5, Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ phối hợp với Sở KH&CN tỉnh BR-VT tổ chức lễ khai trương Điểm kết nối cung cầu công nghệ tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu. Đến dự buổi lễ, về phía Bộ KH&CN có Ông Phạm Xuân Đà - Cục trưởng cục công tác phía Nam; bà Trần Thị Hồng Lan – Phó cục trưởng Cục Ứng dụng và phát triển Công nghệ; về phía Sở KH&CN có ông Mai Thanh Quang – GĐ Sở KH&CN cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, các viện, trường; doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Đây là sự kiện nổi bật nằm trong chuỗi sự kiện chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18.5.

Báo cáo tại lễ khai trương, ông Mai Thanh Quang, Giám đốc Sở KH&CN cho biết, Điểm  kết nối cung – cầu công nghệ tỉnh BR-VT được xây xựng và đưa vào vận hành cùng với Sàn giao dịch công nghệ trực tuyến sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ, đưa nhanh ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ mới vào thực tiễn cuộc sống; thúc đẩy thị trường KHCN phát triển, trên cơ sở đó nâng cao năng lực cạnh tranh công nghệ, chất lượng sản phẩm và hiệu quả hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh BR-VT. Đồng thời, đây cũng là một hoạt động cần thiết thực để tăng cường hội nhập về khoa học và công nghệ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 

 

Ngay sau lễ khai trương Điểm kết nối cung cầu công nghệ, Sở KH&CN đã tổ chức hội thảo “Hoạt động kết nối cung cầu công nghệ - Giải pháp cho doanh nghiệp trong ứng dụng, đổi mới công nghệ” với mục đích nhằm ứng dụng công nghệ mới, công nghệ tiên tiến phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân; Tạo điều kiện để gắn kết hoạt động nghiên cứu với sản xuất, kinh doanh, xúc tiến các hoạt động thương mại hoá các sản phẩm khoa học và công nghệ, thúc đẩy chuyển giao kỹ thuật vào thực tiễn; Cung cấp thông tin công nghệ, chuyên gia công nghệ, tư vấn hỗ trợ chuyển giao và đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp thông qua Điểm kết nối cung cầu công nghệ. Đồng thời đã tổ chức triễn lãm trưng bày các công nghệ, thiết bị và mô hình, sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thu hút nhiều đơn vị, Doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia.

 




Thu hút đầu tư nước ngoài "chuyển động" đúng định hướng

Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, BR-VT được xem là một trong những hạt nhân quan trọng, phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bền vững. Đây cũng là địa phương luôn nằm trong Top dẫn đầu của cả nước trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong 30 năm qua.

 Tập đoàn Hyosung (Hàn Quốc) đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ để kịp đưa Nhà máy sản xuất polypropylene (PP) và kho ngầm chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG)  đi vào vận hành trong tháng tới. Trong ảnh: Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh đi thị sát trên công trường dự án Hyosung cuối tháng 10 vừa qua.
Tập đoàn Hyosung (Hàn Quốc) đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ để kịp đưa Nhà máy sản xuất polypropylene (PP) và kho ngầm chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) đi vào vận hành trong tháng tới. Trong ảnh: Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh đi thị sát trên công trường dự án Hyosung cuối tháng 10 vừa qua.

Với điều kiện về vị trí địa lý thuận lợi, hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển, đồng bộ, có nguồn nhân lực chất lượng cao đồng thời là cửa ngõ giao thương quốc tế, BR-VT là địa điểm lựa chọn ưa thích, hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài, nhiều dự án với vốn đầu tư hàng tỷ USD đã được “rót” vào đây và đang chuyển động mạnh mẽ.

 

CHUYỂN ĐỘNG TỪ CÁC DỰ ÁN TỶ ĐÔ

Những ngày này, trên công trường Nhà máy sản xuất polypropylene (PP) và kho ngầm chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) tại KCN Cái Mép, TX. Phú Mỹ của Tập đoàn Hyosung (Hàn Quốc), hơn 600 công nhân hối hả chạy đua với thời gian để kịp tiến độ, đưa dự án đi vào hoạt động đúng kế hoạch đề ra. Ông Cha Kyong Yong, Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc sản xuất cho biết: Tính đến đầu tháng 11/2019, dự án đã hoàn thành 96% khối lượng công việc và có  thể vận hành chạy thử trong tháng tới. Dự án Nhà máy sản xuất polypropylene và kho ngầm chứa khí dầu mỏ hóa lỏng có diện tích 60ha với tổng mức đầu tư 1,2 tỷ USD, tương đương 27.000 tỷ đồng. Dự án có mục tiêu sản xuất polypropylene, ethylene, propylene... từ nguyên liệu đầu vào là khí hóa lỏng và kho ngầm chứa khí dầu mỏ hóa lỏng với sức chứa 240 ngàn tấn. Đây là dự án có quy mô lớn nhất từ trước đến nay được cấp phép hoạt động trong các KCN của tỉnh.

Trong khi đó, tại Dự án Tổ hợp hóa dầu miền Nam, hơn 1.000 công nhân cũng đang khẩn trương làm việc. Ông Dhep Vongvanich, Giám đốc điều hành Quốc gia Việt Nam (Tập đoàn SCG) cho biết: Tính đến đầu tháng 11/2019, dự án đã triển khai 26,4% tiến độ xây dựng. Theo kế hoạch, Dự án Tổ hợp hóa dầu miền Nam sẽ đi vào hoạt động vào năm 2023, tuy nhiên SCG đang nỗ lực để đưa dự án đi vào hoạt động trước 1 năm. “Để đẩy nhanh tiến độ, tùy vào từng thời điểm, SCG sẽ tăng cường thêm lực lượng trên công trường. Chẳng hạn như trong quý I/2020, SCG phải huy động thêm 800 công nhân, nâng tổng số làm việc trên công trường lên 1.800 người”, ông  Dhep Vongvanich cho biết thêm.

Nhà máy sản xuất polypropylene (PP) và kho ngầm chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) đã hoàn thành 96% tiến độ công việc. Ảnh: SONG THẢO
Nhà máy sản xuất polypropylene (PP) và kho ngầm chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) đã hoàn thành 96% tiến độ công việc. Ảnh: SONG THẢO

Dự án Tổ hợp hóa dầu miền Nam do Tập đoàn SCG, Thái Lan làm chủ đầu tư (xã Long Sơn, TP. Vũng Tàu), được khởi công vào tháng 2/2018.  Ban đầu, dự án có nhiều cổ đông góp vốn nhưng các đối tác được thay đổi nhiều lần trong thời gian qua. Đến tháng 6/2018, Tổ hợp hóa dầu miền Nam đã trở thành dự án 100% vốn đầu tư của DN Thái Lan, sau khi Tập đoàn SCG đã ký thỏa thuận mua lại 29% cổ phần của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Tổng mức đầu tư của dự án được tăng lên mức 5,4 tỷ USD, thay cho 3,7 tỷ USD lúc ban đầu. Với số vốn này, dự án LSP là tổ hợp hóa dầu tầm cỡ thế giới và hiện đây là dự án đầu tư ưu tiên hàng đầu của SCG.

Trước đó, với sự nỗ lực của chủ đầu tư, Dự án Nhà máy xử lý và tái chế bụi lò thép của Công ty CP Zinc Oxide Việt Nam có tổng mức đầu tư 132 triệu USD, đã hoàn thành thi công tháng 6/2019, chạy thử từ tháng 7/2019. Dự án này có tổng công suất 100.000 tấn/năm. Bụi lò thép sẽ được xử lý tại nhà máy trên dây chuyền sản xuất hiện đại để sản xuất ocid kẽm (loại 65%) có thể thay thế kẽm cô đặc. Ngoài ra, nhà máy còn sản xuất kẽm oxid có độ tinh khiết cao (loại 80%), dùng làm nguyên liệu đầu vào cho ngành sản xuất lốp xe hơi, gốm sứ… Dự án được kỳ vọng sẽ xử lý số bụi lò tồn và phát sinh từ 6 nhà máy thép trên địa bàn tỉnh. 

LAN TỎA TỪ CÁC DỰ ÁN “KHỦNG”

Theo Sở KH-ĐT, thời gian qua, nguồn vốn FDI là tác nhân chính thúc đẩy sự hình thành và phát triển các KCN tập trung với các ngành có lợi thế như công nghiệp gắn liền với phát triển hệ thống cảng và các ngành chế biến nông, lâm, hải sản, tạo sự đa dạng về sản phẩm… Thông qua khu vực đầu tư nước ngoài, nhiều nguồn lực trong nước như lao động, đất đai, tài nguyên khoáng sản trong phạm vi địa giới của tỉnh được sử dụng mà mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong chuyến thị sát 3 dự án lớn trên vào cuối tháng 10/2019, ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cũng đánh giá cao công nghệ sản xuất hiện đại đang được chủ đầu tư triển khai xây dựng ở các nhà máy. Đây là những dự án có ý nghĩa hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đóng góp đáng kể nguồn ngân sách cho địa phương và đặc biệt là giải quyết một nguồn lực lớn lao động tại địa phương.

Chẳng hạn, với Dự án Nhà máy sản xuất polypropylene (PP) và kho ngầm chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), khi hoàn thành đưa vào khai thác, sẽ tạo ra sức lan tỏa lớn cho sự phát triển ngành công nghiệp hóa dầu, các ngành công nghiệp hạ nguồn như ô tô, y tế, các loại sản phẩm nhựa và các ngành dịch vụ khác của tỉnh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Hơn 50% sản phẩm của dự án sẽ được xuất khẩu và hoạt động xuất nhập khẩu của kho ngầm chứa khí dầu mỏ hóa lỏng đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á góp phần tạo chân hàng, nâng cao năng lực hoạt động cho cụm cảng Cái Mép - Thị Vải. Ông Cha Kyong Yong, Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc sản xuất Hyosung cho biết: Khi nhà máy đi vào hoạt động, sẽ mang lại doanh thu 1 tỷ USD mỗi năm, đóng góp ngân sách hàng năm khoảng 100 triệu USD; thu hút, đào tạo, sử dụng hơn 600 lao động có kỹ thuật cao. “Nguồn lực làm việc tại Nhà máy sẽ tiếp thu và học hỏi được những nền tảng và kiến thức kỹ thuật phát triển của lĩnh vực hóa dầu, từ đó giúp cho nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển hơn”, ông Cha Kyong Yong chia sẻ.

Đối với Dự án Tổ hợp hóa dầu Miền Nam, khi đi vào hoạt động có thể sản xuất được 1,6 triệu tấn sản phẩm xăng, dầu và 2 triệu tấn nguyên liệu cho ngành nhựa như polyetylen, polypropylene và các sản phẩm khác. Các sản phẩm này có thể giúp thay thế các sản phẩm polyolefins hiện đang phải nhập khẩu. Dự án cũng sẽ giải quyết 1.000 lao động có tay nghề cao, mỗi năm đóng góp ngân sách nhà nước khoảng 60 triệu USD. Hiện nay, mặc dù đang trong quá trình xây dựng, nhưng số tiền nộp ngân sách trong năm 2019 của dự án này đã lên tới gần 1.600 tỷ đồng, bằng 650,4% so với cùng kỳ.

Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 384 dự án FDI với tổng vốn đăng ký gần 28 tỷ USD. Số tiền này “đổ” vào tỉnh trong gần 30 năm qua đã thực sự trở thành nguồn vốn quan trọng, động lực thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Hiện đã có khoảng 30 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới có dự án đầu tư tại tỉnh, trong đó có các Tập đoàn xuyên quốc gia, có thương hiệu lớn như: ACDL, SMC, Nippon, Mitsubishi, Posco, Sumitomo, Itochu, Kyoei Lotte, Sojitz… đang đồng hành cùng với sự phát triển của tỉnh những năm qua. Để tạo tính lan tỏa trong thu hút các dự án đầu tư nước ngoài, tỉnh thực hiện nhiều giải pháp chọn lọc dự án, nhất là các dự án có quy mô lớn, công nghệ hiện đại và giá trị gia tăng cao. Đồng thời, đóng góp lớn vào tăng trưởng tổng sản phẩm cũng như nguồn thu ngân sách của tỉnh, giúp BR-VT trở thành một trong những điểm sáng trong thu hút FDI của cả nước.

Riêng đối với dự án Nhà máy xử lý và tái chế bụi lò thép của Công ty CP Zinc Oxide Việt Nam, được kỳ vọng sẽ xử lý số bụi lò tồn và phát sinh từ 6 nhà máy thép trên địa bàn tỉnh. Theo tính toán, trung bình mỗi năm 6 nhà máy thép đang hoạt động trên địa bàn tỉnh phát sinh khoảng 75.000 tấn bụi lò. Trong 9 tháng năm 2019, khối lượng phát sinh 47.000 tấn (tương đương 174 tấn/ngày). Trước đây, việc xử lý bụi lò chủ yếu được các DN thép thuê các công ty ở các tỉnh, thành khác đến thu gom, vận chuyển đưa đi xử lý. Thực trạng này không chỉ tốn kém nhiều chi phí mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro trong quá trình vận chuyển. Đặc biệt, trong quá trình hợp đồng với các công ty ở địa phương khác vận chuyển, nếu một nhà máy xử lý bụi lò nào bị trục trặc thì lượng bụi lò không được thu gom xử lý. Vì vậy, có những thời điểm, lượng bụi lò tồn đọng trong các nhà máy lên đến hàng chục ngàn tấn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tác động đến môi trường.

Bài, ảnh: SONG THẢO



An tâm với bảo hiểm xã hội tự nguyện

Thời gian qua, ngành bảo hiểm xã hội (BHXH) đã chú trọng thực hiện nhiều giải pháp phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, góp phần mở rộng độ bao phủ BHXH, bảo đảm an sinh xã hội.

Anh Đặng Văn Ban đăng ký tham gia BHXH tự nguyện  tại “Gian hàng BHXH” lưu động do BHXH tỉnh mở tại siêu thị Co.op Mart ngày 7/12.
Anh Đặng Văn Ban đăng ký tham gia BHXH tự nguyện tại “Gian hàng BHXH” lưu động do BHXH tỉnh mở tại siêu thị Co.op Mart ngày 7/12.

Anh Đặng Văn Ban, 35 tuổi, ngụ tại chung cư PVC-IC (242 Nguyễn Hữu Cảnh, TP. Vũng Tàu) làm thợ vận hành thiết bị tại Công ty CP Nông nghiệp BAF Việt Nam. Tính đến tháng 8/2019, anh đã đóng BHXH bắt buộc được 6 năm 7 tháng. Từ tháng 9/2019 đến nay, anh nghỉ việc tại Công ty nên việc tham gia BHXH bị gián đoạn. Ngày 7/10, anh Ban đến tìm hiểu thông tin về BHXH tự nguyện tại “Gian hàng BHXH” lưu động do BHXH tỉnh mở tại siêu thị Co.op Mart (36 Nguyễn Thái Học, TP. Vũng Tàu). Sau khi được nhân viên BHXH tỉnh tư vấn cặn kẽ, anh Ban quyết định chọn mức đóng BHXH tự nguyện 864.600 đồng/tháng, tương ứng với mức thu nhập lựa chọn 4 triệu đồng/tháng và phương thức đóng 3 tháng/lần. “Tôi thấy tham gia BHXH tự nguyện có nhiều lợi ích cho mình như: khi đóng đủ 20 năm và mình đủ tuổi (60 tuổi) thì được nhận tiền lương hưu, được cấp thẻ BHYT trọn đời… Tôi muốn “tích cóp” từ giờ để khi lớn tuổi có một khoản tiền lương ổn định để chi tiêu cho cuộc sống”, anh Ban nói.

Tương tự, anh Phạm Ngân (38/18, Bình Giã, TP.Vũng Tàu) cũng vừa tham gia BHXH tự nguyện với mức đóng 1.084.600 đồng, tương đương với mức thu nhập lựa chọn 5 triệu đồng/tháng. Anh Ngân cho biết, mình đang có công việc với mức thu nhập ổn định nên việc trích một khoản để đóng BHXH tự nguyện xem như là khoản tiền tiết kiệm, khi đóng đủ 24 tháng mà không tiếp tục tham gia thì có thể nhận 1 lần.

Theo BHXH tỉnh, tính đến ngày 30/11/2019, toàn tỉnh có 4.922 người tham gia BHXH tự nguyện, tăng 147% so với cùng kỳ năm 2018, chiếm 0,8% lực lượng lao động. Điều này cho thấy nhận thức của người dân về chính sách BHXH tự nguyện đã có sự chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, con số đó vẫn còn thấp so với tổng số người thuộc diện tham gia. Tính đến nay, trên toàn tỉnh đã có 802 người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng lương hưu. Riêng trong năm 2019, có 127 người được hưởng chế độ hưu, 135 người hưởng trợ cấp 1 lần và 7 trường hợp thân nhân người tham gia BHXH tự nguyện hưởng chế độ tử tuất. Số tiền hưởng lương hưu của người tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh cao nhất gần 13 triệu đồng, thấp nhất gần 900 ngàn đồng/tháng. Bên cạnh đó, tất cả đối tượng hưởng lương hưu đều được cấp thẻ BHYT miễn phí trọn đời và được quỹ BHYT thanh toán 95% chi phí khi khám chữa bệnh. Điều này đã giảm nỗi lo tài chính cho người tham gia BHXH tự nguyện khi về già, góp phần đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.

Ông Đặng Hồng Tuấn, Phó Giám đốc BHXH tỉnh cho biết, UBND tỉnh đã ban hành các Quyết định giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH tại địa phương và trình HĐND tỉnh đưa vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của địa phương theo Nghị quyết số 102/2018/NQ-CP của Chính phủ về giao chỉ tiêu phát triển BHXH. Cụ thể, ngày 18/12/2018, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3600/QĐ-UBND giao chỉ tiêu tỷ lệ lao động tham gia BHXH năm 2019 là 33,04% so với lực lượng lao động, trong đó BHXH tự nguyện là 4.991 người, chiếm 0,81% lực lượng lao động.

Song song đó, cơ quan BHXH tỉnh và BHXH các địa phương đã phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan thống kê, rà soát số lao động làm việc tại các DN, các hộ kinh doanh cá thể, người lao động trong các làng nghề, lao động tự do… để tuyên truyền, vận động tham gia BHXH tự nguyện. Đây là những đối tượng có nguồn thu nhập ổn định mà không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc. Ngoài ra, BHXH tỉnh và BHXH các địa phương còn tổ chức các buổi tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHXH tự nguyện đến người dân; mở rộng hệ thống Đại lý thu BHXH tự nguyện tại cơ sở để tạo thuận tiện cho người tham gia BHXH tự nguyện; kịp thời giải quyết các chế độ liên quan cho người tham gia BHXH tự nguyện… “Thời gian tới, BHXH tỉnh phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan tham mưu UBND tỉnh hỗ trợ thêm một phần mức đóng cho người tham gia BHXH tự nguyện (ngoài mức hỗ trợ như hiện nay của nhà nước) để khuyến khích các đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh”, ông Đặng Hồng Tuấn nói.

THI PHONG



"Cương quyết xử lý các trường hợp lấn chiếm vỉa hè, lề đường"

Đó là chỉ đạo của ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn công tác của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các sở, ban, ngành trong buổi thị sát thực tế công tác quản lý vỉa hè, lề đường trên địa bàn TP.Vũng Tàu, TP.Bà Rịa vào sáng 10/12.

Ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh (bìa trái) thị sát một hộ kinh doanh ở số 360 Lê Hồng Phong, TP.Vũng Tàu lấn chiếm vỉa hè để bày hàng hóa và đậu xe máy.
Ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh (bìa trái) thị sát một hộ kinh doanh ở số 360 Lê Hồng Phong, TP.Vũng Tàu lấn chiếm vỉa hè để bày hàng hóa và đậu xe máy.

Đoàn công tác đã khảo sát thực địa các trục đường chính tập trung nhiều cơ sở kinh doanh, buôn bán trên địa bàn TP.Vũng Tàu như: Bacu, Lê Hồng Phong, Xô Viết Nghệ Tĩnh, Hoàng Hoa Thám, Võ Thị Sáu, Trần Phú, Nguyễn An Ninh, Thùy Vân; tại TP. Bà Rịa là các tuyến đường: Cách Mạng Tháng Tám, 27/4, Lê Quý Đôn, Hai Bà Trưng… Thực tế cho thấy, tại một số nơi, nhiều hộ kinh doanh, hộ dân ở mặt tiền đường đã lấn chiếm vỉa hè để bày hàng hóa, đậu xe máy, để ghế đá, chậu hoa chiếm gần hết phần dành cho người đi bộ.

Lực lượng công an phường Thắng Tam, TP. Vũng Tàu xử lý một hộ bán quần áo lấn chiếm vỉa hè.
Lực lượng công an phường Thắng Tam, TP. Vũng Tàu xử lý một hộ bán quần áo lấn chiếm vỉa hè.

Tiếp xúc với các hộ kinh doanh, buôn bán lấn chiếm vỉa hè, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh đã trao đổi với các hộ về việc kinh doanh; đồng thời đề nghị các hộ chấp hành nghiêm quy định về sử dụng lề đường, vỉa hè, chừa lối đi thông thoáng cho người đi bộ.

Vỉa hè đường Lê Quý Đôn,  TP. Bà Rịa bị hộ kinh doanh lấn chiếm làm chỗ đậu xe máy.
Vỉa hè đường Lê Quý Đôn, TP. Bà Rịa bị hộ kinh doanh lấn chiếm làm chỗ đậu xe máy.

Đối với TP. Vũng Tàu, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh yêu cầu Tàu sớm triển khai Đề án thu phí lòng đường, vỉa hè.

Ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh trao đổi với lãnh đạo TP. Bà Rịa về công tác quản lý vỉa hè, lề đường.
Ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh trao đổi với lãnh đạo TP. Bà Rịa về công tác quản lý vỉa hè, lề đường.

Cũng trong buổi sáng, Đoàn công tác của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các sở, ban, ngành đã thị sát các vị trí đã được quy hoạch xây dựng bãi đậu xe của TP.Vũng Tàu. Các vị trí này nằm tại các khu vực đầu đường Nguyễn An Ninh - Thùy Vân, Công viên Tao Phùng, Trung tâm Giáo dục thường xuyên trên đường Phan Chu Chinh. Qua thị sát, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh nhấn mạnh: “Hình thức xây dựng các bãi đậu xe là xã hội hóa, nhưng cần có chính sách khuyến khích để nhà đầu tư tham gia và sớm triển khai”.

Ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh trao đổi với lãnh đạo TP. Vũng Tàu tại khu vực Nguyễn An Ninh – Thùy Vân – nơi dự kiến xây dựng bãi đậu xe theo hình thức xã hội hóa.
Ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh trao đổi với lãnh đạo TP. Vũng Tàu tại khu vực Nguyễn An Ninh – Thùy Vân – nơi dự kiến xây dựng bãi đậu xe theo hình thức xã hội hóa.




98,6% trẻ 5 tuổi được huy động đến trường

Ngày 10/12, Đoàn công tác của Bộ GD-ĐT do ông Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non (GDMN) làm Trưởng đoàn, đã làm việc với UBND tỉnh về công tác phổ cập GDMN trẻ 5 tuổi. Ông Trần Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã tiếp và làm việc với Đoàn.

Báo cáo tại buổi làm việc, đại diện Sở GD-ĐT cho biết, thời gian qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh luôn quan tâm, chỉ đạo, hỗ trợ các điều kiện thực hiện chương trình phổ cập GDMN trẻ 5 tuổi. Tỉnh đã tổ chức các chương trình tập huấn bồi dưỡng chuyên môn, kiểm tra hướng dẫn công tác phổ cập, xây dựng trường lớp, mua sắm trang thiết bị, lắp hệ thống camera, tham mưu thực hiện chế độ chính sách hỗ trợ cho GV, HS. Qua đó, tỷ lệ trẻ đến trường ngày càng cao; chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ ngày càng nâng cao; tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng MN giảm dưới 10% và đang tiếp tục giảm dần theo từng năm. Giai đoạn 2014-2018, toàn tỉnh đã đầu tư cho GDMN với tổng kinh phí hơn 31.600 tỷ đồng. Hiện nay, toàn tỉnh có 175 trường MN (116 trường công lập và 59 trường tư thục), với hơn 70.580 trẻ, trong đó trẻ mẫu giáo 5 tuổi có hơn 23.000 trẻ, đạt tỷ lệ 98,6% trẻ 5 tuổi đến lớp; bố trí đủ 2 GV/lớp; 100% GV dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi đạt trình độ đào tạo; 100% huyện, thị xã, thành phố được UBND tỉnh công nhận hoàn thành phổ cập GDMN trẻ 5 tuổi trong năm 2018.

Ông Nguyễn Bá Minh đánh giá cao những kết quả mà tỉnh BR-VT đạt được trong thực hiện chương trình phổ cập GDMN trẻ 5 tuổi trên địa bàn tỉnh. Ông Nguyễn Bá Minh cũng đề nghị UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các địa phương làm tốt công tác dự báo trẻ ra lớp để quy hoạch hệ thống trường lớp; tăng cường phát triển và có chính sách hỗ trợ hệ thống GDMN ngoài công lập; sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị đã được đầu tư tại các trường MN. Bên cạnh đó, địa phương cần tiếp tục nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên MN và quan tâm đến công tác kiểm tra, giám sát nhằm bảo đảm an toàn cho trẻ.




Tìm hướng xử lý bụi lò cho các nhà máy thép

Trong khi Nhà máy xử lý bụi lò của Công ty Zinc Oxide (ZOCV),  KCN Phú Mỹ 3 đi vào hoạt động gần 3 tháng nay mới chỉ đạt được 20% công suất do thiếu nguyên liệu đầu vào, thì các Nhà máy thép trên địa bàn tỉnh lại vật chật  thuê các công ty xử lý thép các tỉnh, thành khác đến thu gom, vận chuyển đi nơi khác xử lý. Trước nghịch lý này, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã có các văn bản gửi đến các Nhà máy thép đề nghị ký hợp đồng cung cấp bụi lò cho Zinc Oxide xử lý.

Bụi lò thép được lưu tại kho nhà máy thép Tung Ho Việt Nam.
Bụi lò thép được lưu tại kho nhà máy thép Tung Ho Việt Nam.

ĐƯỜNG ĐI CỦA BỤI LÒ CÒN XA

Thống kê của Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở TN-MT), trung bình mỗi năm 6 nhà máy thép đang hoạt động trên địa bàn tỉnh phát sinh khoảng 75.000  tấn bụi lò. Riêng trong 9 tháng năm 2019, khối lượng phát sinh 47.000 tấn (tương đương 174 tấn/ngày).

Hiện nay, việc xử lý bụi lò chủ yếu được các DN thép thuê các công ty ở các tỉnh, thành khác đến thu gom, vận chuyển đưa đi xử lý. Cụ thể, trong số 47.000 tấn bụi lò, có 43.000 tấn đã được chuyển giao cho các đơn vị xử lý. Trong đó, tập trung chủ yếu tại các Công ty Kim loại màu Việt Bắc (Thái Nguyên); Công ty XNK Than khoáng sản Việt Nam (Hải Dương), Công ty Vương Anh; Công ty công nghệ môi trường Bình Phước Xanh (Bình Phước)… Số còn lại được các nhà máy thép lưu giữ trong kho chờ các đơn vị thu gom, xử lý.

Đến nay, Nhà máy xử lý bụi lò thép Zinc Oxide mới hoạt động 20% công suất do thiếu nguyên liệu đầu vào.  Trong ảnh: Nhà máy xử lý bụi lò của Công ty Zinc Oxide (ZOCV),  KCN Phú Mỹ 3.
Đến nay, Nhà máy xử lý bụi lò thép Zinc Oxide mới hoạt động 20% công suất do thiếu nguyên liệu đầu vào. Trong ảnh: Nhà máy xử lý bụi lò của Công ty Zinc Oxide (ZOCV), KCN Phú Mỹ 3.

Công ty TNHH MTV Thép miền Nam (VN-Steel) sản xuất và kinh doanh thép xây dựng với công suất 500.000 tấn phôi/năm và 400.000 tấn thép cán/năm. Lượng bụi lò phát sinh của nhà máy 600 tấn/tháng. Hiện nhà máy đang ký hợp đồng xử lý bụi lò với Công ty CP kim loại màu Việt Bắc (tỉnh Thái Nguyên) và Công ty TNHH khai thác chế biến xuất nhập khẩu khoáng sản Việt Nam (tỉnh Hải Dương). Trong khi đó, Công ty TNHH thép Tung Ho Việt Nam (KCN Phú Mỹ 2) có công suất thiết kế 1 triệu tấn/năm đối với luyện phôi thép và 600.000 tấn/năm đối với cán thép. Với công suất này, lượng bụi lò phát sinh trung bình khoảng 6.000 tấn/năm. Ông Huang Bing Hua, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH thép Tung Ho Việt Nam cho biết: Trước đây, toàn bộ lượng bụi lò phát sinh được công ty ký hợp đồng thu gom và vận chuyển ra Bắc để xử lý.

Theo phản ánh của một số DN sản xuất thép trên địa bàn tỉnh, việc đưa bụi lò ra địa phương khác xử lý không chỉ tốn kém nhiều chi phí mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro trong quá trình vận chuyển. Đặc biệt, trong quá trình hợp đồng với các công ty ở địa phương khác vận chuyển, nếu một nhà máy xử lý bụi lò nào bị trục trặc thì lượng bụi lò không được thu gom xử lý. Vì vậy, có những thời điểm, lượng bụi lò tồn đọng trong các nhà máy lên đến hàng chục ngàn tấn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tác động tác đến môi trường.

Sản xuất thép tại nhà máy thép Tung Ho Việt Nam.
Sản xuất thép tại nhà máy thép Tung Ho Việt Nam.

CÁC DN THÉP VẪN LOAY HOAY BÀI TOÁN BỤI LÒ

Trước thực trạng này, UBND tỉnh đã kêu gọi các DN có năng lực đầu tư xây dựng nhà máy xử lý bụi lò.  Cuối tháng 1/2018,  Công ty CP Zinc Oxide Việt Nam (ZOCV) đã khởi công dự án Nhà máy xử lý bụi lò thép Zinc Oxide. Nhà máy này có năng lực tái chế bụi lò thép để sản xuất oxit kẽm (HZO, loại 65%) có thể thay thế kẽm cô đặc. Ngoài ra, nhà máy còn sản xuất oxit kẽm có độ tinh khiết cao (IZO, loại 80%), dùng làm nguyên liệu đầu vào cho ngành sản xuất lốp xe hơi, gốm sứ cho thị trường nội địa và quốc tế.  Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 120 triệu USD, công suất thiết kế 100.000 tấn EAFD/năm; 35.000 tấn HZO hoặc 25.000 tấn IZO/năm. Và chỉ sau 18 tháng kể từ ngày khởi công, với sự nỗ lực của chủ đầu tư, Nhà máy xử lý bụi lò đã được đưa vào hoạt động.

Ngay sau khi ZOCV đưa nhà máy đi vào hoạt động, một số DN thép đã đưa bụi lò đến đây để xử lý. Chẳng hạn như Công ty TNHH thép Tung Ho Việt Nam, từ tháng 7/2019 đến cuối tháng 10/2019 công ty đã vận chuyển cho Zinc Oxide xử lý 1.688 tấn bụi lò.

Lãnh đạo Công ty Zinc Oxide cho biết, hiện nay trung bình mỗi tháng, Công ty tiếp nhận xử lý 1.500 tấn bụi lò thép từ 2 nhà máy thép VinaKyoei và Tung Ho Việt Nam. Từ tháng 11/2019, nhà máy sẽ có thêm 1.000 tấn bụi lò/tháng của Công ty TNHH Posco SS Vina.

Mặc dù, đã có một số DN thép đưa bụi lò về  ZOCV xử lý, nhưng so với lượng bụi lò phát sinh tại các nhà máy thép trên địa bàn tỉnh thì hiện nay, tỷ lệ đưa bụi lò về xử lý tại ZOCV còn chiếm tỷ lệ rất ít. Hiện nhà máy này mới chỉ hoạt động 20% công suất. Theo phản ánh của một số DN thép, sở dĩ họ chưa chuyển bụi lò về Zinc Oxide xử lý là do chi phí xử lý của đơn vị này quá cao. Cụ thể, đối với lượng bụi lò có tỷ lệ kẽm dưới 15% thì chi phí xử lý là 200USD/tấn. Ngoài ra, phía Zinc Oxide cũng đưa ra yêu cầu phải ký hợp đồng 10 năm là quá lâu nên các DN phải đàm phán, tính toán lại.

Bụi lò thép được Bộ TN-MT xếp vào nhóm chất thải nguy hại. Bởi trong thành phần bụi thép có chứa nhiều kim loại nặng độc hại và chất dioxin/furans (sinh ra từ quá trình cháy tạp chất nhựa có chứa clo). Do đó, nếu không được xử lý đúng cách, những loại chất thải này có thể gây ô nhiễm môi trường, hủy hoại hệ sinh thái và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

Tuy nhiên, qua trao đổi với phóng viên Báo BR-VT, lãnh đạo ZOCV khẳng định: Zinc Oxide không thể tính chi phí chính xác vì phụ thuộc vào hàm lượng kẽm trong bụi. Về thời hạn hợp đồng, lãnh đạo ZOCV cho biết: Việc ký hợp đồng dài hạn là dựa trên lợi ích của đôi bên và thể hiện trách nhiệm với nhau. Trước đây, các DN thép ký hợp đồng với các Công ty khác, khi giá kẽm thấp, các công ty xử lý không thể kiếm được lợi nhuận nên ngừng thu gom bụi lò, dẫn đến lượng bụi lò tồn lại trong kho, gây ra vấn đề môi trường cho tỉnh. Trong khi đó, khi ZOCV tham gia dự án, Chính phủ yêu cầu Công ty cam kết thu gom bụi lò trong mọi trường hợp ngay cả khi giá kẽm thấp. Sự biến động của giá kẽm, đôi khi Công ty không tạo ra lợi nhuận. Do đó, hợp đồng dài hạn sẽ có lợi cho cả nhà máy thép và sự vận hành ổn định cho nhà máy xử lý bụi lò.

Để nâng cao hoạt động công suất Nhà máy, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã có văn bản gửi đến các nhà máy luyện thép trên địa bàn tỉnh đề nghị ký hợp đồng cung cấp bụi lò cho Zinc Oxide xử lý.

 PHAN HÀ- QUANG VŨ



Chưa gỡ được "nút thắt" trong chuyển giao công nghệ

Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài về BR-VT để áp dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc ngược lại được xem là một trong những hướng đi mạnh dạn của DN. Tuy nhiên, những năm gần đây, hoạt động chuyển giao công nghệ đang có nhiều trở ngại cả về thủ tục, cơ chế, chính sách lẫn áp dụng vào thực tiễn khiến không ít DN nản lòng.

Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Vifarm ký kết với đối tác Singapore chuyển giao công nghệ trồng rau sạch.
Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Vifarm ký kết với đối tác Singapore chuyển giao công nghệ trồng rau sạch.

CÔNG NGHỆ NƯỚC NGOÀI GẶP KHÓ KHI VỀ VIỆT NAM

Năm 2015, Công ty TNHH Quốc tế Troy (KCN Đông Xuyên, TP.Vũng Tàu) bắt đầu làm thủ tục chuyển giao công nghệ chất ổn định đất RoadPacker để sản xuất gạch nén không nung, ứng dụng công nghệ khoá chặt trong xây dựng để thi công nhà về Việt Nam. Đây là công nghệ của Mỹ được phân phối bởi tập đoàn có trụ sở ở Canada. Công nghệ này hiện đã được ứng dụng hơn 100 quốc gia nhưng khi Công ty TNHH Quốc tế Troy đưa công nghệ này về Việt Nam thì gặp nhiều trở ngại. Theo bà Ngô Thị Hồng Phượng, Chủ tịch Công ty TNHH Quốc tế Troy, để chuyển giao công nghệ từ nước ngoài về Việt Nam, DN phải tốn rất nhiều chi phí mua công nghệ, thuê chuyên gia nước ngoài về Việt Nam đào tạo. Tuy nhiên, hiện nay thủ tục chuyển giao công nghệ từ nước ngoài về Việt Nam lại quá phức tạp, nhiêu khê. Bà Phượng cho biết thêm, để chuyển giao công nghệ, DN phải mất 6 tháng dịch thuật tài liệu chuyển ngữ sang tiếng Anh, tiếng Hoa và tiếng Việt, sau đó nộp hồ sơ đến các cơ quan chức năng. Nhưng phải mất cả năm trời thủ tục mới được giải quyết xong. Thủ tục đã khó, khi đưa công nghệ về đến Việt Nam, công ty vẫn còn gặp rất nhiều trở ngại khi áp dụng vào sản xuất, kinh doanh vì các tiêu chí, tiêu chuẩn, hệ số đo lường, hệ số nhận diện… tại Việt Nam vẫn chưa cập nhật tiêu chuẩn quốc tế. Bà Phượng kiến nghị Bộ Công thương, Bộ KH-CN, Bộ GT-VT, Bộ Xây dựng… sớm nghiên cứu đồng bộ các tiêu chuẩn đánh giá công nghệ nước ngoài để hỗ trợ DN phát triển khi chuyển giao công nghệ về Việt Nam.

Cũng là câu chuyện chuyển giao công nghệ từ nước ngoài, Công ty CP Việt - Séc (TP. Vũng Tàu) cũng đang gặp khó, vì “công nghệ mới” nên Việt Nam chưa có quy chuẩn đánh giá. Theo đó, tàu đóng bằng vật liệu mới polypropylene copolymer (PPC) đã từng được nhận Cúp Vàng KH-CN năm 2012. Loại tàu bằng vật liệu mới này cũng đã được cơ quan đăng kiểm của Cộng hòa Séc công nhận. Tuy nhiên, Cục Đăng kiểm Việt Nam lại từ chối đăng kiểm, khiến các DN đóng tàu bằng vật liệu PPC như JamesBoat, Công ty CP  Việt - Séc gặp khó khăn.

Tại BR-VT, Công ty CP Việt - Séc là DN KH-CN đầu tiên của tỉnh đóng tàu bằng vật liệu PPC. Hiện nay, do vướng đăng kiểm, các tàu đóng mới bằng vật liệu PPC trị giá hàng chục tỷ đồng đang phải “nằm kho”. Ông Vũ Văn Đảo, Giám đốc Công ty CP Việt - Séc cho biết: Công ty đã mất rất nhiều thời gian kêu cứu với các cơ quan chức năng để đưa tàu đóng bằng vật liệu PPC vào sử dụng. Năm 2012, Cục Đăng kiểm Việt Nam (VR) không đăng kiểm tàu đóng bằng vật liệu PPC với lý do, loại vật liệu quá mới, chưa có tiêu chuẩn quy phạm.

Công ty TNHH Quốc tế Troy chuyển giao công nghệ ổn định đất RoadPacker để sản xuất gạch nén không nung, ứng dụng công nghệ khóa chặt của Mỹ trong xây dựng thi công nhà ở tại Việt Nam.
Công ty TNHH Quốc tế Troy chuyển giao công nghệ ổn định đất RoadPacker để sản xuất gạch nén không nung, ứng dụng công nghệ khóa chặt của Mỹ trong xây dựng thi công nhà ở tại Việt Nam.

LÀM GÌ ĐỂ GỠ KHÓ CHO DN?

Trong khi các DN gặp khó khăn về thủ tục, quy định khi chuyển giao công nghệ từ nước ngoài về Việt Nam để ứng dụng vào sản xuất thì những DN chuyển giao công nghệ đến các nước khác lại khó khăn về vốn, về tiếp cận thị trường… Câu chuyện của Nông trại Vifarm (TP.Vũng Tàu) là một ví dụ. Tháng 3/2018, lần đầu tiên, một DN Việt Nam đã xuất khẩu thành công mô hình trồng rau sạch công nghệ cao sang Singapore thông qua việc hợp tác với DN nước sở tại là Công ty DL Edvance. Ông Cao Nhật Anh Tú, Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Vifarm cho biết, với sự hợp tác này, DL Edvance Singapore sẽ hỗ trợ Vifarm trong việc xây dựng thương hiệu, marketing và đưa sản phẩm ra thị trường quốc tế, trong đó bao gồm các sản phẩm nông sản và công nghệ trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh hồi lưu. Theo ông Tú, Vifarm gặp khó khi phải tự “tìm đường” để đưa công nghệ Việt Nam ra thị trường thế giới. “Trong khi đó những DN non trẻ như Vifarm không chỉ cần những đơn vị kết nối thị trường cho DN mà còn cần được hỗ trợ về tài chính để nghiên cứu đổi mới công nghệ cho phù hợp với từng quốc gia khi họ mua công nghệ của Việt Nam”, ông Tú nói.

Theo một DN KH-CN khác tại BR-VT, trong điều kiện của nước ta hiện nay, việc thu hút công nghệ từ các nước tiên tiến là một nhu cầu cấp thiết. Vì vậy, để thúc đẩy chuyển giao công nghệ, Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi, cải thiện trình độ công nghệ quốc gia. Theo đó, Nhà nước cần hạn chế công nghệ lạc hậu nhập khẩu vào Việt Nam gây ô nhiễm môi trường, góp phần vào sự phát triển bền vững của quốc gia. Đồng thời ưu tiên, khuyến khích chuyển giao công nghệ, tạo ra sản phẩm chủ lực có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, khi chuyển giao công nghệ về Việt Nam phía DN mong muốn được tạo điều kiện về các thủ tục. Đồng thời cần có sự đồng nhất giữa quy chuẩn Việt Nam và quy chuẩn quốc tế để giảm bớt thiệt hại cho DN.

Bài, ảnh: QUANG VŨ



Thúc đẩy hợp tác công tư và chia sẻ kinh nghiệm phát triển hồ tiêu bền vững

Chiều 11/11, tại TP.Vũng Tàu, Bộ NN-PTNT phối hợp với Tổ chức sáng kiến thương mại bền vững và Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam tổ chức Diễn đàn đối thoại chính sách thúc đẩy hợp tác công tư và chia sẻ kinh nghiệm phát triển bền vững ngành hồ tiêu. Tham dự diễn đàn có đại diện Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), Hiệp hội Hồ tiêu thế giới, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, Cục BVTV, đại diện các DN, HTX sản xuất, chế biến, xuất nhập khẩu hồ tiêu Việt Nam và thế giới.

Nhóm công tác PPP về hồ tiêu của PSAV giới thiệu Ban Cố vấn ngành hàng hồ tiêu Việt Nam tại diễn đàn.
Nhóm công tác PPP về hồ tiêu của PSAV giới thiệu Ban Cố vấn ngành hàng hồ tiêu Việt Nam tại diễn đàn.

Theo đánh giá của Bộ NN-PTNT tại diễn đàn, hồ tiêu là mặt hàng chủ lực trong xuất khẩu nông sản của Việt Nam với việc chiếm khoảng 40% sản lượng và 60% thị phần thương mại toàn cầu. Nước ta hiện có khoảng 100.000ha hồ tiêu cho thu hoạch, với sản lượng 247.000 ngàn tấn. Tuy nhiên, những năm gần đây, do giá cả loại nông sản này xuống thấp, chi phí sản xuất tăng cùng với tình trạng biến đổi khí hậu, sâu bệnh phá hoại cây trồng đã làm người trồng tiêu gặp khó khăn. Ông Chu Văn Chuông, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ NN-PTNT cho biết, trước tình hình trên, ngành nông nghiệp đang tích cực triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Một trong những giải pháp then chốt là đẩy mạnh thu hút đầu tư theo hình thức Đối tác công tư (PPP). Bộ NN-PTNT đã thành lập Chương trình đối tác công - tư cho phát triển nông nghiệp bền vững Việt Nam (PSAV), trong đó có cây hồ tiêu, qua đó, tập trung kết nối các nhân tố trong ngành nông nghiệp để chia sẻ kinh nghiệm, cùng hợp tác phát triển chuỗi giá trị. Đến nay, nhóm công tác PPP của PSAV đã hoạt động tích cực, hỗ trợ được hơn 74.000 lượt nông dân về sản xuất hồ tiêu bền vững và hoàn thiện bộ tài liệu hướng dẫn sản xuất hồ tiêu.

Đối với ngành hồ tiêu BR-VT, ông Nguyễn Chí Đức, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV cho biết, diện tích hồ tiêu của tỉnh hiện nay là trên 13 ngàn ha, năng suất bình quân 1,85 tấn/ha. Trước tình hình hiện nay, quan điểm của tỉnh là không mở rộng diện tích trồng tiêu mà tập trung đầu tư tăng chất lượng, giảm chi phí đầu tư, qua đó, hình thành được vùng sản xuất tập trung, ổn định, lâu dài, trên cơ sở ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, sản xuất theo quy trình, từ đó tạo dựng và gìn giữ thương hiệu hồ tiêu BR-VT. Tỉnh cũng có định hướng xây dựng hệ thống thu mua, các cơ sở công nghiệp chế biến, bảo quản xuất khẩu hồ tiêu. Theo quy hoạch, diện tích hồ tiêu của tỉnh phát triển bền vững đến năm 2025 là 21.610ha, năng suất tăng lên 2,26 tấn/ha.

Tại diễn đàn, đại diện một số tổ chức, DN, HTX sản xuất hồ tiêu đã chia sẻ một số kinh nghiệm trong liên kết nông dân sản xuất hồ tiêu sạch, đạt chuẩn để xuất khẩu như việc chia sẻ tầm nhìn, chia sẻ các mối quan tâm với nông dân, quy trình thâm canh sinh thái, tuần hoàn dinh dưỡng ở từng vùng trồng.

Trong khuôn khổ diễn đàn, nhóm công tác PPP về hồ tiêu của PSAV đã giới thiệu Ban Cố vấn ngành hàng hồ tiêu Việt Nam với chức năng xây dựng tầm nhìn, mục tiêu, triển khai và giám sát thực hiện kế hoạch hoạt động của nhóm công tác, tập trung vào các hoạt động như: Tham vấn, tư vấn định hướng chính sách; hỗ trợ Bộ NN-PTNT xây dựng kỹ thuật sản xuất, bảo quản, chế biến; phối hợp với các tổ chức quốc tế thu thập, cung cấp thông tin sản xuất hồ tiêu của các nước, đưa ra khuyến cáo trong canh tác; thúc đẩy chế biến hồ tiêu và tạo giá trị gia tăng, kết nối và phát triển thị trường trong nước…

Tin, ảnh: QUANG VINH



Ứng dụng công nghệ 4.0 cho nuôi biển công nghiệp Việt Nam

Chiều 9/11, tại TP. Vũng Tàu, Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam tổ chức hội thảo Ứng dụng Công nghệ 4.0 trong nuôi trồng thủy sản. Tham dự hội thảo có gần 100 đại biểu là các chuyên gia trong ngành thủy sản, đại diện Sở NN-PTNT các địa phương, DN và các trường đại học, cơ sở đào tạo về ngành thủy sản trên cả nước.

Các đại biểu tham dự hội thảo.
Các đại biểu tham dự hội thảo.

 

Ông Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Viêt Nam phát biểu tại hội thảo.
Ông Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Viêt Nam phát biểu tại hội thảo.

Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm về nuôi biển; đề xuất giải pháp quan trắc nuôi cá xa bờ; áp dụng công nghệ 4.0 trong nuôi trồng thủy sản; xác thực nguồn gốc thực phẩm bằng công nghệ cao tại Việt Nam; phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững…

Tin, ảnh: PHÚ XUÂN



Lịch chiếu phim miễn phí LHP tại Bà Rịa Vũng Tàu

Liên hoan phim (LHP) Việt Nam lần thứ 21 diễn ra từ ngày 23 đến 27/11, tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Trong thời gian này, người dân và du khách được vào rạp xem miễn phí các bộ phim điện ảnh hấp dẫn của các đạo diễn, nhà sản xuất phim nổi tiếng trong nước. Xin cập nhật thông tin chiếu phim miễn phí tại rạp chiếu phim BR
NGÀY 23/11:
- Phim khoa học như: Ô nhiễm nhựa ở biển, Tài nguyên thứ sinh (15 giờ 30)
- Phim khoa học: Ghép tạng, Cuộc chiến chống đại dịch SARS (19 giờ)

NGÀY 24/11:
- Phim khoa học như: Vượn đen má vàng; Trầm cảm sau sinh; Giám định AND trong nhận dạng liệt sĩ (15 giờ 30).
- Phim truyện: Anh thầy ngôi sao (17 giờ); Người bất tử (19 giờ).

NGÀY 25/11:
- Phim truyện: Khi con là nhà (15 giờ 30); Song Lang (17 giờ 30); Tháng năm rực rỡ (19 giờ 30).

NGÀY 26/11:
- Phim truyện: Thạch Thảo (15 giờ 30); 100 ngày bên em (17 giờ 30); 11 niềm hy vọng (19 giờ 30).
- Phim hoạt hình: Tàn thể tiền truyện (19 giờ 30).

NGÀY 27/11:
- Phim khoa học: Cây trồng biến đổi gen; Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên (15 giờ 30).



Đất nước cần lớp nông dân đổi mới, có kiến thức khoa học

Sáng 10/12, tại TP. Cần Thơ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có buổi đối thoại, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, giải đáp những kiến nghị, vấn đề mà đại biểu nông dân đại diện cho hơn 12 triệu hội viên, nông dân cả nước nêu ra.

 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu tham quan các gian hàng giới thiệu  sản phẩm tại buổi đối thoại.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu tham quan các gian hàng giới thiệu sản phẩm tại buổi đối thoại.

Dự cuộc đối thoại do Hội Nông dân Việt Nam tổ chức với chủ đề “Tháo gỡ vướng mắc, liên kết 6 nhà, kiến tạo chuỗi giá trị nông sản” có 600 đại biểu, gồm lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, địa phương, chuyên gia, nhà khoa học, DN và bà con nông dân. 

Đây là cuộc đối thoại lần thứ 2 kể từ cuộc đối thoại đầu tiên của Thủ tướng với nông dân tại tỉnh Hải Dương vào tháng 4/2018.

Lắng nghe 19 đại biểu nông dân phát biểu với 53 câu hỏi, Thủ tướng đánh giá cao tâm huyết, trách nhiệm, khát vọng vươn lên của nông dân. Thủ tướng nhấn mạnh, các thành viên Chính phủ sẽ tiếp thu, giao Văn phòng Chính phủ phối hợp với Hội Nông dân Việt Nam tổng hợp các đề xuất, kiến nghị của nông dân để hình thành chủ trương, giao các bộ, ngành thực hiện.

“Còn nhiều vấn đề tồn tại trong sản xuất nông nghiệp của cả nước nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng. Thời gian ngắn không thể giải quyết chi tiết thấu đáo tất cả các câu hỏi nhưng qua buổi thảo luận hôm nay có thể hình dung một cách hệ thống hơn những vấn đề bà con nông dân quan tâm”, Thủ tướng nói và khái quát lại những vấn đề lớn mà bà con nêu ra.

Trước hết, bà con thắc mắc, băn khoăn về cơ chế hỗ trợ, trong đó có cơ chế ứng dụng công nghệ cho phát triển thương mại điện tử, thủ tục còn rườm rà, tốn thời gian, vấn đề hỗ trợ lãi suất, quy hoạch vùng nuôi, tìm kiếm thị trường, liên kết sản xuất, vốn, giống, thức ăn và đặc biệt là quy hoạch rõ hơn các vùng và liên kết vùng…

Bà con nông dân còn thắc mắc về cơ chế kiểm soát để phát triển bền vững, về tình trạng nhũng nhiễu tiêu cực ở bộ phận này, bộ phận khác của các cơ quan có liên quan, tình trạng phân bón, thuốc trừ sâu giả, đánh cá bằng chất nổ, tồn tại bất cập về xuất khẩu lao động ở nông thôn, đặc biệt vấn đề môi trường. Công tác dự báo còn yếu kém, tình trạng được mùa rớt giá vẫn còn.

Do đó, Thủ tướng yêu cầu trên trang web của Bộ Công Thương, Bộ TN-MT, Bộ NN-PTNT, của Hội Nông dân Việt Nam nên có thông tin rõ ràng hơn về thị trường, dự báo các khả năng xảy ra, đặc biệt về các cơ chế hỗ trợ đối với những sản phẩm nông nghiệp chủ lực, liên quan đến công tác quy hoạch, thị trường hoặc các yếu tố đầu vào của sản xuất. Đồng thời cần nêu rõ những sản phẩm vật tư hóa chất nào trong bảo vệ thực vật được phép sử dụng vì vấn đề này liên quan đến an toàn thực phẩm, uy tín thương hiệu Việt Nam…

Một vấn đề rất lớn đối với ngành thủy sản là giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong triển khai Nghị định số 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản.  

Thủ tướng nêu rõ, các cơ quan liên quan cần chủ động rà soát các thủ tục liên quan đến hoạt động của nông dân như thủ tục vay vốn, thủ tục nhận hỗ trợ, hướng dẫn nông dân phát triển thương mại điện tử. Thủ tướng bày tỏ vui mừng khi nghe đại diện Ngân hàng Nhà nước phát biểu, khẳng định cung ứng đủ vốn và bãi bỏ thủ tục phiền hà cho nông dân, đồng thời đặt vấn đề giảm lãi suất phù hợp để giảm chi phí cho sản phẩm nông nghiệp.

Thủ tướng yêu cầu sau Hội nghị này, các bộ, ngành, địa phương phải có những chuyển biến thực chất, tạo thuận lợi cho bà con nông dân sản xuất, kinh doanh có hiệu quả hơn. Thủ tướng cũng yêu cầu các địa phương hướng dẫn nông dân, nhất là ngành nông nghiệp sản xuất theo chuỗi, ứng dụng công nghệ, phát triển mạnh mẽ nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch.

“Một câu hỏi lớn là nông dân phải làm gì để cùng Nhà nước thực hiện câu nói của Bác Hồ: Nông dân giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh”, Thủ tướng nêu rõ. “Đất nước Việt Nam chúng ta cần một lớp nông dân đổi mới” như không để đất manh mún, nhỏ lẻ, Thủ tướng nhấn mạnh. Nông dân Việt Nam cần nâng cao học vấn và kiến thức, không những kiến thức khoa học công nghệ mà cả kiến thức về thị trường để sản xuất có hiệu quả hơn.

“Nông dân của chúng ta phải cứu mình trước khi đòi hỏi Nhà nước cứu mình”, Thủ tướng đặt vấn đề về tinh thần tự lực, tự cường của nông dân Việt Nam.

Thủ tướng cũng ghi nhận cần tiếp tục tăng cường nguồn lực cho nông nghiệp nông dân, trước hết là những vấn đề cấp bách, chống sạt lở và ứng phó với biến đổi khí hậu.

THỐNG NHẤT

 


Hỗ trợ doanh nghiệp gần 50 triệu đồng đầu tư phòng trưng bày sản phẩm

Ngày 10/12, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh (Sở Công thương) tổ chức nghiệm thu đề án khuyến công “Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư phòng trưng bày để giới thiệu quảng bá sản phẩm” cho Công ty TNHH thực phẩm Amazon (phường Thắng Nhì, TP.Vũng Tàu).

Phòng trưng bày sản phẩm của Công ty TNHH thực phẩm Amazon (phường Thắng Nhì, TP.Vũng Tàu).
Phòng trưng bày sản phẩm của Công ty TNHH thực phẩm Amazon (phường Thắng Nhì, TP.Vũng Tàu).

Theo đó, từ tháng 9/2019, Công ty TNHH thực phẩm Amazon đã đầu tư phòng trưng bày để giới thiệu quảng bá sản phẩm với các thiết bị, dụng cụ gồm: 1 bộ bàn ghế, 2 kệ trưng bày, 2 kệ sắt hộp trưng bày sản phẩm với tổng số tiền 70 triệu đồng. Trong đó, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh hỗ trợ 48,5 triệu đồng.

Theo tính toán của DN, việc đầu tư phòng trưng bày giúp Công ty TNHH Thực phẩm Amazon có thêm địa điểm giới thiệu sản phẩm cacao của công ty, quảng bá thương hiệu cacao Bapula đến với khách hàng, đặc biệt là thu hút khách du lịch tham quan, mua sắm khi đến BR-VT.

Tin, ảnh: TRÀ NGÂN

 


Khai mạc Hội chợ Công thương khu vực phía Nam

Tối 5/12, tại công viên 30-4, TP. Bà Rịa, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) phối hợp với tỉnh BR-VT tổ chức lễ khai mạc Hội chợ Công thương khu vực phía Nam tại tỉnh BR-VT năm 2019. Hội chợ diễn ra từ ngày 5 đến 10/12. 

Ông Trần Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tặng quà cho các HS nghèo hiếu học TP. Bà Rịa.
Ông Trần Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tặng quà cho các HS nghèo hiếu học TP. Bà Rịa.

Tham dự lễ khai mạc có ông Trần Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; bà Bùi Thị Thanh An, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) cùng đại diện các Sở Công thương khu vực phía Nam. 

Hơn 300 gian hàng của các tổ chức xúc tiến thương mại và các DN, HTX trong nước, trưng bày các nhóm hàng gồm: Sản phẩm công nghiệp; sản phẩm văn phòng phẩm - văn hóa phẩm; sản phẩm dệt may, da giày; sản phẩm mỹ nghệ, mỹ phẩm; nông sản, thực phẩm chế biến và hàng hóa tiêu dùng thiết yếu; các sản phẩm dịch vụ và công nghệ cao; du lịch; tài chính - ngân hàng - bảo hiểm; bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin; xây dựng; bất động sản; tư vấn; logistics;...

Các đại biểu cắt băng khai mạc Hội chợ.
Các đại biểu cắt băng khai mạc Hội chợ.

Phát biểu khai mạc Hội chợ, ông Trần Văn Tuấn cho biết, Hội chợ Công thương khu vực phía Nam nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá thương hiệu hàng hóa, dịch vụ của các tỉnh, thành phố trong khu vực phía Nam, miền Trung và Tây Nguyên. Đây cũng là cơ hội cho DN, HTX của tỉnh và các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam phát triển thị trường trong nước; liên kết xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch giữa các địa phương trong khu vực và cả nước, nhất là trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp du lịch. 

Dịp này, Ban tổ chức và các DN đã tặng 15 phần quà (trị giá 1,2 triệu đồng/phần) cho HS nghèo hiếu học trên địa bàn TP. Bà Rịa.

SONG BÌNH



Tổng giá trị sản xuất trồng trọt đạt hơn 4.600 tỷ đồng

Sáng 4/12, Chi cục Trồng trọt và BVTV (Sở NN-PTNT) đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thực hiện nhiệm vụ năm 2019 và phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch năm 2020.

Năm 2019, tổng giá trị sản xuất trồng trọt đạt hơn 4.600 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng tăng 3,51% so với năm 2018, vượt so với chỉ tiêu đề ra (chỉ tiêu năm 2019 là 3,5%). Chi cục đã xây dựng và phát triển nhiều mô hình trồng trọt đạt kết quả tốt như: Sản xuất khoai mài, trồng sen lấy củ, sản xuất lúa áp dụng công nghệ cấy kết hợp vùi phân bón tan chậm có kiểm soát; tiếp tục nhân rộng mô hình cùng nông dân bảo vệ môi trường trên địa bàn các xã. Ngoài ra, Chi cục đã xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ, đồng thời hỗ trợ thành lập 3 mô hình Hội quán nông nghiệp gồm: Hội quán Bưởi da xanh Sông Xoài, Hội quán Ca cao và Hội quán bơ Thái Dương. Thực hiện liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi trên một số loại cây trồng như hồ tiêu, cây ăn quả, rau các loại,... với tổng diện tích hơn 1.674ha.

Năm 2020, ngành nông nghiệp tập trung xây dựng phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ, xây dựng các mô hình điểm sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao tại huyện Côn Đảo, mô hình trình diễn phòng trừ sâu…

PHÚC HIẾU



Hội thảo phát triển sàn giao dịch công nghệ

Sáng 28/11, tại TP. Vũng Tàu, Cục phát triển thị trường và DN khoa học công nghệ (Bộ KH-CN) phối hợp với Trường ĐH BR-VT tổ chức Hội thảo khoa học phát triển sàn giao dịch công nghệ. Tham gia hội thảo có đại diện lãnh đạo Cục phát triển thị trường và DN khoa học công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ, DN cùng Ban giám hiệu và sinh viên Trường ĐH BR-VT.

Đại diện lãnh đạo Cục Phát triển thị trường và DN Khoa học công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tham dự hội thảo.
Đại diện lãnh đạo Cục Phát triển thị trường và DN Khoa học công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tham dự hội thảo.

Thông tin tại hội thảo, giai đoạn 2006-2016, cả nước có hơn 7.000 hợp đồng, bản ghi nhớ được ký kết tại các sự kiện kết nối cung- cầu trên thị trường KH-CN. Tổng giá trị các giao dịch này lên tới hơn 8.700 tỷ đồng. Các trung tâm ứng dụng và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật còn ký kết 16.112 hợp đồng tư vấn chuyển giao công nghệ, với tổng trị giá 313 tỷ đồng. Việt Nam cũng là quốc gia được nhận định có nhiều triển vọng phát triển KH-CN.

Ban giám hiệu Trường ĐH Bà Rịa – Vũng Tàu tham dự hội thảo.
Ban giám hiệu Trường ĐH Bà Rịa – Vũng Tàu tham dự hội thảo.

Các đại biểu đề xuất một số giải pháp phát triển thị trường KH-CN trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 như: Triển khai hạ tầng số; tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu lớn trong một số lĩnh vực trọng điểm; xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển nền kinh tế số; đào tạo nâng cao nhận thức và hiểu biết về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cho cán bộ quản lý, DN; cần có sự hỗ trợ một số dự án thí điểm trong lĩnh vực du lịch, nông nghiệp và giáo dục…

Sinh viên Trường ĐH Bà Rịa – Vũng Tàu tham dự buổi hội thảo.
Sinh viên Trường ĐH Bà Rịa – Vũng Tàu tham dự buổi hội thảo.

Tin, ảnh: HỒNG PHƯƠNG



Thông qua kế hoạch xử lý chất thải y tế nguy hại

Ngày 17-5, đồng chí Trần Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp thông qua kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh. 

Theo báo cáo của Sở TN-MT, khối lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh trên địa bàn tỉnh khoảng 400 - 430 tấn/năm, hiện đang được xử lý tại một số lò đốt tại các bệnh viện, Trung tâm y tế. Tuy nhiên, các lò đốt này hầu hết đã bị hư hỏng, không còn sử dụng được hoặc quá tải, chưa đáp ứng quy chuẩn môi trường. 

Nhằm khắc phục tình trạng này, UBND tỉnh giao Sở TN-MT xây dựng kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh. Theo đó, việc xử lý chất thải nguy hại tạm giao cho Công ty TNHH Môi trường Quý Tiến (khu xử lý rác thải tại xã Tóc Tiên, TX. Phú Mỹ) xử lý bằng công nghệ lò đốt hai cấp, có công đoạn xử lý khí thải đạt chuẩn. Sau khi dự án khu xử lý chất thải y tế tập trung bằng công nghệ đốt áp suất âm không khói của Công ty CP Sara Vũng Tàu hoàn thành sẽ giao xử lý thay Công ty Quý Tiến.

Phát biểu tại cuộc họp, đồng chí Trần Văn Tuấn đồng ý với kế hoạch của Sở TN-MT. Đồng chí yêu cầu Sở TN-MT cụ thể hóa nhiệm vụ của các DN, đơn vị tham gia vào quá trình này để xây dựng quy trình khép kín từ nơi thu gom, trung chuyển đến địa điểm xử lý. Sở Tài chính, Sở TN-MT, Sở Y tế và các đơn vị liên quan làm việc với DN về chi phí xử lý rác thải y tế. Sở KH-ĐT, Sở Xây dựng tạo điều kiện thuận lợi để dự án khu xử lý chất thải y tế tập trung bằng công nghệ đốt áp suất âm không khói của Công ty CP Sara Vũng Tàu nhanh chóng triển khai.

QUANG VINH



Độc đáo giống lúa kiểng màu tím lần đầu xuất hiện tại làng hoa Sa Đéc
Nhằm tạo sự mới lạ, tăng tính cạnh tranh cho các sản phẩm của làng hoa Sa Đéc (Đồng Tháp), nông dân Trần Văn Tiếp ở ấp Khánh Hòa- xã Tân Khánh Đông- Tp. Sa Đéc đã tìm tòi, sưu tầm và trồng thử nghiệm thành công giống lúa kiểng màu tím. 

Giống lúa TBR 225 “chinh phục” nông dân Đắk Lắk
Vụ hè thu năm 2018, giống lúa TBR 225 của Công ty Cổ phần Tập đoàn Giống cây trồng Thái Bình (Thaibinh Seed) đã được lựa chọn để thực hiện nhiều mô hình hội thảo đầu bờ ở các vùng lúa trên địa bàn Đắk Lắk và giống lúa này đã “chinh phục” được nhiều nông điền khó tính.

Thái Nguyên: Đẩy mạnh phát triển cây dược liệu
Là tỉnh miền núi, Thái Nguyên có các điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp phát triển cây dược liệu.

Giống sắn đa dụng BK
Giống sắn BK do các nhà khoa học Viện Cây lương thực - Cây thực phẩm chọn tạo, được Bộ NN - PTNT công nhận, cho sản xuất thử từ tháng 10/2016.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Trên 100 tỷ đồng phục vụ trồng rừng
Theo Sở NN-PTNT tỉnh BR-VT, giai đoạn từ nay đến năm 2020, toàn tỉnh dự kiến trồng 3.390ha rừng và 131.000 cây phân tán, với tổng kinh phí gần 114 tỷ đồng.

Nuôi thủy sản theo công nghệ 'sông trong ao'
Mới đây, tại xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội tổ chức hội thảo tổng kết mô hình "Nuôi trồng thủy sản áp dụng công nghệ “sông trong ao” nhằm đánh giá hiệu quả để mở rộng sản xuất.

Liên kết sản xuất sâm Bố Chính
Cty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao Tuệ Lâm phối hợp với Chi nhánh Lâm trường Đồng Hới triển khai thực hiện dự án: Xây dựng chuỗi liên kết trồng, chế biến và tiêu thụ sâm Bố Chính tại Quảng Bình.

DN cần nhiều hỗ trợ để hiện thực hóa ý tưởng
Thông qua các cuộc thi Ý tưởng khoa học do Sở KH-CN tỉnh tổ chức, nhiều ý tưởng đã trở thành hiện thực, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Cuộc thi ý tưởng khoa học lần thứ II năm 2016-2017: Ý tưởng "Phát triển du lịch sinh thái trên cù lao Bãi Ngựa, TP.Vũng Tàu" đạt giải Nhất
Ngày 10-1, Ban Tổ chức Cuộc thi “Ý tưởng khoa học tỉnh BR-VT lần thứ II năm 2016-2017” đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải cuộc thi.

Thanh long ruột đỏ trụ vững trên vùng đất khó
Thành công với mô hình trồng thanh long ruột đỏ, gia đình anh Lê Hồng Điệp đã trở thành địa chỉ để nhiều người dân trên địa bàn Hà Tĩnh đến tham quan, học hỏi.

Đưa phân bón chất lượng đến tay nông dân với giá rẻ nhất
Đó là nội dung thảo luận tại buổi làm việc giữa lãnh đạo T.Ư Hội Nông dân Việt Nam với Công ty CP Phân bón Miền Nam (HoSE: SFG) sáng 1.11. Cuộc làm việc nêu nhiều vấn đề liên quan đến việc đưa phân bón chất lượng với giá thành rẻ nhất, đến tận tay người nông dân các tỉnh thành khu vực phía Nam.

Đừng để tồn dư thuốc bảo vệ thực vật chặn đường xuất khẩu nông sản
Trong khi các hàng rào thuế quan đang dần được bãi bỏ thì nhiều nước tăng cường lập hàng rào kỹ thuật, trong đó có các yêu cầu về ngưỡng tồn dư tối đa (MRL) đối với nông sản xuất khẩu để bảo vệ sản xuất trong nước. Những yêu cầu này nếu không được hiểu và chấp hành đúng sẽ là cản trở lớn cho nông sản Việt ra thị trường quốc tế.

Nghệ An: Rùng mình, chim trời bị khâu mắt, vặt lông sống giữa đồng
Để bẫy những con chim cò, vạc, diệc, cói... cánh thợ săn ở Nghệ An đã khâu mắt những chú chim mồi để dụ và khi đánh bắt được thì bán luôn tại chỗ hoặc cho người mang ra chợ. Cảnh khâu mắt cò, diệc, vặt lông sống đàn chim ngay giữa đồng, giữa chợ khiến nhiều người trông thấy thật thảm và rùng mình...

Đi "săn" loài cá bé tí, khó bắt, kiếm cả triệu đồng mỗi ngày
Để săn được cá đục, ngư dân phải ra biển từ lúc tờ mờ sáng thả lưới. Đây là con cá đặc sản rất khó đánh bắt nhưng nếu trúng một mẻ lưới cá đục, là có thu nhập hàng triệu đồng.

Bỏ lúa trồng rau, nông dân ở đây thu 20 triệu đồng mỗi tháng
Nhờ cần cù, chịu khó, ông Phan Tấn Nghiêm (khu phố Hải Điền, thị trấn Long Hải, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) đã biến hơn 4 sào đất cằn cỗi, của gia đình thành vườn rau xanh tốt, cho thu nhập mỗi tháng vài chục triệu đồng.

An Giang: Lênh đênh theo con "cá chạy", nếu trúng cá lớn kiếm tiền triệu
Lũ rút. Trên những khúc sông soi bóng những phận đời mưu sinh bằng nghề đặt lú ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Quanh năm, họ lấy xuồng làm nhà, lênh đênh theo con “cá chạy”…

Cù lao Tân Phong: Vùng đất trù phú cây trái đặc sản
LTS: Thưa quý bạn đọc! Vào trung tuần tháng 12.2018 sắp tới, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VII, nhiệm kỳ 2018-2023 sẽ diễn ra tại thủ đô Hà Nội. Từ số báo 262 ra ngày 1.11.2018, Báo Nông Thôn Ngày Nay/Dân Việt sẽ đăng tải tin, bài “Hướng tới Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VII”. Đây là những tin, bài phản ánh những kết quả nổi bật của các cấp Hội Nông dân cả nước trong việc thực hiện công tác Hội và phong trào nông dân trong 5 năm qua (2013-2018); đánh giá của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác Hội và phong trào nông dân; tâm tư, kỳ vọng của cán bộ, hội viên, nông dân về Hội Nông dân Việt Nam trong thời kỳ hội nhập; những điển hình tiên tiến trong 3 phong trào thi đua lớn của Hội Nông dân Việt Nam. Những tin, bài phản ánh góp phần làm sâu sắc, sinh động, rõ nét hơn kết quả thực hiện công tác Hội và phong trào nông dân trong 5 năm (2013-2018). NTNN

Du khách lội bắt cá chép trên ruộng bậc thang Hoàng Su Phì
Nuôi cá chép trong ruộng lúa ở Hoàng Su Phì, Hà Giang là hình thức làm tăng thu nhập, phát triển du lịch trên cùng một diện tích canh tác.

Trồng vườn măng cụt cho "dân phượt" dùng cù nèo hái thoải mái
Không chọn những loại cây ăn trái thông dụng như xoài, nhãn, cam... để phát triển kinh tế, ông Võ Văn Phục (63 tuổi) ở xã Mỹ Long, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã tìm hướng đi cho riêng mình thông qua mô hình trồng măng cụt kết hợp với du lịch sinh thái.

Vùng nông thôn Mường Chùm xanh, sạch, đẹp thế này đây
Năm 2018, Mường Chùm được chọn là xã điểm về xây dựng nông thôn mới (NTM) của huyện Mường La (tỉnh Sơn La), với mục tiêu phấn đấu về đích NTM vào cuối năm. Đến nay, Mường Chùm cơ bản đạt 19/19 tiêu chí, hiện cấp ủy, chính quyền và nhân dân xã đang tập trung nguồn lực, nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu còn "non" theo đúng kế hoạch đề ra.

Miền Tây mùa lũ rút: Cá theo nước ra kênh, rạch rất nhiều
Ở Long An, nước lũ đang rút dần, cá từ trong các cánh đồng đổ ra kênh, rạch. Đây cũng là thời điểm người dân vùng lũ tập trung đánh bắt thủy sản.

Thúc đẩy hợp tác quốc tế về khoa học - công nghệ
Hợp tác quốc tế về khoa học - công nghệ (KH-CN) là giải pháp quan trọng nhằm thúc đẩy các hoạt động KH-CN của tỉnh phát triển, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

Những "địa chỉ đỏ" về nguồn ở BR-VT
Với 48 di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia và cấp tỉnh, BR-VT là địa phương giàu tiềm năng phát triển loại hình du lịch về nguồn. Thời gian qua, các di tích lịch sử như: Nhà tù Côn Đảo, Căn cứ cách mạng Minh Đạm, Đền thờ nữ anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu, địa đạo Long Phước, Bạch Dinh… là những địa chỉ về nguồn thu hút đông khách du lịch.

Lượng hàng hóa thông qua cảng biển tiếp tục tăng
Ngày 1-11, Cục Hàng hải Việt Nam cho biết, 10 tháng đầu năm 2018, khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển của Việt Nam đạt khoảng 431 triệu tấn, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2017.

Nông sản BR-VT tìm đường xuất ngoại
Hiện nay, một số nông sản của BR-VT đã được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn. Tuy nhiên, con đường xuất ngoại của nhiều loại nông sản BR-VT vẫn còn gian nan. 

Bàn giải pháp phát triển bền vững các đô thị ven biển
Ngày 2-11, tại TP.Vũng Tàu, Viện Quy hoạch Xây dựng miền Nam (Bộ Xây dựng) tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế tìm kiếm mô hình và giải pháp theo quan điểm bền vững để khả thi hóa tiềm năng của các đô thị ven biển.

Xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc: Nhiều hộ dân thiếu điện phục vụ sản xuất nông nghiệp
Gửi thư đến Báo Bà Rịa - Vũng Tàu, các hộ dân ở xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc phản ánh, nhiều năm qua, nơi đây luôn thiếu điện phục vụ sản xuất. Nguyên nhân là do khu vực sản xuất nông nghiệp cách xa đường điện trung thế và hạ thế, khiến nguồn điện không ổn định.

Ổi sạch từ gốc, lãi 400 – 500 triệu/ha
Quản lý chất lượng nông sản không gì tốt bằng quản lý từ gốc sản xuất. Huyện Mê Linh từ lâu được biết đến là “thủ phủ” của rau và hoa của Thủ đô nhưng mới đây đã nhen nhóm lên xu thế trồng cây ăn quả theo hướng sạch…

'Tổng lực' phòng, chống dịch khảm lá sắn
Thời gian qua, ngành nông nghiệp từ trung ương đến địa phương đã tích cực triển khai nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh khảm lá sắn, tuy nhiên bệnh này vẫn không dừng lại và ngày một lan rộng..

DAP Đình Vũ 'hợp' đất Tây Nguyên
Với diện tích canh tác trên 5,6 triệu ha, đất canh tác ở khu vực Tây Nguyên chủ yếu là đất đỏ bazan, độ dốc lớn (8 - 25 độ). Do quá trình phong hóa đá bazan nên đất có đặc điểm độ xốp cao, cấu trúc tốt nên dễ thấm nước, tích sét, nghèo bazơ do bị rửa trôi hoặc rất chua.

Cây na hợp với đồng đất và loại phân bón không chua
Theo các tài liệu khoa học về thổ nhưỡng và nông hóa đã được công bố, cây na tuy thích ứng rộng trên nhiều loại đồng đất, song chỉ phát huy ưu điểm tối đa trên những vùng thổ nhưỡng không chua, nhiều màu, đặc biệt nhiều đá vôi,...

23ha cây dong riềng đỏ của người dân Chợ Đồn bị chết bất thường
Nguy cơ hơn 100 hộ dân của 4 xã trồng cây dong đỏ ở huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) sẽ mất trắng. Việc lý giải nguyên nhân do mưa nắng xen kẽ, độ ẩm cao của cơ quan chức năng là không thuyết phục...

Lũ về mang nhiều cá linh ở miền Tây mùa nước nổi, bán ở chợ Âm phủ
Mùa lũ ở miền Tây còn được gọi là mùa nước nổi. Khi con nước tràn về phủ trắng các cánh đồng mang theo nhiều tôm cá, có nhiều cá linh và các loại sản vật thiên nhiên về cho người dân nơi đây. Cá linh và các sản vật mùa nước nổi như món quà của lũ. Giá cá linh đầu mùa lũ cao 200.000 đồng/kg, dân kiếm được 1,2 triệu đồng/ngày, còn hiện nay giá cá linh chỉ còn vài chục ngàn đồng, dân kiếm được 500 ngàn đồng/ngày.

Đầu tư công nghệ sẽ thay đổi ngành thủy sản
BR-VT là địa phương có nhiều tiềm năng và lợi thế trong hoạt động khai thác và chế biến thủy sản. Tuy nhiên, hiện nay các tàu đánh bắt và các hộ kinh doanh, DN chế biến thủy sản vẫn chưa chú trọng đầu tư công nghệ trong việc bảo quản sản phẩm sau thu hoạch và chế biến.

Bàn giải pháp ứng dụng công nghệ trong bảo quản, chế biến thủy sản
Ngày 12-10, Sở KH-CN đã tổ chức hội thảo khoa học “Các giải pháp ứng dụng công nghệ trong bảo quản, chế biến thuỷ sản”. 200 đại biểu là ngư dân, các HTX đánh bắt thuỷ sản, các DN chế biến thủy sản và nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực chế biến thuỷ sản tham dự hội thảo.

Đoàn công tác của tỉnh dự Tuần lễ Khoa học công nghệ biển tại Pháp
Tiếp tục các hoạt động trong chuyến công tác tại Thụy Sỹ và Pháp, ngày 9-10, đoàn lãnh đạo của tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Trình, Chủ tịch UBND tỉnh dẫn đầu, đã tham dự Tuần lễ Khoa học công nghệ biển (Sea Tech Week 2018, diễn ra từ ngày 8 đến 12-10, tại TP. Brest, Cộng hòa Pháp).

Nông nghiệp hữu cơ được chắp thêm cánh
Với Nghị định 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ được Chính phủ ban hành và có hiệu lực thi hành từ ngày 15.10.2018, các tổ chức, cá nhân muốn phát triển nông nghiệp hữu cơ như được chắp thêm cánh.

Táo sơn tra-một thời trồng như cây dại, giờ dân lại có tiền
Bắc Yên nơi có những vạt rừng táo sơn tra cổ thụ lớn nhất của tỉnh Sơn La, trải dài trên các triền núi cao từ 1.500m đến 2.000m so với mực nước biển. Vốn là cây mọc hoang dại, nhưng những năm qua, táo sơn tra đã và đang mạng lại nguồn thu nhập không nhỏ cho bà con các dân tộc vùng cao nơi đây...

Sở KH-CN tỉnh phát động cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo năm 2018-2019
Ngày 6-10, Sở KH-CN tổ chức Lễ phát động “Cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh BR-VT” năm 2018-2019. 

Nấm rơm tăng giá lên 60 ngàn/ký, nhà nông miền Tây thêm tiền
Tại nhiều địa phương ở miền Tây như TP. Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang..., giá nấm rơm tăng từ 5.000-15.000 đồng/ký, đạt mức cao 60.000 đồng/ký khiến nhiều hộ làm nghề trồng nấm phấn khởi bởi có thêm khoản tiền.

Kết nối, giúp nông dân làm du lịch tốt hơn
Trong nhiều năm qua, Báo Nông thôn Ngày nay (NTNN)/Dân Việt thường xuyên tổ chức các đoàn nông dân (ND) hàng trăm người đi thăm các mô hình trang trại của nhau trên khắp các vùng trên cả nước. Ngoài ra, Báo còn tổ chức nhiều chuyến đi đưa ND ra nước ngoài tìm hiểu các mô hình phát triển nông nghiệp để ND học tập, chia sẻ kinh nghiệm và kết nối với nhau.

Du lịch nông nghiệp ĐBSCL: Bắt cá, trồng lúa, đi cày "hút" khách nước ngoài
Đó là ý kiến của ông Nguyễn Minh Tiến - Cục trưởng, Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới (NTM) T.Ư tại hội thảo Nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch nông nghiệp khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) do Tổng cục Du lịch phối hợp với Văn phòng Điều phối NTM T.Ư, UBND tỉnh An Giang và Báo NTNN/Dân Việt tổ chức vào sáng nay (1.10).

Nhờ bí kíp này "thần" rắn xứ Lạng dù bị cắn nhiều lần vẫn thoát chết
Dù không sống nhờ nghề bắt rắn nhưng ông Triệu Văn Định, dân tộc Nùng ở thôn Na Hoa, xã Hồ Sơn (Hữu Lũng - Lạng Sơn) được bà con quanh vùng ví như "thần" rắn bởi không chỉ có biệt tài bắt nhanh, gọn mà ông Định còn có bí kíp tự cứu mình mỗi khi bị rắn cắn.

Nhân giống thành công loài cá ngon nức tiếng, giá 500 ngàn/kg
Khoa Thủy sản, Trường đại học Nông lâm Huế đã thực hiện thành công đề tài nghiên cứu nuôi vỗ và thử nghiệm kích thích sinh sản nhân tạo cho cá ong bầu. Trong dân gian, cá ong bầu rất nổi tiếng qua câu ca: “Cá ong nấu với dưa hồng/Lờ đờ có kẻ mất chồng như chơi”. Trong thực tế, giá trị của cá ong bầu cũng rất cao. Tại thời điểm này, có lúc có thể lên đến 500.000 đồng/kg nhưng cung vẫn không đủ cầu.

Từ "phận" làm thuê, gái đảm xứ Lạng thành bà chủ trại nấm "khủng"
Nhìn trại nấm "khủng" của chị Hoàng Thị Tiệp, xã Đại Đồng, huyện Tràng Định (Lạng Sơn) ít ai biết rằng, trước khi thành bà chủ, chị đã đi lên từ "phận" làm thuê, học việc trồng nấm...

Đà Nẵng giám sát mọi ngõ ngách ngăn chặn bệnh dịch tả lợn châu Phi
Nhằm ngăn chặn bệnh dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm, UBND TP.Đà Nẵng vừa có văn bản yêu cầu các cơ quan ban ngành, địa phương giám sát chặt cảng biển, đường bộ, sân bay...

May lưới nuôi loài rắn ăn cá tạp, bán 380 ngàn đồng/ký
Mô hình nuôi rắn ri cá trong vèo lưới của chuyên viên Phòng Nội vụ thị xã Ngã Bảy Bùi Hoàng Bằng ngoài tiết kiệm chi phí đầu tư còn mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Mới đây, mô hình nuôi rắn độc đáo của ông Bằng đã đoạt giải cao trong Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Hậu Giang năm 2017.

Muốn rắn không bò vào nhà hãy thử những cách này
Sự việc người dân 2 tỉnh Thanh Hóa, Lạng Sơn liên tục bắt được trăn, rắn hổ mang ở gần khu vực sinh sống đã dấy lên lo ngại về việc các loài vật nguy hiểm bò vào nhà và tấn công con người. Dân Việt xin giới thiệu một số biện pháp có thể ngăn rắn tiếp cận nơi ở để bạn đọc tham khảo.

Đồng Tháp: Nước tràn đồng, tất bật bắt cá tôm, câu ếch kiếm tiền
Năm nay, con nước về sớm và nước tràn đồng, ngập sâu hơn mọi năm nên việc mưu sinh mùa lũ của ngư dân vùng biên giới tỉnh Đồng Tháp được thuận lợi. Những sản vật mùa nước nổi đa dạng mà thiên nhiên ban tặng trong lũ về đã giúp nhiều hộ dân nơi đây “sống khỏe” với nhiều nghế như đánh bắt cá tôm, câu ếch đồng, hái bông súng...

Thúc đẩy đổi mới, chuyển giao công nghệ
Nhằm thúc đẩy các DN chuyển giao công nghệ, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất theo đúng quy định, ngày 27-9, Sở KH-CN tổ chức hội nghị phổ biến các văn bản pháp luật về chuyển giao công nghệ và báo cáo kết quả đánh giá trình độ công nghệ sản xuất. Tham dự có đại diện hơn 200 đơn vị, DN trên địa bàn tỉnh.

"Ươm tạo" những dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Những năm gần đây, các ý tưởng khởi nghiệp hay đã được tỉnh hỗ trợ bằng hình thức đào tạo, tập huấn, marketing, vay vốn ưu đãi... để biến những ý tưởng, dự án đó thành hiện thực, mang lại giá trị thực tiễn cho người dân. Năm 2018, Sở KH-CN tiếp tục lựa chọn 9 dự án khởi nghiệp có tiềm năng để “ươm tạo” nhằm thúc đẩy phong trào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Thúc đẩy ứng dụng khoa học- công nghệ vào nông nghiệp
Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC) được tỉnh BR-VT xác định là hướng đi tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại. Để hiện thực hóa xu thế đó, việc ứng dụng khoa học - công nghệ (KH-CN) vào sản xuất nông nghiệp được xem là nhiệm vụ then chốt, quyết định sự thành công của nông nghiệp CNC.

Cận cảnh vườn rau hữu cơ 'lạ và độc đáo' ở Đà Lạt
Nhà nông Lê Hữu Phan (sinh năm 1962, ngụ tại 50 Hồ Xuân Hương, Đà Lạt) chuyên làm nông sản “lạ và độc đáo”, thu hút mãnh liệt du khách thập phương.

Sách Vàng Sáng tạo Việt Nam 2018: Bình Định có 4 công trình khoa học được tôn vinh
Trong số 73 công trình tiêu biểu được đưa vào “Sách vàng Sáng tạo Việt Nam 2018”, tỉnh Bình Định góp mặt 4 công trình khoa học.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Tạo điều kiện để trí thức Việt kiều tham gia phát triển KHCN ở Việt Nam
Sáng 19-8, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt Đoàn đại biểu người Việt Nam tài năng trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KHCN) về dự Chương trình kết nối mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam. Phát biểu tại buổi gặp mặt, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Chính phủ cam kết tạo mọi điều kiện để các bạn tham gia trực tiếp vào các dự án, chương trình KHCN trong nước”.

Phòng chống dông sét mùa mưa
Tháng 7 đến tháng 9 hàng năm là thời điểm BR-VT thường có mưa lớn kèm theo dông sét. Vì vậy, người dân cần chú ý phòng chống sét, nhất là ở khu vực nông thôn - nơi 85% nhà dân chưa có hệ thống phòng chống sét.

Các ý tưởng công nghệ tại hội thi "Tin học trẻ" toàn quốc: Đánh thức đam mê sáng tạo
Hội thi “Tin học trẻ” toàn quốc năm 2018 do Trung ương Đoàn, Bộ KH-CN, Bộ TT-TT, Bộ GD-ĐT, Đài Truyền hình Việt Nam, Hội Tin học Việt Nam tổ chức tại Bà Rịa-Vũng Tàu (từ ngày 8 đến 10-8) đã khép lại. Một hội thi ghi dấu niềm đam mê, khả năng sáng tạo, ứng dụng trong từng ý tưởng.

Loài nấm kỳ lạ: Chỉ mọc rộ 1 tháng, năm nào cũng sốt giá

Đây là loài nấm làm nên những món ngon, nên năm nào cũng sốt giá, nhất là đợt nấm mọc đầu mùa. Dù là nấu canh, nấu cháo, xào, kho hay nướng, nấm mối vẫn đứng vào hàng có đẳng cấp cao, mùi vị và chất lượng đều hơn hẳn các loài nấm khác.




Giải giao hữu bóng đá phong trào chào mừng kỷ niệm 73 năm Quốc khánh 2/9/1945 - 2/9/2018)
Thiết thực chào mừng kỷ niệm lần thứ 73 năm ngày Cách Mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945-19/8/2018) và Quốc Khánh Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2018).

"Nhà thông minh" - xu hướng mới thời công nghệ
Nhà thông minh (smarthome) là nơi có các thiết bị sử dụng điện năng (hệ thống đèn, hệ thống an ninh và các thiết bị điện tử gia dụng) đều được kết nối qua mạng internet. Nhờ đó, chủ nhân ngôi nhà có thể dễ dàng điều khiển mọi thiết bị trong nhà qua bảng điều khiển hoặc các thiết bị di động cầm tay.

Busadco tham gia cứu hộ khẩn cấp tuyến đê xung yếu tỉnh Cà Mau
Phương án khẩn cấp dựng kè bảo vệ đê biển Tây (tỉnh Cà Mau) của Công ty TNHH MTV Thoát nước và Phát triển đô thị tỉnh BR-VT (Busadco) vừa được UBND tỉnh Cà Mau lựa chọn triển khai ngay trong mùa mưa năm 2018 để chống lại nguy cơ sạt lở.

Ký kết thỏa thuận hợp tác về khoa học và công nghệ giữa tỉnh Ninh Thuận và Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam
Ngày 31-7, UBND tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ (KH&CN) Việt Nam tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác về KH-CN giai đoạn 2018-2022.

Tiếp cận phương thức sản xuất nông nghiệp 4.0
Nhằm phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao năng suất, chất lượng nông sản và tăng thu nhập cho người làm nông nghiệp, tỉnh BR-VT đang hướng đến nền nông nghiệp 4.0 (nông nghiệp thông minh).

Băng rừng cao su săn nấm mối ở Bà Rịa-Vũng Tàu
Những ngày tiết trời oi bức sau cơn mưa bất chợt, nấm mối đội đất nhú lên là lúc người dân tỏa đi khắp rừng cao su tìm kiếm.

Loài cây 20 năm mới "chửa, đẻ", muốn lấy nước phải trèo 2 lần
Cây thốt nốt hàng năm cho nước nhiều nhất là dịp tết và kéo dài cho đến tháng 5 Âm lịch. Muốn có một ký đường thơm ngon hoặc một ly nước thốt nốt ngọt ngào, người trồng phải trải qua nhiều gian nan vất vả.

Nhân giống thành công loài "cá tiến vua, sống chậm", thọ tới 50 năm
Qua nhiều lần thất bại, cuối cùng anh Trần Thanh Hải, cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bắc Mê (Hà Giang) cũng nhân giống nhân tạo thành công loài cá Bỗng. Đây là 1 trong những loài cá quý hiếm ở miền núi phía Bắc và được mệnh danh là "cá vua" có thể thọ trên 50 năm...

Cơ hội tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để phát triển KH-CN
Sự ra đời của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ (KH-CN) tỉnh đã mở ra cơ hội cho các tổ chức KH-CN và DN tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để nghiên cứu, đưa tiến bộ KH-CN vào phục vụ sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. 

Loài cây trồng cực dễ: Khó là dùng tay “se duyên” mới đậu quả mọng
Dưa gang Tây rất dễ trồng. Nếu thấy cây đã vươn ngọn thì bạn hãy làm nhanh 1 cái giàn để dưa leo kẻo nó bò lung tung. Khi cây đã lên giàn, thời gian có được những “đàn quả” căng mọng, ngon mắt sẽ nhanh thôi.

. Thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp công nghệ cao miền Trung - Tây Nguyên
Sáng 26-6, tại Đà Nẵng, Bộ NN-PTNT, UBND TP. Đà Nẵng phối hợp với Báo Nông Thôn Ngày Nay - Dân Việt tổ chức Hội thảo “Thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp công nghệ cao và sản phẩm an toàn miền Trung - Tây Nguyên”.

Hiệu quả cao nhờ ứng dụng khoa học trong trồng cây ăn trái
Xã Long Phước (TP.Bà Rịa) có nhiều loại cây ăn quả ngon như sầu riêng, măng cụt, chôm chôm... Tuy nhiên, do chưa thực hiện đúng kỹ thuật trồng, chăm sóc nên một số loại cây trồng có nguy cơ thoái hóa, năng suất, chất lượng quả giảm. Từ năm 2014, nhờ ứng dụng khoa học - kỹ thuật, những vườn cây này đã sinh trưởng tốt, hiệu quả kinh tế nâng lên rõ rệt.

Kết nối cố vấn khởi nghiệp và dự án khởi nghiệp
Ngày 15-6, Sở KH-CN đã tổ chức hội nghị “Kết nối cố vấn khởi nghiệp và dự án khởi nghiệp”. Tham dự hội nghị có 50 đại biểu là những doanh nhân khởi nghiệp thành công và các bạn trẻ đang tìm định hướng, cơ hội khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh. 

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật cải tạo và thâm canh vườn cây ăn quả xã Long Phước (TP.Bà Rịa)
Ngày 13-6, Sở KH-CN tổ chức đánh giá dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật cải tạo và thâm canh vườn cây ăn quả xã Long Phước, TP.Bà Rịa”. 

15 tỷ đồng cho dự án trồng chuối cấy mô và mít công nghệ cao
Ngày 25-5, Ban Giám đốc Công ty CP Cao su Thống Nhất cho biết: Công ty vừa được UBND tỉnh chấp thuận cho đầu tư dự án trồng chuối cấy mô và mít ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC) tại xã Đá Bạc, huyện Châu Đức. Diện tích sử dụng đất dự án là 73ha (chuyển đổi từ đất trồng cây cao su sang sản xuất nông nghiệp ƯDCNC), với tổng mức đầu tư 15 tỷ đồng.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong bảo quản, chế biến rau, củ, quả
Ngày 17-5, Sở KH-CN tổ chức hội thảo “Giải pháp ứng dụng công nghệ trong bảo quản, chế biến rau, củ, quả - kết nối DN, HTX với nhà khoa học”. 

Chế tạo máy sấy mực ống bằng công nghệ chân không cho tàu xa bờ
Sáng 15-5, Sở KH-CN tổ chức họp Hội đồng tư vấn đánh giá đề tài khoa học “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo, lắp đặt hệ thống sấy mực ống bằng công nghệ sấy chân không trên tàu khai thác xa bờ có năng suất 200kg/mẻ” do Phân viện nghiên cứu hải sản phía Nam chủ trì, ThS. Nguyễn Như Sơn làm chủ nhiệm đề tài.

CHÀO MỪNG NGÀY KH-CN VIỆT NAM (18-5): 3 doanh nghiệp BR-VT được trao Giải thưởng chất lượng quốc gia
“Giải thưởng chất lượng quốc gia” là giải thưởng uy tín do Bộ KH-CN tổ chức nhằm tôn vinh những DN đạt thành tích xuất sắc trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động. Trong số 73 DN đạt giải thưởng chất lượng quốc gia năm 2017 được công bố vào ngày 17-4-2018, tỉnh BR-VT có 3 DN đạt giải Bạc, gồm: Công ty CP LDT (đường số 6, KCN Đông Xuyên, TP.Vũng Tàu); Công ty CP Du lịch - Dịch vụ Dầu khí Việt Nam - OSC Việt Nam (số 2, Lê Lợi, TP.Vũng Tàu) và Công ty TNHH Thảo Nguyên (ấp Thị Vải, xã Mỹ Xuân, huyện Tân Thành).

Giải pháp công nghệ mới sử dụng trong công tác bảo vệ môi trường
Ngày 11-5, Sở KH-CN phối hợp với Trường đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh và Công ty TNHH Okasan Livic Việt Nam đã tổ chức giới thiệu công nghệ mới với các sản phẩm Rawmat HDB (thảm bentonite tiền chế) chống thấm bồn chứa.

Xây dựng thương hiệu cho nông sản BR-VT
Thực tế cho thấy, việc được cấp các văn bằng bảo hộ đã giúp nông sản BR-VT tăng thêm giá trị và dễ tiêu thụ hơn nhờ có thương hiệu. Do đó, hiện nay, các cơ quan chức năng đang đẩy mạnh xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh.

Nhân giống thành công "quái ngư" quý hiếm bậc nhất ở sông Lô
Từ 240 con giống ban đầu được nhân giống thành công năm 2015, đến nay Trung tâm Thủy sản tỉnh Tuyên Quang sản xuất được 10.000 con cá chiên giống. Cá chiên-loài cá có biệt danh “chúa tể” dòng sông "quái ngư" quý hiếm bậc nhất trên dòng sông Lô được nuôi ương thành công đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của ngành thủy sản tỉnh Tuyên Quang, giải quyết những khó khăn về con giống cho nhiều hộ nuôi cá...

Ứng dụng KH-CN trong phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu
Những năm gần đây, thiên tai và biến đổi khí hậu (BĐKH) đã ảnh hưởng trực tiếp đến BR-VT và các tỉnh phía Nam. Nhờ ứng dụng KH-CN, nhiều khu vực ven sông, biển đã giảm hẳn tình trạng sạt lở, người dân ở vùng nhạy cảm với BĐKH yên tâm hơn để sinh sống, sản xuất và kinh doanh.

Trường CĐ Kỹ thuật-Công nghệ BR-VT tăng cường hợp tác với đối tác Nhật Bản

Nhằm tăng cường quan hệ hợp tác giữa Trường CĐ Kỹ thuật - Công nghệ BR-VT (BCTECH) với đối tác Nhật Bản, từ ngày 5 đến 7-4, Đoàn công tác của BCTECH do ông Lê Duy Cầu, Hiệu trưởng nhà trường làm trưởng đoàn đã có chuyến thăm và làm việc tại Nhật Bản.



Nông nghiệp công nghệ cao thu hút doanh nghiệp
Thời gian gần đây, một số DN sau khi cổ phần hóa (CPH) đã mạnh dạn đa dạng hóa các lĩnh vực hoạt động, trong đó đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNUDCNC) được quan tâm hàng đầu. Điều này cho thấy NNUDCNC đang có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với DN. 

Hội nghị toàn quốc của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai: Giải pháp của Busadco tiếp tục gây ấn tượng
Trong khuôn khổ Hội nghị toàn quốc của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai được tổ chức ngày 29-3 tại Hà Nội, Công ty TNHH MTV Thoát nước và Phát triển đô thị tỉnh BR-VT (Busadco) đã tham gia triển lãm cấu kiện bảo vệ bờ sông hồ và đê biển và được đánh giá cao.

Đánh giá khả năng chịu tải của môi trường khu vực sông Cửa Lấp
Ngày 4-4, Phân viện Khoa học khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu (thuộc Viện Khoa học khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, Bộ TN-MT) đã trình bày đề cương đề tài “Đánh giá khả năng chịu tải của môi trường khu vực sông Cửa Lấp và các yếu tố ảnh hưởng” trước Hội đồng KH-CN tỉnh.

Sẵn sàng đầu tư lớn cho công nghệ xử lý chất thải hiện đại
Ngày 26-3, đồng chí Nguyễn Hồng Lĩnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã chủ trì cuộc họp Thường trực Tỉnh ủy về kế hoạch xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh BR-VT đến năm 2020.

PV GAS và VPI ký thỏa thuận hợp tác nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ
Ngày 26-3, Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) cho biết, đơn vị này và Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) đã ký thỏa thuận hợp tác nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ và dịch vụ dầu khí nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển trên cơ sở khai thác lợi thế về trình độ khoa học công nghệ, kinh nghiệm, nhân lực, năng lực trang thiết bị.  

Nghiên cứu khoanh vùng bờ biển an toàn cho người tắm
Ngày 22-3, Sở KH-CN và Hội đồng KH-CN tỉnh tổ chức cuộc họp đề xuất bổ sung đề tài “Nghiên cứu lắp đặt hệ thống phao tiêu khoanh vùng bờ biển an toàn dành cho người tắm biển” vào nhiệm vụ KH-CN cấp tỉnh năm 2018.

Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học: Cả 6 dự án của tỉnh BR-VT đều đoạt giải
Ngày 20-3, tại TP. Đà Lạt, Bộ GD-ĐT phối hợp UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức bế mạc và trao giải Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho HS trung học khu vực phía Nam năm học 2017-2018.

Ngỡ ngàng trước vườn rau hữu cơ “5 không”, bán chạy như tôm tươi
Ai cũng biết canh tác hữu cơ rất khó, nhưng cái được của nó rất lớn, nhất là cân bằng hệ sinh thái, dùng thiên địch bảo vệ cây trồng, đặc biệt không dùng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), giữ gìn sức khỏe cho người và đất… Vì lẽ đó, Sở NNPTNT Hà Nội đang tích cực đẩy mạnh xây dựng mô hình “5 không”.

Săn "quý ngư" bạc triệu nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt
Không có nhiều cá lăng, cá trình, cá quất hàng chục kg như ở sông Đà, sông Mê Kông hay sông Lam, nhưng ở sông Hồng, đoạn chảy qua địa phận tỉnh Lào Cai vẫn là “địa chỉ đỏ” cho những người mưu sinh bằng nghề săn “quý ngư”.

Nhiều dự án nông nghiệp CNC chờ được giao đất
Thời gian qua, dù có nhiều DN đăng ký đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNUDCNC), tuy nhiên đến nay vẫn còn quá ít dự án khởi động. Nguyên nhân chính là do chính sách về giao đất, cho thuê đất trong lĩnh vực này vẫn chưa hoàn thiện...

"Ruồi lính đen" - côn trùng mang lại nhiều lợi ích
Ông Đỗ Quang Cảnh (nhà ở ấp Sông Cầu, xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức) đã thành công mô hình nuôi sinh khối ấu trùng ruồi lính đen “Hermetia illucens” bằng bã dầu cọ, làm thức ăn cho gà và cá.

Trồng lúa lấy bột làm bánh
Đây là giống lúa nông dân đưa từ địa phương khác về trồng (OC10), lúa cho năng suất cao lại ít sâu bệnh. Lúa này xay bột gạo làm bánh rất lợi vì lượng bột nhiều hơn các giống lúa khác. Từ một hộ trồng, nhiều hộ khác trong làng lấy giống trồng theo.

Trồng sen cho thu nhập cao
Sen dễ trồng trên vùng đất Đồng Tháp Mười, ít sâu bệnh, vốn đầu tư thấp. 

Trải nghiệm một ngày tại vườn rau hữu cơ "6 không" của 2 thạc sĩ
Chúng tôi tìm đến vườn rau hữu cơ “6 không” nằm khép mình trong khu dân cư quận Tân Bình (TP.HCM). Đó là vườn rau Happy Vegi của Thạc sĩ hóa học Nguyễn Thị Quỳnh Viên và Ths.BS dinh dưỡng Trần Ngọc Diệp trồng hơn 10 loại rau ăn lá theo mùa...

Thúc đẩy phát triển doanh nghiệp khoa học - công nghệ
Thời gian qua, các doanh nghiệp khoa học – công nghệ (DN KH-CN) đã có nhiều đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của BR-VT nói riêng, cả nước nói chung. Năm 2018, Sở KH-CN và các sở, ngành liên quan tiếp tục triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển DN KH-CN. 

Ứng dụng công nghệ giải quyết "thách thức" trong dự báo thời tiết
Tại hội thảo “Nắm vững công nghệ và kiến thức để đáp ứng những thách thức trong kỷ nguyên mới của dự báo xoáy thuận nhiệt đới” do Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia tổ chức trong 2 ngày 26 và 27-2, ông Trần Hồng Thái, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhấn mạnh: Việt Nam đang tiếp nhận công nghệ dự báo rất mới, các kỹ thuật viễn thám vệ tinh... nhằm nâng cao chất lượng dự báo thời gian tới.

Phát động cuộc thi tài năng Robotacon tỉnh BR-VT lần thứ I
Ngày 23-2, Sở GD-ĐT có công văn yêu cầu Phòng GD-ĐT các huyện, thành phố và các trường THPT trên địa bàn tỉnh tuyên truyền và phát động cuộc thi tài năng Robotacon tỉnh BR-VT lần thứ I năm 2018. 

"Quái vật" bò ngang đường trong đêm lạnh là kỳ giông khổng lồ?
Như Danviet đã đưa tin, tối khuya ngày 3/2 vừa qua, anh Hoàng Sơn, dân tộc Tày, trú tại xóm Làng Giàng, huyện Văn Bàn (Lào Cai) đi họp đoàn thanh niên về tới bờ ao thì bắt gặp 1 con "quái vật" đen sì đang cố bò qua đường. Bài báo về con "quái vật" này được bạn đọc chia sẻ nhiều trên các trang mạng xã hội và rất nhiều thành viên vào tranh luận, gọi con cá lạ này với tên gọi khác nhau...

Cuộc thi KHKT dành cho HS trung học: Những dự án giàu tiềm năng
Sau Cuộc thi Khoa học Kỹ thuật (KHKT) dành cho HS trung học cấp tỉnh năm học 2017-2018, Ban tổ chức đã lựa chọn 6 dự án tham gia cuộc thi cấp quốc gia. Đây đều là những dự án giàu tiềm năng, có tính ứng dụng cao, thể hiện tâm huyết của những nhà khoa học nhỏ tuổi.

Công nghiệp 4.0 và cơ hội phát triển du lịch
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra tại các nước phát triển như Mỹ, châu Âu, một phần châu Á. Theo đó, ngành du lịch thế giới, trong đó có Việt Nam đã và đang được hưởng lợi từ cuộc cách mạng này. 

Cao thủ nhân giống thành công cây xáo tam phân, bán 2 triệu/cây
Từ một người không biết gì về cây dược liệu quý có tên xáo tam phân, ông Thiệu đã nghiên cứu và nhân giống thành công loại cây có nhiều công dụng đặc biệt này.

Ngừng rải vụ cây ăn trái để tránh hạn, mặn
Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) đã khuyến cáo các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long không tiến hành rải vụ, kích thích cây ăn trái ra hoa trong thời gian hạn hán, xâm nhập mặn khốc liệt như hiện nay.

Rừng gỗ quý tiền tỷ để dành, giờ chỉ "ăn" mật ong, dứa và cây dược liệu
Sở hữu một khu rừng rộng 3 ha trồng toàn giống cây gỗ bản địa qúy như lim, huỵnh, trầm gió…ông Đinh Hữu Sinh (50 tuổi) ở thôn Tân Tiến, xã Cao Quảng, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình chỉ cần thu những sản phẩm phụ dưới tán rừng cũng đã có cuộc sống sung túc…

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Khoa học công nghệ là động lực cho phong trào khởi nghiệp
Sáng 9-1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị tổng kết hoạt động KHCN năm 2017 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2018. 

Trồng cây dược liệu chữa bệnh sỏi thận, thu hàng trăm triệu mỗi năm
Nhờ tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, biến những diện tích đất trồng lúa bị bỏ hoang do hạn hán thành vùng sản xuất cây dược liệu, người dân thôn Yên Khánh, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh BR-VT: Nhiều ý tưởng, dự án có giá trị thực tiễn
Năm 2017, hoạt động của các cá nhân, DN khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại BR-VT diễn ra rất sôi động, tạo ra luồng gió mới về khởi nghiệp. Đáng chú ý, 19 dự án tham dự vòng chung kết cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh BR-VT năm 2017” cho thấy, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo không chỉ là phong trào mà đã đi vào đời sống xã hội.

CHUNG KẾT VÀ TRAO GIẢI CUỘC THI "KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TỈNH BR-VT NĂM 2017": Công nghệ tưới bù áp Asop cho cây đa niên đạt giải nhất
Ngày 5-1, Sở KH-CN đã tổ chức chung kết và trao giải cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh BR-VT năm 2017”. 

“Nông dân muốn giàu, nông nghiệp muốn thịnh, thì cần phải có HTX”
Từ khi Luật Hợp tác xã (HTX) năm 2012 có hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các HTX đã chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, so với yêu cầu và mục tiêu vẫn cần phải nỗ lực hơn. Để làm được, một trong những vấn đề mấu chốt là nhận thức của lãnh đạo chính quyền các cấp phải chuyển biến. Có như vậy, các chính sách hỗ trợ và phát triển HTX mới đi đúng hướng.

Thương hiệu gạo quốc gia: Nhiều ý kiến trái chiều
Nhằm phát triển thương hiệu gạo Việt trong bối cảnh sản phẩm đang chịu sức ép cạnh tranh mạnh mẽ ở thị trường trong nước và xuất khẩu, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN & PTNT) đang xây dựng Dự thảo về Quy chế quản lý nhãn hiệu chứng nhận quốc gia Gạo Việt Nam/Vietnam Rice. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều xung quanh Dự thảo này.

Hiệp hội ngành đã thể hiện hết vai trò?
Câu chuyện EU phạt “thẻ vàng” thủy sản Việt Nam, hay trước đó là 679 doanh nghiệp (DN) Việt bị hủy mã số kinh doanh nhập khẩu vào Mỹ (nhất là DN thủy sản, thực phẩm), khiến dư luận đặt dấu hỏi: ngoài trách nhiệm của cơ quan quản lý thì tiếng nói, vai trò hiệp hội ngành ở đâu để cho DN chịu trận?

Thủy điện và mặt trời
Ngay trước thềm cuộc họp Hội đồng lần thứ 24 của Uỷ hội sông Mê Kông, ngày 28 tháng 11 Liên minh Cứu sông Mê Kông (Save the Mekong Coalition) đưa ra Bản Tuyên bố bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về việc phát triển các dự án thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông.

Hiệp định CPTPP: Nông sản có nhiều khả năng bứt phá
Dù “cục diện” thiếu vắng Hoa Kỳ phần nào gây ra sự hẫng hụt, làm cho lợi ích mà Việt Nam được hưởng từ Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) giảm sút hơn hẳn so với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trước đây, tuy nhiên với nhiều thị trường lớn, nỗ lực để tận dụng tốt nhất lợi ích mà Hiệp định CPTPP đem lại là điều không thể lơ là.

Kỹ thuật gieo trồng cải mầm đá ở miền Bắc
Cải mầm đá là một món ăn ngon, đặc sản tuyệt vời của vùng đất Sapa mà bất cứ ai một khi đã ăn đều gây nghiện. Thường chỉ có vào mùa đông xuân ở Bắc bộ. hạt giống cải mầm đá trông cũng giống như hạt giống các loại cải thông thường, tuy nhiên để trồng ra được cái thân cây mập mạp ú na ú nần từng khúc từng khúc ấy không đơn giản, nắm vững kĩ thuật và thời vụ gieo trồng của nó sẽ giúp bạn thành công

Nên tạo sân chơi công bằng cho người trồng mía Việt Nam
Trong khi nhiều ở nhiều nước, nông dân trồng mía đường được Nhà nước hỗ trợ hết mức thì nông dân và doanh nghiệp ngành mía đường Việt Nam vẫn đang phải “tự bơi” vì chưa có chính sách hỗ trợ bài bản từ chính phủ nước nhà. Như vậy, liệu có sự công bằng cho ngành mía đường Việt Nam?

Bí quyết trồng rau mầm an toàn và hiệu quả
Rau mầm có giá trị dinh dưỡng cao gấp 5 lần rau trưởng thành; đặc biệt thời gian trồng rau mầm ngắn, chỉ 5 ngày là có thể thu hoạch mà không tốn nhiều công chăm sóc. Dưới đây là cách trồng rau mầm đơn giản tại nhà để có những khay rau tươi ngon, tốt cho sức khỏe.

Cho gà ăn, hi vọng đây là con đường thoát
Hôm nay, đang tìm hiểu về cây chùm ngây, thì em thấy thật đau lòng, loài cây "độ sinh", cứu đói lại làm chết ểu bao nhiêu người. Dinh dưỡng của cây chùm ngây là có thật, vậy tại sao nó lại không được đón tiếp? Chắc tại dân ta quá quen với nó, mà lại không có thói quen ăn nó. 
Nhưng cũng tình cờ em lại đọc được topic này, nghĩ ra một ý tưởng: người không ăn thì cho gà ăn, trước mắt là giải quyết "đầu ra" cho cái lá "hút khổ", sau này biết đâu lại tạo được thương hiệu "gà chùm ngây".
Dưới đây là bài viết em đọc được, nói về một người đã sưu tầm các loại cây đã được/ có tiềm năng dùng trong chăn nuôi, các bác cho ý kiến:
Rau cỏ tươi làm thức ăn cho gà:


7 loại thuốc trừ sâu thiên nhiên có thể tự chế tại nhà

Nước cây xoan, dầu khoáng nông nghiệp, trà hoa cúc… là những dung dịch tự chế giúp loại trừ sâu bệnh mà không gây hại cho môi trường.

Nước cây xoan (cây sầu đâu)

Người Ấn Độ cổ đại rất coi trọng chất dầu từ cây xoan bởi tác dụng đuổi các loài gây hại cho côn trùng. Thực tế, nước từ quả xoan và lá cây còn có thể làm dung dịch trừ sâu bởi chất đắng chứa bên trong.



khí canh trụ đứng
Phương pháp canh tác nông nghiệp không đất ngày càng là xu hướng của nền nông nghiệp xanh trong lòng thành phố. Các loại hình canh tác không đất như: thủy canh, khí canh…, trong đó thủy canh bao gồm: thủy canh tĩnh, thủy canh động và aqua. Thủy canh động bao gồm: thủy canh sàn ngang, khí canh trụ đứng. Tại sao phải chọn khí canh trụ đứng?

Lưu ý chăm sóc cây cam trong mùa thu đông
Vụ thu đông thời tiết khô hanh, cây cam trồng trên diện tích vườn đồi thường hay bị khô hạn do đất dốc nên phải tủ gốc để giảm thiểu sự bốc hơi nước ở gốc.

Bệnh chết nhanh cây tiêu

Đây là một trong những loại bệnh hại gây tốn nhiều chi phí cho người sản xuất và làm nhiều nhà vườn điêu đứng, nếu không biết áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật.

Triệu chứng và tác hại: Nấm bệnh gây hại trên rễ, thân, cành lá và chùm quả, nhưng phổ biến nhất là ở phần thân nằm trong đất, nơi tiếp giáp với mặt đất. Thường vào mùa mưa, bệnh tấn công vào hầu hết các bộ phận của cây tiêu, làm các bộ phận trên mặt đất héo nhưng vẫn giữ màu xanh, sau đó lá và đốt cành có thể rụng hoặc héo khô cùng với dây tiêu.



Cây thảo mộc làm thuốc BVTV

Khi pha chế và sử dụng các loài thuốc từ cây thảo mộc có thể cho thêm một ít xà phòng hoặc dầu khoáng nhằm làm tăng độ bám dính của thuốc.

Sử dụng các loài cây thảo mộc có chứa chất độc làm thuốc trừ sâu vừa có tác dụng tiêu diệt sâu hại cây trồng vừa khắc phục được những mặt trái do thuốc BVTV có nguồn gốc hóa học gây nên.



Kỹ thuật mới canh tác bắp lai

Viện KHKT nông nghiệp miền Nam đã áp dụng biện pháp canh tác mới trên đồng ruộng: Đào rãnh sâu 30cm, rộng 30cm; luống rộng 1,2m, gieo 68 - 70cm x 20cm (hàng x cây); gieo hạt và tỉa đảm bảo 1 cây/hốc, tỉa thưa cây bắp giai đoạn từ 10 - 14 ngày tuổi.



Trồng dưa kim cô nương, kim hoàng hậu tết này ăn đủ
Dưa lê vỏ vàng hay còn gọi đến bằng những cái tên mỹ miều như giống dưa kim cô nương, hoàng kim, kim hoàng hậu . Đây thực chất là họ dưa lê, tùy chủng giống sẽ có ruột vàng, hồng, trắng hay xanh trắng tùy loại . trái to nặng từ 1kg đến hơn 3kg tùy loại. thường các giống đài loan thì chỉ nặng trên 1, 2kg, còn các giống như của Nhật, mã lai, thái có thể trên 3kg.

Sự khác biệt giữa Phân Hóa Học và Phân Hữu Cơ
Nhằm vận động nông dân trồng tiêu quá lệ thuộc vào phân bón hóa học chuyển hướng sang canh tác theo lối hữu cơ bền vững, giảm thiểu tác động gây hại lên môi trường, Rau Xanh Việt đã sưu tầm những bài viết để thể hiện mục tiêu trên.

Bệnh loét cây cam, quýt
Cam, quýt là các cây trồng nông nghiệp cho giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, sâu bệnh hại là một trong những yếu tố gây cản trở sản xuất và làm tăng chi phí giá thành. Một trong những bệnh hại nguy hiểm trên cam, quýt là bệnh loét.

Một số giống bắp cải nhập nội chất lượng


Kinh nghiệm gieo mạ khay cấy máy
Mạ gieo khay để cấy máy là một phương thức gieo cấy mới đối với nông dân tỉnh Thái Bình. Cấy máy giúp nông dân giảm công cấy, thời gian nhanh hơn mà vẫn đảm bảo được kỹ thuật.

Giải pháp kỹ thuật cho trà lúa mùa sớm
Kinh nghiệm cho thấy vụ lúa xuân muộn, mùa sớm có nhiều điều kiện thâm canh cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao, trà lúa mùa sớm cấy kết thúc trước 5/7. Vì vậy để thu hoạch lúa xuân đạt năng suất cao và khắc phục khó khăn về thời vụ lúa mùa sớm trồng cây vụ đông cần thực hiện đồng thời, khẩn trương các giải pháp sau:

Nghệ vào mùa bán chẳng ai mua
Hàng trăm hecta cây nghệ tại huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai, sắp đến ngày thu hoạch nhưng lại không biết bán cho ai? Việc này khiến cho nông dân huyện Chư Pưh đang đứng ngồi không yên, loay hoay tìm đầu ra cho cây nghệ.

Trồng màu ứng phó với hạn, mặn
Một trong các giải pháp là những nơi nào thiếu nước sản xuất lúa, đất không nhiễm mặn quá 0,2 phần nghìn, nên chuyển đổi sang các cây trồng cạn như bắp (ngô), mè (vừng), đậu nành (đậu tương).

Trồng sa nhân cho hiệu quả kinh tế cao
Sa nhân thuộc loại cây thân thảo cao khoảng hai đến ba mét, nhìn gần giống như cây riềng nhưng rễ không phát triển thành củ mà bò lan dưới lớp đất mỏng, có khi nổi lên trên mặt đất.

Đổi đời nhờ xây dựng nông thôn mới: Thuyết phục bằng mô hình thực tế
Ở Hà Giang, vận động bà con đồng bào dân tộc thiểu số Mông, Dao, Tày, Nùng… hùn vốn, góp đất làm kinh tế rất khó.

Cả ấp khấm khá lên nhờ vườn sơ ri ngày một xum xuê
Lâu nay, ai cũng nghĩ rằng sơ ri là đặc sản của xứ Gò Công (Tiền Giang). Gò Công là quê hương của cây sơ ri, nhưng thực ra sơ ri có mặt rải rác ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Một thời giá sơ ri bấp bênh nên nhiều nhà vườn đã chuyển sang cây khác. Nhưng...

Tây Nguyên trúng đậm sầu riêng
Thời điểm hiện nay, bà con nông dân các tỉnh Tây Nguyên đang bước vào mùa thu hoạch sầu riêng với tâm lý phấn khởi bởi mùa vụ năm nay sầu riêng nơi đây đang trúng đậm.

Hào hứng trồng lúa sạch - cơ hội làm giàu
Mô hình trồng lúa hữu cơ ở xã Mỹ Lộc, huyện Tam Bình (Vĩnh Long) đang được cộng đồng rất quan tâm. Đây là mô hình đầu tiên ở địa phương này sản xuất lúa theo quy trình sạch và được bao tiêu sản phẩm sau thu hoạch.

Giúp tỉnh Xiêng Khoảng cải tạo đàn bò, thành công bước đầu
Trong khuôn khổ dự án “Xây dựng Trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp, tỉnh Xiêng Khoảng, nước CHDCND Lào"...

Cuộc cách mạng thứ hai với “nước gấc, rau má, mâm xôi”


Lạ đời nông dân trồng đủ loại hoa, để mời côn trùng đến vườn tiêu
Vài năm trước, nhà vườn trồng tiêu ở các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu… chỉ chăm chăm “trồng trụ giâm dây” để mở rộng diện tích thì nay, nhiều hộ quan tâm hơn tới việc trồng tiêu sạch, sản xuất bền vững.

Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Phân Trùn Quế, Dịch Trùn Quế
Phân trùn quế hay dịch trùn quế là loại phân bón hữu cơ vi sinh cao cấp, không chứa các hoá chất độc hại. Phân trùn quế còn là loại phân bón sạch không gây hại cho người bón phân cũng như mang tính thân thiện với môi trường. Tuy nhiên để đạt hiệu quả và năng suất cây trồng tốt nhất bạn cũng cần quan tâm một số lưu ý khi sử dụng phân trùn quế-dịch trùn quế.

Permaculture, mô hình Vườn rừng sinh thái, nông nghiệp tự nhiên và hữu cơ

Chào bà con và các bạn quan tâm đến rau sạch, nông nghiệp bền vững, nông nghiệp hữu cơ, và các mô hình nuôi trồng phối hợp rừng - vườn - ao - chuồng. Mình muốn giới thiệu và thảo luận với các bạn về mô hình "permaculture", một mô hình nông nghiệp bền vững mô phỏng theo các hệ sinh thái trong tự nhiên.

Trước hết mình xin nói về 2 từ khoá quan trọng là "tính bền vững" và "hệ sinh thái":



Làm cách nào hạn chế được bọ xít muỗi hại chè?


Có thể nuôi bò bằng bèo tươi được không?
Nếu bò chịu ăn bèo thì có thể cho ăn bình thường, vì đây là một loại thức ăn thô xanh, tuy nhiên cần bảo đảm vệ sinh trước khi sử dụng.

Tìm hiểu phương pháp tưới nhỏ giọt cho cây ăn quả


Kỹ thuật trồng lan hồ điệp đúng cách ra hoa to và đẹp
Hiện nay tại thị trường Việt Nam, Lan hồ điệp được trồng chủ yếu ở Xứ sở sương mù Đà Lạt, có khí hậu ẩm và lanh, là điều kiện thích hợp để trồng hoa lan hồ điệp , để có được điều kiện phù hợp cho sinh trưởng, phát triển tốt, ra hoa đúng thời vụ cần rất nhiều điều kiện do đó cần phải có các thiết bị kèm theo như thiết bị tăng nhiệt, thiết bị giảm nhiệt, thiết bị điều chỉnh ánh sáng. Lan hồ điệp ra hoa thường có rất nhiều màu, các màu hoa lan chủ đạo hiện nay như tím, trắng, vàng, hồng phấn, cam, đỏ, xanh,.. mỗi cây hoa thường có từ 5-10 bông trên mỗi cành.

Phương pháp vắt và bảo quản sữa bò
Sữa bò có nhiều giá trị dinh dưỡng, để đảm bảo sữa đạt tiêu chuẩn, cần tuân thủ quy trình vắt và bảo quản đúng cách.

Chi phí đầu tư tưới nhỏ giọt rải dọc luống cho cây trồng dưa leo
Áp dụng dây tưới nhỏ giọt dải luống 16mm chủ yếu cho cây trồng lên mô hình theo luống và có khoảng cách cây cố định. Vì dây nhỏ giọt 16mm được thiết kế các lỗ nhỏ giọt theo tiêu chuẩn như khoảng cách 15cm, 20cm, 30cm, 40cm, 50cm, 1 mét và mỗi loại dây có độ dày khác nhau. Một số cây trồng điển hình như cây: Dưa leo, măng tây,dâu tây, cà chua, hoa màu...

700 đồng một lá tía tô xuất sang Nhật

Loại tía tô màu xanh được chọn lọc từng lá với kích cỡ bằng nhau, không rách nát khi xuất khẩu sang Nhật Bản có giá 500-700 đồng mỗi lá. 



Nhập khẩu phân bón, thuốc trừ sâu giảm mạnh
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 6 tháng đầu năm, cả nước đã giảm nhập khẩu hơn 20% giá trị phân bón và gần 13% giá trị thuốc trừ sâu cùng nguyên liệu so với cùng kỳ 2015.

Ốc đồng


Nông nghiệp 'nghiện' hóa chất độc hại

Với hàng trăm ngàn tấn hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) được nhập về và sử dụng mỗi năm, nhiều chuyên gia cho rằng môi trường bị ô nhiễm, sức khỏe người dân bị ảnh hưởng.



Cách phân biệt thịt nai giả và thịt nai thật
Hiện nay trên thị trường thịt đặc sản tại Việt Nam nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng vẫn tràn lan hiện tượng bán thịt giả như thịt đà điểu, thịt nai, cá sấu, lạc đà… Để giúp người tiêu dùng tránh mua phải thịt nai giả có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe, Thực phẩm MANA xin gửi đến quý khách một vài thông tin giúp phân biệt thịt nai thật và giả trên thịt trường.

Chuẩn bị ao nuôi các sặc rằn
Ao của tôi thuộc xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi, TP HCM, là khu vực nhiễm phèn. Trước đây chủ cũ nuôi cá sặc rằn, cho ăn phân heo. Sau khi mua lại tôi đã cho nạo vét, rải vôi và phân chuồng. Ban đầu thì thấy nước có màu xanh đọt chuối, đang chuẩn bị thả cá (tôi tính nuôi cá sặc rằn như chủ cũ vì nghe nói loại này chịu phèn và dễ nuôi) nhưng vài ngày sau thấy nước khá trong, tôi đo độ pH thì kết quả là 5,1 nên vẫn chưa dám thả cá.

Nuôi ếch cho ăn tỏi thu nhập cao
Để phòng và điều trị bệnh cho ếch, anh Vũ Cao Thăng (Ninh Bình) cho ăn tỏi đều đặn 15 ngày một lần, giúp đàn ếch hàng vạn con đạt sản lượng tốt, đem lại thu nhập tiền tỷ mỗi năm.


Tổ ĐB HĐND phường Kim Dinh tổ chức tiếp xúc cử tri khu phố Kim Sơn chuẩn bị kỳ họp thứ ba.

Tối ngày 24 tháng 11 năm 2016, Tổ ĐB HĐND phường Kim Dinh trúng cử tại khu phố Kim Sơn tổ chức tiếp xúc cử tri khu phố Kim Sơn chuẩn bị kỳ họp thứ ba.



Tất bật chuẩn bị hoa Tết năm 2017

Thời điểm này, nhiều hộ trồng hoa trên địa bàn phường Kim Dinh đang tất bật xuống giống, chuẩn bị hoa bán vào dịp Tết. Đa số nông dân trồng các giống hoa phổ biến có giá bình dân với số lượng tăng cao hơn mọi năm.



Cặp bưởi có bản đồ Việt Nam giá 3 triệu đồng
Để chuẩn bị cho thị trường tết Đinh Dậu 2017, ông Ngô Văn Sơn ở Đồng Nai đã mày mò sáng tạo ra hàng trăm cặp bưởi hồ lô mang tên Tài Lộc, thỏi vàng, bản đồ Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Đẩy mạnh sản xuất theo VietGAP

Trong những năm qua, Sở KH-CN đã xây dựng nhiều mô hình sản xuất các loại rau, quả chủ lực theo chuẩn VietGAP. Từ đó, giúp nông dân làm quen với việc sản xuất an toàn, ứng dụng khoa học kỹ thuật để có sản phẩm chất lượng, ổn định thị trường tiêu thụ.



Trồng cỏ bồ công anh để sản xuất cao su
Các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Ohio đã phát triển được giống cỏ bồ công anh chứa cao su tự nhiên ở trong rễ. Đây là loại cỏ dại tràn ngập các vùng ngoại ô, có thể trở thành cây cao su thế hệ mới. Nhóm nghiên cứu đang tìm cách cải tiến giống cỏ này để nó có thể sinh trưởng nhanh và hiệu quả đến mức trở một nguồn cao su bền vững.

Biến khí thải CO2 thành nhiên liệu
Khi các nhà khoa học và các nhà hoạch định chính sách trên toàn thế giới đang cố gắng hạn chế tốc độ gia tăng biến đổi khí hậu và tập trung vào thủ phạm chính là carbon dioxide (CO2).

Chất xúc tác cho nhựa phân hủy sinh học mới được tạo ra
Sự phát triển của nhựa có nguồn gốc dầu mỏ là một trong những thành tựu huy hoàng của thế kỷ 20. Với tính chất cơ học đặc biệt và giá thành không đắt đã làm cho chúng trở thành nguyên liệu phổ biến trong cuộc sống hàng ngày.

Cải thiện khả năng học hỏi bằng quế

Theo nghiên cứu mới của tiến sĩ Kalipada Pahan, một nhà thần kinh học tại Đại học Rush vàdsdrte Trung tâm Y tế Jesse Brown VA ở Chicago, ăn quế có thể giúp cải thiện được khả năng học hỏi. Hiện tại, ông nhận ra rằng những con chuột "học chậm" đã làm tốt hơn trong việc tìm cách đi qua các mê cung, sau một tháng ăn loại gia vị này.




Cải thiện khả năng học hỏi bằng quế

Theo nghiên cứu mới của tiến sĩ Kalipada Pahan, một nhà thần kinh học tại Đại học Rush vàdsdrte Trung tâm Y tế Jesse Brown VA ở Chicago, ăn quế có thể giúp cải thiện được khả năng học hỏi. Hiện tại, ông nhận ra rằng những con chuột "học chậm" đã làm tốt hơn trong việc tìm cách đi qua các mê cung, sau một tháng ăn loại gia vị này.




Nghiên cứu, nhân rộng mô hình nuôi tôm sinh học tại Hà Tĩnh

Dự án nuôi tôm an toàn sinh học, do Công ty CP xây dựng Tiến Đạt và Công ty TNHH đầu tư thủy sản Nam miền Trung (Bình Thuận) hợp tác đầu tư, vừa được triển khai tại xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh.



Hợp kim mới bền cứng gấp bốn lần titan
Một khám phá ngẫu nhiên trong một phòng thí nghiệm vật lý tại Đại học Rice đã đưa đến một vật liệu siêu cứng có thể chiếm ngôi của titan hiện thường được sử dụng để thay thế cho đầu gối và hông.

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp thủy lợi kết hợp nông nghiệp để ứng phó với hạn hán và xâm nhập mặn tại các tỉnh ven biển đồng bằng sông Hồng
Năm 2015, nhóm nghiên cứu do TS.Vũ Thế Hải, Viện Nước tưới tiêu và môi trường - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đứng đầu đã nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp thủy lợi kết hợp nông nghiệp để ứng phó với hạn hán và xâm nhập mặn tại các tỉnh ven biển đồng bằng sông Hồng” nhằm đánh giá được nguyên nhân, mức độ hạn hán, xâm nhập mặn và các tác động tới sản xuất nông nghiệp, thủy sản ở các tỉnh ven biển vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH).

Chim biển có thể giúp nâng cao độ chính xác của dự báo thời tiết
Chim hải âu lớn (wandering albatross) có thể bay được hơn 16.000 km mà không hạ cánh - bằng khoảng cách từ TP. New York (Mỹ) đến TP. Sydney (Úc). Như vậy, chim biển, cùng với loài hải âu mặt trắng và Hải âu Laysan, là những ứng cử viên lý tưởng cho nỗ lực nghiên cứu nhằm lập bản đồ tốc độ gió trên đại dương.

Hai loại thuốc trừ sâu neonicotinoid có thể ảnh hưởng đến ong mật đực
Ong mật đực có thể bị ảnh hưởng bởi hai loại thuốc trừ sâu neonicotinoid, do làm giảm tuổi thọ và số lượng tinh trùng sống của chúng. Cả hai loại thuốc trừ sâu hiện nay bị cấm ở châu Âu. Các nhà nghiên cứu từ Bern, Thụy Sĩ, cùng với các đối tác đến từ Thái Lan và Đức, kêu gọi đánh giá kỹ hơn những rủi ro môi trường của các neonicotinoid này.

Chim bồ câu ở thành phố giúp các nhà nghiên cứu theo dõi ô nhiễm chì
Một nghiên cứu mới của Hoa Kỳ đã chứng minh hàm lượng độc tính trong chim bồ câu ở thành phố là tín hiệu tốt để xác định nguy cơ nhiễm độc chì ở trẻ em

Không cần chặt phá rừng để sản xuất thêm lương thực
Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc (LHQ), sự hợp tác giữa lĩnh vực nông nghiệp và lâm nghiệp có thể giúp cải thiện các kết quả về kinh tế và xã hội bao gồm cả an ninh lương thực.

Sản xuất nước sạch từ những giải pháp có thể
Có một sự kỳ thị đối với việc sử dụng nước thải đã qua xử lý để làm nước uống. Người dân không quan tâm đến cách thức mà nước thải được xử lý sạch như thế nào, mà họ quan tâm nhiều đến nguồn gốc của nước. Hầu hết mọi người không muốn sử dụng nguồn nước thải có chứa nước tiểu, vi khuẩn hay các nguyên liệu vô cơ khác đã qua xử lý để làm nước máy sử dụng cho sinh hoạt của họ.

Nhiều đề tài, dự án công nghệ sau thu hoạch giúp nâng cao giá trị nông sản
Theo Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), sau 5 năm triển khai, Chương trình Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sau thu hoạch giai đoạn 2011-2015 (KC07/11-15) đã có nhiều đề tài/dự án đạt kết quả tốt, góp phần quan trọng vào thúc đẩy sản xuất và nâng cao giá trị nông sản trong nước.

Dưa mèo - món ngon nơi miền biên giới
Em gái tôi sau gần một tuần từ xuôi lên thăm anh chị ở Lai Châu, được dẫn đi chợ phiên ở xã Dào San, huyện Phong Thổ và chợ San Thàng … ngay lập tức đã “mê” món dưa mèo – thứ quả đặc trưng các xã vùng cao biên giới.

Chế tạo lót mặt đàn hồi nhằm nâng cao giá trị sử dụng cho giầy sản xuất trong nước
Sau gần 2 năm (từ tháng 4/2013 đến tháng 12/2014), nhóm nghiên cứu của Viện nghiên cứu da - giầy đã hoàn thành Đề tài: “Nghiên cứu chế tạo lót mặt đàn hồi nhằm nâng cao giá trị sử dụng cho giầy sản xuất trong nước”.

Ra mắt kính tiết kiệm năng lượng do Việt Nam sản xuất
Dự án “công nghệ cao” dây chuyền sản xuất kính tiết kiệm năng lượng của Viglacera tại Bình Dương chính thức hoàn thành và đi vào sử dụng từ ngày 25/7/2016.

Nhiều hạn chế trong hỗ trợ doanh nghiệp khoa học và công nghệ phát triển
Theo Chiến lược phát triển Khoa học và Công nghệ (KH&CN) giai đoạn 2011-2020, mục tiêu đến năm 2015 sẽ có ba nghìn doanh nghiệp KH&CN, đến năm 2020 sẽ có năm nghìn doanh nghiệp KH&CN. Nhưng hiện nay, các chính sách ưu đãi dành cho doanh nghiệp KH&CN còn hạn chế, trùng lặp, nhất là gặp nhiều rào cản từ cơ chế, chính sách, cho nên, tính đến cuối năm 2015, cả nước mới có 204 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận là doanh nghiệp KH&CN.

Tìm giải pháp chống hạn bền vững cho vùng Tây Nguyên
Ngày 22/7/2016, tại TP PlâyCu (Gia Lai), Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, phối hợp Trung tâm Con người và Thiên nhiên, Mạng lưới sông ngòi Việt Nam, tổ chức Hội thảo “An ninh nguồn nước phục vụ phát triển KT-XH vùng Tây Nguyên”. Tham dự hội thảo, có lãnh đạo Ban Chỉ đạo Tây Nguyên; các nhà khoa học đến từ các học viện, Viện điều tra quy hoạch, Viện nuôi trồng thủy sản; các trường đại học trên cả nước.

Chất thải dầu ô liu tạo ra các phân tử có ích cho ngành công nghiệp hóa chất và thực phẩm
Các nhà khoa học Tây Ban Nha đã tìm ra cách biến đổi phụ phẩm thải loại từ quy trình sản xuất dầu ô liu thành chất hoạt tính sinh học và monoglyxerit, các phân tử rất có ích cho ngành công nghiệp hóa chất và thực phẩm.

Đa dạng sinh học trên toàn cầu giảm xuống dưới ngưỡng an toàn
Theo một nghiên cứu của trường Đại học London, phạm vi mất đa dạng sinh học trên toàn cầu có thể ảnh hưởng xấu đến chức năng của hệ sinh thái và tính bền vững của xã hội loài người.

Hàng chục héc ta lúa chết non tại Tiền Giang: Do mặn hay phân?
Hàng chục hécta lúa non của bà con nông dân tại “Cánh đồng liên kết” (CĐLK) ấp 4, xã Mỹ Thành Bắc, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) đang xanh tốt bỗng ngả sang màu vàng hoe, héo úa rồi chết lụn dần sau khi bón phân. Nhiều nông dân bức xúc cho rằng lúa chết do phân bón, còn nhà sản xuất phân cho rằng do ảnh hưởng hạn - mặn…

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học tạo chế phẩm Trichoderma và vi khuẩn mang peptid tái tổ hợp phòng trừ nấm mốc Aspergillus flavus nhằm làm giảm thiểu độc tố Aflatoxin trên lạc
Năm 2015, nhóm nghiên cứu do TS. Nguyễn Thị Thanh, Trường Đại học Vinh,Bộ Giáo dục và Đào tạo đứng đầu đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học tạo chế phẩm Trichoderma và vi khuẩn mang peptid tái tổ hợp phòng trừ nấm mốc Aspergillus flavus nhằm làm giảm thiểu độc tố Aflatoxin trên lạc” với mục tiêu cung cấp số liệu cho khoa học và đa dang các chủng nấm, khả năng ứng dụng của nấm đối kháng Trichoderma để kiểm soát sinh học chủng Aspergilus flavus ở Nghệ An, vùng Bắc Trung Bộ và Việt Nam.

Nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (Theobroma cacao L.) chuyển gen
Năm 2015, nhóm nghiên cứu đứng đầu là TS. LÊ THỊ THU HIỀN, Viện Nghiên cứu Hệ gen, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, đã nghiên cứu thành công đề tài “Nghiên cứu tái sinh in vitro và tạo cây ca cao (Theobroma cacao L.) chuyển gen” nằm trong chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020 với mục tiêu là xây dựng được quy trình tái sinh in vitro và tạo cây ca cao chuyển gen.

Đầu tư nông nghiệp công nghệ cao: Liệu cơm gắp mắm
Mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng tại Trung tâm Ứng dụng công nghệ sinh học Đồng Nai. 
Đồng Nai đang triển khai một số 
dự án lớn với nhiều chính sách hỗ trợ nhằm thu hút đầu tư và phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Cái khó là nông dân chưa có môi trường thật sự thuận lợi, nhất là thị trường cho sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao.


Trồng cà tím xen canh

Năm ngoái, tôi trồng bí xen canh trong vườn thanh long; thấy dễ ăn. Tuy nhiên, ta không thể trồng lien tục một loại cây trên cùng khu đất, vì dễ nhiễm sâu bệnh lưu cửu. Do vậy mà tôi đã tìm loại cây khác thay thế để trồng xen canh cho năm sau.

 



Báo cáo chuyên đề “Một số chế phẩm Sinh – Hóa học mới phục vụ cho canh tác CNC và ứng phó với điều kiện biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp”
Ngày 10/6 tại xã Sông Xoài (huyện Tân Thành) Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN (Sở KH&CN) phối hợp Hội Nông dân huyện Tân Thành tổ chức buổi báo cáo chuyên đề “Một số chế phẩm Sinh – Hóa học mới phục vụ cho canh tác CNC và ứng phó với điều kiện biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp”. Báo cáo viên là TS. Nguyễn Đăng Nghĩa – GĐ Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn Nông nghiệp Nhiệt đới. 

Nghiên cứu chọn tạo dòng gà ri

Năm 2014, nhóm nghiên cứu tại Viện Chăn nuôi do TS. Ngô Thị Kim Cúc dẫn đầu đã thành công trong việc nghiên cứu chọn tạo dòng gà ri.



Những công nghệ trồng rau sạch kiểu mới
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, các nhà nghiên cứu đã sáng tạo ra nhiều cách trồng rau mới không cần sử dụng đến đất và thậm chí là ánh sáng mặt trời, thúc đẩy công cuộc trồng rau sạch trên toàn thế giới.

Bài học đắt giá của dược sĩ dành 5 tỷ làm rau sạch
Người trồng rau organic ngoài việc chống chọi với sâu bệnh còn phải đối diện với mức tiêu thụ thấp do mẫu mã kém bắt mắt, trong khi giá thành lại cao.

Phát hiện cách khai thác tối đa năng lượng Mặt Trời
Nhóm các nhà khoa học của Viện nghiên cứu MIT (Mỹ) đã phát hiện một số phương pháp có thể chuyển đổi năng lượng Mặt Trời thành điện năng hiệu quả hơn trước.

Nghiên cứu công nghệ sản xuất keratinase ứng dụng trong chế biến lông vũ làm thức ăn bổ sung trong chăn nuôi
Xuất phát từ nhu cầu sản xuất bột lông vũ trên thị trường lớn, đặc biệt là bột lông vũ dễ tiêu hóa sử dụng trong chăn nuôi gia cầm, gia súc, năm 2015, TS Nguyễn Huy Hoàng đến từ Viện nghiên cứu gen, VAST cùng các đồng nghiệp đã tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu công nghệ sản xuất keratinase ứng dụng trong chế biến lông vũ làm thức ăn bổ sung trong chăn nuôi”

Nghiên cứu một số yếu tố gây bệnh cúm lợn và biện pháp phòng, chống
Vừa qua, ThS Trịnh Thị Tuyết và các cộng sự Chi cục Thú y Hải Phòng đã báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài “Sự lưu hành virus, xác định một số yếu tố nguy cơ gây bệnh cúm lợn và đề xuất biện pháp phòng, chống bệnh” trước Hội đồng KH&CN cấp thành phố. Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hải Phòng Đinh Công Toản làm Chủ tịch Hội đồng đánh giá.

Sạc điện thông minh
Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Bristol, vừa giới thiệu một giải pháp mới cho phép bạn có thể chia sẻ pin điện thoại của mình cho người khác mà không cần sử dụng một bộ nguồn nào cả.Thiết bị có tên gọi là PowerShare, nó hỗ trợ điện thoại hoặc đồng thông minh chuyển giao năng lượng với các thiết bị chỉ bằng cách chạm vào chúng lại với nhau.

Sáng chế gỗ trong suốt
Các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Maryland (Hoa Kỳ) đã sáng chế ra một loại gỗ trong suốt, loại gỗ này có thể ứng dụng vào chế tạo đồ gia dụng và vật liệu xây dựng.

'Anh em nhà Samsung' chi triệu USD trồng ớt ở Việt Nam
Ngoài việc chi hàng triệu USD để đầu tư trồng 10ha ớt tại Việt Nam, đại gia Hàn Quốc còn tham vọng chuyển vùng nguyên liệu ớt tại Trung Quốc về Việt Nam.


Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển chăn nuôi trâu, bò thịt ở các tỉnh miền núi phía Bắc

Năm 2015, nhóm nghiên cứu do ThS. Nguyễn Thức Thi, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tiến hành nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển chăn nuôi trâu, bò thịt ở các tỉnh miền núi phía Bắc nhằm góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân khu vực này và khai thác lợi thế so sánh về khả năng thích nghi chăn nuôi trâu, bò thịt ở các tỉnh vùng miền núi phía Bắc, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hàng hóa.



Khai thác và phát triển các nguồn gen lúa đặc sản Tan nương, Khẩu mang, Khẩu ký, Khẩu nẩm pua phục vụ các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam
Lúa là loại cây trồng quan trọng bậc nhất, vừa cung cấp nguồn lương thực chính, vừa là nông sản xuất khẩu có kim ngạch lớn hiện nay ở nước ta. Từ một nước thiếu lương thực, Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, việc sản xuất và tiêu thụ gạo hiện nay đang phải đương đầu với nhiều khó khăn và thách thức do cạnh tranh thị trường, nhu cầu về chất lượng gạo ngày càng tăng. Yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng gạo là giống, nhưng các giống mới cho năng suất cao thì chất lượng thường lại kém.

Khai thác và phát triển nguồn gen lợn hung tỉnh Hà Giang

Trên thế giới, chăn nuôi lợn là ngành kinh doanh lớn, thịt lợn chiếm 40% tổng lượng các loại thịt (thịt bò 31%, thịt gia cầm 23%, thịt cừu 6%). Ở Việt nam, chăn nuôi lợn là nghề truyền thống của hàng triệu hộ nông dân và quan trọng nhất: thịt lớn chiếm 74% tổng lượng các loại thịt tiêu thụ của cộng đồng.



Nghiên cứu các giải pháp KH&CN phát triển thanh long ở các tỉnh phía Bắc
Đề tài “Nghiên cứu các giải pháp KH&CN phát triển thanh long ở các tỉnh phía Bắc” (mã số KC06.17/11-15), do TS. Nguyễn Quốc Hùng làm Chủ nhiệm, Viện Nghiên cứu rau quả (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) chủ trì, với mục tiêu tổng quát: Tuyển chọn được giống và xây dựng được quy trình kỹ thuật canh tác thích hợp cho sản xuất thanh long ở các tỉnh phía Bắc, năng suất cao, đạt chất lượng xuất khẩu.

Hoàn thiện công nghệ thiết kế, chế tạo, hướng dẫn lắp đặt và quản lý vận hành bơm tủy luân cải tiến phục vụ cấp nước cho các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên
Cấp nước cho các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên đã và đang được Chính phủ, Bộ, ngành Thủy lợi - Thủy điện quan tâm rất nhiều. Nước cho sinh hoạt và trồng trọt rất cần thiết cho người dân nơi đây, để đưa nước từ sông suối lên vị trí sinh hoạt, trồng trọt là cả một bài toán lớn.

Nghiên cứu xây dựng hệ thống dự báo, cảnh báo hạn hán cho Việt Nam với thời hạn đến 3 tháng
Năm 2015, nhóm nghiên cứu do TS. Nguyễn Văn Thắng thuộc Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu - Bộ Tài nguyên và Môi trường đứng đầu đã tiến hành nghiên cứu xây dựng hệ thống dự báo, cảnh báo hạn hán cho Việt Nam với thời hạn đến 03 tháng.

Chi phí-hiệu quả của các chương trình bệnh động vật 'không rõ ràng'

Trong một báo cáo mới, Tòa án châu Âu của Kiểm toán viên (ECA) đã nói rằng chi phí-hiệu quả của các chương trình bệnh động vật là “không rõ ràng", và đưa ra các khuyến nghị để cải thiện.



Lên núi lập trang trại gà Lạc Thủy
Không chỉ chọn giống gà hiếm để nuôi, chủ trang trại gà Lạc Thủy ở Quảng Ngãi còn áp dụng hình thức kinh doanh khá lạ là bán con chứ không bán theo kg.

Nghiên cứu công nghệ sản xuất giống cá Song Vua tại Việt Nam
Năm 2015, Nhóm nghiên cứu do Thạc sỹ Hoàng Nhật Sơn - Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1- đứng đầu đã tiến hành nghiên cứu công nghệ sản xuất giống cá Song Vua (Epinephelus lanceolatus). Đây là nghiên cứu nằm trong chương trình Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ phục vụ sản xuất các sản phẩm chủ lực của Việt Nam.

Hoàn thiện quy trình kỹ thuật và xây dựng mô hình sản xuất thịt bò năng suất, chất lượng cao tại Việt Nam
Bò thịt là một trong bốn sản phẩm chăn nuôi chủ lực của nước ta theo định hướng phát triển chăn nuôi đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 10/2008/QĐ-TTg. Để thực hiện thành công chỉ tiêu phát triển sản phẩm thịt bò đến năm 2020, trong điều kiện đất đai dành cho chăn nuôi ngày càng thu hẹp chúng ta không thể tiếp tục tăng số lượng đàn bò mà phải tập trung nâng cao năng suất, chất lượng đàn bò thông qua phát triển đàn bò thịt chất lượng cao.

Phốt pho trong phân bón gây thiệt hại nghiêm trọng cho tài nguyên đất và nước
Hiện nay, dân số thế giới đã tăng lên hơn 7,4 tỷ do đó việc cung cấp lương thực cho mọi người gây thiệt hại nghiêm trọng cho tài nguyên thiên nhiên, bao gồm nước, đất và phốt pho - một nguyên tố hóa học trong phân bón thiết yếu cho sản xuất lương thực.

Gỗ trong suốt
Các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Maryland (Hoa Kỳ) đã sáng chế ra một loại gỗ trong suốt, loại gỗ này có thể ứng dụng vào chế tạo đồ gia dụng và vật liệu xây dựng.

Nghiên cứu tiến hóa và bảo tồn của các loài Mang (Cervidae: Muntiacinae) ở Việt Nam bằng phương pháp sinh học phân tử
Năm 2015, Nhóm nghiên cứu do Lê Đức Minh - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đứng đầu đã thành công trong việc Nghiên cứu tiến hóa và bảo tồn của các loài Mang (Cervidae Muntiacinae) ở Việt Nam bằng phương pháp sinh học phân tử.

Hệ thống chiếu sáng đơn sắc - nguồn sáng nhân tạo cho nghiên cứu tái sinh và nhân giống một số loại cây trồng nuôi cấy IN VITRO
Kỹ thuật nuôi cấy in vitro là một trong những phương pháp hiệu quả để sản xuất những cây giống sạch bệnh trong nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, lượng cây non bị chết khi chuyển từ điều kiện in vitro ra ex vitro thường rất cao, chiếm khoảng 10-40%. Cải thiện chất lượng cây giống để nâng cao khả năng sống sót ngoài vườn ươm là vấn đề được đặt ra cho các nhà sản xuất giống cây trồng hiện nay.

Công nghệ nuôi trồng tảo biển bằng khí thải CO2 từ các nhà máy nhiệt điện
Hiện nay, công nghệ nuôi và ứng dụng tảo và vi tảo trong nông nghiệp cũng như các ngành công nghiệp khác đang ngày càng phổ biến và mang lại những hiệu quả thiết thực. Tôi có người bạn người Đức đang làm dự án nuôi tảo từ khí thải của các nhà máy ở Bali, Indonesia. Dự án này là của Đức. Sản phẩm thu được có thể dùng trong ngành công nghiệp năng lượng và quan trọng nhất là làm dược phẩm, sản phẩm làm đẹp. Ở Việt Nam cũng nghe nói có triển khai những dự án như vậy. Xin giới thiệu một trong những dự án mà tôi cảm thấy tâm đắc


Sản xuất thử nghiệm ba giống sắn KM98-5, KM98-7, NA1 cho các vùng trồng sắn chính ở Việt Nam
Năm 2015, nhóm các nhà nghiên cứu đứng đầu là ThS. Nguyễn Trọng Hiển, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây có củ (Viện Cây Lương thực và Cây thực phẩm - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) đã nghiên cứu thành công Dự án sản xuất thử nghiệm ba giống sắn: KM98-5, KM98-7 và NA1 cho các vùng trồng sắn chính ở Việt Nam.

Nghiên cứu, tuyển chọn các giống mía chịu hạn
Sau hơn 2 năm triển khai, Đề tài “Nghiên cứu, tuyển chọn giống mía chịu hạn tại Khánh Hòa” đã thu được kết quả bước đầu, góp phần chọn ra những giống mía có nhiều triển vọng cho tỉnh.

50.000 đồng một kg rau bò khai Lạng Sơn
Loại rau đặc sản của Lạng Sơn có hiệu quả kinh tế và đầu ra ổn định nên vài năm gần đây được người dân vùng cao trồng nhiều.

Công nghệ cao chỉ với diện tích của một chiếc container 40feet

Tuần qua một chiếc Container trồng rau đã được đưa đến Trung Tâm nghiên cứu mở rộng Texas A&M tại Dallas, Texas. Đây là mẫu container do hai người bạn thân là 2 doanh nhân nhiều kinh nghiệm ở Texas nghiên cứu chế tạo dùng để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Chúng tôi đã trao đổi với một trong hai thành viên sáng lập nên công ty Greentech Agro LLC, ông Glenn Behrman, về những phát minh của ông như Growtainer - Container trồng rau "dã chiến", Growtroller - hệ thống kiểm soát cây trồng, và Growrack - hệ thống sản xuất theo chiều dọc.



Đại gia Việt đua nuôi bò
Những dự án quy mô hàng nghìn tỷ đồng, áp dụng công nghệ cao đã ra đời trong bối cảnh chăn nuôi bị đánh giá là một trong những ngành chịu thua thiệt nhất khi Việt Nam tham gia sân chơi TPP.

Rừng hồi sinh tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Thần Sa
Hệ sinh thái rừng tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Thần Sa đang được phục hồi, nhiều loài động, thực vật tưởng biến mất thì nay xuất hiện trở lại. Đặc biệt là các đàn khỉ xuất hiện khá thường xuyên, có lẽ di chuyển từ trong rừng sâu ra.

Lâm Hà (Lâm Đồng): đột phá phát triển rau, hoa công nghệ cao
Ngoài thế mạnh là cây cà phê, những năm gần đây, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều chính sách để khuyến khích người nông dân đa dạng hóa các loại cây trồng, trong đó, phát triển rau, hoa theo hướng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã từng bước giúp người nông dân nâng cao thu nhập.

Quy trình trồng mè trắng V6


Trang trại tảo mini – hướng đi mới cho nông nghiệp đô thị?
Xu hướng mới của nông nghiệp đô thị và nghề làm vườn hiện nay thiên về trồng trọt các loại rau màu địa phương với mục đích cung cấp thực phẩm tại chỗ cho con người. Ở đô thị thì “tấc đất tấc vàng”, do đó người ta thường tận dụng các khu nhà kho cũ, hoặc thậm chí làm tầng hầm ngầm dưới đất để trồng rau trong nhà và cung cấp ánh sáng nhân tạo cho cây trồng. Mới đây nhất chúng ta còn nghe đến các mô hình trang trại đứng, hoặc trồng rau ở các khu nhà cao tầng.

Kinh nghiệm trồng đậu Tương sau thu Ngô


Phương pháp điều chỉnh độ cao của cây đu đủ
Để hạn chế chiều cao của cây đu đủ, nhiều nhà vườn ở Thái Lan, Malaysia, Đài Loan - Trung Quốc... đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật như uốn cong cây, ghép... tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc, thu hái. Những kinh nghiệm này đã được các nhà khoa học ở Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam thử nghiệm thành công. Xin giới thiệu để bà con tham khảo.

Làm nông thu ngày vài triệu. Dễ như tinh!


5 tiêu chí cho vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Theo Quyết định 66/2015/QĐ-TTg quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phải đáp ứng 5 tiêu chí.

Ứng dụng KH&CN đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp
Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị về đẩy mạnh thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Nông nghiệp tiếp cận TPP bằng ứng dụng công nghệ cao
Trong số các giải pháp tiếp cận TPP từ góc độ nông nghiệp, đáng chú ý là đề xuất triển khai ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp.

Nghiên cứu phát hiện những tổ hợp ghép xoài cát Hòa Lộc, cát chu chịu mặn
Các loại xoài thơm, châu hạng võ, ghép xanh, canh nông, 13-1 được đánh giá là những giống có khả năng chống chịu mặn tốt ở nồng độ mặn (NaCl) 13‰ sau 60 ngày xử lý mặn. Sử dụng các giống xoài nói trên làm gốc ghép để ghép lên mắt/đoạn cành xoài cát Hòa Lộc, cát chu (đã qua tuyển chọn) sẽ cho những tổ hợp giống xoài cát Hòa Lộc, cát chu, trồng được trên đất bị nhiễm mặn. Đây là kết quả đề tài nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Văn Thơ, Võ Văn Trọn, Võ Hữu Thoại, Nguyễn Vũ Sơn, Trần Nguyễn Liên Minh và Nguyễn Minh Châu (Viện cây ăn quả miền Nam - Sofri).

Máy se chỉ xơ dừa giúp nông dân tăng năng suất

Chiếc máy se chỉ xơ dừa góp phần nâng cao giá trị gia tăng từ những sản phẩm của cây dừa. Hiện nhiều nông dân đang dựa vào chiếc máy để có cuộc sống ổn định hơn. Xuất thân là thợ sửa xe đạp, xe Honda, khi nhìn thấy nhiều người dân địa phương se chỉ xơ dừa nhưng năng suất không cao, anh Lê Văn Liêm, xã Tân Hội, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre, đã tự mày mò chế tạo ra máy se chỉ xơ dừa 8 trục giúp người dân se chỉ xơ dừa đạt năng suất cao hơn trước.



Israel thành cường quốc nông nghiệp bằng cách nào?
Trên đất sa mạc, Israel đã nhanh chóng thành nhà xuất khẩu lương thực hàng đầu của thế giói. Tại sao?

Dưa hấu còn 500 đồng một kg, nông dân bỏ mặc trâu ăn

Giá dưa liên tiếp tuột dốc từ 5.000 xuống chỉ còn 500 đồng trong vòng hai tuần qua khiến hàng nghìn nông dân Quảng Ngãi lâm cảnh khốn khó.



Hiệu quả mô hình nuôi hàu thái bình dương tại Long Sơn
Hiện nay, tình hình phát triển nuôi hàu tại khu vực Sông Chà Và, xã Long Sơn, TP.Vũng Tàu là rất lớn, hầu hết người nuôi hàu sử dụng giống tự nhiên, thường gọi là hàu bản địa. Với hình thức nuôi này, người nuôi sẽ thả vật bám vào khoảng từ tháng 1 hàng năm để hàu tự nhiên bám; từ khi thả vật bám đến khi thu hoạch thường kéo dài khoảng 12 tháng tùy thuộc vào giống tự nhiên có bám hay không.

Giới thiệu về nghề Lưới chụp

Lưới chụp là một nghề khai thác hải sản khá hiệu quả, thu nhập bình quân 7 - 8 triệu đồng/lao động/tháng. Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lưới chụp được ngư dân xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc sử dụng nhiều chủ yếu là đánh bắt mực.

 



Bầu Đức nuôi bò
Khoát tay chỉ ra vùng đất rộng hàng ngàn héc ta, ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, chắc chắn: “Sẽ có sữa và thịt bò mang thương hiệu Gia Lai”.

Gia đình bác sĩ ở Đà Nẵng gây sốt khi chia sẻ cách trồng rau sạch
Chị Bắc làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin còn chồng làm bác sĩ ở Đà Nẵng. Cả hai đều chưa từng làm nông nên rất bỡ ngỡ khi bắt tay vào làm vườn. Lúc đầu, anh chị trồng tự phát, chỉ gieo hạt xuống đất để cây tự mọc. Nhưng với kiểu trồng này, cây chỉ được đợt đầu xanh tốt, những đợt sau, rau còi cọc và không lên nữa.

Dưa Gang Xuất Khẩu Ở Yên Ngô
Năm 2002, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp thôn Yên Ngô, xã An Bình (Thuận Thành) liên kết với Công ty rau quả xuất khẩu Hải Dương đưa cây dưa gang xuất khẩu, một giống cây mới về trồng thử nghiệm với diện tích 6 mẫu. Loại cây này thời vụ có 60 ngày, cho năng suất trên 1,5 tấn/sào, chất lượng quả không thua kém gì giống dưa gang truyền thống.

Vì sao ngành nông nghiệp Úc lại phát triển thành công đến thế?
Nước Úc được nhìn nhận là một quốc gia phát triển và nằm trong số các quốc gia thịnh vượng nhất trên thế giới, với nền kinh tế lớn đứng thứ 12 trên toàn thế giới. 

Chè Việt quá phụ thuộc vào thị trường Đài Loan
Đến cuối tháng 10-2015, chỉ riêng doanh nghiệp Lâm Đồng đã có gần 5.000 tấn chè phải lưu kho do không vượt qua được hàng rào kỹ thuật của Đài Loan.

lễ đón nhận chứng nhận canh tác hữu cơ theo tiêu chuẩn của Bộ nông nghiệp Mỹ
Ngày 4-11 tại TP Hồ Chí Minh, hệ thống phát triển và phân phối thực phẩm hữu cơ Organica đã tổ chức lễ đón nhận chứng nhận canh tác hữu cơ theo tiêu chuẩn của Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA organic) và Liên minh Châu Âu (EU) cho trang trại rau tại Long Thành, Đồng Nai.

Một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả thụ tinh nhân tạo cho bò trong nông hộ

Thụ tinh nhân tạo (TTNT) có nhiều ưu điểm như: nhân nhanh được các tiến bộ di truyền giống có tính trạng tốt, tránh lây lan những bệnh truyền nhiễm qua đường phối giống tự nhiên. TTNT còn giúp công tác quản lý Nhà nước về con giống thống nhất được trên phạm vi toàn quốc, khỏa lấp những hạn chế về không gian, thời gian do tinh đông lạnh có thể bảo quản trong thời gian dài. Tuy nhiên, với tiến trình hội nhập hiện nay công tác lai tạo giống vẫn chưa đáp ứng yêu cầu thực tế, quy mô và hiệu quả còn hạn chế.



Trại heo triệu đô ở biên giới
Ở biên giới VN - Campuchia xuất hiện một trang trại - resort đúng nghĩa, mà theo lời chủ nhân của nó thì mức hiện đại của trại đứng đầu khu vực Đông Nam Á.

Giống gà tây Huba: Hướng đi mới cho người chăn nuôi
Đối với nước ta, chăn nuôi gà tây đã xuất hiện từ lâu song còn tản mạn, không tập trung. Tuy nhiên, tiềm năng thị trường cho sản phẩm gà tây còn khá lớn. Năm 2008, giống gà tây Huba chính thức được nhập từ Hungary về nuôi tại Việt Nam. Có nhiều ưu điểm, giống gà này đang mang lại hiệu quả kinh tế cho nhiều bà con nông dân.

Hạt bí hình đĩa bay hút khách mùa hè
Giá rẻ, dễ trồng, năng suất cao, nhanh trưởng thành lại đang vào mùa, loại hạt bí tí hon có quả giống đĩa bay được nhiều bà nội trợ đặt mua. Mới nhập hạt giống bí "đĩa bay" từ một mối buôn ở Đà Nẵng về bán, anh Thanh, một chủ shop cây trồng ở Cầu Giấy, Hà Nội liên tục nhận được đơn đặt hàng.

Máy chế biến thức ăn chăn nuôi đa năng - báo hiệu cuộc cách mạng chăn nuôi bùng nổ
Nghề nông, bấy lâu nay vẫn là nghề vất vả nặng nhọc nhất: Tất cả các công đoạn luôn phải thực hiện thủ công vất vả mà kết quả lại không cao. Tuy đâu đó cũng đã có sự hỗ trợ của các máy móc chuyên dụng, thế nhưng tất cả chủ yếu vẫn là sức lao động chân tay cực nhọc của những người nông dân chân lấm tay bùn. Ước mơ về công cụ hỗ trợ hoàn thiện, vẫn còn rất xa vời!

Bà con Khmer thoát nghèo nhờ con bò sữa
Người dân xã Thuận Hưng (Mỹ Tú, Sóc Trăng) trước đây không biết con bò sữa là gì. Nay bò giúp bà con khá giả.

Nông dân Vĩnh Long lại 'méo mặt' vì khoai lang tím
Hiện giá khoai lang tím tại huyện Bình Tân (Vĩnh Long) chưa đến 1.000 đồng/kg, nông dân lỗ nặng từ 5 - 6 triệu đồng/công.

Cá lóc bằng chiếc đũa giá hơn 400 đồng/con đắt hàng
Do tính thời vụ nên ở ĐBSCL vào mùa nước nổi, cá lóc giống được các trại nuôi ráo riết lùng mua. Hiện giá cá lóc giống thân bằng chiếc đũa ăn có giá từ 350-450 đồng/con.

Cẩn thận Nuôi lươn không bùn !
Đầu tư lớn, tuân thủ kỹ thuật chăn nuôi nhưng nhiều nông dân ở Bình Dương ngay sau lứa nuôi lươn không bùn đầu tiên đã điêu đứng vì lỗ nặng

Săn lùng 'thần dược' đinh lăng bán cho nhà giàu
Cây đinh lăng, đặc biệt là các cây có tuổi đời cao và kích thước lớn đang được các thương lái săn tìm.

1 tạ khoai lang miền Tây chỉ bán được… 10.000 đồng
Việc giá khoai lang loại 2 tại Vĩnh Long chỉ còn chưa đầy 100 đồng/kg (100.000 đồng/tạ) đã khiến nhiều nông dân lỗ nặng.

Ngành chăn nuôi lo "thua trên sân nhà"?
Ngành chăn nuôi nước ta đang có năng suất lao động quá thấp. Một trang trại lợn sinh sản quy mô 1.000 nái ở Mỹ chỉ có 1 lao động còn ở Việt Nam là 15 - 20 người.

Khép lại Hội chợ Nông sản - Sản phẩm làng nghề miền Nam: Mở ra nhiều cơ hội phát triển
Trải qua bốn ngày của hội chợ Nông sản - Sản phẩm làng nghề tại Đồng Tháp, ý nghĩa quan trọng nhất của hội chợ là quảng bá thương hiệu và tìm cơ hội kết nối giao thương giữa các đơn vị tham gia từ nhiều tỉnh thành đã phát huy được tính hiệu quả.

Tăng giá gấp rưỡi, cá sấu giống không có để bán
Sự có mặt của thương lái Trung Quốc, người dân ồ ạt nuôi đang tạo ra cơn sốt cá sấu giống ở ĐBSCL.

Trung Quốc ngưng mua, gạo Việt tắc đầu ra
Doanh nghiệp Việt như đang ngồi trên đống lửa vì bế tắc đầu ra xuất khẩu gạo dù giá bán thuộc hàng rẻ nhất thế giới.

SẢN XUẤT BỘT LÔNG VŨ TỪ PHẾ PHẨM GIA CẦM
Theo báo cáo của tổ chức Gia Cầm của Úc CRC, lông gà có thể mang lại một nguồn thu nhập tiềm năng cho ngành chế biến gia cầm.

Bến Tre tổ chức ngày hội trái cây ngon 2010
Với lợi thế là vùng sản xuất trái cây ngon bậc nhất ĐBSCL, vào dịp Tết đoan ngọ năm nay, tỉnh Bến Tre tổ chức ngày hội trái cây ngon và triển lãm sản phẩm nông nghiệp từ 12 - 17/6/2010 tại Trung tâm Văn hóa huyện Chợ Lách.

Bí kíp chọn chuối ngon, không ngâm hóa chất

Chuối là một loại trái cây rất bổ dưỡng, hội tụ đầy đủ thành phần những chất dinh dưỡng cần thiết cho con người.

Trong chuối có chất TNF. Theo một nghiên cứu của Đại học Tokyo (Nhật Bản), chất này có khả năng chống lại các tế bào bất thường như tế bào ung thư.



Thanh long 10.000 đồng/3kg, đu đủ bị đốn hàng loạt
Đang bước vào mùa thu hoạch rộ nên thanh long được bán với giá rẻ mạt. Đu đủ cũng trong tình trạng tương tự buộc nhà vườn phải chặt bỏ để trồng chanh không hạt. 

Đổ xô nuôi cá sấu, coi chừng mắc bẫy thương lái TQ

Sau một thời gian thua lỗ, 2 năm qua, người nuôi cá sấu thắng đậm nhưng sự bền vững của đầu ra chưa rõ ràng.

Từ đầu năm 2015 đến nay, giá cá sấu dù giảm, hiện ở mức 170.000 - 180.000 đồng/kg vẫn được xem là mức tốt nên chưa đủ 'hạ nhiệt' sự háo hức của người nuôi. 



Nguy cơ mất thị trường vì tôm, cá xuất khẩu rớt giá
Cá tra nguyên liệu xuất khẩu được thương lái mua tại ao khoảng 22.000 đồng/kg. Người nuôi đang lỗ 1.000-2.000 đồng/kg.

60.000 đồng/cây nho Pháp hút người trồng ở Hà Nội

Mới du nhập vào Việt Nam song giống nho Pháp đã được nhiều người mua về trồng do cây dễ chăm sóc, nhanh ra quả.

Các giống nho truyền thống có tại Việt Nam, sau khi trồng phải 3 - 4 năm mới ra quả. Trong khi đó, nho Pháp, nếu chăm sóc tốt, chỉ mất 1 năm. Thường loại này ra quả quanh năm nhưng rộ nhất vào mùa xuân, đến hè là quả chín. 



Bọc bao 'lạ' cho trái cây, người trồng cũng không dám ăn
Nhiều nhà vườn ở ĐBSCL dùng một số sản phẩm bao trái 'Made in Taiwan' làm cho trái cây chuyển từ màu xanh sang vàng.

Đắk Nông: Chương trình tái canh cây cà phê: Cần tiếp tục tháo gỡ những “nút thắt”

Việc tiếp cận vốn từ ngân hàng thương mại khó khăn, nguồn giống cà phê cấp để tái canh còn những bất cập, trong khi các bên liên quan chưa đi đến sự thống nhất… là những rào cản đã, đang làm chậm tiến độ, hiệu quả chương trình tái canh cà phê trên địa bàn tỉnh.

Nguồn vốn hạn hẹp



Chanh tăng giá 100 lần, nông dân đua nhau trồng

Thời điểm khoảng năm 2011, chanh có lúc chỉ có 200 đồng/kg. Bây giờ loại nông sản này có giá đến 20.000 đồng/kg.

Khoảng 2 năm trở lại đây, chanh (đặc biệt là chanh không hạt) tăng giá mạnh khiến nhà vườn vui ra mặt. Lúc đầu, chanh dao động chỉ ở mức khoảng 10.000 đồng/kg sau đó leo lên 15.000 đồng/kg. 



Trái cây mùa hè ế ẩm vì nắng nóng

Các loại trái cây mùa hè như xoài, măng cụt, vú sữa, dâu xanh… đang vào mùa nhưng sức mua trên thị trường khá yếu.

Dạo quanh một vòng các chợ sỉ, lẻ tại TP HCM, thị trường trái cây mùa hè hiện rất đa dạng với nhiều chủng loại, như xoài, măng cụt, vú sữa, dâu xanh... Tuy nhiên, theo khảo sát, dù các loại trái cây này mới vào đầu mùa nhưng giá cả lại vô cùng rẻ.



Bí kíp chọn chuối ngon, không ngâm hóa chất
Chuối là một loại trái cây rất bổ dưỡng, hội tụ đầy đủ thành phần những chất dinh dưỡng cần thiết cho con người.

Đất chuyên trồng lúa nước được hỗ trợ 1 triệu đồng/ha/năm
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa, có hiệu lực thi hành từ 1-7-2015.

'Phun mưa', thốc quạt để lợn, gà bớt... nóng

Phương pháp hạ nhiệt độc đáo này đang được nhiều người dân sử dụng, họ chăm vật nuôi như chăm con nhỏ.

Mấy ngày nay miền Bắc 'nhễ nhại' trong 'chảo lửa' khi phải đối mặt với đợt nắng nóng kéo dài, có lúc nhiệt độ ngoài trời lên đến 40 - 41 độ C, khiến người dân vô cùng ngột ngạt.



Đến ngôi làng người dân giàu lên nhờ buôn… phân

Phân bò là điểm nóng tại ngôi làng này. Họ trộn hai loại vào nhau thành một 'món ăn' rất tốt cho cây.

Có một chợ nổi mà gần như người dân miền Tây nào cũng biết tới, đó là chợ nổi ở Trà Thôn (ấp Bình Quới 1, xã Long Điền B, huyện Chợ Mới, An Giang).



Đến thăm làng thuốc lào lâu đời ở xứ Thanh

Vào thời gian này, làng Thượng Đình đang rộn ràng vào mùa thu hoạch lá thuốc lào. Thời điểm này lá dày và cứng nhất.

Cứ đến tháng 4, 5, người dân làng Thượng Đình, xã Quảng Định, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa lại rộn ràng vào vụ thu hoạch lá thuốc lào, sau đó ủ, xén và đem phơi để cho ra những sản phẩm đã tạo thành thương hiệu.



Nhiều đại gia thoái vốn khỏi nông nghiệp
Sau nhiều năm đổ tiền vào nông nghiệp nhưng lợi nhuận vẫn còn là ẩn số, nhiều doanh nghiệp đã lên kế hoạch thoái vốn, chấp nhận chịu lỗ.

Có thể bị phạt từ 400 triệu - 1 tỷ đồng.
 Ngày 15.4, Bộ NN-PTNT cho biết đã công bố dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, bảo vệ, phát triển rừng và quản lý lâm sản.

Thương lái dùng 'ảo thuật' rút tiền nông dân
Nhiều nông dân tá hỏa khi phát hiện số tiền trong bọc thương lái trả không đúng số tiền mình đã kiểm đếm trước đó.

Chuyển giao kỹ thuật trồng dưa lê trong nhà màng
Trung tâm nghiên cứu và phát triển nông nghiệp công nghệ cao (Ban quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM) xây dựng mô hình trồng dưa lê trong nhà màng có thể trồng quanh năm, trồng ở vùng đất khô hạn, nhiễm mặn... cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao.

Chế độ tưới nước khác nhau làm tăng sản lượng cây trồng
Ít tưới nước cho cây cà chua có thể cải thiện sản lượng ở các điều kiện mặn, đó là kết luận gần đây của 1 nghiên cứu về sự ảnh hưởng của tính mặn của nước và đất đối với rau màu.

Màu đã xanh tươi trên giồng Tạm dừng bón thúc lúa xuân

Nếu dinh dưỡng bị thừa sẽ sinh ra ngộ độc đất và không có lợi cho sinh trưởng phát triển cây lúa, nhất là nguy cơ bùng phát bệnh đạo ôn.

Hiện lúa chiêm xuân ở đồng bằng sông Hồng ở giai đoạn bón thúc đẻ nhánh. Theo yêu cầu về dinh dưỡng thì tổng lượng phân lót và thúc cần đến 75% lượng phân cả vụ.



Nghiên cứu chất dẫn dụ ruồi đục trái mới
Sự phối trộn các mùi thu hút ruồi giấm đốm cánh (SWD) đã được phát triển thành một sản phẩm dẫn dụ mới để theo dõi và kiểm soát tăng cường các loài gây hại cho cây quả mọng và trái cây.

Công nghệ cao bảo quản nông sản từ khi chưa thu hoạch
Mới đây, Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch đã giới thiệu một loạt công nghệ bảo quản nông sản tiên tiến nhất hiện nay, trong đó có công nghệ bảo quản quả khi vẫn còn trên cây.

Đánh giá nguồn gien đậu mèo làm thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam
Cây đậu mèo có tên khoa học là Mucuna prurient thuộc họ đậu Febaceae, có nguồn gốc nhiệt đới châu Phi và châu Á. Ở Việt Nam, đậu mèo là cây bản địa phân bố ở các tỉnh miền núi, đặc biệt từ Quảng Bình trở ra, là cây ưa sáng, chống chịu tốt vói điều kiện môi trường khắc nghiệt như khô hạn, nghèo dinh dưỡng, sâu bệnh hại.

Trồng rau thông minh, hướng đi mới cho nông nghiệp Nhật Bản
Tập đoàn điện tử Panasonic (Nhật Bản) vừa cho ra đời hệ thống kiểm soát môi trường canh tác thông minh và thân thiện mới môi trường.

Lai tạo giống đậu xanh chịu hạn
Hiệp hội những người trồng Đậu xanh Ôx-trây-lia đang nghiên cứu lai tạo giống đậu xanh chịu hạn. Giống đậu xanh mới này sẽ có hệ thống rễ khỏe hơn và đâm sâu xuống đất hơn. Các nhà nghiên cứu đang nỗ lực tăng cường cấu trúc rễ của cây đậu xanh để làm cho rễ cây đâm sâu hơn và phát triển rộng hơn để có thể hấp thu nhiều nước và chất dinh dưỡng.

Cây tự tạo ra “kem chống nắng” để ngăn cản các tia gây hại
Phơi mình dưới ánh nắng mặt trời trong nhiều giờ, nhưng cũng giống như chúng ta, thực vật cần phải tự bảo vệ mình khỏi tác hại của các tia cực tím. Bây giờ chúng tôi biết chúng làm điều đó như thế nào.

Tìm ra các hợp chất thực vật tự nhiên chống lại côn trùng
Nghiên cứu của trường đại học California, Riverside, Mỹ có thể dẫn đến sự phát triển các loại thuốc trừ sâu mới

Ký sinh trùng là đầu mối phát triển của các bệnh cây trồng
Một nghiên cứu tổng hợp mới về nấm Albugo candida (A. candida), nguyên nhân của bệnh gỉ sắt màu trắng (gỉ trắng) của các loại rau, đã tiết lộ những hiểu biết quan trọng vào sự phát triển của các bệnh thực vật để hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực toàn cầu.

Lợn có thể điều tiết lượng lưu huỳnh với DDGS trong khẩu phần ăn
Bã rượu khô (DDGS) - một sản phẩm phụ của ngành công nghiệp ethanol, hiện đang trở thành một thành phần phổ biến hơn trong khẩu phần ăn của lợn.

Phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp và giải pháp giảm thiểu
Hoạt động sản xuất nông nghiệp, không chỉ là ngành chịu tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) mà còn là ngành gây phát thải (khí nhà kính) KNK lớn làm gia tăng sự nóng lên toàn cầu.

Hiệu quả từ mô hình sản xuất nông nghiệp trên diện tích đất nhỏ
Trong quá trình thực hiện đề án phát triển nông nghiệp đô thị ở khu vực phía Nam của tỉnh bước đầu đã có kết quả tốt. Mặc dù diện tích đất sản xuất nông nghiệp dần thu hẹp nhưng với sự định hướng và hỗ trợ của ngành chức năng và địa phương, nông dân đã mạnh dạn xây dựng nhiều mô hình nông nghiệp hiệu quả trên diện tích đất nhỏ.

Sự hiểu biết các gien kháng bệnh ở cây trồng giúp đảm bảo sản xuất lương thực trong tương lai
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Hertfordshire đã chỉ ra cách thực vật tự vệ chống lại một số tác nhân gây bệnh ở cây trồng. Nghiên cứu này giúp các nhà khoa học lai tạo ra các giống cây trồng nông nghiệp có đặc tính kháng bệnh

Vị ngọt đất phèn
Vận dụng vốn sống quý báu của ông cha, ngày nay, trên vùng đất Hỏa Tiến (thành phố Vị Thanh), nhiều nông dân đã… “hô biến” những thửa đất hoang hóa, nhiễm phèn nặng thành những vườn cây ăn trái, rẫy mía tươi xanh,… mang lại cho mình cuộc sống mới sung túc hơn.

Kim Dinh: Nông dân tất bật vào vụ trồng hoa Tết
Đến hẹn lại lên, những ngày này các hộ trồng hoa trên địa bàn tỉnh đang tất bật xuống giống để chuẩn bị hoa phục vụ cho thị trường tết

Sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP ở Bà Rịa-Vũng Tàu
Gần 5 năm nay, mô hình trồng thí điểm thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã thu được kết quả khả quan.

Nhiều giống hoa mới phục vụ Tết nguyên đán 2015
Chuẩn bị cho vụ hoa Tết Ất Mùi 2015, các nhà vườn tại làng hoa Sa Đéc nhận được sự hỗ trợ kinh phí của các ngành, các cấp đã trồng thử nghiệm nhiều giống hoa mới chất lượng.

Chuẩn bị rau màu cho chợ Tết
Hiện nay, nông dân vùng ven TP. Bến Tre đang tất bật chăm sóc, thu hoạch rau màu để bán trong dịp Tết. Tại các xã Hữu Định, Sơn Đông, Phú Hưng, nhiều nông dân đã ra đồng từ sớm để chăm sóc rau màu. Có nhiều người cất chòi tại chỗ trồng rau màu, các thành viên gia đình thay phiên nhau chăm sóc và canh giữ.

Thu tiền triệu từ trồng cây bo bo
Diện tích trồng cây bo bo ở địa phương đã tăng lên khoảng 300 ha với giá bán trung bình trên 10.000 đồng/kg.

Bí xanh lai năng suất cao, nhanh thu hoạch
Vụ đông xuân năm 2014, Trạm Khuyến nông thị xã Tam Điệp (Ninh Bình) đã phối hợp với nông dân trồng thí điểm 3 sào bí xanh lai F1 Fuji 868 tại thôn 3, xã Đông Sơn. Kết quả cho thấy năng suất đạt khá cao, bình quân 3 tấn/sào

Thị trường cúc mâm xôi bắt đầu khởi động
Mặc dù còn hơn 1 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán nhưng những ngày này, nhiều thương lái từ Hà Nội đã tìm đến tận vườn của nông dân ở làng hoa Sa Đéc đặt hàng cúc mâm xôi để phục vụ thị trường miền Bắc với mức giá dao động từ 90.000 - 94.000 đồng/cặp.

Chị em mê mẩn trồng dưa hấu tí hon
Bạn có muốn thử trồng dưa hấu tí hon tại nhà không? Loại trái cây siêu nhỏ này đang làm mưa làm gió trong giới chị em phụ nữ mê cây

"Đệ nhất" rau sạch Đà Lạt
Mô hình trồng rau công nghệ cao trong nhà kính, nhà lưới của “đệ nhất rau sạch” Mai Văn Khẩn được xem là điển hình cả về quy mô, chất lượng và đầu ra…

Nuôi cá “heo” nước ngọt lãi tiền tỷ
Đến hẹn lại lên, hễ nước lũ rút, anh Bùi Chí Linh ở ấp Vĩnh Phú, xã Vĩnh Hội Đông (An Phú, An Giang) lại mua giống cá “heo” nước ngọt về nuôi. Từ năm 2010 đến nay, mỗi năm anh lãi gần một tỷ đồng nhờ nuôi thành công giống cá này.

Nuôi cá chình trong lồng
Nuôi cá chình (Anguilla spp) trong lồng có nhiều thuận lợi nhưng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro, do vậy người nuôi cần phải chú ý từ khâu chọn giống.

Cây tự tạo ra “kem chống nắng” để ngăn cản các tia gây hại
Phơi mình dưới ánh nắng mặt trời trong nhiều giờ, nhưng cũng giống như chúng ta, thực vật cần phải tự bảo vệ mình khỏi tác hại của các tia cực tím. Bây giờ chúng tôi biết chúng làm điều đó như thế nào.

Rơm rạ được mùa, trúng giá
Giá rơm rạ ở huyện Mộ Đức, Đức Phổ (Quảng Ngãi) lên cao do nhu cầu lót trên xe tải chở nông sản xuất đi Trung Quốc hay cung cấp cho những địa phương trồng nấm rơm tăng mạnh so với mọi năm.

Bến Tre: Tác dụng bước đầu của phân hữu cơ vi sinh sản xuất từ mụn dừa
Được hình thành trong quá trình biển lùi của vùng châu thổ sông Cửu Long, đất cát ở Bến Tre, trong đó chủ yếu là loại đất giồng có diện tích 14.248ha (khoảng 6,4% diện tích toàn tỉnh) được phân bố ở khắp các huyện trong tỉnh, nhưng tập trung nhiều nhất ở các huyện Ba Tri, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, TP. Bến Tre.

Ngư dân Quảng Ngãi được mùa ốc nhảy

Mỗi ngày, ngư dân có thể thu hàng triệu đồng sau chuyến đánh bắt kéo dài 4 giờ đồng hồ.

Với giá bán tại bến từ 10.000-15.000 đồng một kg, ốc nhảy có giá cao hơn hẳn so với các loại khác. Ngư dân thôn Minh Tân Bắc, xã Đức Minh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi phấn khởi vì mùa năm nay bội thu.



Bà chủ vườn lận đận với cà chua 1kg mỗi trái

Trồng thử nghiệm thành công giống cà chua nặng tới 1kg, bà Phạm Thị Thu Cúc ở Lạc Dương (Lâm Đồng) lại đang gặp khó về tiêu thụ do sản phẩm còn lạ lẫm với người tiêu dùng.



ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐƯỜNG RUỘT CẤP BƯỚC ĐỘT PHÁ MỚI
Trong các vụ nuôi năm nay, số lượng diện tích ao tôm trên cả nước nhiễm bệnh hội chứng đường ruột cấp rất lớn. Bệnh có tốc độ nhiễm bệnh và lây lan, bùng phát nhanh ở tôm. Nguyên nhân của hội chứng đường ruột ở tôm do dòng virus Pronituls gây ra

Dong riềng ế ẩm
Cứ tưởng giá củ dong riềng ổn định, năm sau cao hơn năm trước nên vụ dong riềng năm 2013, nông dân Bắc Kạn đã tích cực phát triển diện tích, từ 1.600 ha năm 2012, lên khoảng 3.000 ha năm 2013.

Nông dân ở Đăk Lăk nói riêng và Tây Nguyên nói chung đang bước vào mùa thu hoạch rộ hồ tiêu
Trong những ngày này, bà con nông dân ở Đăk Lăk nói riêng và Tây Nguyên nói chung đang bước vào mùa thu hoạch rộ hồ tiêu. Điều đáng mừng là sau một thời gian nhiều diện tích tiêu ở các tỉnh bị nhiễm bệnh, tiêu chết hàng loạt…, nay hồ tiêu lại được mùa, được giá.

Xoài Campuchia đang chiếm lĩnh thị trường miền Tây
Hiện nay, hai huyện miền núi Tịnh Biên và Tri Tôn - An Giang là nơi trồng rất nhiều xoài, nổi tiếng nhất là xoài Thanh Ca, một giống xoài có từ rất lâu đời trên vùng đất núi, sản lượng mỗi năm hàng trăm tấn.

Kinh nghiệm nuôi gà Đông Tảo
Ông Đào Đức Thi, xóm Cao Nền, thôn Đông Tảo Nam, xã Đông Tảo (Khoái Châu, Hưng Yên) phục tráng thành công giống gà Đông Tảo cổ truyền của địa phương. Gà của gia đình ông từng được Nhật Hoàng Akishimo cùng các nhà khoa học Việt Nam đến thăm, kiểm chứng.

Tôm Việt e ngại tôm Thái?
Sau một thời gian trồi sụt trước và sau Tết Giáp Ngọ, giá tôm đã đồng loạt tăng cao trở lại. Tuy nhiên, những dự báo cho thấy ngành tôm có thể sẽ gặp bất lợi trong một vài tháng tới.

Việt Nam yêu cầu Mỹ không làm khó cá basa
“Chúng tôi cho rằng, những biện pháp mới trong chương trình giám sát cá da trơn nêu trong Luật Nông nghiệp năm 2014 của Mỹ cần tuân thủ các cam kết quốc tế của Mỹ, không tạo ra các rào cản thương mại” - Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nhấn mạnh.

Trồng tre măng Điền Trúc
Cây tre lấy măng Điền Trúc đã góp phần giảm nghèo cho đồng bào dân tộc Cơ Tu tại xã miền núi Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng. Sau 3 năm thâm canh tre măng cho thu hoạch từ 20 - 30 tấn/ha/năm. Với giá bán 4.000 - 8.000 đ/kg thì 1 ha cho thu nhập khoảng 80 - 240 triệu đ/năm.

Sản xuất khoai tây giống sạch bệnh
Các nhà khoa học đã tiến hành điều tra xác định vùng cách ly để SX củ giống khoai tây và lựa chọn nơi thích hợp nhất là huyện Quế, Bắc Ninh.

Trồng rau Thạch Sanh, ăn hết lại có
Rau củ ăn hết lại có, chỉ cần mua rau một lần sẽ có rau xanh ăn nhiều lần... Kiểu trồng rau “Thạch Sanh” đang được nhiều người áp dụng để có nguồn thực phẩm sạch cung cấp cho gia đình hàng ngày.

Phun sương làm mát chuồng trại bò sữa
Ứng dụng mô hình tưới tự động phun sương vào chăn nuôi bò sữa, SỬ DỤNG HỆ THỐNG PHUN SƯƠNG LÀM MÁT CHUỒNG TRẠI TRONG CHĂN NUÔI BÒ SỮA GIÚP TĂNG 0.3KG SỮA/CON/NGÀY.

Trồng rau bán Tết bị dội chợ, rớt giá
Nông dân một số tỉnh ĐBSCL trồng rau bán Tết bị dội chợ, rớt giá, sau đó chuyển hướng thu hoạch rải vụ bán dài ngày sau rằm tháng Giêng vẫn than thua lỗ nặng.

Hàn Quốc hỗ trợ 500 tỷ đồng cho nông dân ĐBSCL
Khoảng 60% số tiền dùng để đầu tư và vận chuyển máy nông nghiệp cho người nông dân, phần còn lại dành cho công tác đào tạo nhân lực, chuyển giao công nghệ.

Cào trứng sò huyết - nghề lạ dễ sống của ngư dân
Không cần đầu tư vốn nuôi trồng, dụng cụ đánh bắt lại rẻ và dễ làm, nghề cào trứng sò huyết đang mang lại thu nhập 200.000-300.000 đồng mỗi ngày cho ngư dân Bạc Liêu.

Dưa bở được mùa, được giá
Mỗi kg có giá 10.000 đông, không cao hơn so với năm ngoái nhưng người dân vẫn có lãi vì dưa bở trúng vụ, cho trái to.

Lãi trăm triệu vào mùa lũ nhờ tôm càng xanh
Khi lũ về, những ruộng ngập nước của tỉnh Đồng Tháp lại được nông dân chuyển thành nơi nuôi tôm càng xanh. 

Doanh nghiệp chăn nuôi nội đuối sức
Chiếm tới 70% thị phần nhưng các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi nước ngoài vẫn tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất, trong khi doanh nghiệp Việt ngày càng co hẹp.

Mô hình sản xuất rau an toàn (RAT)
Mô hình sản xuất rau an toàn (RAT) triển khai hơn 7 năm qua tại xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP.Hà Nội với sự hỗ trợ của Hội Nông dân (ND) đang giúp ND nâng cao thu nhập...

Xuất khẩu cây cảnh đang vướng phải những quy định chưa hợp lý
Một số doanh nghiệp xuất khẩu cây cảnh đang vướng phải những quy định chưa hợp lý trong Quy chế quản lý cây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụ do Chính phủ ban hành, dẫn tới không xuất khẩu được hàng.

Trồng gấc cao sản

Nhận thấy cây gấc có khả năng thích nghi tốt với địa hình đồi núi, đất đỏ bazan, giá trị kinh tế cao, Trung tâm Khuyến nông Nghệ An phối hợp với Trạm KN-KN huyện Quỳ Châu trồng thử nghiệm 4 ha gấc tại 9 hộ dân ở bản Hòa Bình (xã Châu Bình).

 



7 công dụng chữa bệnh của đậu đen
Đậu đen là thực phẩm có sẵn có thể dùng quanh năm, kể cả loại đóng hộp, phơi khô hoặc vừa thu hoạch. Đây là nguồn thực phẩm ngon miệng và có lợi cho sức khỏe. Khi kết hợp với các loại thực phẩm khác, nhất là thực phẩm ngũ cốc như: gạo nâu, gạo lức… sẽ tạo ra nguồn protein chất lượng cao, hoàn toàn không có mỡ và dưới đây là một số lợi thế chính chữa bệnh từ đậu đen.

Mồng tơi chữa táo bón
Rau mồng tơi còn gọi là mùng tơi, lạc quỳ, có tên khoa học là Basella alba L, thuộc họ Basellaceae, là loại dây leo, lá to, dày, dòn, màu xanh thẫm và nhiều chất nhầy. Quả nhỏ khi chín có nước với màu tím than.

Nông dân chuẩn bị hoa, quả Tết
Tết Nguyên đán đang đến gần, nông dân tất bật chăm sóc, xử lý để cho hoa, quả đạt chất lượng và mẫu mã để ra chợ đúng thời điểm vào dịp cuối năm.

Nhiều thành tựu công nghệ sinh học

Sở KH-CN TP.HCM phối hợp với Trung tâm CNSH, Viện Pasteur TP.HCM vừa tổ chức hội nghị CNSH toàn quốc khu vực phía Nam lần 3 (năm 2013).

Là địa phương đi đầu trong cả nước về CNSH, TP.HCM xác định đây là chương trình trọng điểm để thu hút lực lượng cán bộ khoa học, ưu tiên đặc biệt đầu tư ngân sách cho lĩnh vực này.



Mở rộng các hình thức liên kết tiêu thụ sản phẩm hoa màu
Năm 2013, toàn tỉnh có trên 30.100ha diện tích gieo trồng hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày (vụ đông xuân hơn 8.800ha, vụ hè thu khoảng 15.500ha, còn lại là vụ thu đông), đạt 84% so với kế hoạch, giảm hơn 2.100ha so với năm 2012.

Hiệu quả mô hình nuôi tôm trong đê bao lửng mùa nước nổi
Mấy năm gần đây, tận dụng nước lũ đầu nguồn về sớm và chất lượng tốt, nhiều nông dân ở xã Bình Thạnh, thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức nuôi tôm càng xanh trong đê bao lửng vào mùa nước nổi đem lại hiệu quả kinh tế rất cao.

"Mãn nhãn" bí lai leo giàn

Bước chân vào khu vườn 5.000 m2 trồng bí lai bằng công nghệ leo giàn, chúng tôi như lạc vào một cánh rừng nguyên sinh. Hàng nghìn quả bí dài có, tròn có, trải đều khắp nơi, đi lại không cẩn thận là bị va vào đầu.



Quá trình lột xác của cua
Loài cua và các động vật giáp xác có phần cơ thể được bao bọc với một bộ xương ngoài bằng kitin. Nhờ thấm canxi và vôi hóa nên lớp vỏ của cua rất cứng cáp. Trong khi lớp vỏ là cố định còn các động vật giáp xác lớn lên theo thời gian, nên lớp vỏ này phải được thay thế định kỳ trong quá trình biến thái (từ dạng ấu trùng bơi tự do cho đến khi trưởng thành) hoặc đơn giản là khi chúng phát triển nhô ra ngoài lớp vỏ. 

Nuôi cá ruộng lúa
Huyện Cờ Đỏ (TP Cần Thơ) có diện tích lớn nuôi cá trong ruộng tập trung nhiều ở các xã Thới Hưng, Đông Thắng, Đông Hiệp. Riêng xã Thới Hưng có 1.500 hộ nuôi cá trong ruộng, chiếm 3.300 ha mặt nước.

Hội nghị tiếp xúc cử tri của Đại biểu HĐND Thành phố Bà Rịa
Ngày 03/12/2013, Ủy ban MTTQ Phường Kim Dinh tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri Tại TTVH- HTCĐ phường. Dự và tiếp xúc với cử tri có các đồng chí: Huỳnh Trung Thành, Bí thư Đảng ủy phường - Đại biểu HĐND TP; Trần Minh Quang, Trưởng phòng TCKH - Đại biểu HĐND TP; Nguyễn Thế Trung TT HĐND Thành phố, cùng đông đảo cử tri Phường Kim Dinh

Chăn nuôi heo kiểu chuồng kín
Có mặt tại trại thực nghiệm của Công ty VIC, chúng tôi thực sự thích thú bởi những chuồng nuôi heo không có mùi hôi và heo được nuôi tại đây cũng rất sạch sẽ. Để có được điều đó là do sự bố trí chuồng trại, cách thức chăn nuôi, chăm sóc heo hợp lý. 

Ứng dụng công thức mới luân canh cây trồng
Trong khuôn khổ chương trình KH&CN phục vụ xây dựng NTM, UBND xã Minh Tân (huyện Thủy Nguyên) thực hiện công thức luân canh cây trồng mới: Lúa mùa cực sớm - bí xanh vụ đông sớm - lúa xuân muộn.

Bón phân NPK Văn Điển cho cây cam
Các thực nghiệm nghiên cứu bón phân vô cơ cho cây cam đều khẳng định cây cam cần các chất dinh dưỡng đa lượng N, P, K và các chất trung vi lượng như canxi, manhê, kẽm, bo, môlípđen...

Người trồng mía vẫn loay hoay với bài toán lợi nhuận
Đến thời điểm này, vùng mía nguyên liệu huyện Phụng Hiệp đã vào cuối vụ. Toàn huyện còn khoảng 500ha sẽ thu hoạch dứt điểm trong vài ngày tới. Như vậy, một vụ mùa vất vả lại sắp qua đi, thêm một năm nữa người nông dân trồng mía Phụng Hiệp vẫn chưa nếm được vị ngọt cây mía.

Giống mía tím Khánh Sơn
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Khánh Hòa đã nghiệm thu, đánh giá cao kết quả đề tài nghiên cứu khoa học “Phục tráng giống mía tím Khánh Sơn” của UBND huyện Khánh Sơn và cho phép nhân giống để cung cấp rộng rãi cho bà con nông dân các địa phương mở rộng diện tích giống mía giá trị này.

Giá trị dinh dưỡng của khoai lang

Khoai lang là loại cây lương thực đứng hàng thứ năm trên thế giới sau cây lúa, lúa mì, bắp và khoai mỳ (sắn). Khoai lang được canh tác ở trên 100 nước trên thế giới thế giới ở ở châu Á (31 nước), châu Phi (39 nước), và châu Mỹ Latin (31 nước), tập trung ở những nước có thu nhập thấp, bản thân các nước này được canh tác ở vùng đói nghèo như tỉnh Sichuan Trung Quốc hay tây Kenya, trên đất đồi, dốc manh mún phân tán nên năng suất và thu nhập không đáng kể. Sản lượng khoai lang trên thế giới hàng năm ước khoảng 133 triệu tấn, tập trung ở Trung Quốc 100 triệu tấn, chiếm 82% sản lượng khoai lang trên toàn thế giới, còn lại là Nigeria (3,2 triệu tấn, 3% sản lượng), Uranda (2,6 triệu tấn), Indonesia (1,8 triệu tấn), Việt Nam (1,5 triệu tấn) và  Nhật Bản (1,1 triệu tấn).



Chăn nuôi bò sữa theo hướng hữu cơ thích nghi tốt với biến đổi thời tiết
Theo nghiên cứu từ Đại học Newcastle, thấy có sự khác biệt giữa sản xuất sữa theo hệ thống hữu cơ và theo phương thức truyền thống. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện có mối quan hệ  giữa chất lượng sữa với sự biến đổi thời tiết giữa hai phương thức nuôi.

Chăm sóc cho mai nở đúng Tết
Đúng dịp ông Táo về Trời (23 tháng Chạp) nếu thấy hoa cái bung vỏ lụa là chắc chắn hoa nở đúng Tết.

Sản xuất rau giống trên khay nhựa hoặc vỉ xốp

Theo nhiều hộ sản xuất rau giống giàu kinh nghiệm ở Đông Anh (Hà Nội), gieo cây rau giống trong vỉ xốp hay khay nhựa có nhiều cái lợi: chủ động được thời vụ trồng, tránh được thời tiết bất lợi, có thể SX cây giống trong những ngày mưa, bão mà các phương pháp khác không làm được.



Máy bơm cho vùng... thiếu điện
Ở những vùng nông thôn nghèo, vùng sâu, vùng xa mất điện kinh niên hay chưa biết đến ánh sáng đèn điện, chiếc máy nặng chưa tới 1,5 kg nằm gọn trong lòng bàn tay – phát minh của một “kỹ sư nông dân”, có thể hỗ trợ bà con dễ dàng bơm nước tưới cây, trồng trọt, chăn nuôi và sinh hoạt hàng ngày…

Khởi động Đề án thương mại hóa công nghệ theo mô hình Thung lũng Silicon tại Việt Nam
Ngày 18.10.2013, tại Hà Nội, Bộ KH&CN đã tổ chức Lễ khởi động Đề án thương mại hóa công nghệ theo mô hình Thung lũng Silicon tại Việt Nam. Tham dự Lễ khởi động có Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng, Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân, các cơ sở ươm tạo, quỹ đầu tư mạo hiểm, nhà đầu tư trong và ngoài nước, cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp (start up)...

Cẩn thận rau má Nhật Bản
Hỏi: Tôi nghe nói một số người dân ở huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh di thực loại rau má Nhật Bản từ TP. Hồ Chí Minh về trồng để làm rau sống đã gây tai họa: cây phát triển nhanh, lấn át cả các cây trồng nông nghiệp không thể kiểm soát được, kể cả dùng thuốc trừ cỏ. Xin quí báo cho biết cách nhận biết loại rau má này để phòng tránh và biện pháp phòng trị có hiệu quả?

Đưa cây màu xuống ruộng
Để khắc phục hạn mặn, giải quyết nguồn nước bơm tưới hợp lý theo hướng tiết kiệm, tạo lối ra cho sản xuất tại những địa bàn khó khăn thông qua xây dựng những mô hình làm ăn mang tính bền vững, tỉnh Tiền Giang đã tích cực đưa cây màu xuống trồng trên chân ruộng lúa, nhân rộng diện tích luân canh vụ lúa + màu, lúa + dưa hấu hoặc chuyên canh màu thiết thực giúp nông dân ổn định cuộc sống.

Đồng ruộng thân thiện môi trường
Những năm qua, áp lực lớn về sâu bệnh và ô nhiễm môi trường, do kỹ thuật canh tác có quá nhiều phân bón vô cơ, cùng với thuốc bảo vệ thực vật tràn lan là vấn đề rất bức xúc.

Ghép dưa hấu để tránh bệnh héo xanh, héo rũ
Hỏi: Xem truyền hình tôi thấy bà con Nam bộ trồng dưa hấu ghép trên gốc bầu tránh được bệnh héo xanh, héo rũ nên trong một năm có thể trồng được nhiều vụ cho hiệu quả rất cao. Xin quí báo hướng dẫn cụ thể kỹ thuật ghép dưa để nông dân chúng tôi có thể học tập, làm theo.

Vỗ béo bò bán Tết
Bò béo bán vào dịp Tết Nguyên đán thường được giá. Để có bò béo người chăn nuôi cần lưu ý một số kinh nghiệm sau:

Chọn mua bò, bê vỗ béo: Khi mua bò, bê ở địa phương khác về nuôi, nên nhờ cơ quan thú y kiểm dịch phát hiện những con nhiễm bệnh truyền nhiễm. Không mua bò ở các vùng bị dịch bệnh nguy hiểm.



Cho vú sữa ra trái sớm
Theo các nhà vườn chuyên canh cây vú sữa thì trong điều kiện bình thường cây vú sữa thường cho thu hoạch trái vào khoảng từ rằm tháng 11 năm trước đến rằm tháng Giêng năm sau. Để thu được lợi nhuận cao, nhiều nhà vườn đã tìm cách điều khiển cho cây vú sữa ra trái sớm. Sau đây là kinh nghiệm của anh Lê Văn Đông (xã Bàng Long,

Bù lạch hại cây quất
Bên cạnh một số loài sâu bệnh hại như sâu xanh, sâu vẽ bùa, nhện đỏ, bệnh thối trái, bệnh loét… thì bù lạch cũng là một đối tượng thường xuyên xuất hiện và gây hại cho cây quất cảnh.

Muốn cải củ to, sáng mã
Cải củ dễ trồng, thời gian sinh trưởng ngắn, cho năng suất rất cao. Nếu trồng sớm có thể giải quyết được thời điểm giáp vụ rau đem lại lợi nhuận khá cao cho người trồng.

Trồng khoai tây nhiều củ
Các giống khoai tây bảo quản lạnh hoặc khoai mới nhập từ Trung Quốc nên chọn kích thước củ vừa phải. Chọn những củ có trọng lượng 10-50g đối với khoai nhân giống bằng hạt vụ trước bảo quản trong tủ lạnh hoặc giống khoai chất lượng tốt nhập khẩu từ các nước Đức, Hà Lan qua đường chính ngạch. Kích thước 50-150g cho giống khoai thường phẩm Trung Quốc mua qua con đường tiểu ngạch.

Làm bẫy bả diệt sâu
Theo nghiên cứu của các nhà chuyên môn thì con trưởng thành của một số loài như: sâu ăn tạp (sâu khoang), sâu xám, sâu cắn lá ngô, sâu cắn gié lúa, sâu keo… có sở thích ăn thêm các loại thức ăn có mùi chua ngọt trước khi giao phối, đẻ trứng.

Sử dụng màng phủ nông nghiệp
Mua và sử dụng đúng loại màng phủ: hiện nay trên thị trường có nhiều loại màng phủ nông nghiệp với nhiều chất liệu, màu sắc, độ dày mỏng, kích thước rộng hẹp, độ bền và giá cả khác nhau.

Quy luật 2 xanh - 2 vàng của ruộng lúa năng suất cao
Cây lúa không phải là cây rau. Rau thì cần xanh liên tục tức cần nhiều đạm để cho năng suất cao, trái lại cây lúa phần cần thu hoạch chính là hạt (chứ không phải là rơm), nếu không điều chỉnh bón phân cân đối, hợp lý nhất là bón thừa đạm vào cuối vụ (lúc lúa làm đòng trở đi) lúa sẽ giữ màu xanh liên tục sẽ dẫn đến mất cân đối (chỉ phát triển thân lá, bông hạt kém, nhiều sâu bệnh). Do vậy, một ruộng lúa muốn đạt năng suất cao thì bà con nông dân phải hiểu rõ quy luật 2 xanh, 2 vàng để điều khiển đúng quy luật.

Mùi tất bẩn có thể giúp diệt muỗi gây bệnh sốt rét
Một nhà nghiên cứu Mỹ làm việc tại châu Phi ngày 14/7 cho biết, mùi tất bẩn có thể được sử dụng để thu hút muỗi vào một cái bẫy trước khi loài vật trung gian này có thể lây truyền bệnh sốt rét.

Bảo quản thanh long
Cây thanh long (tên tiếng Anh là Pitahaya, hay còn gọi là Dragon fruit, thuộc họ Xương rồng, có nguồn gốc ở các vùng sa mạc thuộc Mehico và Colombia. Thanh long được người Pháp đem vào trồng ở Việt Nam trên 100 năm nay, nhưng mới được đưa lên thành hàng hóa từ thập niên 1980. Việt Nam hiện nay là nước duy nhất ở Đông Nam á có trồng thanh long

Đến với người trồng lúa đang khốn khó
Đoàn công tác của Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí (PVFCCo) phối hợp với công ty thành viên của mình ở Tây Nam Bộ vừa kết thúc hành trình 1 tuần lễ tặng phân bón cho nông dân nghèo trồng lúa ở các tỉnh ĐBSCL.

Thế mạnh của hàng Việt ở Mỹ

 

Ngày 23.7, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng đoàn đại biểu cấp cao VN đã lên đường thăm chính thức Mỹ. PV Dân Việt cùng tiến sĩ Alan Phan nhìn lại chặng đường quan hệ Việt- Mỹ cũng như các giải pháp để thúc đẩy, mở rộng quan hệ thương mại giữa hai nước.



Nhiều độc chất trong nước uống đường phố
Dân Việt - Nước uống nhiễm vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm, nhiễm nấm mốc, men, vi khuẩn yếm khí, kim loại nặng (chì, thủy ngân) gây hại cho sức khỏe

Chạy theo thành tích là có lỗi với nông dân
Trong khuôn khổ chuyến công tác kiểm tra sơ kết 5 năm (2008-2013) thực hiện Nghị quyết T.Ư 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, ngày 23.7, đoàn công tác do Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Nguyễn Quốc Cường dẫn đầu đã làm việc với lãnh đạo Tỉnh ủy Bến Tre.

“Công nghệ sinh thái” trên cây lúa mang hiệu quả lớn
 Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam (Bộ NNPTNT vừa tổ chức hội nghị tổng kết Chương trình “Công nghệ sinh thái” trên cây lúa ở các tỉnh phía Nam.

Sử dụng ngô làm thức ăn chăn nuôi ở ĐBSCL: Doanh nghiệp kêu khó
Nhiều doanh nghiệp sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi cho rằng, việc tiêu thụ sản phẩm ngô, đậu tương tại ĐBSCL, theo đề án chuyển đổi đất trồng lúa, hiện còn nhiều khó khăn do thiếu hệ thống sấy, chế biến, giá cả không cạnh tranh…

Thiếu từ khâu bảo quản, sơ chế



Dạy nghề trồng lúa hiện đại
Ngày 18.7, Công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang (AGPPS) triển khai Đề án “Xây dựng lực lượng 3 cùng” với nông dân. Đây là đề án dạy nghề nông nghiệp trình độ trung cấp cho hơn 4.000 lao động và trình độ đại học cho 1.000 lao động.

Giống siêu ớt Big hot
Những ngày cuối năm này nếu bạn có dịp về vùng quê Quỳnh Phụ, Thái Bình sẽ được nghe người dân hồ hởi kể về giống ớt mới cho thu nhập đáng nể. Dân trồng giống ớt mới, vừa bội thu sản lượng, giá bán lại được mức rất cao, trên dưới 10.000 đ/kg. Đó là giống ớt mới Big hot (P22) của công ty Syngenta Việt Nam, đang được xem là siêu ớt.

Cần phát triển đậu đỗ quy mô sâu rộng
Đó là  quan điểm đồng nhất tại Hội thảo “Tư vấn định hướng nghiên cứu và phát triển đậu đỗ Việt Nam” do Bộ NN-PTNT tổ chức cuối tuần qua tại Hà Nội.

Thực phẩm tốt cho mùa hè
Hãy thêm 6 loại thực phẩm này trong thực đơn ăn kiêng của bạn vào mùa hè này nhé. Nó rất tốt cho sức khoẻ đấy đồng thời giúp bạn có dáng người eo thon để diện những bộ trang phục quyến rũ đấy. Mùa hè rất phong phú về các loại quả và rau xanh, vì vậy hãy tạo cho bữa ăn của bạn có ít calo mà lại nhiều vitamin, muối khoáng, chất xơ và chống oxi hoá bởi thực phẩm xanh vừa bổ dưỡng mà còn an toàn nữa nhé.

Ốc bươu vàng hại lúa - Biện pháp phòng trị
Ốc bươu vàng (OBV) có tên khoa học là Pomacea canaliculata (Lamarck), tên tiếng Anh là Golden apple snail. OBV  từng gây thành dịch ở Philippine vào năm 1988 và ở Nhật vào năm 1989. Xâm nhập vào Việt Nam vào năm 1988 qua con đường du lịch.

Nuôi lươn - một nghề nuôi mới nhiều triển vọng
Lươn là một trong những loài thuỷ đặc sản có giá trị dinh dưỡng cao, nhiều đạm, thịt thơm ngon, bổ. Là một trong những đối tượng nuôi thích hợp ở các ao, hồ, mương, rãnh, bể xây…..đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay bởi chi phí nuôi không tốn kém và có thể nuôi trong diện tích nhỏ, hẹp.

Một số điểm cần lưu ý khi nuôi thỏ
Chăn nuôi thỏ có nhiều lợi thế do chi phí đầu tư thấp, tận dụng được các phế phụ phẩm nông nghiệp, lao động nhàn rỗi, lao động phụ. Thỏ thuộc loại đẻ khỏe, phát triển nhanh. Một thỏ mẹ nặng 4 - 5kg trong một năm có thể sản xuất ra 90 - 140 kg thịt, hiệu suất cao hơn nhiều so với các loài gia súc khác.

Nuôi rắn ráo trâu quy mô trang trại
Nghề nuôi rắn ráo trâu (còn gọi hổ vện, hổ trâu, hổ hèo...) đang rất hấp dẫn với nhiều người nuôi loại rắn này. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu về con giống cho người nuôi, rắn thương phẩm cho các nhà hàng và cả thị trường xuất khẩu thì nguồn cung vẫn còn hạn chế. Nắm bắt tình hình trên, từ đầu năm 2010, tại khu vực ấp Sa Tô, xã Khánh Bình, huyện An Phú (An Giang), một trang trại rắn ráo trâu được dựng lên nhằm đáp ứng nhu cầu đó

Nuôi cá cảnh
Cá cảnh không những mang lại vẻ đẹp về giá trị tinh thần, thẩm mỹ, mà nó còn mang lại hiệu quả kinh tế cao, chính vì vậy mà mô hình nuôi này ngày càng được đẩy mạnh và nhân rộng trên địa bàn TP HCM

Cách phòng trị bệnh cho cá điêu hồng
Cá rô phi đỏ hay còn gọi là cá điêu hồng (Red Tilapia) hiện đang được nuôi khá phổ biến ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, mang lại giá trị kinh tế cao. Những đặc điểm sinh học cơ bản trong điều kiện thả nuôi được xác định như sau: về dinh dưỡng là loài cá ăn tạp các chất như: mùn bả hữu cơ, tảo, ấu trùng côn trùng, trong ao nuôi hoặc bằng bè, cá ăn thức ăn tự chế từ các phụ phẩm nông nghiệp, thức ăn viên (đạm từ 20 – 25%).

Thanh Long ruột đỏ
Giống thanh long ruột đỏ có nguồn gốc từ Đài Loan bước đầu được đánh giá cho kết quả khá. Quả thanh long rất sai, ruột đỏ tím, ăn ngọt (độ đường 16 – 18%), hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu vitamin và chất khoáng...

Bon sai
Bon sai: Hán-Việt: bồn tài, nghĩa là "cây con trồng trong chậu") là loại cây cảnh nhỏ có dáng cổ thụ trồng trong chậu cảnh.

Cách ủ phân chuồng nhanh mục, ít tốn công sức
Cách ủ phân hữu cơ nhanh mục Phân hữu cơ gồm có phân chuồng, phân bắc và phân xanh. Tuy có nhiều dinh dưỡng nhưng hầu hết ở dạng khó tiêu, cây trồng lâu sử dụng được. Mặt khác trong phân chuồng, phân bắc có nhiều trứng giun, sán, vi sinh vật gây bệnh và hạt cỏ dại.

Chế biến dừa thành dược phẩm thiên nhiên


Áp dụng TBKT bón phân dúi sâu cho lúa


Thoát nghèo nhờ... vàng trắng


Cây quất bị bệnh gì ?


Hỗ trợ 100.000 nông dân trồng cà phê


Người trồng cà phê tiếp tục lao đao


Hiệu quả từ nuôi gà nòi chân vàng


Cựu chiến binh làm giàu từ nuôi ong thương phẩm


Cà chua ghép trên gốc cà tím


Triển vọng và lộ trình phát triển cây Jatropha để sản xuất diesel sinh học ở Việt Nam


Vào mùa trồng vạn thọ bán tết


Trồng cau xen thanh long


Nuôi ốc đồng


Thu lãi cao từ nuôi ba ba trong ao đất


Kỹ thuật trồng cây đậu xanh - Semen Phaseoli Radiati


Rong nho món rau xanh bổ dưỡng


Trồng dưa leo trong vườn cao su


Tự trồng rau gia vị tại nhà


Kỹ thuật trồng bắp non theo hướng rau an toàn


Chú ý hiện tượng "vàng trắng" lá dứa ở các tỉnh phía Bắc


Quy trình sản xuất đậu bắp xuất khẩu


Quản lý tổng hợp bệnh đốm vằn hại lúa (khô vằn)


Vươn lên làm giàu từ đất cằn
Chồng mất cách đây 10 năm, một mình bươn chải nuôi con, chị Hương đã trở thành điển hình làm kinh tế giỏi, với thu nhập mỗi năm trên 500 triệu đồng.



Tiền Giang: Trúng đậm vụ lúa hè thu chính vụ

Hiện nay, ở Tiền Giang, nông dân các huyện Cái Bè, Cai Lậy và Tân Phước bước vào thu hoạch vụ lúa hè thu chính vụ. Nhiều nông dân cho biết, lúa trúng mùa, được giá và lãi kha khá.



Mô hình trồng Dưa hấu chuyển đổi trên đất trồng lúa 1 vụ

Vụ Hè thu năm 2011, Trung tâm Khuyến nông - lâm - ngư Thừa Thiên Huế xây dựng mô hình trồng Dưa hấu chuyển đổi trên đất trồng lúa một vụ tại Vĩnh Trị, xã Hải Dương, huyện Hương Trà. Mô hình đạt kết quả tốt, cho năng suất trung bình 9 tạ/ 1 sào (500 m2 ), thu nhập gấp 2-3 lần so với trồng lúa.



Hương trà: xây dựng thành công của mô hình trồng rau hành lá an toàn tại Thị trấn Tứ Hạ

Năm 2011 được từ nguồn vốn sự nghiệp của huyện; Trạm Khuyến Nông Lâm Ngư Hương Trà đã xây dựng thành công mô hình trình diễn “ Rau hành lá an toàn” tại Thị Trấn Tứ Hạ. Mô hình đạt kết quả tốt, chuyển giao kỹ thuật được cho nhiều nông dân và đây là cơ sở để chuyển đổi diện tích màu có hiệu quả kinh tế thấp trên địa bàn.



Hiệu quả kinh tế cao khi Bò được Phối giống bằng thụ tinh nhân tạo

Công tác phối giống cho bò cái bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo thành công không những giải quyết được những vướng mắc trong công tác cải tạo đàn bò vàng địa phương mà còn đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân; nâng cao tỷ lệ đàn bò lai chuyên thịt trên địa bàn toàn tỉnh và để góp phần nâng tỷ trọng giá trị chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp.



Hiệu quả từ mô hình nuôi hỗn hợp cá Kình, cá Rìa, Cua

Năm 2010 Trung tâm Khuyến nông lâm ngư tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai mô hình trình diễn nuôi hỗn hợp cá kình, cá dìa, cua trong ao hạ triều tại 3 hộ thuộc các xã Quảng Ngạn huyện Quảng Điền, xã Hương Phong huyện Hương Trà và Thị trấn thuận An huyện Phú Vang, từ nguồn kinh phí của trung ương, với tổng kinh phí hỗ trợ 118.500.000đồng. Ngoài kinh phí hỗ trợ về giống, thức ăn, thuốc. nông dân còn được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, tham quan học tập và có sự chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát trực tiếp của cán bộ kỹ thuật.



Tự trồng rau gia vị tại nhà

Rau gia vị ( rau mùi) là thứ rau ăn thêm cùng với các loại rau và thức ăn để hấp dẫn khẫu vị người ăn, Mời bạn đọc tham khảo cách trồng một vài loại rau gia vị đơn giản tại nhà để khi thèm ăn món cháo gỏi vịt chúng ta có ngay rau húng quế tại nhà



Trồng dưa leo trong vườn cao su

Trồng dưa leo trong vườn cao su là sáng kiến của anh Hồ Ngọc Phố ở ấp 8C, xã Lộc Hòa (Lộc Ninh - Bình Phước). Tuy mới đưa vào thử nghiệm nhưng bước đầu mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.



Kỹ thuật nuôi cá lăng vàng

Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ nhẹ thuộc miền Đông và đồng bằng sông Cửu Long. Đây là một trong những loài cá bản địa có thịt thơm ngon và bổ dưỡng. Hiện nay, cũng như các loài cá bản địa khác, cá lăng vàng ngày càng bị khai thác nghiêm trọng nên sản lượng cá tự nhiên ngày một giảm thấp. Do đó, giá cá thịt, cá lăng ngày càng cao, dao động từ 35.000 đ đến 80.000 đ/kg cá sống tuỳ thuộc vào trọng lượng cá và mùa vụ.



Giá Thủy sản nước ngọt tăng cao

Những ngày cuối năm 2010 và đầu năm 2011 giá thuỷ sản nước ngọt tăng cao, đây là những tín hiệu vui để người nuôi cá ở Thừa Thiên Huế tiếp tục đầu tư cho năm 2011.



Cách xử lý bệnh chổi rồng trên nhãn

Đoàn cán bộ tỉnh Đồng Tháp vừa có chuyến tham quan Thái Lan để học tập kinh nghiệm phát triển nông nghiệp, trong đó việc trồng nhãn và dập dịch chổi rồng ở Thái Lan có nhiều hiệu quả có thể áp dụng ở Đồng Tháp.



Ong chia đàn tự nhiên và biện pháp phòng chống

Ong chia đàn tự nhiên là hiện tượng ong chúa cũ và khoảng ½ số quân bay đi hình thành một tổ mới. Đàn ở lại gọi là đàn gốc sẽ có ong chúa mới ra đời và đi giao phối với ong đực. Đây là hình thức sinh sản của loài ong. Hiện tượng này làm giảm năng suất mật. Vì vậy, người nuôi ong cần biết biểu hiện của đàn ong sắp chia đàn, từ đó có cách phòng chống kịp thời.



Biện pháp chống nóng cho tôm, cá vào mùa hè

Thời tiết nắng nóng sẽ làm môi trường nước của tôm, cá tăng giảm đột ngột. Tác động này có thể kích thích dây thần kinh da làm mất khả năng điều tiết hoạt động của các cơ quan, làm phát sinh ra bệnh và có thể gây chết hàng loạt cho tôm cá. Sau đây là một số kinh nghiệm chống nắng cho tôm cá.



Hiệu quả của giống khoai lang KLC3

Giống khoai KLC3 có nguồn gốc từ Trung tâm Nghiên cứu Cây có củ thuộc Viện Cây lương thực và cây thực phẩm. Giống khoai này được tạo ra sau gần 10 năm chọn lọc từ tổ hợp thụ phấn tự do tốt nhất của giống khoai ăn tươi HT3. Có nhiều ưu điểm vượt trội, giống khoai lang KLC3 đang được bà con ở nhiều tỉnh phía Bắc mở rộng sản xuất.



Áp dụng khoa học kỹ thuật nâng cao chất lượng cây mận
Cây mận vốn là cây ăn quả thế mạnh của nông dân ở huyện Mộc Châu – Sơn La. Tuy nhiên trước đây, người dân thường để cây mận phát triển tự nhiên mà không có kỹ thuật chăm sóc dẫn đến sự suy giảm về chất lượng và giá trị kinh tế, thì những năm gần đây được sự hỗ trợ của các nhà khoa học cùng với các tổ chức hợp tác quốc tế, bà con đã được hướng dẫn cách chăm sóc, đốn tỉa, trẻ hóa vườn mận nhằm tiến tới cải tiến năng suất và chất lượng.

Trồng dưa lưới trong nhà lưới cải tiến
Mô hình trồng dưa lưới trong nhà lưới cải tiến đang mang lại hiệu quả cho bà con nông dân ở nhiều địa phương. Áp dụng mô hình này, bà con không cần một hệ thống nhà kính, nhà lưới kiên cố để trồng dưa, đồng thời lại rất cơ động và hạn chế thấp nhất dịch bệnh hại cây. Nhờ vậy, giúp người trồng giảm chi phí, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế.

Giống gà tây Huba: Hướng đi mới cho người chăn nuôi
Đối với nước ta, chăn nuôi gà tây đã xuất hiện từ lâu song còn tản mạn, không tập trung. Tuy nhiên, tiềm năng thị trường cho sản phẩm gà tây còn khá lớn. Năm 2008, giống gà tây Huba chính thức được nhập từ Hungary về nuôi tại Việt Nam. Có nhiều ưu điểm, giống gà này đang mang lại hiệu quả kinh tế cho nhiều bà con nông dân.

Chăm sóc ớt thời kỳ ra hoa

Khán giả Nguyễn Văn Đức ở Bà Rịa, Vũng Tàu, SĐT: 0973 454 544 mong được các chuyên gia của chương trình Hỏi đáp trong ngày giải đáp về bệnh của cây ớt như sau: “Gia đình tôi trồng 1 ruộng ớt 4-5 sào. Tuy nhiên, khi ớt ra hoa, hoa vừa héo đi là quả non bị thối và rụng hết sạch. Quan sát thấy lá cây rất xanh tốt, nhưng gân lá có màu nâu đậm. Một số cây bị thối phần rễ ở ngay sát mặt đất, làm cho cây bị héo, chết. Rất mong chuyên gia sớm tư vấn nguyên nhân tại sao và cách khắc phục như thế nào?”



Lúa hè thu đối mặt sâu bệnh

Thông tin từ các Sở NNPTNT khu vực ĐBSCL, tình hình rầy nâu, sâu bệnh hại lúa ngày càng nghiêm trọng khi lúa hè thu tại đây đang trong giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng.



Những lợi ích bất ngờ từ quả xoài

Trong quả xoài chứa nhiều chất chống ôxy hóa, giúp trung hòa các gốc tự do, là nguyên nhân phá hủy các tế bào gây nên các bệnh như tim mạch, lão hóa sớm và ung thư.



Quy hoạch 14 loại cây ăn trái chủ lực của Nam bộ
Ngày 9-4, tại buổi họp về quy hoạch vùng cây ăn trái Nam bộ, theo Cục Trồng trọt, diện tích cây ăn trái chủ  lực (đặc sản) được các địa phương quy hoạch hơn 146.000 ha, chiếm 36% diện tích cây ăn trái toàn vùng, bao gồm 14 loại: cây có múi (bưởi, quýt hồng, cam, chanh), xoài, nhãn, sầu riêng, chôm chôm, thanh long, vú sữa, măng cụt, dâu, khóm, mãng cầu, nho, táo và chuối.


Nhiều chủ trại nuôi gà ở xã Đá Bạc trắng tay
Sau 2 ngày mưa vần vũ do ảnh hưởng của bão số 1, trời đã nắng đẹp, cuộc sống lao động, sinh hoạt của người dân đã trở lại bình thường. Tuy nhiên, nét u ám vẫn hiện rõ trên khuôn mặt của những ông chủ trại chăn nuôi gà ở xã Đá Bạc, huyện Châu Đức, bởi sau trận cuồng phong họ đã bị trắng tay và trở thành những con nợ.

Phòng bệnh chổi rồng trên cây mì
Vụ khoai mì vừa qua, nhiều nông dân trong tỉnh “trắng tay” do bệnh chổi rồng hoành hoành. Bệnh này lây lan nhanh và hiện chưa có thuốc trị hiệu quả, do vậy, các chuyên gia khuyến cáo phòng bệnh là giải pháp duy nhất để giảm thiểu thiệt hại.

Một số mô hình chăn nuôi hiệu quả cao tại huyện Chư Pưh
Năm 2011, Trạm Khuyến nông huyện Chư Pưh (Gia Lai) đã triển khai các mô hình chăn nuôi mới đem lại hiệu quả cao, trong đó điển hình là mô hình nuôi heo sọc dưa và mô hình nuôi gà sao.

Chè đắng


Trồng gừng thu lợi lớn
Gừng là cây quá quen thuộc với bà con ta. Ở nông thôn, vườn nhà ai cũng có dăm
khóm gừng để dùng trong gia đình. Nó vừa là gia vị, vừa là vị thuốc


Giống gà nòi chân vàng

Ở thôn Phước Lâm, xã Ninh Xuân, huyện Ninh Hòa (Khánh Hòa) có anh Vũ Văn Tứ đã lai tạo thành công giống gà nòi chân vàng, thịt vàng thơm ngon đáp ứng nhu cầu, thị hiếu khách hàng.



Trồng măng tây xanh lãi lớn

Dễ trồng, đầu tư thấp, hiệu quả kinh tế rất cao. Đó là đánh giá về hiệu quả trồng cây măng tây xanh của người dân phường Văn Hải, TP Phan Rang- Tháp Chàm (Ninh Thuận).



Nấm xanh diệt rầy nâu hiệu quả

 

Sau nhiều năm thử nghiệm nấm xanh đã cho thấy khả năng tiêu diệt, khống chế rầy nâu rất tốt ở các tỉnh Nam bộ. Theo nhiều chuyên gia trồng trọt, cần có một chương trình quốc gia về áp dụng nấm xanh để kiểm soát dịch rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá.



Đồng Tháp: Quýt hồng Lai Vung rộn rã vào xuân

Từ lâu, cây quýt hồng đã thích nghi với khí hậu và thổ nhưỡng của vùng đất sét pha mỡ gà ở huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Chỉ ở đây, cây quýt mới cho nhiều trái, quả to, hồng tươi, nõn nà, bóng láng, mọng nước và chất lượng cao...



Trồng chuối xuất khẩu

Có thể nhiều người không tin một ha đất trồng chuối có thể thu 350-400 triệu/ha, lợi nhuận 200-250 triệu/ha. Nhưng sự thật đang hiện hữu tại các xã dọc biên giới huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai...



Sơn La: Làng đặc sản cốm lúa nếp tan thơm nức, xem là thèm
Khi nhắc đến huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) du khách thập phương sẽ nghĩ ngay đến những giai điệu tính tẩu du dương, những điệu múa xòe, múa khăn piêu duyên dáng đậm đà bản sắc dân tộc của những cô gái Thái. Ngoài ra, vùng đất nơi đây còn có một điều đặc biệt thú vị khác, vào mùa lúa chín bà con dân tộc Thái ở xã Chiềng Khoang, tấp nập chế biến đặc sản cốm thơm nức làm bằng lúa nếp tan thơm phức khiến ai xem cũng phát thèm...

Kỹ thuật trồng hành lá theo hướng GAP
Nhu cầu tiêu thụ hành lá (ăn tươi và làm nguyên liệu chế biến gia vị cho các ngành chế biến thực phẩm) hàng năm rất lớn, đưa lại nguồn thu nhập đáng kể cho nông dân. Hành lá dễ trồng, vốn đầu tư thấp, thời gian cho thu hoạch nhanh nên hiệu quả kinh tế khá cao.

Rau lang Sơn Tây

Lên thị xã phía Tây Thủ đô ấn tượng với nhiều đặc sản: sữa bò, dê, caramen..., nhưng ở đây có một tiềm năng nữa mà chưa được chú trọng khai thác đó là rau lang



Nuôi cá sấu thương phẩm
Trong những năm gần đây nuôi cá sấu thương phẩm đang trở thành một hướng phát triển mới, là sự lựa chọn của nhiều nhà chăn nuôi, nhiều hộ gia đình ở một số địa phương của nước ta vì hiệu quả và lợi nhuận của nó khá cao. Đáp ứng yêu cầu của nhiều bạn đọc, NNVN giới thiệu tóm tắt một số điểm chủ yếu theo qui trình hướng dẫn của Trường ĐH Cần Thơ để bà con có nhu cầu tham khảo, vận dụng

Kinh nghiệm nuôi tôm thành công
Chuyển dịch cơ cấu đã khó, nhưng chuyển dịch sang một cơ cấu hiệu quả hơn càng khó. Từ thực tiễn sinh động ở mỗi vùng, đã xuất hiện nhiều cách chuyển đổi cơ cấu trong nghề nuôi tôm. Những kinh nghiệm đáng quý

"Hai Lúa" làm máy nông nghiệp xuất khẩu
Chỉ mới học hết lớp 8 nhưng anh nông dân “chân đất” Nguyễn Hồng Chương (36 tuổi, xã Lạc Lâm, Đơn Dương, Lâm Đồng) đã sáng chế thành công nhiều loại máy phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Bỏ việc công ty để... trồng rau

Một nhóm cử nhân trẻ, sau khi ra trường mặc dù đã có công việc làm ổn định với mức lương cao ở những công ty lớn nhưng họ vẫn chấp nhận từ bỏ cơ hội thăng tiến để lên phố… trồng rau. Đồng thời, nhóm “nhà vườn” này còn lập dự án xây dựng thương hiệu riêng cho các mặt hàng rau củ quả...



Thủ phủ nhãn bị hạ "nốc ao"
Hàng nghìn hộ nông dân trồng nhãn ở khu vực ĐBSCL như Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long… đang điêu đứng vì bệnh chổi rồng liên tục tấn công vườn nhãn ngay ở giai đoạn ra hoa, đậu trái. Tại nhiều địa phương, tỷ lệ cây nhãn nhiễm bệnh chổi rồng lên đến 80,90% báo hiệu một mùa vụ thất thu nghiêm trọng.

Nuôi gà an toàn sinh học
Nhằm hạn chế dịch bệnh cho vật nuôi, Sở NN-PTNT tỉnh Bắc Ninh triển khai thí điểm mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học (ATSH) ở huyện Quế Võ. Sau gần 3 năm mô hình này đã phát triển rộng khắp tại các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

Kỹ thuật chọn giống gà địa phương
Gà địa phương được nuôi phổ biến ở đồng bằng và trung du bắc bộ, màu lông rất pha tạp: vàng, hoa mơ, đất sét, đỏ, tía...Trọng lượng lúc trưởng thành: con trống 2.2-2.5kg; con mái 1.6-2.0kg. Sản lượng trứng 70-80 quả/năm.


Các mô hình nhà lưới trồng rau hiện nay
Một trong những biện pháp canh tác rau an toàn được triển khai là trồng rau trong nhà lưới. Các mô hình nhà lưới trồng rau ở ngoại thành TP. Hồ Chí Minh được bắt đầu thực hiện từ năm 2001. Cho đến nay hàng trăm mô hình nhà lưới đã được triển khai, một phần là các mô hình trình diễn khuyến nông do Trung Tâm Khuyến Nông, một số quận huyện đầu tư hỗ trợ, phần còn lại là do người trồng rau tự đầu tư.

Chăn nuôi gia súc, gia cầm mùa lũ

Mùa mưa lũ, nước ngập tràn nên việc tìm kiếm nguồn thức ăn xanh cho vật nuôi rất khó khăn, thời tiết ẩm ướt cũng là điều kiện để bệnh dịch phát triển. Vì vậy, bà con phải có biện pháp ngăn ngừa, phòng tránh, hạn chế dịch bệnh cho đàn gia súc.



Thực hành quy trình VietGAHP trong chăn nuôi gia cầm

Chăn nuôi là một bộ phận quan trọng trong hệ thống nông nghiệp. Nó không những cung cấp protein quý giá cho đời sống con người mà còn góp phần to lớn vào thâm canh cây trồng. Trong sự phát triển vượt bậc của cây lúa, cây cà phê, cây cao su, các cây ăn quả khác không thể không nói đến đóng góp của chăn nuôi bởi nó đã cung cấp cho đất trồng một lượng phân hữu cơ quý giá. Theo những nghiên cứu gần đây thì giá trị gia tăng của ngành chăn nuôi trên một đơn vị héc ta là cao hơn so với trồng trọt. Nhiều bằng chứng cho thấy chăn nuôi có thể là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng, tăng thu nhập cho các hộ nông dân và có ảnh hưởng ngày càng tăng đến đời sống của các cộng đồng địa phương. Tại nhiều vùng, các sản phẩm cây trồng của nhiều hộ thường không được bán trực tiếp ra thị trường mà là thông qua chăn nuôi để tăng giá trị trước khi bán, Vì thế, thu nhập chăn nuôi đã tạo ra số tiền mặt cần cho tiêu dùng thường ngày của gia đình.



Thích ứng cây trồng trong đối phó biến đổi khí hậu
Thích ứng cây trồng trong đối phó biến đổi khí hậu

Mô hình: Nuôi ếch thương phẩm giúp nông dân thoát nghèo tại Tiền Giang
Mô hình: Nuôi ếch thương phẩm giúp nông dân thoát nghèo tại Tiền Giang

Dừa dứa hốt bạc

Ông Nguyễn Văn Tân, nông dân ấp 2, xã Lương Phú, huyện Giồng Trôm, Bến Tre thành công từ mô hình trồng cây dừa dứa. Trên 6 công đất vườn của gia đình, ông trồng toàn dừa dứa đang giai đoạn từ 3 đến 5 năm tuổi, trong đó có 40 cây (2 công) trồng giai đoạn đầu đang cho thu hoạch.



Lão nông sáng chế thiết bị phun thuốc
Dù đã 64 tuổi nhưng lão nông Mai Văn Cúc (ấp 5, xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước) vẫn mày mò sáng tạo chiếc máy phun thuốc cho cây cao su rất tiện ích

“Hành trình xanh” đến Đà Nẵng

Ngày 18.7, Chương trình Hành trình xanh “Từ làng Sen đến bến Nhà Rồng” nhằm khởi động chương trình phổ cập tin học cộng đồng đã tới Đà Nẵng.



Rắn bạch tạng 2 đầu

Do đột biến gien nên con rắn California Kingsnake có hai cái đầu và toàn thân trắng toát. Hiện nó đang được nuôi dưỡng trong khu du lịch Biển Đen ở Yalta (Ukraine).



Trồng rau công nghệ cao

Nông nghiệp công nghệ cao là ứng dụng những công nghệ mới vào sản xuất từ công nghệ sinh học, đến công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, cơ giới hóa… sao cho sản xuất nông nghiệp có năng suất, chất lượng cao, đầu tư lao động thấp, không những đạt hiệu quả lớn hơn về mặt kinh tế mà còn hài hòa và thống nhất lợi ích xã hội và sinh thái môi trường.



Cho lộc vừng nở hoa theo ý muốn

Nằm trong bốn loại cây cảnh quý: sanh, sung, tùng, lộc; lộc vừng là cây có thân và gốc đẹp, khi hoa nở có hương thơm, được nhiều người chơi cây cảnh ưa thích.



Cây hoa Quỳnh

Cây hoa quỳnh có tên khoa học Epihyllum oxypetalum (D.C.) Haw. Thuộc họ xương rồng (Cactaceae). Cây không có lá thân dẹp dài uốn lượn và có khía, hoa mọc từ khía. Cây có nguồn gốc từ Châu Mỹ



Xử lý hoa giấy ra hoa quanh năm

Hoa giấy là loài hoa được trồng phổ biến ở nước ta, đâu đâu cũng thấy có hoa giấy. Hoa giấy là loài hoa “hữu sắc vô hương”. Có nhiều loại hoa khác nhau, từ đơn tính (hoa một màu) đến loài lưỡng tính (hai màu). Để hoa giấy ra hoa quanh năm, cần tiến hành một số thao tác sau:



Dưa hấu hình vuông

Nguoi dân Anh sẽ có dịp thưởng thức món dưa hấu hình vuông cực kỳ lạ mắt, giá chưa đến 5 bảng/ quả.



Phương pháp phòng tránh gà mổ nhau

KTNT - Hiện tượng gà mổ nhau đến chảy máu do nhiều nguyên nhân khác nhau như: mật độ nuôi nhốt quá cao; khẩu phần ăn thiếu đạm, vitamin, khoáng chất; gà bị stress do quá nóng...



Kinh nghiệm nuôi heo rừng lai
KTNT - Heo rừng lai đang là vật nuôi mang lại giá trị kinh tế cao nên ở nhiều địa phương, người dân quan tâm. Xin giới thiệu một số kinh nghiệm nuôi heo rừng lai để bà con áp dụng

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân phường Kim Dinh, thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 820 632 - Fax: (84.064) 3 820 632
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu