TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Ba, 19/3/2024
Tổng quan về phường
Tin hoạt động-KHCN
Sản phẩmHọat động UBND
Dịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Lượt truy cập: 302034
DỊCH VỤ
 
TỪ 19 ĐẾN 27/12: Diễn ra tuần lễ "Món ngon phố biển Vũng Tàu"
Đó là thông tin được đưa ra tại cuộc họp bàn kế hoạch tổ chức tuần lễ “Món ngon phố biển Vũng Tàu”, do ông Trần Đình Khoa, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Vũng Tàu chủ trì ngày 26/11. 

Tiến tới xóa bỏ việc thu tiền điện tại nhà
Ngành điện đặt mục tiêu, cuối năm 2020 sẽ chấm dứt hoàn toàn việc thu tiền điện tại nhà.

Phát triển du lịch Côn Đảo ưu tiên bảo tồn hệ sinh thái
Đây là ý kiến của các cơ quan chức năng tại tọa đàm về tiềm năng du lịch của Côn Đảo, tổ chức tại Khu du lịch FLC Thanh Hóa, chiều 12/9 do UBND tỉnh phối hợp cùng Bamboo Airways tổ chức. 

Đường bay TP. Hồ Chí Minh - Côn Đảo được khai thác 1 chuyến khứ hồi/ngày
Bộ GT-VT vừa có công văn triển khai chi đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp của Thường trực Chính phủ về công tác phòng, chống dịch COVID-19 ngày 22/4.

Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh: Tập trung vốn cho vay khôi phục sản xuất, kinh doanh
Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh đã và đang triển khai nhiều biện pháp để chung tay tháo gỡ khó khăn cho các trường hợp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19. Trong đó, tập trung hỗ trợ kịp thời nguồn vốn ưu đãi đến các hộ nghèo và đối tượng chính sách.

Từ 0 giờ ngày 24/3, tạm dừng tiếp nhận khách du lịch đến Côn Đảo
Đó là chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 2617/UBND-VP hỏa tốc gửi UBND huyện Côn Đảo vào ngày ngày 22/3.

Các siêu thị, cửa hàng bán lẻ: Không thiếu nguồn cung hàng hóa thiết yếu
Đây là khẳng định của Sở Công thương cũng như đại diện các siêu thị, cửa hàng bán lẻ trước tình trạng người dân đổ xô mua sắm dự trữ trong 2 ngày cuối tuần qua. Theo đó, lượng hàng hóa trên địa bàn tỉnh rất dồi dào, đủ khả năng cung cấp liên tục và đầy đủ cho nhu cầu tiêu dùng của người dân, giá cả luôn được giữ bình ổn.

Tìm cơ hội mới cho du lịch
Hơn cả dịch SARS, dịch COVID-19 thực sự đã và đang tác động trực tiếp tới ngành du lịch của cả nước nói chung và của các địa phương có thế mạnh về du lịch nói riêng, trong đó có tỉnh BR-VT, gây nhiều thiệt hại cả về doanh thu, lữ hành và lưu lượng khách.

Mẫu Sơn rực rỡ mùa hoa
Vào tháng 3, tại độ cao 1.000m của vùng núi Mẫu Sơn (Lạng Sơn) mùa này đang ngập tràn các loài hoa như: đỗ quyên trắng, đỏ, đào chuông, hoa lê rừng... Nhưng ấn tượng nhất vẫn là sắc hồng của đào rừng

3 dự án trị giá hơn 23 triệu USD xin đầu tư tại KCN Đất Đỏ I
Chiều 2/3, ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về chủ trương đầu tư một số dự án trong các KCN trên địa bàn tỉnh.

Xây dựng chính sách khuyến khích phát triển liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
Sáng 2/3, ông Lê Tuấn Quốc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã làm việc với Sở NN-PTNT về việc thông qua Tờ trình dự thảo Nghị quyết về chính sách khuyến khích phát triển liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Khởi động dự án Khu công viên ao cá phường 2, TP.Vũng Tàu

Dự án Khu công viên ao cá phường 2, TP.Vũng Tàu đã được UBND tỉnh chấp thuận điều chỉnh quy hoạch 1/500 trong năm 2019. Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, các cơ quan chức năng của TP.Vũng Tàu đã triển khai các bước chuẩn bị thực hiện dự án này.



Kiểm soát chặt thị trường sau Tết

Từ thời điểm trước và trong Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, các cơ quan chức năng đã tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng cấm, hàng giả và hàng kém chất lượng, không bảo đảm an toàn thực phẩm. Qua đó, đã phát hiện và xử lý nhiều trường hợp vi phạm. Trước diễn biến phức tạp này, sau Tết Nguyên đán, các cơ quan chức năng vẫn tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát chặt thị trường.

Lực lượng QLTT tỉnh kiểm tra sản phẩm hàng hóa bày bán tại một cửa hàng kinh doanh mắt kính trên địa bàn BR-VT.
Lực lượng QLTT tỉnh kiểm tra sản phẩm hàng hóa bày bán tại một cửa hàng kinh doanh mắt kính trên địa bàn BR-VT.

XỬ LÝ NHIỀU VỤ VI PHẠM

Hiện tại, hầu hết các chợ, siêu thị và các chuỗi cửa hàng tiện lợi, cửa hàng buôn bán thực phẩm, các hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh đều đã hoạt động trở lại sau những ngày nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý 2020. Theo ông Vũ Bá Soan, Trưởng Ban quản lý chợ Vũng Tàu, giá cả các mặt hàng thực phẩm tươi sống như: thịt các loại, cá, rau, củ, quả các loại, mặt hàng rau xanh đang có chiều hướng giảm. Mặc dù không còn vào cao điểm của thị trường như dịp trước Tết Nguyên đán, nhưng BQL chợ vẫn sẽ tăng cường kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các hàng hóa đang bày bán tại chợ, nhằm góp phần bảo đảm sức khỏe cho người dân. “Ngoài ra, BQL chợ Vũng Tàu cũng yêu cầu các tiểu thương chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường, PCCC và thực hiện nghiêm chỉ đạo của tỉnh xung quanh việc niêm yết giá bán, về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa...”, ông Vũ Bá Soan cho hay.

Theo Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh, thời điểm cận Tết và trong Tết, qua công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, các cơ quan chức năng của tỉnh đã phát hiện 48 vụ vi phạm về buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu, kinh doanh hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính hơn 484 triệu đồng; hàng hóa tịch thu gồm: 12.400 bộ bài tứ sắc, 6.400 bộ bài tây, 12 chai rượu, 1.137 sản phẩm thực phẩm các loại, 153 sản phẩm mỹ phẩm, 823 sản phẩm đồ chơi trẻ em, 396 sản phẩm phụ tùng xe gắn máy, 222 sản phẩm phụ tùng xe ô tô; hàng hóa tạm giữ gồm 1.398 bao thuốc lá điếu nhãn hiệu các loại, 283 sản phẩm mỹ phẩm.

Ngoài lực lượng QLTT, các cơ quan chức năng khác cũng đã phát hiện, xử lý những hành vi kinh doanh hàng cấm, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Cụ thể như, chiều 23/1 (tức 29 tháng Chạp), tại 1 tiệm tạp hóa trên đường Bình Giã (TP.Vũng Tàu), Công an phường 10 phối hợp với Đồn Biên phòng Chí Linh bắt quả tang ông V.Đ.T (36 tuổi, trú tại phường 11, TP.Vũng Tàu) đang thực hiện hành vi bán pháo nổ. Theo đó, lực lượng chức năng phát hiện, thu giữ một hộp pháo nổ, bên trong có 60 viên pháo được ông T. bán cho một thanh niên. Tiếp tục kiểm tra nhà ông T., lực lượng chức năng thu giữ thêm 5 hộp pháo, bên trong chứa tổng cộng 300 viên pháo nổ (xuất xứ từ Trung Quốc). Theo lời khai của ông T., số pháo trên được mua trên mạng xã hội. Hiện, vụ việc đã được cơ quan chức năng xử lý theo quy định pháp luật.

Cục QLTT tỉnh đang triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường sau Tết Nguyên đán Canh Tý 2020. Theo đó, tổ chức lực lượng bám sát thị trường, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Đồng thời, yêu cầu các Đội QLTT tăng cường công tác trinh sát, quản lý địa bàn. Qua đó, xác định đối tượng, tuyến địa bàn hàng hóa trọng điểm; tăng cường kiểm soát tại các tuyến đường bộ, đường biển, đường sông, các đường mòn, lối mở, khu vực tập kết hàng hóa, các chợ đầu mối, các trung tâm thương mại, siêu thị. Kiên quyết không để hình thành các tụ điểm tập trung hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng để đưa ra lưu thông trên thị trường.
(Ông Lê Quang Hải, Cục trưởng Cục QLTT tỉnh, Phó trưởng Ban Thường trực Ban chỉ đạo 389/ĐP tỉnh)

PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG KIỂM TRA, KIỂM SOÁT

Theo ông Lê Quang Hải, Cục trưởng Cục QLTT tỉnh, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389/ĐP) của tỉnh, thời gian qua, trước tình hình dịch tả heo châu Phi và gần đây là dịch viêm phổi cấp do virus Corona diễn biến phức tạp tại nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Vì vậy, để chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn theo chỉ đạo của Tổng cục QLTT và Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Cục QLTT tỉnh sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng như y tế, hải quan, bộ đội biên phòng và chính quyền địa phương tăng cường công tác quản lý địa bàn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về buôn lậu, kinh doanh hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm có thể là nguồn lây lan dịch bệnh. 

Mặt khác, Ban Chỉ đạo 389/ĐP tỉnh yêu cầu các lực lượng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đối với mặt hàng động vật sống và sản phẩm động vật nhập khẩu từ các nước và vùng lãnh thổ đang có các loại dịch bệnh. Đặc biệt, chú ý kiểm tra đối với hàng hóa nhập khẩu là thủy sản, thịt và nội tạng gia súc, gia cầm chưa qua chế biến, kể cả hàng hóa do khách du lịch mang theo và hàng hóa mua, bán, trao đổi của cư dân biên giới đưa về BR-VT kinh doanh phải bảo đảm đã thực hiện kiểm dịch, đáp ứng các điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định.

Ông Lê Quang Hải cho biết thêm, nhằm góp phần chống dịch hô hấp cấp nCoV (virus Corona) đang diễn ra, ngày 31/1 vừa qua, Tổng cục QLTT đã có văn bản yêu cầu: Cục QLTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Đội QLTT tăng cường công tác quản lý theo địa bàn nhằm phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa để mua vét, mua gom hàng hóa hoặc lợi dụng dịch bệnh để định giá bán hàng hóa bất hợp lý đối với hàng hóa là trang thiết bị y tế, bảo vệ sức khỏe; Xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa phòng, chống dịch hô hấp cấp do virus Corona gây ra để sản xuất, kinh doanh, buôn bán, vận chuyển hàng giả là hàng hóa dùng để phòng, chữa bệnh.

Theo Thiếu tá Nguyễn Văn Tiện, Phó trưởng Phòng Phòng chống ma túy và tội phạm Bộ đội Biên phòng tỉnh, sau Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, dự báo tình hình tội phạm, buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển hàng hóa trái phép sẽ còn diễn biến phức tạp. Vì vậy, các đơn vị BĐBP tỉnh tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng để trao đổi tình hình, cung cấp thông tin phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm; phối hợp với các địa phương tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phòng, chống các loại tội phạm, tố giác hành vi kinh doanh hàng cấm, buôn lậu, gian lận thương mại.

Bài, ảnh: PHƯƠNG ANH



Dịp Tết Nguyên đán, cụm cảng Cái Mép-Thị Vải đón 20 chuyến tàu cập bến

Dịp Tết Nguyên đán năm nay (tính từ ngày 24 đến 29/1 tức là từ ngày 30 tháng Chạp năm Kỷ Hợi đến ngày mùng 5 Tết Canh Tý) các cảng container tại cụm cảng Cái Mép-Thị Vải (CM-TV) gồm: CMIT, Cảng tổng hợp Hưng Thái, TCIT, SSI… đã đón 20 chuyến tàu container trọng tải từ 80 ngàn đến 160 ngàn DWT cập cảng làm hàng, tăng gần 50% so với năm 2019.



Duy trì Hội hoa Xuân Vũng Tàu đến Rằm tháng Giêng

Ông Nguyễn Trọng Thụy, Trưởng Phòng Quản lý đô thị TP. Vũng Tàu cho biết, kế hoạch Hội hoa Xuân Canh Tý 2020 TP.Vũng Tàu diễn ra từ ngày 21/1 đến 29/1 (Từ 27 tháng Chạp năm Kỷ Hợi đến mùng 5 Tết Canh Tý). Tuy nhiên, do nhiều mô hình tại Hội hoa Xuân vẫn còn đẹp, nhiều giỏ hoa vẫn còn rực rỡ nên TP. Vũng Tàu giao cho Công ty CP Phát triển công viên cây xanh và đô thị Vũng Tàu (UPC) tiếp tục duy trì chăm sóc và bảo vệ  để phục vụ người dân và khách du lịch tham quan, thưởng lãm đến Rằm tháng Giêng.




Tiếp tục khẳng định điểm đến hàng đầu

Theo đánh giá từ ngành du lịch, BR-VT tiếp tục thành công trong việc giữ hình ảnh điểm đến sạch đẹp, ấn tượng, thân thiện trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý. Chất lượng, giá cả dịch vụ, môi trường được kiểm soát tốt. Các bãi tắm, điểm vui chơi, ăn uống đông kín người, nhất là buổi sáng và chiều tối. 

Chiều mùng 5 Tết, khách các tỉnh vẫn về tắm biển Bãi Sau đông nghẹt.          Ảnh: ĐĂNG KHOA
Chiều mùng 5 Tết, khách các tỉnh vẫn về tắm biển Bãi Sau đông nghẹt. 

KHÁCH RỘNG TAY CHI TIÊU HƠN

Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 dài 7 ngày, từ 23 đến hết 29/1 (tức từ 29 tháng Chạp đến mùng 5 Tết). Trong 3 ngày đầu của kỳ nghỉ (29, 30 tháng Chạp và mùng 1 Tết), lượng khách về BR-VT chưa nhiều, các khách sạn, nhà hàng khá vắng vẻ. Sang ngày thứ 4 (mùng 2 Tết) khách du lịch tăng dần. Cao điểm của kỳ nghỉ này là mùng 4 và mùng 5 Tết. Trong 2 ngày trên, lượng khách đổ về ồ ạt. Tuyến đường ven biển qua các vùng du lịch trọng điểm của tỉnh như: Long Hải (huyện Long Điền); Phước Hải (huyện Đất Đỏ); Hồ Tràm, Hồ Cốc, Bình Châu (huyện Xuyên Mộc); Bãi Sau, Bãi Trước (TP. Vũng Tàu) xe ô tô, xe máy rồng rắn nối đuôi. Vào buổi chiều tối, khi thời tiết dịu mát người dân và du khách đổ ra đường vui xuân nhiều hơn. Các công viên Cột Cờ, Mũi Nghinh Phong, Bãi Trước và Đường sách Vũng Tàu đều có các hoạt động vui xuân, ca múa nhạc, Hội hoa Xuân nên luôn đông nghịt người dạo chơi, chụp ảnh. Tuy khách đông nhưng do các ngành chức năng, DN chủ động trước phương án phục vụ, vệ sinh môi trường, bảo đảm an toàn cho du khách nên không xảy ra tình trạng quá tải. “Biển lặng sóng, nước trong xanh, môi trường sạch đẹp trông thấy, các lực lượng giữ gìn trật tự, an ninh cho khách làm việc không ngơi nghỉ, tôi cảm thấy yên tâm khi đến BR-VT du lịch”, du khách Nguyễn Hà Tiến Dũng (đến từ TP.Hồ Chí Minh) nói.   

Ghi nhận từ các DN du lịch, du khách đến BR-VT dịp này là khách lẻ, đi theo nhóm và gia đình, di chuyển bằng ô tô cá nhân lưu lại từ 1 đến 2 đêm và chi tiêu rộng tay hơn. Đại diện nhiều resort cũng cho biết, sức mua dịch vụ trước Tết rất chậm, nhưng từ Tết trở đi lượng đặt phòng ồ ạt, giá bán cũng áp dụng theo mức giá đăng ký cho lễ, Tết. Bà Trương Kim Cúc, Trưởng phòng Kinh doanh Vietsovpetro Resort cho biết, Vietsovpetro Resort có 184 phòng. Trước Tết, khách tìm hiểu đặt dịch vụ trước không nhiều mà đến sát ngày và trên đường về BR-VT mới điện thoại đặt phòng nhưng không kỳ kèo giá cả dù giá bán phòng dao động từ 3-4,5 triệu đồng/phòng/2 người. Vietsovpetro Resort kín phòng từ mùng 2 đến hết mùng 5 Tết, trong đó có 50% lượng phòng được khách ở 2 đêm. “Lượng khách ăn các bữa tại resort cũng nhiều hơn. Ngoài thực đơn cơm gia đình, tối mùng 3 Tết, chúng tôi mở tiệc buffet rau và mùng 4 Tết là buffet hải sản nướng. Mỗi đêm, chúng tôi bán được hơn 200 vé buffet”, bà Cúc cho biết. 

Một nhóm du khách đến từ TP. Hồ Chí Minh nghỉ dưỡng tại Minera Hot Springs Bình Châu.
Một nhóm du khách đến từ TP. Hồ Chí Minh nghỉ dưỡng tại Minera Hot Springs Bình Châu.

Ông Ngô Bá Hương, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Du lịch Sài Gòn-Bình Châu cũng cho biết, lượng khách lưu trú và tham quan tại 2 KDL thuộc Công ty CP Du lịch Sài Gòn-Bình Châu là Minera Hot Springs Bình Châu và Sài Gòn-Hồ Cốc khá tốt. Trong 5 ngày Tết, đơn vị đón và phục vụ hơn 12.000 lượt khách, công suất phòng bình quân hơn 80%, trong đó mùng 3 và 4 đạt 100%. Doanh thu và lượng khách tăng 8% so với cùng kỳ. 5 ngày tết, Hồ Mây Park đón gần 17.000 lượt khách đến vui chơi, công suất phòng lưu trú đạt 100% từ mùng 2 đến hết mùng 5 Tết, doanh thu và lượng khách tăng hơn 10% so với cùng kỳ. 

DU LỊCH TẠI CHỖ

Ngoài du khách khắp nơi đến BR-VT du xuân, dịp Tết Nguyên đán năm nay người dân BR-VT vui chơi, du lịch tại chỗ cũng rất nhiều. Chúng tôi gặp chị Phạm Thị Kim Loan (ở thôn Láng Cát, xã Tân Hải, TX.Phú Mỹ) ăn buffet trưa tại khách sạn Green trong những ngày Tết. Chị Loan cho biết, ban đầu chị và nhóm bạn lên kế hoạch cho các con đi Đà Lạt. Cả nhóm đã hợp đồng thuê xe, khách sạn và chuẩn bị lịch trình tham quan tại Đà Lạt. Nhưng sát Tết thời tiết trở lạnh hơn, vài thành viên trong nhóm vẫn phải trực Tết nên chị chuyển hướng du lịch tại chỗ để phù hợp với qũy thời gian của cả nhóm. Chị chọn TP.Vũng Tàu du lịch vì có nhiều điểm tham quan và Hội hoa Xuân ấn tượng. Một ngày một đêm lưu lại TP.Vũng Tàu, cả nhóm lưu trú tại khách sạn Rose (khu Á châu), uống cà phê, dạo biển, ăn hải sản, leo tượng Chúa giang tay, thư giãn, tắm hồ bơi… Đặc biệt, cả nhóm có một bộ ảnh kỷ niệm tuyệt đẹp bên những tiểu cảnh Hội hoa Xuân, mũi Nghinh Phong. “Nhóm chúng tôi có 11 người, gồm cả trẻ  em. Chi phí cả chuyến đi gần 9 triệu đồng. Tính ra chưa tới 1 triệu đồng/người. Tiết kiệm hơn nhiều so với một chuyến đi chơi xa, lại phù hợp với gia đình có con nhỏ”, chị Loan cho hay.

Buffet hải sản nướng tại Vietsovpetro Resort thu hút đông khách.
Buffet hải sản nướng tại Vietsovpetro Resort thu hút đông khách.

Côn Đảo và các resort có cảnh quan đẹp, cơ sở vật chất đầy đủ, dịch vụ cao cấp theo tuyến đường ven biển như: Thùy Dương Resort, Oceanami Villas & Beach Club Long Hải, Lan Rừng Phước Hải, The Grand  Hồ Tràm Strip, Minera Hot Springs Bình Châu và Sài Gòn-Hồ Cốc… thu hút khách địa phương đến nghỉ dưỡng khá đông trong dịp Tết. Trong dòng ô tô đổ về các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh trong những ngày Tết Nguyên đán vừa qua, chúng tôi quan sát có rất nhiều ô tô mang biển số BR-VT. Ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Thùy Dương Resort cho biết, Thùy Dương Resort kín phòng từ mùng 2 đến mùng 4, trong đó có khoảng 20/119 phòng phục vụ khách từ các huyện, thành phố lân cận trong tỉnh lưu trú.

Thống kê từ Sở Du lịch, tổng lượt khách tham quan du lịch, giải trí, lưu trú tại các khách sạn, KDL, bãi tắm trên địa bàn tỉnh (tính đến hết mùng 4 Tết đạt 680 ngàn lượt, tăng 22,6% so cùng kỳ; doanh thu 474 tỷ đồng, tăng 24,7% so cùng kỳ). Đáng chú ý, lượng khách đặc kín bãi tắm nhưng tuyệt nhiên không có tình trạng rác thải ứ đọng. Rác thải do thủy triều đưa vào được thu gom, đưa ra khỏi bãi tắm nhanh chóng. Toàn tuyến biển sạch sẽ, ngăn nắp. Các lực lượng chức năng tuần tra liên tục trên bờ, dưới bãi tắm, ngăn chặn, nhắc nhở du khách không mang đồ ăn, thức uống xuống biển, không xả rác nơi công cộng, không dẫm đạp lên thảm cỏ, không bẻ cây xanh. Lực lượng cứu hộ đã cứu vớt và đưa vào bờ an toàn 73 trường hợp người tắm biển loạt ao xoáy, trôi phao, bị sóng cuốn xa bờ; tìm kiếm người thân, trao trả về gia đình 58 trẻ đi lạc. Có 2 trường hợp du khách đến từ TP.Hồ Chí Minh (1 nữ SN 2002, 1 nam SN 2009) tắm biển tại bãi tắm thuộc dự án Furama Hồ Cốc tử vong do đuối nước. Khu vực biển này đã được cơ quan chức năng cảnh báo nguy hiểm, cấm tắm trước đó. 

Theo ông Trịnh Hàng, Giám đốc Sở Du lịch, công tác đón và phục vụ khách du lịch dịp Tết Nguyên đán 2020 diễn ra chu đáo. Các DN du lịch đã có ý thức giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, rác thải được thu gom kịp thời, thường xuyên theo dõi tình hình dịch bệnh Corona để có biện pháp phòng, chống hữu hiệu. Công tác niêm yết giá được các DN, cá nhân kinh doanh thực hiện khá đồng bộ. Vệ sinh an toàn thực phẩm được bảo đảm, không ảnh hưởng đến sức khỏe của du khách. Những ngày tới, khách du lịch sẽ tiếp tục đổ về BR-VT tham quan, nghỉ dưỡng. Sở Du lịch sẽ tiếp tục đề nghị Phòng VH-TT, Ban quản lý các KDL các huyện, thành phố tiếp tục cập nhật tình hình hoạt động du lịch, kịp thời báo cáo về Sở khi có những trường hợp cần giải quyết.

Bài, ảnh: ĐĂNG KHOA



Ngành du lịch chủ động phòng chống dịch bệnh viêm phổi cấp

Sở Du lịch vừa có văn bản gửi các DN kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về phòng chống dịch bệnh viêm phổi cấp do vi rút nCoV gây ra.

Theo đó, Sở Du lịch đề nghị các DN kinh doanh dịch vụ lưu trú, vận chuyển khách du lịch, các khu điểm du lịch thường xuyên vệ sinh sạch sẽ khu vực kinh doanh, có biện pháp đảm bảo an toàn cho du khách và nhân viên tại cơ sở kinh doanh dịch vụ; phục vụ khách chu đáo, không có hành vi phân biệt quốc tịch khách du lịch làm ảnh hưởng đến thương hiệu du lịch của tỉnh; khi phát hiện khách có những biểu hiện của dịch bệnh phải nhanh chóng báo cho cơ quan y tế gần nhất để kịp thời có giải pháp cách ly, điều trị. Các DN kinh doanh lữ hành quốc tế không tổ chức tour du lịch đến các vùng dịch và đi từ các vùng dịch theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Bộ Y tế; hướng dẫn thông tin đầy đủ cho du khách để chủ động phòng chống dịch bệnh. 

ĐAN CHÂU



Chữa bệnh du lịch 'na ná' cho ĐBSCL
Sở hữu quá nhiều tiềm năng để phát triển loại hình du lịch miền quê đặc trưng, nhưng du lịch ĐBSCL vẫn chưa khai thác được lợi thế, thậm chí đã bắt đầu nhàm chán, đơn điệu.
ĐBSCL rất “được lòng” du khách châu Âu, châu Mỹ nhưng...  /// ẢNH: P.Đ.H
 
ĐBSCL rất “được lòng” du khách châu Âu, châu Mỹ nhưng...
ẢNH: P.Đ.H
Vài năm trở lại đây, khi du lịch trải nghiệm bắt đầu thịnh hành, ĐBSCL nổi lên với nhiều ưu thế. Olivia, một nhân viên văn phòng người Úc làm việc tại TP.HCM đã 6 năm, cho biết năm nào cô cũng đón ít nhất 1 đoàn khách từ Úc sang Việt Nam chơi, chủ yếu là gia đình và bạn bè.
Trở thành hướng dẫn viên bất đắc dĩ, điểm đến quen thuộc mà Olivia thường đưa người thân đi du lịch đó là các tỉnh miền Tây. “Trải nghiệm bắt tôm, cá trên sông nước, xem cá nhảy, vào nhà vườn ăn trái cây, nghe đờn ca tài tử hay đi chợ hải sản tươi sống là những thứ gia đình, bạn bè tôi nói riêng cũng như người Úc nói chung rất thích. Lúc đầu tôi cũng có mua tour, nhưng sau khi biết rồi, ở lâu năm cũng biết một chút tiếng Việt, tôi thường tự dẫn mọi người đi trải nghiệm cho chủ động thời gian và lịch trình”, Olivia nói.

Đi 1 - 2 tỉnh, khám phá hết cả vùng

Tuy nhiên, dù rất yêu thích thời tiết, phong cảnh tại các tỉnh miền Tây, nhưng cô cũng thừa nhận hầu như chỉ đưa mọi người xuống Cần Thơ, hoặc về tận mũi Cà Mau, không trải nghiệm thêm những điểm đến khác vì “nghe nói cũng tương tự như vậy”.
Bên cạnh 3 trục dọc, có thể kết nối giữa các trục ngang đông - tây bằng hệ thống sông ngòi chằng chịt, phát triển giao thông thủy, tạo nên mạng lưới kết nối nội vùng bằng hình xương cá. Đây mới thật sự là liên kết
Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT Công ty Vietravel
Tâm lý của cô gái người Úc cũng là đánh giá chung của hầu hết những người đã từng du lịch về miền Tây. Bao năm qua, du lịch sinh thái ĐBSCL vẫn không thoát khỏi lối mòn chung với những tour na ná nhau như: tham quan sông nước, đờn ca tài tử, vườn cây ăn trái... Hầu như tỉnh, thành phố nào cũng đều có từ vài cơ sở đến hàng chục địa điểm du lịch cộng đồng tương tự nhau. Sự đơn điệu, nhàm chán khiến khách đi 1, 2 tỉnh thành, coi như đã khám phá hết du lịch toàn vùng ĐBSCL.
Đó cũng là lý do vì sao khách đến ĐBSCL lưu trú rất ít ngày và chi tiêu cũng không cao. Theo Hiệp hội Du lịch ĐBSCL, trong 6 tháng đầu năm 2019, toàn vùng đón trên 26,3 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt trên 1,78 triệu, tăng gần 19%. Mặc dù vậy, theo các chuyên gia du lịch, du khách tới ĐBSCL có thời gian lưu trú ngắn, chi tiêu ít. Hiện tỷ lệ lưu trú của khách ở vùng chỉ đạt trung bình 1,95 ngày với khách quốc tế; 1,7 ngày với khách trong nước. Mức chi tiêu khoảng 22 USD/ngày, thấp hơn 75% so với mức bình quân của du lịch cả nước.
Du lịch sông nước miền Tây - chợ nổi Cái Răng, Cần Thơ Ảnh: Công Hân

Du lịch sông nước miền Tây - chợ nổi Cái Răng, Cần Thơ

Ảnh: Công Hân

Là chuyên gia nghiên cứu lâu năm về du lịch ĐBSCL, ông Phan Đình Huê, Giám đốc Công ty du lịch VietCircle, đánh giá khu vực này sở hữu rất nhiều tiềm năng để có thể trở thành thủ phủ du lịch của cả nước. Đặc biệt, nơi đây rất “được lòng” đối tượng khách châu Âu, châu Mỹ... là nhóm khách hạng sang, chi tiêu nhiều. Cụ thể, về tài nguyên, ĐBSCL có sự khác biệt lớn nhất trong 3 vùng miền Nam.
Biển, núi thì nhiều nơi có, nhưng miền trồng lúa, sông nước mênh mông bao phủ thì chỉ có ở xứ đó. Thời tiết cũng là điểm cộng vì nắng đẹp quanh năm, ít thiên tai, không có mùa lạnh như miền quê Bắc bộ, nên có thể khai thác du lịch quanh năm. Văn hóa miền Tây cũng rất độc đáo, rõ nét cư dân làm lúa và sở hữu cộng đồng người Khmer với những lễ hội truyền thống đặc sắc.
“Du lịch là bán trời, bán đất, bán nước, bán đồ ăn... ĐBSCL có đủ hết. Thiên thời, địa lợi, nhân hòa, các tỉnh miền Tây hội tụ đủ tiềm năng để đột phá du lịch”, ông nhấn mạnh và nhận định nguyên nhân của căn bệnh “na ná” giống nhau, khiến ĐBSCL chưa khai thác hết được tiềm năng là do thiếu kiến thức phát triển sản phẩm du lịch. Tình trạng hiện nay ở ĐBSCL là tỉnh này qua tỉnh kia học hỏi kinh nghiệm rồi về “copy” nguyên đúc sản phẩm.
Điều này khiến khách chỉ loanh quanh trong cung đường TP.HCM - Cần Thơ. Các tỉnh khác như Hậu Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng rất ít khách. “Kể cả khách đến cũng không thu được tiền vì họ chỉ đi trong ngày, không ở lại ban đêm thì mỏ vàng dịch vụ ban đêm, ăn uống, mua sắm coi như mất trắng”, ông Huê nói.

Khai thác sự khác biệt phụ

Mới đây, tại “Hội nghị xúc tiến và mời gọi đầu tư hạ tầng văn hóa - thể thao - du lịch - giải trí vào TP.HCM và 13 tỉnh, thành phố ĐBSCL”, bà Cao Xuân Thu Vân - Giám đốc Sở Du lịch Bạc Liêu, đã “kêu oan” về “căn bệnh” na ná giống nhau này.
Theo bà Vân, mỗi tỉnh, thành vẫn có sản phẩm đặc trưng riêng. Đơn cử cả nước có 21 tỉnh, thành còn lưu giữ hoạt động hát đờn cả tài tử nhưng Cần Thơ hát sẽ khác Bạc Liêu và các tỉnh sông nước khác.
Đất mũi, rừng Cà Mau cũng chỉ có một, không giống với những nơi nào. Vấn đề là câu chuyện du lịch tại mỗi tỉnh, thành chưa được làm rõ, chưa được khai thác triệt để để làm nổi bật lên nét đặc sắc của từng sản phẩm. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước là chưa làm tốt công tác xúc tiến nhưng vai trò lớn hơn để biến những thứ na ná giống nhau thành từng sản phẩm đặc trưng lại nằm ở việc khai thác của các công ty lữ hành.
“Chúng tôi mời gọi doanh nghiệp đầu tư vào hạ tầng dịch vụ du lịch, đầu tư phát triển các khu, điểm du lịch, khu vui chơi giải trí, văn hóa, thể thao chất lượng cao, đẳng cấp khu vực và quốc tế nhằm góp phần hoàn thiện sản phẩm du lịch, đa dạng hóa dịch vụ du lịch của từng địa phương và liên vùng. Điều này sẽ góp phần đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của du khách, bảo đảm khả năng liên kết phát triển với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch”, bà Vân đề xuất.
Cũng theo vị này, hiện nay nhận thức được sự trùng lắp trong các sản phẩm du lịch giữa các địa phương, các địa phương đã ngồi lại để khắc phục điểm yếu. Theo kế hoạch này sẽ phát triển, đưa du lịch Cần Thơ gắn với du lịch sông nước.
Du lịch tâm linh thì không địa phương nào qua được An Giang, còn Kiên Giang là sản phẩm du lịch biển đảo, Cà Mau phát triển du lịch cộng đồng. Trong khi đó, Bạc Liêu sẽ được biết đến với du lịch xanh lấy các công trình về kinh tế phục vụ du lịch như điện gió hay sản phẩm tôm Bạc Liêu.

Điều chỉnh lại tuyến sản phẩm

Từ góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT Công ty Vietravel, nhận định theo quy hoạch, hiện nay sản phẩm du lịch vùng ĐBSCL phân chia theo hướng đông và tây, lấy sông Hậu làm chính. Điều này dẫn đến tình trạng chia cắt tài nguyên, không có sự kết nối các tỉnh.
Hầu hết các địa phương đều chỉ tận dụng thế mạnh sông nước, xây dựng sản phẩm na ná nhau và chỉ khúc nổi cao nhất đoạn sông Hậu được hưởng lợi, phía tây lép vế so với phía đông. Cuối cùng, hình thành nên bệnh “nhái” sản phẩm giữa các địa phương. Thế mạnh của mỗi địa phương không được phát huy trong chuỗi sản phẩm chung.
Đặt TP.HCM là thị trường nguồn, trong mối quan hệ liên kết ông Kỳ cho rằng cần điều chỉnh lại tuyến sản phẩm theo hướng bắc - nam và một trục chính.
Cụ thể, trục hướng chính tâm đi từ TP.HCM xuống Mỹ Tho, Long An, Tiền Giang, xuống Cần Thơ, xuống thẳng đến Rạch Giá. Đây là tuyến đã hoàn thiện nhất về giao thông gồm đường bộ và hàng không (cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và Cần Thơ), có lợi thế sản phẩm du lịch miệt vườn, cây ăn trái.
Hai tuyến hành lang gồm cánh bắc là từ TP.HCM đi đến Long An, rẽ xuống Cao Lãnh, Đồng Tháp, đi xuống Long Xuyên, An Giang, Châu Đốc và kết thúc điểm cuối tại Hà Tiên. Trục này có những di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng tại từng tỉnh, thế mạnh là giáp biên giới Campuchia, có thể phát triển du lịch biên mậu.
Cánh phía nam, vùng duyên hải từ TP.HCM đi xuống Mỹ Tho rẽ sang Bến Tre đi Trà Vinh, Bạc Liêu, Sóc Trăng tới Cà Mau, có những sản phẩm toàn bộ trục bắc và trung tâm không có đó là biển. Hướng phía nam này chỉ cần thúc đẩy hoàn thiện cầu Đại Ngãi là có thể tiếp cận giao thông tốt.
“Bên cạnh 3 trục dọc, có thể kết nối giữa các trục ngang đông - tây bằng hệ thống sông ngòi chằng chịt, phát triển giao thông thủy, tạo nên mạng lưới kết nối nội vùng bằng hình xương cá. Đây mới thật sự là liên kết và trung tâm TP.HCM có thể tiếp cận sản phẩm các tỉnh một cách nhanh chóng, thuận tiện nhất”, ông Nguyễn Quốc Kỳ nhấn mạnh.
 

Phát triển tour tàu sông hạng sang

“Tài nguyên lớn và “đắt giá” nhất của các tỉnh ĐBSCL hiện nay là lợi thế sông nước lại chưa được khai thác triệt để. Các tour gắn với mặt nước là một trong những loại hình hấp dẫn nhất trên thế giới nhưng tại các tỉnh ĐBSCL hiện nay chủ yếu chỉ là ghe thuyền nhỏ, rất nhàm chán.
Trong khi đó, các du thuyền hạng sang trên sông chở hàng ngàn du khách cao cấp dọc theo tuyến sông Mê Kông có nhu cầu cũng không vào tới được vì không có hạ tầng. Các bến cảng hiện nay chủ yếu nhận hàng hóa, ọp ẹp, không đủ điều kiện đón khách tàu biển.
Hạ tầng không có, chính quyền địa phương cũng không thể kêu gọi doanh nghiệp đầu tư khai thác loại hình du lịch hấp dẫn này. Nếu tận dụng được hệ thống sông ngòi, chuẩn bị cơ sở hạ tầng tốt cũng như lên được chương trình tour chu đáo, ĐBSCL sẽ khai thác được đối tượng khách hàng là những cặp vợ chồng người phương Tây lớn tuổi, khách du lịch người Đông Nam Á - Đông Bắc Á và các hộ gia đình có khả năng về tài chính với mức chi tiêu bình quân của mỗi du khách từ 90 - 100 USD/ngày”.
Ông Phan Đình Huê (Giám đốc Công ty du lịch VietCircle)
 

Đưa ĐBSCL thành trung tâm du lịch

Sáng 29.11, tại TP.Cần Thơ, Hiệp hội Du lịch Virtj Nam phối hợp Hiệp hội Du lịch ĐBSCL và UBND TP.Cần Thơ khai mạc Hội chợ du lịch quốc tế Cần Thơ năm 2019 (VITM) với chủ đề “Du lịch ĐBSCL với cả nước”.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn và ông Nguyễn Hồng Sơn, Phó trưởng ban Kinh tế T.Ư cùng tham dự.
Đây là lần đầu tiên hội chợ du lịch có quy mô lớn nhất ĐBSCL được tổ chức tại Cần Thơ, thu hút trên 350 doanh nghiệp du lịch, cơ quan xúc tiến du lịch từ 6 quốc gia (Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ, Cuba) và trên 25 tỉnh, thành trên cả nước tham gia với quy mô trên 320 gian hàng.
Trong khuôn khổ hội chợ, sáng cùng ngày, Ban Kinh tế T.Ư phối hợp Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức diễn đàn “Phát triển du lịch ĐBSCL”.
Diễn đàn là cuộc đối thoại cao cấp giữa lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành và địa phương với doanh nghiệp du lịch nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất trong các hoạt động du lịch; phát huy thế mạnh của các tài nguyên văn hóa, thiên nhiên, huy động nguồn lực toàn xã hội cho phát triển du lịch, đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của vùng.
Tại diễn đàn, đại diện Bộ VH-TT-DL, Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Hiệp hội Du lịch ĐBSCL và các doanh nghiệp lữ hành đã có những phân tích, đánh giá quá trình thực hiện Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng của cả nước nói chung và ĐBSCL nói riêng.
Theo đó, từ tháng 1 - 10.2019, cả nước đón hơn 14 triệu lượt khách quốc tế và hơn 72 triệu lượt khách nội địa. Tuy nhiên, thu hút khách du lịch giữa các địa phương không đồng đều, trong đó số lượng khách du lịch đến ĐBSCL còn khiêm tốn, mặc dù được đánh giá là vùng đất giàu tiềm năng về du lịch.
Điều cần lúc này là vùng nên mở cơ sở đào tạo, khuyến khích người dân làm du lịch. Mặt khác, ĐBSCL cần có một cơ chế, chính sách đột phá dành riêng cho du lịch vùng. Đầu tư hạ tầng và quan trọng là liên kết vùng và đào tạo nguồn nhân lực, để lĩnh vực này được phát triển.
Từ những đề xuất này đã đi đến một ký kết hợp tác, hỗ trợ phát triển du lịch giữa 4 đơn vị là Hiệp hội Du lịch ĐBSCL với cụm du lịch các tỉnh miền Trung, cụm du lịch các tỉnh miền Bắc và Hiệp hội Du lịch TP.HCM, với kỳ vọng đưa vùng ĐBSCL trở thành một trung tâm du lịch Việt Nam và khu vực.
Mai Trâm 


Khai trương Cổng dịch vụ công quốc gia

Chiều 9/12, tại TP. Hà Nội, Văn phòng Chính phủ đã tổ chức Lễ khai trương Cổng dịch vụ công quốc gia (DVCQG) theo hình thức trực tuyến tới 63 điểm cầu của các tỉnh, thành phố trong cả nước. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng lãnh đạo các cơ quan của Trung ương đã tham dự lễ khai trương. Tham dự lễ khai trương tại điểm cầu BR-VT có ông Trần Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành, địa phương. 

Cổng DVCQG có địa chỉ truy cập: www.dichvucong.gov.vn. Khi truy cập vào Cổng DVCQG, người dân, DN có thể tra cứu thông tin thủ tục hành chính, thông tin về dịch vụ công, theo dõi trạng thái hồ sơ thủ tục hành chính, theo dõi việc xử lý các phản ánh, kiến nghị và đánh giá mức độ hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính… Văn phòng Chính phủ đã đưa vào Cổng DVCQG 8 nhóm vấn đề hỗ trợ người dân và DN, gồm: Đăng ký khai sinh trực tuyến, cấp bằng lái xe quốc tế, đổi bằng lái xe trong nước, đăng ký hoạt động khuyến mại, cấp mới điện hạ áp đối với người dân, cấp mới điện trung áp đối với DN và tổ chức... Ngoài ra, người dân và DN tại 4 địa phương gồm: TP. Hồ Chí Minh, TP. Hà Nội, TP. Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh còn được sử dụng thêm những dịch vụ khác như: đăng ký hộ kinh doanh, đăng ký thuế, đăng ký khai sinh… 

Trong quý I/2020, các bộ, ngành, địa phương sẽ tiếp tục tích hợp lên Cổng DVCQG 15 nhóm dịch vụ công thuộc các lĩnh vực thuế cá nhân, hải quan, đăng ký kinh doanh, y tế, lao động, giao dịch bảo đảm, lý lịch tư pháp, thu phạt vi phạm giao thông đường bộ, đổi và cấp mới giấy phép lái xe, khai sinh… 

Phát biểu chỉ đạo tại lễ khai trương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Cổng DVCQG có vai trò quan trọng trong xây dựng Chính phủ điện tử, lấy người dân và DN là trung tâm. Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, biểu dương các bộ, ngành, địa phương đã chủ động nỗ lực, quyết liệt vận hành, phát triển Cổng DVCQG phục vụ người dân, DN.

Tin, ảnh: MINH NHÂN

 


Chính sách mới nổi bật có hiệu lực tháng 12/2019

Trong tháng cuối cùng của năm 2019, hàng loạt văn bản mới có hiệu lực, tác động đến nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.

SIẾT CHẶT QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO, SÁT HẠCH CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE

Thông tư 38/2019/TT-BGTVT của Bộ GT-VT sửa đổi quy trình đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe có hiệu lực từ ngày 1/12/2019.

Theo quy định của Thông tư này, từ 1/1/2020, chương trình học giấy phép lái xe hạng B1, B2, C có thêm: Phòng, chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông. Cũng từ thời điểm này, trung tâm sát hạch lái xe phải lắp camera giám sát phòng sát hạch lý thuyết, sân sát hạch lái xe trong hình và truyền dữ liệu về Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Sở GT-VT; Từ 1/5/2020, các cơ sở đào tạo lái xe ứng dụng công nghệ để nhận dạng và theo dõi thời gian học lý thuyết môn học pháp luật giao thông đường bộ đối với học viên học lái xe ô tô (trừ hạng B1).

Từ 1/6/2020, cấp Giấy phép lái xe mới có mã QR. Giấy phép lái xe đã được cấp trước ngày 1/12/2019 vẫn sẽ có giá trị sử dụng theo thời gian ghi trên giấy phép.

CHÍNH SÁCH VỚI NGƯỜI CÔNG TÁC Ở VÙNG ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN

Nghị định 76/2019/NĐ-CP về chính sách đối với người công tác ở vùng đặc biệt khó khăn cũng có hiệu lực từ ngày 1/12/2019.

Theo Nghị định, một loạt các khoản phụ cấp, trợ cấp sẽ được áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang đến công tác tại vùng đặc biệt khó khăn, như: Trợ cấp 1 lần khi đến công tác lần đầu: Nhận ngay 10 lần mức lương cơ sở (trước đây phải công tác ít nhất 5 năm). Khi có gia đình đi theo, hưởng thêm một khoản trợ cấp bằng 12 lần mức lương cơ sở.

Phụ cấp thu hút: Khi công tác không quá 5 năm tại vùng đặc biệt khó khăn, được hưởng phụ cấp thu hút = 70% mức lương hiện hưởng + phụ cấp chức vụ lãnh đạo + phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); Phụ cấp công tác lâu năm: Nếu công tác từ đủ 5 năm tại vùng đặc biệt khó khăn, được hưởng phụ cấp công tác lâu năm tính theo lương cơ sở x hệ số (hệ số từ 0,5-1,0); Trợ cấp khi chuyển công tác: Nếu công tác từ đủ 10 năm tại vùng đặc biệt khó khăn, khi chuyển công tác hoặc nghỉ hưu, được hưởng trợ cấp 1 lần; mỗi năm công tác = 1/2 mức lương hiện hưởng + phụ cấp lãnh đạo + phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)…

TĂNG 10 LẦN MỨC PHẠT VỚI CÁC HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH

Ngày 1/12/2019 là thời điểm Nghị định 75/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh có hiệu lực.

Một trong những điểm mới quan trọng của Nghị định này là tăng mức phạt đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh gấp 10 lần.

Cụ thể, nếu như trước đây, mức tiền phạt tối đa đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh là 100 triệu đồng với cá nhân và 200 triệu đồng với tổ chức, thì kể từ ngày 1/12/2019, mức phạt được tăng lên 1 tỷ đồng với cá nhân và 2 tỷ đồng với tổ chức.

Trong đó, mức phạt đối với một số vi phạm điển hình như sau: Tiết lộ bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bị phạt từ 200 triệu đồng đến 300 triệu đồng; Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bị phạt từ 100 triệu đồng đến 200 triệu đồng…

Ngoài bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng một số biện pháp xử phạt bổ sung khác như tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm; Tịch thu khoản lợi nhuận có được do vi phạm...

THU, HỦY CMND HỎNG, BONG TRÓC

Trình tự cấp thẻ Căn cước công dân đã được Bộ Công an sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 48/2019/TT-BCA có hiệu lực từ ngày 1/12/2019.

Thông tư này quy định, khi làm thủ tục cấp Căn cước công dân, cán bộ phụ trách sẽ thu Chứng minh nhân dân, cắt góc và trả lại cho công dân trong trường hợp công dân đăng ký nhận thẻ Căn cước công dân qua chuyển phát nhanh.

Với những Chứng minh nhân dân bị hỏng, bong tróc, không rõ nét thì thu, hủy Chứng minh nhân dân đó và hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Việc thu, hủy chứng minh nhân dân bị hỏng, bong tróc là điểm mới so với quy định trước đây.

4 ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC GHI NỢ TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Theo Nghị định 79/2019/NĐ-CP sửa đổi quy định về thu tiền sử dụng đất, chỉ còn 4 đối tượng được ghi nợ tiền sử dụng đất trong trường hợp được giao đất tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, gồm: Người có công với cách mạng; Hộ nghèo; Hộ gia đình, cá nhân là đồng bào dân tộc thiểu số; Hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại địa bàn cấp xã được công nhận là địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.

Trước đây, hộ gia đình, cá nhân được chuyển mục đích sử dụng đất; được cấp giấy chứng nhận phải nộp tiền sử dụng đất và hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất tái định cư mà có khó khăn về tài chính cũng sẽ được ghi nợ tiền sử dụng đất.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 10/12/2019.

ĐỔI USD TẠI TIỆM VÀNG CHỈ CÒN BỊ PHẠT TỪ CẢNH CÁO

Nghị định 88/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng sẽ có hiệu lực từ ngày 31/12/2019.

Nghị định này giảm mạnh mức phạt đối với hành vi mua, bán ngoại tệ tại các tổ chức không được phép, nhằm tránh bất cập như sự việc “đổi 100 USD bị phạt 90 triệu đồng” xôn xao dư luận trước đây.

Cụ thể, thay vì một mức phạt chung là từ 80-100 triệu đồng, Nghị định quy định mức phạt đối với hành vi này phụ thuộc vào lượng ngoại tệ mua, bán. Trong đó: Phạt cảnh cáo nếu ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 USD; Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng nếu ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 1.000-10.000 USD hoặc ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 USD mà tái phạm, vi phạm nhiều lần; Phạt tiền từ 20-30 triệu đồng nếu ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 10.000-100.000 USD; Phạt tiền từ 80-100.000 triệu đồng nếu ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 100.000 USD trở lên.

ĐỨC ANH (Tổng hợp



Thi công nội thất trưng bày bảo tàng tỉnh: Gấp rút hoàn thiện, thêm không gian văn hóa cho du khách

Sau hơn 1 năm khẩn trương thi công phần nội thất trưng bày, các khu trưng bày tại Bảo tàng tỉnh (04, Trần Phú, phường 1, TP. Vũng Tàu) đã nên hình, nên khối với hàng ngàn hình ảnh, hiện vật sống động. Đơn vị thi công đang gấp rút hoàn thiện các phần việc còn lại với quyết tâm kịp thời gian để Bảo tàng mở cửa đón khách tham quan từ quý I/2020. 

Ông Đặng Tiến Năm, Phó Trưởng Phòng Nghiệp vụ, Bảo tàng tỉnh giới thiệu tổ hợp trưng bày  rừng Bình Châu - Phước Bửu tại Bảo tàng tỉnh.
Ông Đặng Tiến Năm, Phó Trưởng Phòng Nghiệp vụ, Bảo tàng tỉnh giới thiệu tổ hợp trưng bày rừng Bình Châu - Phước Bửu tại Bảo tàng tỉnh.

Thời điểm này, nhiều nội dung trưng bày tại Bảo tàng tỉnh đang dần hoàn thiện. Tại tầng 2, khu trưng bày tổ hợp về Côn Đảo, hình ảnh các loài sinh vật biển đặc trưng, quý hiếm của vùng biển này như: vích, dugong (bò biển), rạn san hô, cua xe tăng, sóc, kỳ đà, rừng ngập mặn đã hiện lên sinh động. Tổ hợp rừng Bình Châu - Phước Bửu nổi bật với thảm thực vật xanh mướt, suối nước nóng, cây cổ thụ của rừng nguyên sinh. Bước vào khu không gian cổ, mái nhà 1 gian 2 chái, trên xà có bức hoành phi, giữa nhà là chiếc tủ và bộ bàn ghế cẩn xà cừ cổ, quý hiếm đã nên hình, giúp người xem hiểu thêm về ngôi nhà đặc trưng của người Nam Bộ cuối thế kỷ XIX. Hay như ngôi nhà sàn đơn sơ cùng hình ảnh đồng bào dân tộc Châu Ro đang quây quần đánh cồng chiêng trong ngày hội cũng hứa hẹn giúp người xem thêm hiểu hơn về văn hóa của đồng bào này.

Lên tầng 3, chúng tôi không khỏi ấn tượng với mô hình chiếc tàu đắm khá lớn được làm bằng gỗ. Trong lòng chiếc tàu là một đáy biển thu nhỏ, có dòng nước chảy quanh co, với đủ các loại sinh vật: tảo biển, san hô, tôm, cá. Cạnh đó là những đồ gốm cổ được trục vớt từ những con tàu đắm ở vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu như: cổ vật Hòn Cau, gốm sứ Pháp, gốm sứ Trung Quốc...

Mô hình nhà sàn và người dân Châu Ro đánh cồng chiêng trưng bày  tại Bảo tàng tỉnh.
Mô hình nhà sàn và người dân Châu Ro đánh cồng chiêng trưng bày tại Bảo tàng tỉnh.

Hôm chúng tôi đến, 12 công nhân của Công ty CP Xây dựng và Phục chế công trình văn hóa (Hà Nội) đang khẩn trương thi công những phần việc còn lại của công trình. Ông Hà Quang Vỹ, Quyền Chỉ huy trưởng công trình cho biết: “Các công nhân đang tích cực hoàn thiện các phần việc còn lại như: sơn dặm các mảng tường, gắn bục, kệ để trưng bày thêm hiện vật, hình ảnh... Chúng tôi cố gắng đẩy nhanh tiến độ để kịp hoàn thành phần trưng bày vào 31/12/2019”.

Theo ông Trần Anh Thiện, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh, thời gian qua, lãnh đạo Sở VH-TT, Bảo tàng tỉnh thường xuyên kiểm tra, giám sát các công đoạn thi công nội thất Bảo tàng và đôn đốc đơn vị thi công gấp rút hoàn thành công trình đúng tiến độ. Trong quá trình thi công, Bảo tàng tỉnh cũng mời các chuyên gia chuyên ngành khoáng sản, bảo tồn rừng và biển, chuyên gia lịch sử, nhân chứng lịch sử, nguyên lãnh đạo tỉnh góp ý để các hiện vật, hình ảnh trưng bày sinh động, phản ánh đúng thực tế quá trình lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Bà Rịa - Vũng Tàu. Ngoài ra, Bảo tàng tỉnh cũng chú trọng sưu tầm, bổ sung hiện vật để nội dung trưng bày thêm đa dạng.

Anh Nguyễn Đức Đông, công nhân Công ty CP Xây dựng và Phục chế công trình văn hóa thi công mô hình người dân làm nghề muối. Ảnh: THI PHONG
Anh Nguyễn Đức Đông, công nhân Công ty CP Xây dựng và Phục chế công trình văn hóa thi công mô hình người dân làm nghề muối. Ảnh: THI PHONG

Theo tìm hiểu, Bảo tàng tỉnh trưng bày gần 2.600 hiện vật, hình ảnh tiêu biểu, quý hiếm. Để đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư (Sở VH-TT) cho phần trưng bày nội thất và đáp ứng nhu cầu luân phiên thay đổi hiện vật trưng bày khi đi vào hoạt động, Bảo tàng tỉnh đã xây dựng kế hoạch sưu tầm hiện vật giai đoạn 2019-2021 với tổng kinh phí hơn 6,3 tỷ đồng và đã được UBND tỉnh phê duyệt. Trong đó, năm 2019, Bảo tàng tỉnh đã sưu tầm thêm 500 hiện vật, hình ảnh để phục vụ công tác trưng bày nội thất bảo tàng.

Nói về tiến độ của Bảo tàng tỉnh, ông Nguyễn Đình Trung, Giám đốc Sở VH-TT cho biết, dự án trưng bày nội thất Bảo tàng tỉnh hiện đã thực hiện xong 70% khối lượng công việc. “Sở VH-TT sẽ tiếp tục giám sát, đôn đốc đơn vị thi công hoàn tất công việc vào cuối tháng 12. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến hệ thống thông gió, hệ thống an ninh để bảo vệ, giữ gìn cổ vật. Dự kiến, Bảo tàng tỉnh sẽ khánh thành và hoạt động trong quý I/2020. Thời gian đầu, Bảo tàng tỉnh mở cửa tự do cho người dân địa phương và du khách vào tham quan”, ông Trung khẳng định.

Bài, ảnh: THI PHONG



Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2019: Các gian hàng của BR-VT thu hút hơn 8.000 lượt khách tham quan, mua sắm

Sau 4 ngày diễn ra (13 đến 16/11), Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2019 (Vietnam Foodexpo 2019) do Bộ Công thương chủ trì, Cục Xúc tiến thương mại tổ chức đã bế mạc tại Trung tâm hội chợ và triển lãm Sài Gòn (quận 7, TP. Hồ Chí Minh).

Tham dự triển lãm năm nay có 600 gian hàng của 450 DN đến từ 29 tỉnh, thành trên cả nước và 23 quốc gia, vùng lãnh thổ. Triển lãm trưng bày, giới thiệu các mặt hàng đa dạng thuộc các lĩnh vực: rau quả; đồ uống, trà và cà phê; nguyên liệu thực phẩm; thực phẩm chế biến; thiết bị công nghệ chế biến thực phẩm.

Tại triển lãm lần này, BR-VT có một gian hàng chung của 12 DN và 3 gian hàng riêng. Trong 4 ngày, các gian hàng của BR-VT thu hút khoảng 8.000 lượt khách đến tham quan, mua sắm, đạt tổng doanh thu gần 100 triệu đồng và có 140 giao dịch được ký kết. Các sản phẩm được khách hàng quan tâm nhiều nhất là thủy hải sản, chocolate, ca cao.

ĐÔNG HIẾU



HỘI NGHỊ GIỚI THIỆU TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU - ĐẦU TƯ Cơ hội mở rộng cánh cửa xuất khẩu của BR-VT

Ngày 29/11, tại TP. Vũng Tàu, Cục Xúc tiến thương mại phối hợp tỉnh BR-VT tổ chức Hội nghị “Giới thiệu tiềm năng xuất khẩu - đầu tư khu vực tỉnh BR-VT và các tỉnh phía Nam”.  Tại hội nghị, bên cạnh giới thiệu tiềm năng, những mặt hàng mong muốn được xuất khẩu của tỉnh, các đại biểu đã cung cấp những thông tin về thị trường, nhu cầu tiêu thụ, qua đó góp phần mở rộng cánh cửa xuất khẩu cho Việt Nam và BR-VT.

Công nhân Công ty CP sản xuất và thương mại Thuận Huệ sơ chế cá chai xuất khẩu tại xưởng.
Công nhân Công ty CP sản xuất và thương mại Thuận Huệ sơ chế cá chai xuất khẩu tại xưởng.

NHIỀU SẢN PHẨM CỦA TỈNH MUỐN VƯƠN RA THẾ GIỚI

Ông Nguyễn Tấn Thành, Phó Giám đốc Công ty TNHH Thảo Nguyên (TX. Phú Mỹ) cho biết: Công ty Thảo Nguyên chuyên xuất nhập khẩu nông sản, đặc biệt là hạt điều với sản lượng xuất khẩu mỗi năm bình quân hơn 10 ngàn tấn, kim ngạch xuất khẩu đến nay hơn 100 triệu USD/năm. Những năm gần đây, công ty đã chủ động cân đối năng lực sản xuất với cung ứng thị trường như: ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng, quản lý an toàn thực phẩm (ATTP), đầu tư thiết bị máy móc, để nâng cao sức cạnh tranh, giảm thiểu các yếu tố phụ thuộc bên ngoài. Hiện nay, ngoài sản phẩm thô, DN đang hướng đến sản phẩm chế biến sâu, sản phẩm ăn liền từ các loại hạt. DN mong muốn các ngành chức năng, cơ quan tham tán nước ngoài tại Việt Nam hỗ trợ cung cấp thông tin phân tích thị trường, các chính sách mới của các quốc gia là đối tác xuất khẩu, tiếp cận thông tin nâng cao kỹ thuật chế biến nông sản, bảo quản, giám định hàng hóa tốt nhất để DN có định hướng, chủ động sản xuất kinh doanh. Đồng thời, DN cũng mong muốn được hỗ trợ pháp lý khi có xảy ra tranh chấp thương mại.

Còn bà Đồng Thị Huệ, Giám đốc Công ty CP sản xuất và thương mại Thuận Huệ (TP. Vũng Tàu) cho biết: Công ty chuyên sản xuất các sản phẩm từ nguyên liệu cá biển có chứng nhận chất lượng của EU và đang xuất khẩu sản phẩm qua Hàn Quốc. Trung bình mỗi tháng, Thuận Huệ xuất 7-8 container hải sản khô sang Hàn Quốc và một số nước châu Âu. Hiện tại, Công ty mong muốn xuất khẩu qua thị trường Nga và muốn nhập khẩu nguyên liệu thủy sản của Indonesia và Malaysia.

Theo ông Võ Trịnh Triều, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch tỉnh, BR-VT là địa phương có tiềm năng về du lịch, thương mại và công nghiệp. Tuy nhiên, tiềm năng này vẫn chưa được khai thác đúng tầm. Vì vậy, tỉnh mong muốn các sản phẩm nông nghiệp như tiêu, cà phê, điều; các sản phẩm thủy hải sản chất lượng; các sản phẩm dệt may, tiểu thủ công nghiệp; các sản phẩm thủy hải sản khô, chế biến; nhóm các sản phẩm mới dựa trên những vùng nguyên liệu đặc trưng và sẵn có của BR-VT như: thảo dược, gia vị, phụ gia thực phẩm, nước uống đóng chai từ trái cây của vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thủ công mỹ nghệ… được liên kết sản xuất và tiếp cận với nhiều thị trường Mỹ, Nhật Bản, châu Âu...

Công ty TNHH May mặc Thăng Long có năng lực sản xuất khoảng 90 ngàn sản phẩm may mặc/tháng là một trong những công ty mong muốn tìm kiếm mở rộng thị trường sang EU, ASEAN, Đài Loan, Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc, Brazil.  Trong ảnh: Công nhân Công ty TNHH May mặc Thăng Long trong giờ sản xuất.
Công ty TNHH May mặc Thăng Long có năng lực sản xuất khoảng 90 ngàn sản phẩm may mặc/tháng là một trong những công ty mong muốn tìm kiếm mở rộng thị trường sang EU, ASEAN, Đài Loan, Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc, Brazil. Trong ảnh: Công nhân Công ty TNHH May mặc Thăng Long trong giờ sản xuất.

SẴN SÀNG HỖ TRỢ KẾT NỐI

Tại hội nghị, đại diện tổng lãnh sự quán, đại sứ quán, tham tán của các nước tại Việt Nam đã chia sẻ nhiều thông tin về nhu cầu thị trường xuất khẩu, giúp các DN xuất khẩu Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn vào thị trường thế giới.

Ông Dmitry Makarov, đại diện Cơ quan Thương mại Liên bang Nga tại Việt Nam cho biết: Mặc dù Nga có 40% sản lượng thủy hải sản xuất khẩu nhưng chủ yếu là cá nước lạnh nên Nga cũng rất cần nhập khẩu thủy hải sản của Việt Nam, nhất là cá ngừ và các sản phẩm từ cá ngừ. Do đó, các DN có nhu cầu xuất khẩu có thể trực tiếp liên lạc với Cơ quan Thương mại Liên bang Nga tại Việt Nam, địa chỉ số 40 Bà Huyện Thanh Quan, TP. Hồ Chí Minh để được hỗ trợ.  

Đại biểu dự hội nghị tham quan các gian hàng triển lãm. Ảnh: ĐÔNG HIẾU
Đại biểu dự hội nghị tham quan các gian hàng triển lãm.

Còn ông Servio S. Samudio B., đại sứ Panama cho rằng: Qua những chia sẻ và trực tiếp thử các sản phẩm của BR-VT trưng bày tại Hội nghị, các sản phẩm của BR-VT như: mật ong, nấm đông trùng hạ thảo, nghệ, ca cao, chocolate… có chất lượng tốt, nhiều sản phẩm đã được cấp chứng nhận HACCP, Organic, EU. Mẫu mã bao bì cũng được đầu tư bài bản, tạo nét khác biệt riêng. Các sản phẩm này có thể xuất khẩu được. Thị trường Panama hiện đang rất cần hàng hóa của Việt Nam, đây cũng là điểm trung chuyển để hàng Việt Nam xuất khẩu đi các nước Nam Mỹ Latinh. “Nếu các DN Việt Nam, BR-VT có nhu cầu xuất khẩu, chúng tôi sẽ kết nối, hỗ trợ các DN tiếp cận với các DN ở các nước trên. Khi cần DN có thể liên hệ với văn phòng tại Hà Nội số 44B Lý Thường Kiệt; tại TP.Hồ Chí Minh, 7A Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, quận I”, ông Servio S. Samudio B. nhấn mạnh.

Tính từ đầu năm đến nay, kim ngạch xuất khẩu (trừ dầu thô) toàn tỉnh đạt hơn 4,12 tỷ USD, tăng 13,75% so với cùng kỳ 2018. Khối DN có vốn đầu tư nước ngoài vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong kim ngạch xuất khẩu trừ dầu thô (64,75%), tương đương với gần 2,7 tỷ USD, tăng 20,53%. DN 100% vốn trong nước là gần 1,5 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 35,25%, tăng 3,1%. Nhóm hàng CN - TTCN vẫn là nhóm hàng xuất khẩu chính của tỉnh với tỷ trọng 95,94% trong kim ngạch xuất khẩu trừ dầu thô (gần 4 tỷ USD); tiếp đến là nhóm thủy sản chiếm 3,21% (132,45 triệu USD); nhóm nông lâm sản chiếm 0,84% (34,82 triệu USD).
 (Nguồn: Sở Công thương)

Còn đại diện Tổng lãnh sự quán Campuchia tại TP. Hồ Chí Minh cho biết, tính đến tháng 9/2019, kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam và Campuchia đã đạt 5 tỷ USD, trong đó xuất siêu của Việt Nam sang Campuchia đã đạt tới 4 tỷ USD. Thị trường Campuchia rộng lớn và đầy tiềm năng cho hàng hóa của Việt Nam, trong đó có BR-VT, đặc biệt là các nhóm hàng nông sản, thực phẩm. Campuchia mong muốn được thúc đẩy hơn nữa hợp tác thương mại đầu tư của BR-VT, vì vậy, Campuchia luôn chào đón và hỗ trợ, tạo mọi điều kiện với tất cả DN đến từ BR-VT.

Bài, ảnh: ĐÔNG HIẾU



Long Hai Channel Beach Resort: Nét "chấm son" bên bờ biển lộng gió

Khuôn viên nhỏ xinh nhưng ngập tràn sắc xanh. Các phân khu dịch vụ đầy đủ, gọn gàng và toát lên nét duyên ngầm. Một lần dừng chân ai cũng thích thú “check in” ngay một tấm ảnh để khoe với bạn bè điểm nghỉ dưỡng đẹp bên bờ biển Long Hải: Long Hai Channel Beach Resort.

Long Hai Channel Beach Resort có nhiều góc đẹp cho du khách “check in”.
Long Hai Channel Beach Resort có nhiều góc đẹp cho du khách “check in”.

Long Hai Channel Beach Resort nằm trên cung đường ven biển nối từ Dinh Cô - Mộ Cô đến Đèo Nước Ngọt. Dù diện tích chỉ hơn 1ha, nhưng Long Hai Channel Beach Resort toát lên đẳng cấp của một resort cao cấp với sự ngăn nắp, duyên dáng và đầy đủ dịch vụ nghỉ dưỡng.

Qua một lối đi lớn, sảnh đón tiếp hiện ra với nếp nhà gỗ Nam bộ 2 gian mát lạnh. Nhân viên lễ tân niềm nở hướng dẫn khách nhận phòng. Giai điệu du dương của nhạc trữ tình nhè nhẹ phát ra làm dịu ngay cái nắng miền biển bỏng rát. Sảnh đón tiếp còn có kệ sách báo với nhiều đầu báo, tạp chí, sách tiếng Việt và tiếng Anh cho khách thư giãn trong thời gian làm thủ tục nhận phòng.

Các phân khu dịch vụ lưu trú, nhà hàng, hồ bơi của Long Hai Channel Beach Resort được quy hoạch rõ ràng nhưng nối tiếp nhau hài hòa, tiện ích. Thấp thoáng dưới rừng dương, các biệt thự, bungalows xinh xắn hiện ra. Mỗi biệt thự thích hợp cho nhóm tối đa 8 người. Nhà gỗ dành cho các đôi bạn trẻ và bungalow cho gia đình 4 thành viên. Ngoài ra, với những bạn trẻ du lịch “phượt” có thể trải nghiệm ngủ lều trại bên bờ biển tại đây.

Nhà hàng sức chứa 150 khách của Long Hai Channel Beach Resort đáp ứng mọi yêu cầu ăn uống của thực khách, đặc biệt là các món từ hải sản được đánh bắt từ chính vùng biển Long Hải. Bãi biển nơi đây phẳng, ít sóng, phù hợp cho hoạt động tắm biển, tắm nắng và thử cảm giác mạnh với ca nô, diều lượn. Nếu không thích tắm biển, khu hồ bơi bên trong đáp ứng nhu cầu bơi lội, thư giãn của du khách. Về đêm, quầy bar sát biển với những vũ điệu sôi động, phút biến tấu của bartender thạo nghề giúp du khách mãn nhãn và sảng khoái bên ly cocktail mát lạnh. 

Theo ông Lê Văn Anh Tuấn, chủ sở hữu Long Hai Channel Beach Resort, với mong muốn mang đến cho du khách những trải nghiệm mới, gần gũi và hòa nhập với thiên nhiên, Long Hai Channel Beach Resort giữ nguyên mảng xanh tự nhiên và tiếp tục bổ sung thêm nhiều loại cây phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu biển. “Chúng tôi cũng có kế hoạch tăng thêm dịch vụ với hồ bơi tràn sát biển, quầy bar, cải tạo khối lưu trú nhằm tạo sự mới mẻ, đẳng cấp, sang trọng cho resort trong năm 2020”, ông Anh Tuấn nói.

Bài, ảnh: MINH HIỀN



KDL Gió Biển: Đón gần 1.000 khách chơi teambuilding, ăn uống

9 giờ sáng ngày 6-12, KDL Gió Biển đón gần 1.000 người đến vui chơi, tắm biển, ăn uống.

Đoàn khách Công ty Brother Việt Nam chơi teambuilding tại KDL Gió Biển sáng 6/12.
Đoàn khách Công ty Brother Việt Nam chơi teambuilding tại KDL Gió Biển sáng 6/12.

Theo lãnh đạo KDL Gió Biển, đoàn khách này là cán bộ, nhân viên Công ty Brother Việt Nam (đóng tại TP.Hồ Chí Minh). Công ty Du lịch Hải Vân (TP. Hồ Chí Minh) là đơn vị tổ chức đưa đoàn đến. Đoàn khách trên đã chơi teambuilding, game show, ăn uống, tắm biển tại KDL Gió Biển trong ngày. Để bảo đảm an toàn cho khách, KDL Gió Biển đã huy động toàn bộ nhân viên, cứu hộ, bảo vệ, bố trí xuồng máy cứu hộ trên biển, đồng thời thực hiện nghiêm các quy trình bảo quản, chế biến thực phẩm an toàn nhằm mang lại một kỳ nghỉ an toàn, vui tươi, thoải mái cho du khách.

KDL Gió Biển có chiều dài bãi biển 450m đủ năng lực tiếp đón cùng một lúc hơn 5.000 khách, 57 phòng lưu trú và 38 nhà ống, hồ bơi, nhà hàng. Nhằm tri ân khách hàng dịp cuối năm, KDL đang ưu đãi giảm đến 60% giá phòng ngày thường, 30% ngày cuối tuần; tặng dịch vụ karaoke, trang trí sân khấu, âm thanh, bánh kem cho từ 100 khách đặt tiệc trở lên; miễn phí dịch vụ tắm biển, ngồi ghế bố, nhà mát, hồ bơi cho khách lưu trú.

Tin, ảnh: ĐĂNG KHOA



Du lịch Việt Nam nhận 2 danh hiệu tầm cỡ thế giới

Tin từ Tổng cục Du lịch cho biết, tại Lễ trao Giải thưởng Du lịch thế giới (WTA) lần thứ 26 vừa diễn ra tại Muscat (Oman), Việt Nam đã vinh dự giành chiến thắng ở hạng mục Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới năm 2019 và và Điểm đến Golf tốt nhất thế giới 2019.

Sân golf The Buffts Hồ Tràm Strip (huyện Xuyên Mộc, BR-VT) thường xuyên thu hút khách nước ngoài chơi golf.
Sân golf The Buffts Hồ Tràm Strip (huyện Xuyên Mộc, BR-VT) thường xuyên thu hút khách nước ngoài chơi golf.

Đây là lần đầu tiên du lịch Việt Nam được nhận giải thưởng tầm cỡ thế giới với hai danh hiệu Điểm đến di sản hàng đầu thế giới 2019 và Điểm đến Golf tốt nhất thế giới 2019. Năm 2019 là năm thứ hai liên tiếp du lịch Việt Nam đạt được danh hiệu Điểm đến hàng đầu châu Á và là năm thứ ba liên tiếp đạt được danh hiệu Điểm đến Golf tốt nhất châu Á. Ngoài ra, lần đầu tiên ẩm thực Việt Nam được công nhận và ghi danh “Điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á 2019”.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 10 tháng đầu năm 2019, Việt Nam đón tổng cộng gần 14,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng trong tháng 10/2019, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam cao kỷ lục từ trước đến nay, đạt 1,62 triệu lượt khách, tăng 34,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tính đến hết quý II/2019, Việt Nam đứng thứ 10 trong số các quốc gia, vùng lãnh thổ đón khách cao nhất châu Á-Thái Bình Dương. Việt Nam vượt qua Indonesia, đứng vị trí thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á, sau Thái Lan, Malaysia và Singapore.

ĐĂNG KHOA



Quảng bá du lịch BR-VT tại Hội chợ du lịch Quốc tế Cần Thơ

Ngày 29/11, tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ (Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), Hiệp hội Du lịch Việt Nam phối hợp với TP.Cần Thơ khai mạc Hội chợ Du lịch Quốc tế Cần Thơ 2019 chủ đề “Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long với cả nước”. Hội chợ thu hút hơn 400 DN lữ hành, lưu trú, vận chuyển, cung cấp dịch vụ du lịch, trung tâm xúc tiến du lịch, các Hiệp hội Du lịch đến từ 20 tỉnh, thành và 7 quốc gia tham gia với quy mô 340 gian hàng. 

Xác định đây là cơ hội quảng bá hình ảnh, dịch vụ, thu hút nguồn khách từ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long về BR-VT, Hiệp hội Du lịch tỉnh đã vận động hội viên tham gia gian hàng quảng bá tại Hội chợ. Có 8 DN hội viên tham gia gồm: khách sạn Pullman, Hương Phong - Hồ Cốc Beach Resort, cụm khách sạn DIC Star và Cap Saint Jacques, Vietsovpetro resort, khách sạn Sammy, The Grand - Hồ Tràm Strip, khách sạn Green, khách sạn Riva Vũng Tàu. Ngay trong ngày khai mạc, gian hàng của BR-VT thu hút hàng ngàn lượt khách tham quan, tìm hiểu dịch vụ, sản phẩm.

Hội chợ Du lịch Quốc tế Cần Thơ diễn ra đến hết ngày 1/12, với các hoạt động: quảng bá, giới thiệu, mua bán sản phẩm, dịch vụ du lịch; hội thảo “Phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long”; liên hoan ẩm thực, xác lập kỷ lục 100 món ăn làm từ bột gạo; biểu diễn văn hóa truyền thống Việt Nam và quốc tế; hội thảo giới thiệu sản phẩm du lịch khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; lễ phát động chương trình “Du lịch chung tay bảo vệ môi trường, hạn chế rác thải nhựa” và chung kết cuộc thi ý tưởng tái chế rác thải nhựa ứng dụng trong du lịch; city tour giới thiệu du lịch thành phố Cần Thơ; vinh danh các doanh nghiệp và cá nhân tiêu biểu ngành Du lịch Việt Nam - khu vực Đồng bằng sông Cửu Long…

ĐĂNG KHOA



BR-VT là vùng đất "đáng sống"

Đó là nhận xét của các nghệ sĩ, đạo diễn, biên kịch, nhà sản xuất phim tham dự Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 21 (LHP) về BR-VT. Trong số họ, có người đã gắn bó thiết thân với BR-VT nhưng cũng có người mới đến đây lần đầu, nhưng tất cả đều dành cho BR-VT những tình cảm đặc biệt.

Êkip thực hiện bộ phim “Truyền thuyết về quán Tiên” gồm đạo diễn Đinh Tuấn Vũ, Mùi (Thúy Hằng), Tuyết Lan (Hoàng Mai Anh) (thứ 2,3,4 từ phải qua) trải nghiệm dịch vụ ngâm chân tại KDL Sài Gòn-Bình Châu.
Êkip thực hiện bộ phim “Truyền thuyết về quán Tiên” gồm đạo diễn Đinh Tuấn Vũ, Phượng (Minh Khuê), Tuyết Lan (Hoàng Mai Anh) (thứ 2,3,4 từ phải qua) trải nghiệm dịch vụ ngâm chân tại KDL Sài Gòn-Bình Châu.

Nằm trong khuôn khổ LHP, ngày 26/11, Sở Du lịch phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức chuyến tham quan, trải nghiệm, giới thiệu thiên nhiên, vùng đất, văn hóa, dịch vụ tại các điểm du lịch tiêu biểu trên địa bàn tỉnh gồm: KDL Sài Gòn-Bình Châu, Nhà Lớn Long Sơn, Vungtau Intourco Resort và Bảo tàng Vũ khí cổ. Dù bận rộn liên tục với chuỗi sự kiện giao lưu, hội thảo, gặp gỡ, tiếp xúc, biểu diễn phục vụ người hâm mộ… xuyên suốt LHP, nhưng nhiều nghệ sĩ, diễn viên, đạo diễn, nhà sản xuất phim rất hào hứng với lịch trình tham quan, khám phá các điểm đến của BR-VT. Chuyến tham quan thu hút hơn 300 nghệ sĩ, giới làm phim. Đặc biệt, những tên tuổi gần như năm nào cũng về BR-VT du lịch, nghỉ dưỡng hoặc đã từng thực hiện nhiều cảnh quay tại BR-VT cũng đồng hành suốt lịch trình tham quan như: NSND Lan Hương (phim Sống chung với mẹ chồng), Bùi Bài Bình, diễn viên Minh Thư, đạo diễn Đinh Tuấn Vũ (phim Chú ơi đừng lấy mẹ con, Truyền thuyết về quán Tiên)… Nhiều nghệ sĩ nhận xét, hình ảnh BR-VT hôm nay rất đẹp, sinh động, hơn những gì họ thấy trên các phương tiện truyền thông, phim ảnh. Chất lượng dịch vụ trong khách sạn tốt, phục vụ chuyên nghiệp, chu đáo. Người dân thân thiện, hiếu khách. Môi trường sạch sẽ, đặc biệt thiên nhiên còn rất hoang sơ, chưa bị con người tác động nhiều khiến họ rất ấn tượng.

NSND Lan Hương chia sẻ, bà đến BR-VT không dưới 10 lần vừa du lịch kết hợp thăm thân nhân. Do bận rộn công việc nên những chuyến du lịch tại BR-VT thường ngắn, chỉ nghỉ dưỡng trong các resort sát biển nên bà chưa có cơ hội khám phá thiên nhiên, văn hóa, ẩm thực của BR-VT. “Chuyến đi này được tham quan rừng nguyên sinh Bình Châu, ngâm chân nước khoáng nóng, lang thang quán sá thưởng thức đủ loại hải sản, bà cảm nhận BR-VT rất bình yên, giúp con người thư thái, đúng là vùng đất đáng sống. Giờ tôi mới hiểu tại sao bạn bè, người thân về BR-VT mua nhà định cư, nghỉ dưỡng ngày càng nhiều”, NSND Lan Hương nói.

Với con mắt của nhà làm phim, ông Lee Ha Jun, họa sĩ thiết kế phim Ký sinh trùng (Parasite, do Hàn Quốc sản xuất, đoạt giải Cành cọ vàng tại Liên hoan phim Cannes 2019) cho rằng, BR-VT có nhiều thắng cảnh, kiến trúc làm bối cảnh phù hợp cho nhiều thể loại phim. “Suốt chiều dài bờ biển của BR-VT vẫn còn giữ được vẻ đẹp tự nhiên, xen lẫn các làng chài, khu rừng nguyên sinh. Trong đô thị có nhiều công trình, nhà biệt thự kiểu cổ nhưng cũng có những khu nhà bình dân, chợ dân sinh… sẽ là phim trường thực tế, sinh động nhất cho những bộ phim về xã hội, đời thường. Tôi dự định sẽ quay lại BR-VT khảo sát kỹ hơn trong thời gian tới”, ông Lee Ha Jun nói.

Một ngày trải nghiệm vài địa danh quá ngắn ngủi và cũng chưa thể giúp giới làm phim cảm nhận được hết tiềm năng, thế mạnh về du lịch, những góc cạnh sinh động từ thiên nhiên, văn hóa, con người, tốc độ phát triển kinh tế-xã hội… của BR-VT. Thế nhưng, chuyến đi đã giúp giới điện ảnh thêm cái nhìn thiện cảm, mới mẻ hơn về BR-VT, hứa hẹn mở ra cơ hội kết nối điện ảnh và du lịch trong tương lai gần.

Bài, ảnh: MINH HIỀN



Triển khai thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt

Ngày 29-5, đồng chí Lê Tuấn Quốc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về việc triển khai thanh toán tiền điện không sử dụng tiền mặt trên địa bàn tỉnh.

Theo báo cáo của Công ty Điện lực BR-VT, công ty đang quản lý và bán điện cho 385.534 khách hàng, trong đó khách hàng sinh hoạt là 332.070 khách hàng (chiếm 86,13%). Tính đến nay, công ty đã thực hiện thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt thông qua 16 ngân hàng và 6 tổ chức trung gian, với 64.622/332.070 khách hàng. Năm 2019, công ty tiếp tục triển khai thực hiện thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt cho khách hàng tại 8 điện lực huyện, thị xã, thành phố với khoảng 22.128 khách hàng.

Tại cuộc họp, Công ty Điện lực BR-VT kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương, cơ quan, đoàn thể của tỉnh, DN nhà nước tăng cường thực hiện và vận động CBCCVC, người lao động sử dụng dịch vụ thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt thông qua các kênh như: trích nợ tự động, SMS&Mobile Banking, internet banking, ví điện tử… nhằm đẩy mạnh thanh toán điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 theo Nghị quyết 02 của Chính phủ.

Kết luận cuộc họp, đồng chí Lê Tuấn Quốc giao Sở Công thương xây dựng văn bản tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương vận động CBCCVC, người lao động của đơn vị sử dụng dịch vụ này. UBND các địa phương tuyên truyền, vận động các DN, hộ kinh doanh mở thẻ ATM để thuận tiện cho việc thanh toán. Sở TT-TT và Công ty Điện lực BR-VT phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí tuyên truyền việc thực hiện thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh.

VÂN ANH



Chấn chỉnh công tác đo vẽ, tách thửa

Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) tỉnh vừa có văn bản về việc chấn chỉnh công tác đo vẽ, tách thửa tại các Chi nhánh VPĐKĐĐ trên địa bàn tỉnh.

Theo VPĐKĐĐ tỉnh, thời gian qua, việc giải quyết thủ tục tách thửa đất trên địa bàn tỉnh thực hiện theo Quyết định số 23/2017/QĐ-UBND ngày 15-9-2017 của UBND tỉnh. Tuy nhiên, tình trạng người dân lợi dụng quy định về tách thửa đối với đất nông nghiệp thuộc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp để san lấp mặt bằng, phân lô bán nền, phá vỡ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về đất đai. 

VPĐKĐĐ tỉnh yêu cầu từ ngày 1-6, khi tiếp nhận hồ sơ tách thửa đất nông nghiệp (thuộc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp), các VPĐKĐĐ không được phép đo vẽ thửa đất có hình dáng là đường giao thông và thửa đất nông nghiệp sau khi tách không được sử dụng làm đường giao thông khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Đối với hồ sơ tiếp nhận và đã đo vẽ trước ngày 1-6, VPĐKĐĐ cấp huyện phải lập danh sách, báo cáo VPĐKĐĐ cấp tỉnh để xin ý kiến chỉ đạo của Sở TN-MT hoặc hướng dẫn chủ sử dụng đất thực hiện theo đúng quy định.

QUANG VŨ



Ưu tiên tín dụng cho nông nghiệp - nông thôn

Cùng với việc đưa ra các gói tín dụng phù hợp với từng lĩnh vực, ngành hàng, đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ cho vay, các ngân hàng còn áp dụng trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn (NN-NT) thấp hơn so với lĩnh vực khác. Điều này không chỉ giúp đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn mà còn góp phần đẩy lùi tín dụng đen.

Trong thời gian qua, các ngân hàng đã đẩy mạnh cho vay phát triển nông nghiệp-nông thôn.  Trong ảnh: Dịch vụ cho vay lưu động trên địa bàn thị trấn Long Hải của Agribank.
Trong thời gian qua, các ngân hàng đã đẩy mạnh cho vay phát triển nông nghiệp-nông thôn. Trong ảnh: Dịch vụ cho vay lưu động trên địa bàn thị trấn Long Hải của Agribank.

Bà Phan Thị Hồng Lam, Phó Giám đốc NHNN Việt Nam, Chi nhánh BR-VT cho biết: Trong những năm qua, NHNN luôn xác định NN-NT là một trong các lĩnh vực ưu tiên tập trung đầu tư vốn tín dụng. Do đó, đơn vị đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn tỉnh cân đối nguồn vốn để đáp ứng kịp thời vốn cho lĩnh vực này. Đồng thời cải cách, tiết giảm thủ tục vay vốn, đa dạng hóa sản phẩm tín dụng phù hợp với đặc thù sản xuất nông nghiệp nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn của người dân. Bên cạnh đó, NHNN còn triển khai đến TCTD các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển đối với một số lĩnh vực nông nghiệp đặc thù như: Chính sách tín dụng đối với chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; chính sách cho vay hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp; chính sách cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNCNC), nông nghiệp sạch… 

Thực hiện chỉ đạo của NHNN, một số ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã có các gói vay ưu đãi phục vụ NN-NT. Ông Hoàng Việt Cường, Giám đốc khối kinh doanh Nam Á Bank cho biết: Đơn vị đang triển khai gói ưu đãi lãi vay để phát triển NN-NT với hạn mức cho vay đến 100% nhu cầu vốn, thời hạn 60 tháng, lãi suất 9%/năm. Chương trình được áp dụng đến hết tháng 6-2019. Trước đó, một số ngân hàng khác như: Vietinbank, Agribank, HDBank… cũng triển khai nhiều gói vay ưu đãi nhằm hỗ trợ DN sản xuất nông nghiệp, bà con nông dân vay vốn phục vụ sản xuất- kinh doanh.

Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 43/49 chi nhánh TCTD tham gia cho vay lĩnh vực NN-NT, trong đó có 8 chi nhánh ngân hàng thương mại triển khai các chương trình, sản phẩm tín dụng phục vụ NNCNC, nông nghiệp sạch với mức lãi suất thấp hơn từ 0,5-1,5% so với mức lãi suất thông thường cùng kỳ hạn. Lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến đối với lĩnh vực NN-NT, xuất khẩu, DNNVV, công nghiệp hỗ trợ, DN NNCNC ở mức 6-6,5%/năm; đối với lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thông thường ngắn hạn ở mức 7-11%/năm. Lãi suất cho vay trung, dài hạn đối với ngành, lĩnh vực ưu tiên ở mức 8-10%/năm; lĩnh vực sản xuất, kinh doanh phổ biến ở mức 9-12%/năm. Tính đến đầu tháng 5-2019, doanh số cho vay phục vụ phát triển NN-NT đạt 10.000 tỷ đồng, dư nợ cho vay đạt 22.000 tỷ đồng, tăng 14,31% so với đầu năm, chiếm 30,14% tổng dư nợ toàn địa bàn.

Theo đánh giá của NHNN, dù cho vay lĩnh vực NN-NT đã đạt được kết quả khích lệ nhưng việc cho vay ở lĩnh vực này vẫn còn nhiều vướng mắc. Nguyên nhân là do sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng các cơ chế xử lý, phòng ngừa như bảo hiểm trong nông nghiệp chưa được triển khai mạnh mẽ. Ngoài ra, sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị chưa được tổ chức và phát triển hợp lý; trình độ chế biến sau thu hoạch còn hạn chế nên giá trị gia tăng thấp. Các mô hình liên kết còn ít, chưa hiệu quả, gây khó khăn cho các TCTD trong việc kiểm soát dòng tiền khi cho vay... 

Để dòng vốn tín dụng tập trung nhiều hơn cho lĩnh vực NN-NT, năm 2019, NHNN sẽ hoàn thiện và bổ sung các cơ chế chính sách khuyến khích các TCTD mở rộng cho vay sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng tại các khu vực NN-NT; triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng đặc thù trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là các chương trình phát triển NNCNC, sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị, mô hình liên kết.

Theo ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc NHNN Việt Nam, năm 2019  NHNN tiếp tục chỉ đạo các TCTD tiếp tục coi NN-NT là một những lĩnh vực ưu tiên hàng đầu trong đầu tư và mở rộng tín dụng. Do đó, cần xây dựng và triển khai các sản phẩm tín dụng phù hợp với nông dân và đặc thù của sản xuất nông nghiệp; triển khai kịp thời các quy định mới về chính sách tín dụng phục vụ NN-NT tại Nghị định 116/2018/NĐ-CP và các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn nhằm giúp người dân, DN hoạt động trong lĩnh vực NN-NT ổn định cuộc sống và khôi phục sản xuất.

Bài, ảnh: PHAN HÀ



  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân phường Kim Dinh, thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 820 632 - Fax: (84.064) 3 820 632
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu