TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Sáu, 3/5/2024
Tổng quan về phường
Tin hoạt động-KHCN
Sản phẩmHọat động UBND
Dịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Lượt truy cập: 308367
  TIN HOẠT ĐỘNG-KHCN

  Nuôi lươn - một nghề nuôi mới nhiều triển vọng
21/06/2013

Lươn là một trong những loài thuỷ đặc sản có giá trị dinh dưỡng cao, nhiều đạm, thịt thơm ngon, bổ. Là một trong những đối tượng nuôi thích hợp ở các ao, hồ, mương, rãnh, bể xây…..đang được nhiều người dân quan tâm hiện nay bởi chi phí nuôi không tốn kém và có thể nuôi trong diện tích nhỏ, hẹp.

Lươn sống dưới đáy ao, chui dưới bùn và làm hang. Lươn có thể dùng xoang hầu và da để thở nên khi dời khỏi mặt nước nếu giữ độ ẩm nhất định có thể kéo dài thời gian sống. Thức ăn của chúng chủ yếu là động vật như: Cá, tôm tép nhỏ, ốc, hến, ếch, nhái….chúng còn ăn cả rau, bèo…và khi đói ăn cả lươn nhỏ hơn nó.

            Lươn thường đẻ vào khoảng tháng 5-6; thích làm tổ đẻ ở bờ kênh, bờ ao, ruộng lúa…những nơi có đất thịt pha sét rất thích hợp để chúng làm tổ.

            Ao nuôi lươn nên chọn chỗ đất hơi cao, gần nguồn nước, thuận tiện cho việc tháo hoặc thay nước.

            * Chuẩn bị ao nuôi:

Diện tích có thể 2-3m2, ao lớn có thể từ 20-100m2 , có thể làm ao xi măng, ao gạch hoặc sân gạch có lót tấm mủ ở dưới làm sao đảm bảo lươn không thể bò đi được. Đối với ao đất: Nên chọn nơi đất cứng, đào sâu xuống khoảng 20-40cm, bờ cao khoảng 4-60cm, rộng 1mét. Phần đáy ao và bờ cần nện thật chặt. Bờ ao lấy đất trộn với cỏ hoặc trát một lớp bùn bên ngoài. Với ao xi măng: Xây bờ ao bằng gạch, đá, trát xi măng, dưới đáy trộn đất sét với cát vôi. Kích thước có thể: rộng 1,5m, dài 2m và cao 1,4m. Có 1 lỗ cống thoát nước cách đáy ao 40cm. Miệng cống cần che chắn bằng một lớp lưới có ô nhỏ. Làm ao xong nên lót dưới đáy một lớp bùn dày khoảng 20-30cm hoặc lấy bùn nhão trộn với cỏ để làm 1 lớp lót cho lươn dễ đào hang làm ổ. Sau đó cho nước vào ao khoảng 7-15cm là được. Bờ ao phải cao hơn mặt nước khoảng 30cm trở lên. Xung quanh ao nên làm giàn che mát cho lươn trong mùa nắng nóng.

            * Kỹ thuật nuôi:

            - Chọn giống nuôi: Có thể chọn giống có sẵn trong tự nhiên hoặc tìm bắt hoặc mua lươn bột, vớt trứng về ấp. Khi mua lươn con nên lựa những con khoẻ mạnh, không bị thương hay dị tật. Không nên mua lươn bị câu làm giống, sau khi thả lươn dễ bị chết.

            Lươn mua đem về nên thả với mật độ 3-4kg/m2 (1kg khoảng 30-40 con). Còn vớt lươn bột thường vào đầu mùa mưa, lươn con thường núp trong đám cỏ, lục bình trôi dọc theo các bờ kênh và sông.

            - Cải tạo ao: Trước khi thả lươn xuống ao, cần tấy ao bằng vôi với liều lượng 0,2kg/m2 để diệt các mầm bệnh. Khoảng 7-10 ngày sau sẽ thả lươn xuống.

            - Thả lươn: Có thể thả khoảng cuối tháng 3 đầu tháng 4. Trước khi thả cần thả lươn vào dung dịch nước muối loãng 3-4% trong 4-5 phút. Nên chọn lươn có trọng lượng xấp xỉ nhau. Không nên nuôi lộn xộn kích cỡ khi đói lươn lớn dễ ăn lươn nhỏ.

            - Thức ăn: Sau khi thả lươn 2-3 ngày mới cho lươn ăn để chúng dễ thích nghi với môi trường. Thức ăn của chúng như: Cám, bã đậu, rau quả, tôm tép, cá vụn, các phế phẩm lò mổ ….Nên cho ăn nhiều loại thức ăn dễ kiếm, rẻ tiền, thức ăn tươi, không hư thối. Lượng thức ăn khoảng 3-4% trọng lượng thân, sau tăng 5-8%. Nên cho ăn 2-3 lần trong ngày. Ban đầu cho ăn lúc 3-5h chiều, sau cho ăn sớm hơn để tập cho lươn ăn vào ban ngày. Chỗ cho ăn nên cố định, sàn cho ăn làm bằng gỗ.

            - Quản lý ao: Phải luôn giữ nước trong ao sạch, nếu nước dơ phải thay nước ngay. Bình thường 5-7 ngày thay nước 1 lần.

            Khi trời nóng, thời gian thay nước nhiều hơn lúc trời lạnh hay mưa nhiều. Vào lúc mưa nhiều nên tháo bớt nước ra đề phòng lươn bò khỏi ao ra ngoài. Thường xuyên kiểm tra nơi cống, bọng hay xem cò lỗ mọi phải xử lý liền. Sau thời gian nuôi từ 6-7 tháng lươn có thể tăng trọng 5-10 con/kg.

            Sau khi nuôi vài tháng thấy lươn có kích cỡ  khác nhau, phải phân loại lớn nhỏ để nuôi riêng vì chúng thường lớn không đều.

            - Phòng và trị bệnh:

Lươn là loài có sức chịu đựng cao. Tuy vậy khi lươn bị bệnh việc chữa trị mất thời gian và hiệu quả  không cao, do vậy việc phòng bệnh là tốt nhất. Tăng cường việc quản lý nước, giữ cho thức ăn tươi, cho ăn vừa phải, không thừa, không thiếu, không làm lươn bị thương. Nếu phát hiện có vi khuẩn có thể dùng 1 ppm dịch bột tẩy làm sạch toàn ao. Sau khi cho thuốc vào ao nuôi, phải chú ý tình trạng hoạt động, ăn mồi của lươn. Nếu phát hiện lươn không thích nghi phải tiến hành thay nước kịp thời.

Lươn có thể mắc các bệnh như: bệnh lở loét, bệnh nấm, bệnh đỉa, bệnh sốt nóng, bệnh tuyến trùng.. .

- Bệnh lở loét: Trộn vào thức ăn 0,5g Sulfamide/50kg lươn, cho ăn 1 ngày/01 lần, cho ăn từ 5-7 ngày liên tục. Có thể bôi trực tiếp thuốc tím lên mình lươn chỗ lở loét. 

            - Bệnh nấm: Tắm lươn trong dung dịch nước muối loãng 3-5% khoảng 4-5 phút.

            - Bệnh đỉa: Dùng Dipterex tinh thể 0,2% ngâm rửa trong 15 phút hoặc dùng dung dịch Sunphát đồng nồng độ 100 ppm ngâm rửa 5-10 phút.

            - Bệnh sốt nóng: Pha dung dịch Sunphát đồng 0,07%/m3 nước, tưới 5ml dung dịch này khắp mặt bể, mặt ao. 

Ks Phạm Thị Toán

 

bannhanong
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân phường Kim Dinh, thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 820 632 - Fax: (84.064) 3 820 632
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu