TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Ba, 19/3/2024
Tổng quan về phường
Tin hoạt động-KHCN
Sản phẩmHọat động UBND
Dịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Lượt truy cập: 302043
SẢN PHẨM KHÁC
 
Thu nhập tiền tỷ mỗi năm nhờ trồng nấm
Trồng nấm là nghề đòi hỏi sự kiên trì nên không phải ai cũng làm được. Và khi đã vượt qua được những thời khắc dễ nản lòng thì nấm lại mang đến “trái ngọt” với thu nhập tiền tỷ mỗi năm.

Doanh nghiệp chủ động nắm bắt cơ hội lớn từ Hiệp định RCEP
Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) vừa chính thức được ký kết. Trước một sân chơi kinh tế rộng lớn, các DN không còn cách nào khác phải tự nâng cao năng lực để tồn tại và phát triển.

Tăng cường phối hợp phòng, chống hàng giả
Các cơ quan chức năng tập trung nhiều nguồn lực để chống hàng giả, hàng gian lận thương mại nhưng kết quả vẫn chưa đạt như mong đợi. Phóng viên báo BR-VT có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Hải, Phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh về vấn đề này.

Gieo ánh sáng trong đêm
Vào các buổi tối trong tuần, tại nhiều trường TH, THCS, trung tâm văn hóa học tập cộng đồng, những lớp học phổ cập vẫn đều đặn sáng đèn. Những lớp học này có sự cống hiến thầm lặng của những người thầy và sự nỗ lực của những học trò đặc biệt trong cuộc hành trình đi tìm ánh sáng tri thức.

Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam
Nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), ngày 18/11, lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh thăm, chúc mừng các cơ sở quản lý giáo dục, trường học trên địa bàn tỉnh.

Mặt trận chung tay chăm lo cho người nghèo
Vận động trên 81 tỷ đồng cho Quỹ “Vì người nghèo”, xây mới 1.202 căn nhà Đại đoàn kết; tặng 275.450 suất quà cho hộ nghèo, gia đình chính sách; tổ chức thăm, tặng quà cho trẻ em nghèo nhân dịp lễ, Tết

Năm 2021 phấn đấu thu nội địa tăng tối thiểu 9-11%
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 71/2020/TT-BTC hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2021, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2021-2023. Theo đó, năm 2021 thu nội địa phấn đấu tăng tối thiểu 9-11% so với đánh giá ước thực hiện năm 2020.

Sắp xếp lại phương tiện kinh doanh lưu động
Vào mỗi chiều tối, dọc các tuyến đường ven biển khu vực Bãi Trước và Bãi Sau (TP. Vũng Tàu) trở nên nhộn nhịp hơn bởi các xe ôtô được cải tạo lại để bán hàng rong. Các phương tiện kinh doanh này được trang trí đẹp mắt nên tạo được ấn tượng du khách, đặc biệt là giới trẻ.

Sớm hoàn thành các thủ tục để khởi công dự án Trung tâm Điện lực Long Sơn
Chiều 12/8, ông Lê Tuấn Quốc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dã chủ trì buổi họp Thường trực UBND tỉnh nghe báo cáo dự án đầu tư Trung tâm Điện lực Long Sơn giai đoạn I.

Nhiều giải pháp chống ngập mùa mưa
Những ngày qua, chỉ cần một trận mưa nhiều tuyến đường trên địa bàn tỉnh lại ngập sâu, khiến giao thông tê liệt hàng giờ đồng hồ. Để khắc phục tình trạng này, các cơ quan chức năng của tỉnh đang triển khai các giải pháp, trong đó ưu tiên đầu tư hệ thống thoát nước.

San sẻ khó khăn cùng người dân trong mùa dịch

Từ đầu tháng 4 đến nay, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Tân Phước Thịnh, TP.Vũng Tàu đã có nhiều hoạt động chăm lo cho những người có hoàn cảnh khó khăn trong thời điểm dịch bệnh đang diễn ra.



ĐI VỀ MIỀN DI SẢN: Cây bàng Côn Đảo phủ bóng thời gian
Ở Côn Đảo có tất cả 79 cây thuộc các họ: bàng, bằng lăng, điệp bèo và thị được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là cây di sản. Trong đó, bàng chiếm số lượng nhiều nhất với 53 cây. Cây bàng Côn Đảo không chỉ che nắng, che mưa, chắn gió, chắn cát, mà còn cùng người dân Côn Đảo đi qua biết bao thăng trầm của lịch sử…

Sắc xanh tình nguyện trên mọi nẻo ðường chống dịch
Trong những ngày qua, trên mọi bước đường phòng chống COVID – 19, bóng những chiếc áo xanh tình nguyện luôn để lại hình ảnh đẹp, giàu yêu thương...

Đồng ý chủ trương mở rộng quy mô dự án xử lý chất thải nguy hại Quý Tiến
Ngày 22/4, ông Lê Tuấn Quốc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì cuộc họp để nghe báo cáo mở rộng dự án xử lý chất thải nguy hại Quý Tiến và chủ trương đầu tư dự án cụm công nghiệp Phước Tân (huyện Xuyên Mộc).

Xử lý 2 đối tượng tung tin sai sự thật về dịch COVID-19
Ngày 17/3, Công an TP. Vũng Tàu làm việc với chủ nhân các tài khoản Facebook “Tran Nguyen” và “Ha Dong Tran” để làm rõ hành vi đăng tải thông tin sai sự thật liên quan đến dịch COVID-19 trên mạng xã hội facebook gây hoang mang dư luận.



Sản xuất muối da rong - Tăng giá trị thương hiệu
Da rong là phương thức làm muối đặc sắc, đem lại hiệu quả cao của diêm dân xã Long Sơn, TP. Vũng Tàu. Hiện nay, cơ quan chức năng đang tiến hành nhân rộng hình thức sản xuất muối này nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng giá trị thương hiệu “muối Bà Rịa” của tỉnh.

DN cần chủ động, nắm bắt tốt các thông tin về EVFTA
Sáng 7/3, Ban Chỉ đạo Hội nhập quốc tế tỉnh phối hợp với Chi nhánh Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại Vũng Tàu tổ chức hội nghị tập huấn “Hiệp định thương mại Việt Nam - EU (EVFTA) - Một số cam kết quan trọng và những điểm cần lưu ý”.

Tóm tắt nội dung 3 bộ phim Việt "ăn khách"

Phim “30 chưa phải Tết” xoay quanh câu chuyện của nhân vật Hân (Trường Giang thủ vai), một chàng trai mồ côi mẹ từ nhỏ và lớn lên dưới đòn roi của cha. Hân bỏ quê lên thành phố lập nghiệp và bị cuốn vào cuộc sống vật chất và hoàn toàn quên đi một mái ấm gia đình. 12 năm sau, Hân quyết định trở về giành lại miếng đất của cha mình để có thể cưới được con gái của ông chủ tập đoàn bất động sản lớn nhất Sài Gòn. Mù quáng trong thù hận và tham vọng, Hân đối diện với hiện tượng lạ khi bị mắc kẹt trong vòng lặp thời gian vô tận ngày 30 Tết để có thể nhận ra những giá trị anh đã bỏ quên. Bên cạnh những tình huống hài hước, khán giả còn lắng đọng cảm xúc về tình cảm gia đình với sự góp mặt của dàn diễn viên gạo cội như: NSND Hồng Vân, NSND Việt Anh…



4 điều ngộ nhận cần tránh nếu muốn giảm cân
Giảm cân chưa bao giờ là dễ dàng. Đặc biệt, mục tiêu ấy còn khó khăn hơn khi chúng ta thiếu kiến thức, không biết đâu là lời khuyên tốt giữa muôn trùng những lời khuyên.
Hải sản không chỉ ngon mà còn phù hợp với người đang muốn giảm cân /// Ảnh minh họa: Shutterstock
Hải sản không chỉ ngon mà còn phù hợp với người đang muốn giảm cân
Ảnh minh họa: Shutterstock
Dưới đây là 4 điều mà nhiều người thường ngộ nhận về giảm cân:

Thực phẩm bổ sung giúp giảm cân

Không ít bài viết trên internet cho rằng một số loại thực phẩm bổ sung có thể giúp giảm cân. Tuy nhiên, không có dữ liệu nghiên cứu nào cho thấy những món này luôn hiệu quả và giúp giảm cân, Prevention dẫn lời chuyên gia tiêu hóa Carolyn Newberry tại trường y khoa Weill Cornell Medicine (Mỹ).
Ngoài ra, mọi người cần lưu ý rằng thực phẩm bổ sung được cho là có tác dụng giảm cân rất khác các loại thuốc giảm cân. Với thuốc giảm cân, bác sĩ có thể khuyến cáo hoặc không khuyến cáo sử dụng với bệnh nhân béo phì. Điều này tùy thuộc vào việc lối sống họ có thay đổi theo hướng lành mạnh hơn hay không.

Ăn sáng là cần thiết để giảm cân

Bản chất của việc ăn sáng là cung cấp năng lượng chứ không hề giúp chúng ta giảm cân thành công. Ăn sáng có lợi ích là giúp kiểm soát cơn thèm ăn, từ đó giúp chúng ta không ăn quá nhiều vào phần còn lại trong ngày, tiến sĩ Newberry nói.
Dù có ăn sáng hay không thì muốn giảm cân thành công, tổng lượng calo nạp vào phải ít hơn tổng lượng cao tiêu hao mỗi ngày, theo Prevention.

Tập nhiều cardio là cách duy nhất để đốt mỡ

Các bài cario như chạy bộ, đạp xe có thể đốt mỡ thừa rất hiệu quả. Thế nhưng, đó không phải là cách duy nhất để giảm mỡ, nhất là khi bạn không thích cardio.
Trong khi đó, các nghiên cứu chỉ ra rằng các bài rèn luyện sức mạnh cũng rất quan trọng. Nâng tạ, ngồi xổm không chỉ giúp đốt đáng kể mỡ thừa mà còn duy trì và kích thích cơ phát triển, từ đó ngăn tình trạng mất cơ khiến cơ nhỏ lại, theo Prevention.

Những món giúp giảm cân là không ngon

Một số ý kiến cho rằng một trong những nguyên nhân khó giảm cân là các món ít calo thường không ngon. Suy nghĩ này có thể không đúng.
Ví dụ rõ ràng nhất là các loại rau củ, trái cây theo mùa rất ngon và tươi mát. Ngoài ra, sữa ít béo, thịt nạc giàu protein, đậu, trái bơ, các loại hạt hay hải sản rất ngon và phù hợp với người muốn giản cân, theo Prevention.


Kinh nghiệm mua sắm Tết

Ngày Tết sắp tới, cũng là dịp mọi người sắm sửa và trang trí nhà cửa để đón tài lộc vào nhà. Để đón một cái Tết trọn vẹn nhất, bạn có thể tham khảo những bí quyết sau để mua sắm đồ Tết hợp lý và tiết kiệm cho cả gia đình nhé

“Săn” đồ khuyến mãi và các mặt hàng thiết yếu từ sớm
Dịp Tết đang về đồng nghĩa với nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao. Các mặt hàng cũng theo đó mà tăng giá từng ngày, đặc biệt là những mặt hàng thiết yếu trong dịp này như: bánh kẹo, hoa quả, thực phẩm… Để tránh rơi vào tình trạng trên, bạn nên chuẩn bị sắm Tết trước khoảng một tháng. Lúc này, giá cả các mặt hàng vẫn bình ổn và các gia chủ có thời gian để chuẩn bị. 

Bên cạnh đó, cuối năm là thời điểm nhiều công ty, nhãn hàng thực hiện các chương trình khuyến mãi để kích cầu mua sắm. Đây là cơ hội tốt để mua những món đồ mình yêu thích với mức giá tốt hơn và tiết kiệm chi phí đáng kể. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc xem sản phẩm đó có thực sự cần thiết để mua cho ngày Tết hay không và để tránh bị chiêu tiếp thị của nhãn hàng “đánh lừa” dẫn đến mua sắm lãng phí. 

Lập danh sách những món đồ cần mua trong ngân sách hợp lý
Mua sắm không có kế hoạch là một trong những “con đường” ngắn nhất dẫn tới việc chi tiêu hoang phí. Bởi không có một danh sách cụ thể, ta thường hay mua sắm theo hứng, quên mua những món đồ cần thiết trong khi lại chọn món đồ hiếm khi sử dụng.

Trước khi đi mua hàng, bạn nên xem lại đồ dùng trong nhà. Sau đó, lên danh sách những vật dụng cần mua và số lượng cụ thể. Như vậy, không chỉ tiết kiệm được thời gian mua sắm mà còn đảm bảo chi tiêu một cách hợp lý. 

“Mua – vừa – đủ - dùng” 
Trước đây, rất nhiều gia đình thường có thói quen mua sắm và tích trữ thực phẩm để dùng trong những ngày Tết. Tuy nhiên, hiện nay các cửa hàng và chợ thường mở từ mùng 2 Tết để phục vụ nhu cầu của khách hàng, nên việc tích trữ đồ là không cần thiết. Bên cạnh đó, để tránh tủ lạnh phải tích trữ nhiều đồ cũng như đồ ăn tươi sống bị giảm chất lượng và giá trị dinh dưỡng, các gia đình chỉ cần ước tính lượng đồ cần mua trong 1 – 2 ngày nghỉ và sau đó có thể ra cửa hàng mua bổ sung. 

Tận dụng đồ cũ để trang trí nhà ngày Tết 
Ngoài thực phẩm hay bánh kẹo cần phải sắm mới trong dịp Tết, phần trang trí nhà cửa lại hoàn toàn có thể được tái sử dụng để tiết kiệm chi phí đáng kể, như cây cối (đào, quất, …) hay câu đối, lọ hoa, ấm trà, … 

Cả gia đình có thể “huy động” trí tưởng tượng, sáng tạo của mọi thành viên và biến những đồ cũ không dùng đến thành những chiếc lọ cắm hoa, những chiếc hộp đựng đồ vừa tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo mới mẻ, độc đáo.

Của nhà tự làm – Giải pháp cho một Tết đủ đầy mà vẫn tiết kiệm 
Bánh chưng, giò chả, dưa hành, thịt gà… là những món ăn truyền thống trong mâm cơm ngày Tết của người Việt. Tuy nhiên, giá cả và vệ sinh an toàn thực phẩm luôn là vấn đề khiến nhiều người đắn đo khi chọn mua các sản phẩm này tại cửa hàng. 

Các gia đình hoàn toàn có thể dành thời gian để tự tay làm món ngon ngày Tết tại nhà. Điều này không chỉ đảm bảo được chi phí và vệ sinh, mà còn tạo thêm những khoảnh khắc cả gia đình quây quần chuẩn bị cho ngày Tết. Và trong những giây phút quây quần bên người thân, cùng canh nồi bánh chưng hoặc xem những chương trình TV Tết, bạn có thể cùng “nhấm nháp" hạt dưa, hạt bí......



HỘI LHPN PHƯỜNG KIM DINH TỔ CHỨC HỌP MẶT KỶ NIỆM 89 NĂM NGÀY THÀNH LẬP HỘI LHPN VIỆT NAM

Chiều ngày 16/10/2019, tại TTVH – HTCĐ Phường Kim Dinh, Hội LHPN phường Kim Dinh tổ chức buổi họp mặt kỷ niệm 89 năm ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam 20/10/1930 – 20/10/2019 tặng quà cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn và tặng họ bổng Nguyễn Thị Định cho con em hội viên nghèo.

Về tham dự buổi lễ có bà Vũ Thị Phương Hạnh – PCT Hội LHPN Thành phố Bà Rịa, ông Võ Thanh Long – PBT Đảng ủy phường, các ông bà đại diện các ban ngành đoàn thể phường, đại diện chi bộ ban điều hành các khu phố và 90 hội viên phụ nữ tiêu biểu của Hội LHPN phường Kim Dinh.

                                                                  

Tại buổi họp mặt, chị em cùng nhau ôn lại truyền thống lịch sử 89 năm của Hội LHPN Việt Nam. Cùng tham dự chuyên đề phòng tránh xâm hại phụ nữ và trẻ em, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Nhân dịp kỷ niệm, Hội LHPN phường trao tặng 20 suất học bổng Nguyễn Thị Định mỗi suất trị giá 500.000đ cho đối tượng là con em hội viên nghèo có thành tích học tập xuất sắc, 20 phần quà cho hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn mỗi phần quà trị giá 300.000đ. Tặng 90 phần quà cho hội viên về tham dự buổi họp mặt.

Cũng trong đợt này Hội LHPN phường tổng kết mô hình “ Heo đất nghĩa tình” từ 5 chi hội, tổng số tiền heo đất tiết kiệm được là 7.860.000đ, số tiền này Hội trao lại cho các chi hội trực thuộc làm quỹ phát quà Tết cho phụ nữ và trẻ em nghèo taị địa bàn.

Một số hình ảnh buổi họp mặt

Bà Vũ Thị Phương Hạnh – PCT Hội LHPN Bà Rịa tặng học bổng Nguyễn Thị Định cho các em.

 

Bà Phan Thị Bảo Ngọc – CT Hội PN phường Kim Dinh tặng quà cho hội viên

 Hội LHPN phường Kim Dinh



Không cần thuốc bổ, mỗi sáng uống một cốc nước này tỷ bệnh tiêu tan

Nhiều người không hề biết rằng uống nước ấm vào buổi sáng có thể giúp cơ thể đào thải độc tố, giảm cân, tăng cường trao đổi chất…

Bù nước cho cơ thể

Trong giấc ngủ đêm từ 6 – 8 tiếng, cơ thể chúng ta đã không được cung cấp thực phẩm hay nước. Vì thế, ngay khi thức dậy, hãy tập thói quen uống 2 hoặc 3 ly nước để nhanh chóng bù nước cho cơ thể. Ngoài ra, nó còn giúp ruột và các nội tạng khác thích nghi dần dần sau nhiều giờ nghỉ ngơi.

Giúp phòng bệnh

Từ xa xưa, ông bà ta đã có câu: “Sau ngủ uống nước – trước ngủ ngâm nước”. Câu nói này là một bảo chứng cho tác dụng cực tốt của việc uống nước vào buổi sáng, đặc biệt là nước ấm.

Theo một số nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy, việc uống một cốc nước lọc ấm vào buổi sáng ngay khi vừa thức dậy có thể ngăn ngừa nhiều bệnh nguy hiểm, đồng thời giúp bài tiết và tăng cường lưu thông máu hiệu quả.

Ngoài ra, uống nước vào buổi sáng có thể mang lại sự cân bằng cho hệ thống miễn dịch, sẽ giúp cơ thể giảm thiểu những trận ốm và bảo vệ, ngăn chặn virus gây hại cho sức khỏe.

Đào thải độc tố

Khi bạn uống nước, nước thúc đẩy nhu động ruột. Khi uống nước vào buổi sáng lúc đói, bạn sẽ loại bỏ được tất cả những độc tố trong cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh, sảng khoái. Uống nhiều nước có thể giúp tăng cường sản xuất các tế bào cơ và tế bào máu mới.

Không cần thuốc bổ, mỗi sáng uống một cốc nước này tỷ bệnh tiêu tan-1
Độc tố làm cho tuổi của da nhanh già hơn, đó là một trong những lý do tại sao bạn nên loại độc tố ra khỏi cơ thể. Việc uống nước ấm sẽ giúp bạn điều chỉnh các tế bào da, tăng độ đàn hồi của da và làm giảm ảnh hưởng bởi các gốc tự do có hại. Do đó, làn da bị tổn thương của bạn sẽ trở nên mịn màng hơn. Ảnh minh họa: Internet

Giúp mũi và họng không bị tắc nghẽn

Uống nước ấm là một phương thuốc tự nhiên tuyệt vời để chữa bệnh cảm lạnh, ho và đau họng. Nước ấm sẽ giúp làm tan đờm và loại bỏ nó khỏi đương hô hấp. Do đó, nó có thể giúp giải quyết vấn đề đau họng và mũi họng bị nghẹt.

Giảm cân

Nước ấm rất tốt để duy trì sự trao đổi chất hiệu quả, điều mà bạn cần nếu đang cố gắng giảm một vài cân. Cách tốt nhất để làm được điều này là bắt đầu mỗi ngày bằng việc uống một ly nước chanh ấm vào buổi sáng. Hơn nữa, nước ấm sẽ giúp phá vỡ các mô mỡ (hay còn gọi là chất béo) trong cơ thể của bạn.

Ngăn ngừa lão hóa sớm

Độc tố làm cho tuổi của da nhanh già hơn, đó là một trong những lý do tại sao bạn nên loại độc tố ra khỏi cơ thể. Việc uống nước ấm sẽ giúp bạn điều chỉnh các tế bào da, tăng độ đàn hồi của da và làm giảm ảnh hưởng bởi các gốc tự do có hại. Do đó, làn da bị tổn thương của bạn sẽ trở nên mịn màng hơn.

Ngăn ngừa mụn trứng cá và mụn nhọt

Nước ấm sẽ giúp làm sạch sâu trong cơ thể của bạn và loại bỏ các nguyên nhân chính gây ra mụn trứng cá.

Không cần thuốc bổ, mỗi sáng uống một cốc nước này tỷ bệnh tiêu tan-2

Giúp tóc chắc khỏe, bóng mượt

Uống nước ấm cũng sẽ giúp mái tóc mềm mại và bóng mượt. Nước ấm sẽ tiếp sinh lực cho các dây thần kinh ở chân tóc của bạn và làm cho chúng hoạt động hiệu quả. Điều này giúp ích cho việc có được mái tóc chắc khỏe và bóng mượt tự nhiên.

Kích thích mọc tóc

Bằng cách kích thích sự phát triển của chân tóc, nước ấm còn giúp thúc đẩy quá trình hoạt động của chân tóc và giúp tóc mọc nhanh hơn.

Cải thiện lưu thông máu

Một trong những lý do bạn nên uống nước ấm thường xuyên là nước ấm cải thiện lưu thông máu trong cơ thể. Điều này cho phép cơ bắp và hệ thần kinh hoạt động hiệu quả hơn. Uống nước ấm hàng ngày để có cơ thể khỏe mạnh hơn.

Cải thiện giấc ngủ

Lý do rất quan trọng để bạn nên uống nước ấm thường xuyên là nước ấm giúp bạn ngủ ngon hơn. Nhiều người có thói quen uống 1 cốc nước ấm trước khi đi ngủ vì nó giúp thư giãn và ngủ ngon.

Không cần thuốc bổ, mỗi sáng uống một cốc nước này tỷ bệnh tiêu tan-3

Giảm ợ nóng và khó tiêu

Khó tiêu là do hàm lượng axit tăng trong dạ dày. Bạn bị ợ nóng khi axit trào ngược trong thực quản. Khi uống nước lúc đói, axit này bị đẩy xuống và bị loãng đi, rối loạn này được giải quyết. Ngoài ra, cách này cung cấp sự khởi đầu tuyệt vời cho dạ dày để chuẩn bị cho bữa sáng sắp tới.

Ngăn ngừa sỏi thận và nhiễm trùng bàng quang

Uống nước ấm ngay sau khi thức dậy có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa sỏi thận và nhiễm trùng bàng quang. Có một sự thật rằng uống nước khi đói làm loãng axit do vậy ngăn ngừa hình thành sỏi trong thận. Bạn càng uống nhiều nước (tới giới hạn khỏe mạnh), bạn càng tránh được các nhiễm trùng bàng quang gây ra bởi độc tố.



Theo Tiền Phong




30 tỷ đồng xử lý môi trường khu vực ao Hải Hà

Ông Nguyễn Bá Hùng, Chủ tịch UBND huyện Long Điền cho biết, UBND tỉnh đã đồng ý hỗ trợ 30 tỷ đồng thực hiện dự án thu gom và xử lý nước thải khu vực ao Hải Hà và khu vực Cầu Trắng (TT. Long Hải, huyện Long Điền).

Ao Hải Hà (thuộc khu phố Hải Hà, TT. Long Hải) có địa hình vòng cung, nhiều năm qua trở thành điểm tập kết rác tự nhiên từ biển và hoạt động đánh bắt thủy hải sản gần bờ, rác sinh hoạt của cư dân dạt vào. Theo thời gian, một lượng lớn rác thải chôn sâu dưới cát. Khu vực này cũng tập trung nhiều cơ sở chế biển hải sản xả thải trực tiếp ra biến mà chưa có hệ thống xử lý nước thải. Hàng năm, các cơ quan, ban, ngành, trường học trên địa bàn huyện Long Điền, nhiều tổ chức bảo vệ môi trường thường xuyên đến thu gom rác thải nhưng chỉ làm sạch được lớp mặt, khu vực này vẫn là điểm nóng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần có giải pháp xử lý căn cơ.  

ĐĂNG KHOA



Niên vụ muối 2018-2019: Sản lượng đạt hơn 60 ngàn tấn

Ngày 8/11, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản đã tổng kết niên vụ sản xuất muối 2018-2019, triển khai niên vụ 2019-2020.

Theo báo cáo, vụ muối 2018-2019, tổng diện tích sản xuất muối của tỉnh là 835ha muối (tăng 28,3ha so với niên vụ 2017-2018 và tăng 11,3ha so với kế hoạch), sản lượng muối đạt 60.450 tấn, tăng 4.030 tấn so với niên vụ 2017-2018. 

Theo kế hoạch vụ muối 2019-2020, toàn tỉnh sẽ sản xuất trên diện tích 776,7ha, sản lượng ước đạt 58.147 tấn. Ngành nông nghiệp tiếp tục triển khai các giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ, đồng thời quảng bá rộng rãi thương hiệu “Muối Bà Rịa”.

KIM HỒNG

 


Giao lưu, ra mắt sách "Có một cơn đau mang tên trầm cảm"

Tối 8/12, tại Thư viện thân thiện BOOKS & TEA (Đường Sách Vũng Tàu), Công ty TNHH AnBooks tổ chức chương trình giao lưu, chia sẻ với chủ đề “Hiểu trầm cảm từ người trong cuộc” và ra mắt cuốn sách “Có một cơn đau mang tên trầm cảm” của PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa. Buổi giao lưu ra mắt sách có sự tham gia của gần 50 độc giả.

PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa (bên phải) giao lưu, giải đáp thắc mắc của độc giả.
PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa (bên phải) giao lưu, giải đáp thắc mắc của độc giả.

Tại buổi giao lưu, AnBooks đã giới thiệu đến độc giả câu chuyện có thật về trải nghiệm 6 năm đồng hành cùng con điều trị bệnh trầm cảm trong cuốn sách “Có một cơn đau mang tên trầm cảm” của PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa. Tác phẩm gồm 65 câu chuyện, chia làm 3 phần: “Khi mây đen kéo tới”, “Bình an đi qua cơn đau” và “Sau mây đen là nắng ấm”, kể về trải nghiệm của tác giả với căn bệnh trầm cảm của con trai. Xuyên suốt tác phẩm là thông điệp: Người trầm cảm rất cần chúng ta, cần sự đồng hành, chia sẻ. 

Độc giả đặt câu hỏi giao lưu với PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa.
Độc giả đặt câu hỏi giao lưu với PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa.

Không phóng đại, không bi kịch hóa, “Có một cơn đau mang tên trầm cảm” mô tả trung thực trải nghiệm của người trong cuộc, với mong muốn chia sẻ kinh nghiệm đối phó với trầm cảm tới những người có bệnh và người thân của họ, để từ đó có được những hiểu biết về căn bệnh và liệu pháp điều trị. Những bài học rút ra từ trải nghiệm cá nhân của tác giả được củng cố bởi thông tin, những chứng cứ khoa học và cảm nhận tình yêu thương, kiên nhẫn của một người mẹ trong hành trình 6 năm đồng hành cùng con…

Độc giả đọc sách “Có một cơn đau mang tên trầm cảm” tại buổi giao lưu.
Độc giả đọc sách “Có một cơn đau mang tên trầm cảm” tại buổi giao lưu.

Buổi giao lưu ra mắt sách diễn ra xúc động khi tác giả Nguyễn Thị Phương Hoa kể về hành trình gian nan cùng con vượt qua cơn trầm cảm. Trước những chia sẻ của tác giả, nhiều người trong cuộc đã dũng cảm chia sẻ câu chuyện về hành trình đối diện với nỗi đau khi bản thân hoặc người thân họ mắc bệnh trầm cảm. Những giọt nước mắt của độc giả đã rơi khi tìm thấy niềm tin, niềm hy vọng và cảm hứng trong hành trình vượt qua trầm cảm.

PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa đã giải đáp cặn kẽ những câu hỏi của độc giả xoay quanh căn bệnh trầm cảm như: Cách nhận biết bệnh trầm cảm; quá trình điều trị; sự khác biệt giữa trầm cảm thực sự và trầm cảm giả vờ… Bằng những trải nghiệm của mình, PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa giúp mọi người hiểu hơn về căn bệnh này.

NHÃ UYÊN



Nho rừng, món quà từ thiên nhiên cho người dân Kim Dinh
Khi cuộc sống vốn xô bồ làm con người ta mệt mỏi, như một phản xạ tự nhiên người ta muốn trở về với thiên nhiên. Hoặc ít nhất là muốn có được cái cảm giác gần gũi hơn với thiên nhiên và tìm kiếm những gì thật sự thiên nhiên để sử dụng.
Ngoài măng L.A thì Núi Dinh còn có một đặc sản 100% thiên nhiên khác nữa đó là nho rừng ( tâm lý chung là cứ nghe thấy cái gì rừng rừng là thấy ngon, sạch và bổ rồi 🙂 🙂 🙂 ). Cứ khoảng giữa mùa mưa: từ tháng 9 đến giữa tháng 10 là mùa nho rừng chín rộ. Những chùm nho trái đan vào nhau tím rịm làm cho ta có cảm giác chỉ cần đụng nhẹ vào từng trái là có thể làm vỡ lớp vỏ mỏng manh của nó.
Tưởng tượng là vậy thôi, chứ khi chế biến nho để ngâm mới thấy lớp vỏ tưởng chừng mỏng manh ấy lại dai và rất khó bể.
Theo kinh nghiệm ngâm nho rừng của người dân Kim Dinh khi sơ chế nho phải trang bị bao tay để không có cảm giác bứt rứt ngứa và mẩn đỏ sau khi chế biến.
Thêm một lưu ý nữa là mặc dù những trái nho đan chặt vào nhau nhưng  trong mỗi chùm nho vẫn xuất hiện những sinh vật tí hon như sâu lông và bọ cạp ...
Và để Nho đạt màu sắc và hương vị ngon nhất thì 10kg nho chỉ cần dùng 1,5 - 2kg đường cát trắng sau 2 tuần ngâm thì có thể sử dụng nước nho như một loại siro bình thường.
Và sau khi uống hết nước đầu thì mua rượu đế về ngâm để dùng cả năm rất tốt cho sức khỏe.


Không để cây xanh gây nguy hiểm trong mùa mưa

Nhằm phòng ngừa cây xanh gãy đổ gây thiệt hại về tính mạng và tài sản của người dân trong mùa mưa, bão, các đơn vị quản lý cây xanh trên địa bàn tỉnh đang tiến hành tỉa cành, mé nhánh, hạ độ cao... cho cây trên các tuyến đường.

Công nhân Công ty CP Công trình đô thị Tân Thành thu gom cành, nhánh cây xanh sau khi cắt tỉa trên QL51.
Công nhân Công ty CP Công trình đô thị Tân Thành thu gom cành, nhánh cây xanh sau khi cắt tỉa trên QL51.

Ông Nguyễn Văn Tấn, phó Trưởng phòng Kế hoạch, Công ty CP Phát triển Công viên cây xanh và Đô thị Vũng Tàu cho biết, từ đầu năm 2019, Công ty đã phối hợp với ngành điện lực, viễn thông tiến hành tỉa cành, nhánh cho 4.560 cây trên 100 tuyến đường. Riêng những cây dầu, xà cừ, me tây có tuổi đời 60-70 tuổi trồng dọc tuyến đường Lý Thường Kiệt, Lê Lợi, Thống Nhất, Nguyễn Du…, công ty đã tổ chức “khám bệnh” để nắm tình trạng “sức khỏe” của cây, đồng thời tỉa nhánh để phòng ngừa cây gãy, đổ, bảo đảm an toàn cho người dân khi bước vào mùa mưa, bão. Với các loại cây mưa Singapore mới trồng (1-2 năm) dọc tuyến đường 3-2, công ty đã bó trụ sắt 4 cọc xung quanh để giúp cây tăng cường khả năng chống chịu trước gió. Dự kiến đến giữa tháng 6, các công việc này sẽ hoàn tất. “Rút kinh nghiệm từ cơn bão số 9 năm 2018 vừa qua, bên cạnh việc tỉa cành, mé nhánh, công ty cũng cho nhân viên “thăm khám” cây trên các tuyến đường, qua đó phân loại cây già cỗi, cây bị mục gốc, rỗng ruột để có phương án xử lý phù hợp”, ông Tấn cho hay.

Công nhân Công ty CP Phát triển Công viên cây xanh và Đô thị Vũng Tàu hạ độ cao cây xanh trên đường Trương Công Định.
Công nhân Công ty CP Phát triển Công viên cây xanh và Đô thị Vũng Tàu hạ độ cao cây xanh trên đường Trương Công Định.

Tại TP. Bà Rịa, Công ty CP Dịch vụ đô thị Bà Rịa cũng đang gấp rút hoàn thành công tác cắt tỉa cành, nhánh trong khu vực đô thị Bà Rịa. Được biết, trên địa bàn TP. Bà Rịa hiện có khoảng 25.000 cây xanh các loại. Tương tự, ông Đàm Văn Bình, Giám đốc Công ty cây xanh (Công ty CP Dịch vụ đô thị Tân Thành, TX. Phú Mỹ) cho biết, hiện nay trên địa bàn TX. Phú Mỹ có hơn 23.000 cây xanh. Từ đầu tháng 5-2019, công ty đã triển khai công tác kiểm tra để có biện pháp xử lý kịp thời với các cây già cỗi, mục gốc, rỗng ruột. Ông Huỳnh Xuân Bảo, Giám đốc Công ty Công trình đô thị huyện Đất Đỏ cũng cho biết, đến nay công ty đã thực hiện xong việc tỉa cành, mé nhánh, chằng chống, phòng ngã đổ khi có mưa bão cho gần 10.000 cây xanh do công ty quản lý trên địa bàn huyện. “Bên cạnh sự biến đổi bất thường của thời tiết, nguyên nhân khiến cây xanh gãy, đổ liên tục còn do hạ tầng đô thị bị “biến dạng”. Nhiều tuyến phố cải tạo, thi công vỉa hè, lòng đường đào lên lấp lại liên tục, ảnh hưởng đến sự phát triển của rễ cây. Vì vậy, từ nay đến hết mùa mưa, công ty tiếp tục kiểm tra chằng chống cây xanh, mé nhánh nhằm hạn chế tình trạng ngã đổ, bảo đảm an toàn cho nhân dân”, ông Bảo nói. 

Theo khuyến cáo của Đài Khí tượng - Thủy văn tỉnh, tình trạng mưa giông kèm lốc xoáy thường diễn ra vào đầu mùa mưa (khoảng tháng 5, tháng 6). Mưa to kèm gió lớn và nhiều đợt áp thấp nhiệt đới sẽ diễn biến phức tạp hơn từ tháng 7 đến tháng 12 hàng năm. Để phòng tránh tai nạn do cây xanh ngã đổ vào mùa mưa, người dân nên tránh đứng hoặc đỗ xe dưới gốc cây, hạn chế lưu thông và tìm nơi trú ẩn an toàn khi trời có giông gió mạnh. Bên cạnh đó, người dân nên có ý thức bảo vệ cây xanh, không đổ dầu nhớt và các chất cặn bã vào gốc cây vì như vậy sẽ làm cho rễ cây bị suy yếu dẫn nguy cơ đổ, ngã cao.

Các địa phương khác như: Xuyên Mộc, Long Điền, Côn Đảo, Châu Đức cũng đã chủ động thực hiện các giải pháp phòng, chống cây xanh gãy đổ trong mùa mưa bão năm 2019. 

Bài, ảnh: QUANG VŨ



TP. Bà Rịa hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới: Nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

Hôm nay 31-5, TP. Bà Rịa tổ chức lễ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Đây là địa phương đi đầu trong việc thực hiện các mục tiêu nông thôn mới với nhiều kết quả đáng ghi nhận.  

Nhiều DN, nông dân của TP. Bà Rịa đã mạnh dạn áp dụng công nghệ sản xuất các loại nông sản mới, hiệu quả cao. Trong ảnh: Kiểm tra sự phát triển của nấm đông trùng hạ thảo tại trại của chị Cao Thị Hồng Vân (ấp Bắc 3, xã Hòa Long, TP.Bà Rịa).
Nhiều DN, nông dân của TP. Bà Rịa đã mạnh dạn áp dụng công nghệ sản xuất các loại nông sản mới, hiệu quả cao. Trong ảnh: Kiểm tra sự phát triển của nấm đông trùng hạ thảo tại trại của chị Cao Thị Hồng Vân (ấp Bắc 3, xã Hòa Long, TP.Bà Rịa).

THU NHẬP TĂNG CAO

Theo báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) TP. Bà Rịa đã hoàn thành với nhiều kết quả quan trọng. 3 xã Hòa Long, Long Phước, Tân Hưng hoàn thành xây dựng NTM lần lượt vào các năm 2014, 2016, 2017, các phường đều đạt chuẩn văn minh đô thị.

Xã Tân Hưng là một trong những địa phương khó khăn nhất của TP.Bà Rịa trong việc hoàn thiện các tiêu chí về xây dựng NTM. Ông Trần Nhật Hoàng, Chánh văn phòng UBND xã Tân Hưng cho biết, địa phương khởi đầu xây dựng NTM với chỉ 9 tiêu chí đạt (trên tổng số 19 tiêu chí). Các tiêu chí chưa đạt lại khá quan trọng như cơ sở hạ tầng, đường giao thông, thu nhập của người dân… Tuy nhiên, có một thuận lợi là trong quá trình triển khai xây dựng NTM là sự chung tay, ủng hộ của người dân. Nhiều hộ gia đình trong xã sẵn sàng hiến đất, hoa màu, vật kiến trúc để nâng cấp, mở rộng các tuyến đường giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng và các hạng mục công trình xây dựng cơ bản khác. Chẳng hạn, trong phát triển kinh tế, xã xác định thế mạnh là phát triển nghề trồng trọt nên tổ chức cho nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng; hỗ trợ thành lập HTX Tân Hưng để liên kết sản xuất rau theo hướng VietGAP... Nhờ các biện pháp trên, chỉ trong vòng 4 năm, xã Tân Hưng đã được công nhận đạt chuẩn NTM, thu nhập bình quân đầu người đã tăng lên 49,57 triệu đồng/người/năm.

Tương tự, tại các xã khác như Hòa Long, Long Phước, việc xây dựng NTM cũng gắn với thế mạnh của từng địa phương. Ông Trần Tấn Khoa, cán bộ phụ trách xây dựng NTM của xã Hòa Long cho biết: Theo quy hoạch của thành phố, xã Hòa Long chú trọng phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Do đó, xã đã tập trung xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển tiểu thủ công nghiệp; đẩy mạnh phát triển kinh tế dịch vụ. Đặc biệt, địa phương đã có nhiều nỗ lực để phát triển thương hiệu các nghề truyền thống như nấu rượu, bánh tráng, bún, kết hợp với du lịch… Nhờ đó, thu nhập bình quân đầu người của xã tăng nhanh, đến năm 2018 đã đạt gần 54 triệu đồng/người/năm.

Còn xã Long Phước, địa phương có 63% dân số tham gia sản xuất nông nghiệp đang được quy hoạch để trở thành vùng sản xuất trái cây lớn của TP.Bà Rịa và toàn tỉnh. Để tăng hiệu quả trong sản xuất, từ năm 2014-2017, chính quyền xã phối hợp với Sở KH-CN đã thực hiện thành công dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật cải tạo và thâm canh vườn cây ăn quả” trên một số loại cây chủ lực, phù hợp với thổ nhưỡng địa phương như sầu riêng, măng cụt, bưởi da xanh… Mô hình cải tạo, thâm canh vườn sầu riêng diện tích 2ha với 4 hộ tham gia, năng suất của mô hình tăng 40,14-63,56% và hiệu quả kinh tế tăng 69,25-125,51% so với vườn đối chứng. Mô hình cải tạo, thâm canh trên cây măng cụt với diện tích 2ha ở 4 hộ, năng suất tăng 21,94- 23,92% và hiệu quả kinh tế tăng 28,46-33,47% so với vườn đối chứng. Mô hình trồng bưởi da xanh theo chuẩn VietGAP với diện tích 6,1ha ở 11 hộ. Nhờ những biện pháp trên, thu nhập bình quân trên đất nông nghiệp của xã tăng lên, đạt 85 triệu đồng/ha, thu nhập bình quân đầu người đạt 50,45 triệu đồng/người/năm.

TIẾP TỤC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG

Ông Nguyễn Văn Hoàng, Chủ tịch UBND TP.Bà Rịa cho biết, có thể nói, những kết quả đạt được trong công cuộc xây dựng NTM của TP. Bà Rịa là nhờ sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền và người dân trên địa bàn. Đến nay, quy hoạch và hệ thống hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, đã phê duyệt điều chỉnh quy hoạch xây dựng đến năm 2025. Cơ sở vật chất hạ tầng thiết yếu về giao thông, thủy lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, thông tin truyền thông, nhà ở dân cư... ngày càng khang trang, hiện đại. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng Dịch vụ - thương mại (40,71%), công nghiệp-Thương mại (56,52%), nông nghiệp (2,77%). Công tác giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, bảo vệ môi trường đều thực hiện tốt; hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, tình hình an ninh trật tự xã hội được giữ vững.

 Ông Hoàng cho biết thêm, mục tiêu của thành phố là duy trì, giữ vững và nâng cao chất lượng 19 tiêu chí xây dựng NTM mà 3 xã trên đã đạt được; trong đó, chú trọng đến việc nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống cho người dân nông thôn, giảm tỷ lệ hộ nghèo. Các mục tiêu cụ thể của thành phố là: Phấn đấu đến năm 2020, Hòa Long sẽ đạt chuẩn xã NTM kiểu mẫu. Các xã Long Phước, Tân Hưng đạt chuẩn NTM nâng cao cấp tỉnh; Phấn đấu giảm nghèo bình quân hàng năm từ 20% - 25% trên tổng số hộ nghèo thực hiện theo chuẩn nghèo mới giai đoạn 2016 - 2020; tỷ lệ hộ có thu nhập ổn định, có cuộc sống khá chiếm tỷ lệ 40% so với tổng số hộ nghèo; giải quyết việc làm cho 21.500 lao động; Thu nhập bình quân của 3 xã xây dựng nông thôn mới năm 2019 đạt 54,2 triệu đồng/người; đến năm 2020 đạt 59,54 triệu đồng/người (mức chung của tỉnh 59 triệu đồng/người/năm); Có 100% người nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế; vận động người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế với tỷ lệ trên 90%.

Để đạt được các mục tiêu trên, chính quyền thành phố sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp như hoàn thiện quy hoạch nông thôn, tiếp tục xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu, tập trung phát triển kinh tế gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và nâng cao thu nhập cho người dân nhưng vẫn đảm bảo thực hiện tốt công tác văn hóa, xã hội, môi trường. Cụ thể, thành phố sẽ tiếp tục thực hiện Đề án xây dựng chợ văn minh thương mại tại Trung tâm thương mại Bà Rịa và các chợ phường, xã. Hỗ trợ DN tiếp tục triển khai dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng Siêu thị Bà Rịa. Kêu gọi DN đầu tư xã hội hóa chợ Phước Hưng và chợ liên phường Long Toàn - Long Tâm; Xây dựng các giải pháp đưa vào hoạt động ổn định chợ Long Phước và chợ Tân Hưng; Tiếp tục triển khai đầu tư xây dựng và hoàn thành dự án CCN Hòa Long trong Quý II/2019. Bên cạnh đó, TP.Bà Rịa sẽ tiếp tục triển khai phát triển vùng sản xuất rau an toàn tại các vùng canh tác nông nghiệp chủ lực; khuyến khích đầu tư hạ tầng kỹ thuật các khu vực trồng trọt chuyên canh; Tiếp tục triển khai thực hiện vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy hoạch… Tổng kinh phí thực hiện trên địa bàn thành phố giai đoạn 2019-2020 là 250 tỷ đồng.

Bài, ảnh: QUANG VINH



Nhiều tuyến đường ở Xuyên Mộc xuống cấp trầm trọng

Do thiếu nguồn vốn đầu tư, duy tu, sửa chữa nên hiện nay nhiều tuyến đường giao thông nông thôn (GTNT) của huyện Xuyên Mộc xuống cấp, hư hỏng nặng, gây khó khăn và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông cho người dân.

Đường ông Lãnh (ấp Suối Lê, xã Tân Lâm) nhiều năm qua là nỗi ám ảnh của người dân.
Đường ông Lãnh (ấp Suối Lê, xã Tân Lâm) nhiều năm qua là nỗi ám ảnh của người dân.

Sau cơn mưa từ chiều hôm trước, sáng 27-5, tuyến đường liên xã Hòa Hiệp-Tân Lâm (thuộc xã Hòa Hiệp, huyện Xuyên Mộc) hình thành những “ao nước” án ngữ trên mặt đường. Con đường này dài chừng 6,5km nhưng có tới hàng trăm ổ gà, ổ voi. Vừa chạy xe qua đoạn đường lầy lội, anh Tuấn Anh (ấp Phú Vinh, xã Hòa Hiệp) không giấu được sự bức xúc: “Hơn chục năm qua, mỗi khi vào mùa mưa con đường này luôn là nỗi ám ảnh của người dân nơi đây, ngày nắng thì bụi mù mịt nhưng khổ nhất là mùa mưa, nhiều chỗ đọng thành vũng lớn, chiều tối nhiều người không dám chạy xe vì sợ trơn trượt. Người dân trong vùng ai cũng ngại mỗi khi phải đi ra đường vì đường nhiều ổ gà, quá xóc, nhiều chỗ nước mưa đọng thành vũng lớn”.

Bà Tạ Thị Ty (ấp Phú Vinh, xã Hòa Hiệp) cho biết thêm: “Vào mùa mưa, đường ngập sình, các em HS đi học cực lắm, lội lõm bõm, té lên té xuống. Nhiều lần nghe tin Nhà nước sẽ làm đường, chúng tôi mừng lắm nhưng cứ ngóng từ mùa mưa này tới mùa mưa khác, nay gần cả chục năm rồi mà chỉ thấy đường càng ngày càng có nhiều ổ gà, ổ voi hơn”.

Theo ông Vũ Văn Huân, Chủ tịch UBND xã Hòa Hiệp, đường liên xã Hòa Hiệp-Tân Lâm là tuyến đường huyết mạch của bà con 2 xã, được tráng nhựa vào năm 2007 nhưng do hàng năm không được duy tu, bảo dưỡng nên hiện tại mặt đường đã hư đến 80%, nhiều chỗ trơ cả nền đá bên dưới. Ngoài tuyến đường trên, xã Hòa Hiệp còn nhiều tuyến đường GTNT xuống cấp trầm trọng. Điển hình như tuyến đường Cây Cầy, đường Liên ấp Phú Vinh-Phú Thiện, khu vực Bàu Lê được rải đá từ năm 2003, đường đã bị hư hỏng nhưng vẫn chưa được cấp kinh phí để duy tu. Thấy người dân đi lại quá khó khăn, xã trích kinh phí để rải đá, dặm vá lại một số đoạn hư hỏng nặng, nhưng chỉ sau một mùa mưa là đường bị xói mòn nên đâu lại vào đấy.

Tuyến đường liên xã Hòa Hiệp-Tân Lâm bị sụp lún, tạo “hố gà, hố trâu” nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
Tuyến đường liên xã Hòa Hiệp-Tân Lâm bị sụp lún, tạo “hố gà, hố trâu” nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Còn tại xã Tân Lâm chỉ khoảng 100km đường GTNT nhưng có tới 20% trong số đó xuống cấp nặng hoặc đang là đường đất.  Ở đây, mỗi lần nói đến đường ông Lãnh (ấp Suối Lê, xã Tân Lâm), người dân thường gọi là tuyến đường gian truân nhất. Bởi mỗi khi vào mùa mưa mặt đường bị băm nát với hàng loạt những ổ trâu, ổ voi. Mưa xuống nhiều vị trí nước đọng lởm chởm đá tạo thành những hố sâu 20-40cm như những cái bẫy nguy hiểm đối với người đi đường. Theo bà Tạ Thị Mai - một người dân sống lâu năm ở đây cho biết, mỗi khi con đi học phải mang theo chai nước sạch, khi ra tới đường nhựa, dùng nước rửa chân sạch sẽ mới tới trường vì bụi phủ đầy. Trong khi đó, nhiều tuyến đường liên thôn tại địa bàn xã Tân Lâm đến nay vẫn chỉ là đường đất. Ông Dương Biên (ấp Bàu Chiên, xã Tân Lâm) cho hay, từ ngày thành lập ấp Bàu Chiên đến nay đã 20 năm nhưng các tuyến đường vào thôn như đường tổ 10 nhánh 1 và 2 vẫn là đường đất.

Theo báo cáo của huyện Xuyên Mộc, hiện tại trên địa bàn huyện có hơn 1.064km đường GTNT, trong đó có 224,6km/167 tuyến đường vẫn là đường đất, chiếm tỷ lệ gần 18%. Ngoài ra, có khoảng 20% các tuyến đường đã đầu tư từ 7-10 năm trước nhưng do kết cấu đường thấp, lưu lượng xe ngày càng lớn gây hư hỏng nặng, cần được tiến hành duy tu, sửa chữa. Tuy nhiên, đến nay huyện vẫn chưa được bố trí kinh phí nên kế hoạch duy tu sửa chữa đường GTNT năm 2019 chưa thực hiện.

Được biết, từ năm 2012-2014, huyện Xuyên Mộc không được tỉnh bố trí ngân sách để duy tu sửa chữa, từ năm 2015-2018 bố trí tổng nguồn vốn 150 tỷ đồng, số tiền này chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu duy tu, sửa chữa đường GTNT. Do đó huyện ưu tiên kinh phí sửa chữa những tuyến đường trọng yếu bị xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng trước. Ông Huỳnh Phi Khánh, Phó Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Xuyên Mộc cho biết, huyện đã có tờ trình UBND tỉnh đầu tư các tuyến đường mới và nâng cấp sửa chữa các tuyến đường tại các xã Hòa Hiệp, Tân Lâm, đồng thời huyện cũng kiến nghị hàng năm tỉnh cần bố trí nguồn vốn duy tu bảo dưỡng để rà soát những tuyến đường mới có dấu hiệu hư hỏng nhằm sửa chữa kịp thời, bảo đảm “tuổi thọ” cho công trình. 

Bài, ảnh: TRÀ NGÂN



BR-VT trước thách thức của biến đổi khí hậu

Những năm gần đây, tỉnh BR-VT đang chịu tác động khá rõ của biến đổi khí hậu (BĐKH) như thời tiết diễn biến phức tạp, tốc độ xâm thực biển ngày càng nhanh, tình trạng xâm nhập mặn xảy ra nhiều nơi ở vùng ven bờ… BĐKH đang ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường, hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân trên địa bàn tỉnh. Ngoài tập trung vùng trọng yếu để thích ứng với BĐKH, BR-VT đang có những biện pháp bảo vệ vùng bờ và các cửa sông, cửa biển.

Những hộ dân sống ở khu vực Trại Nhái (phường 12, TP. Vũng Tàu) lo lắng biển sẽ ngày càng tiến sâu vào đất liền, cuốn trôi nhà cửa, đất đai...
Những hộ dân sống ở khu vực Trại Nhái (phường 12, TP. Vũng Tàu) lo lắng biển sẽ ngày càng tiến sâu vào đất liền, cuốn trôi nhà cửa, đất đai...

ÁP LỰC Ở VÙNG CỬA SÔNG, VEN BIỂN

Ông Lê Hùng Sĩ (ấp An Bình, xã Lộc An, huyện Đất Đỏ) cho biết, những năm trước, 2ha lúa luôn cho năng suất cao và là nguồn thu nhập chính của gia đình. Tuy nhiên, từ năm 2013, do nước biển dâng nên ruộng lúa bị xâm nhập mặn, toàn bộ diện tích này phải bỏ hoang. Ông đã dùng nhiều cách để khắc phục như trồng giống lúa chịu mặn, xử lý đất bằng vôi bột khử phèn. Cuối cùng ông Sĩ phải áp dụng phương pháp “ép mặn, ép phèn” mới canh tác được.

Theo đánh giá của các chuyên gia, BR-VT là khu vực nhạy cảm với tác động của BĐKH. Những năm gần đây, BĐKH đã từng gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với vùng ven bờ tỉnh BR-VT như sạt lở, bồi lấp luồng lạch các cửa sông, ven biển, xâm nhập mặn… Anh Mã Văn Vũ (nhà ở Trại Nhái, phường 12, TP. Vũng Tàu) cho biết, trước đây nhà của anh ở gần sát biển, nhưng năm trước sóng biển đánh mạnh, cuốn mất cả nhà. Mùa biển lặng thì anh đi ghe. Từ tháng 7, sóng dữ, anh cho ghe vào bờ rồi bắt xe khách về quê Nghệ An làm công việc khác. Theo anh Vũ, khoảng 10 năm trước, khu vực này trước đây có cả một rừng dương và những bãi cát dài phẳng đẹp. Nhưng bây giờ thì rừng dương không còn, bãi cát hoang tàn, trơ trọi những gốc cây, những hố sâu và những ngôi nhà đổ nát.

Kết quả khảo sát gần đây của Sở TN-MT cho thấy, tốc độ dâng lên của mực nước trung bình năm tại BR-VT khoảng 3mm/năm. Trong đó mực nước tối cao dâng lên khoảng 4,4mm/năm, còn mực nước tối thấp có xu hướng giảm với thời gian khoảng -0,8mm/năm. Tỉnh BR-VT có chiều dài bờ biển hơn 300km, tuy nhiên, tình trạng xói lở, xâm thực đất liền trên địa bàn tỉnh đã xảy ra với mức độ ngày càng nghiêm trọng, trải dài từ Vũng Tàu đến Bình Châu. Qua khảo sát cho thấy, các khu vực bị xâm thực, xói lở nghiêm trọng nhất là khu vực Trại Nhái (TP. Vũng Tàu); Lộc An (huyện Đất Đỏ); Cửa Lấp (huyện Long Điền); Hồ Cốc - Hồ Tràm (huyện Xuyên Mộc)… Trong đó, khu vực Trại Nhái trong 2 năm gần đây, tốc độ xâm thực khoảng 100m/năm làm cho toàn bộ dãy đồi cát ở khu vực này bị nước biển cuốn trôi. Khu vực ven biển xã Phước Tỉnh (huyện Long Điền), diện tích bị xâm thực, sạt lở lên đến 6,29ha, trong đó chiều dài khu vực ven biển bị nước cuốn trôi khoảng 1.345m.  

Ông Lê Hùng Sĩ (ấp An Bình, xã Lộc An, huyện Đất Đỏ) cải tạo 2ha đất nhiễm mặn để trồng lúa.
Ông Lê Hùng Sĩ (ấp An Bình, xã Lộc An, huyện Đất Đỏ) cải tạo 2ha đất nhiễm mặn để trồng lúa.

ĐƯA BĐKH VÀO QUY HOẠCH CỦA TỈNH

Theo chuyên gia môi trường Nguyễn Đình Hòe, Trung tâm Phát triển Xã hội và Môi trường vùng Cersed, không chỉ tốc độ biển xâm thực nhanh, BR-VT phải đối mặt với nguồn nước cạn kiệt do BĐKH, gây nên tình trạng thiếu nước sinh hoạt và sản xuất cục bộ vào mùa khô. BĐKH cùng với nước biển dâng sẽ làm cho các nguồn nước ngọt sẽ bị nhiễm mặn, gây khó khăn cho cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp và công nghiệp. Trong khi đó, phần lớn các địa phương ở nước ta, nhất là các tỉnh ven biển trong đó có BR-VT chưa nhận diện đầy đủ mối đe doạ của BĐKH nên chưa tính toán và lồng ghép vào các quy hoạch phát triển của tỉnh trước ảnh hưởng của BĐKH. Do đó, thời gian tới BR-VT cần phải đưa nội dung BĐKH vào quy hoạch sử dụng đất của tỉnh.

Trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, cần chú trọng hai yếu tố tác động của BĐKH là nhiệt độ tăng và nước biển dâng. Do vậy, cùng với công tác nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong ứng phó với BĐKH, cần tăng cường quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên, hợp tác quốc tế về ứng phó với BĐKH, đề cao công tác bảo vệ môi trường, khắc phục suy thoái, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học để phát triển bền vững… Trong chương trình hành động ứng phó với BĐKH, tỉnh cũng kêu gọi mọi người phải sử dụng nhiên liệu hóa thạch một cách hợp lý để giảm phát thải nhà kính; Trong nông nghiệp và lâm nghiệp sử dụng nhiều phân bón hữu cơ để giảm phát thải khí metan; Trồng rừng và bảo vệ rừng là biện pháp tích cực nhất để rừng hấp thu khí CO2

Theo kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, sẽ có 48 dự án được ưu tiên triển khai từ nay đến năm 2020. Trong đó, 15 dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2013-2015 với tổng kinh phí khoảng 3.053 tỷ đồng.


Ông Lê Ngọc Linh, Giám đốc Sở TN-MT cho biết, cùng với các giải pháp khoa học công nghệ ngăn chặn tình trạng xói lở bờ biển, các cơ quan chức năng của tỉnh cũng đang triển khai đồng bộ các giải pháp để bảo vệ vùng cửa sông, ven biển như: kiên quyết cấm khai thác cát vùng cửa sông, ven biển, nhất là tại các khu vực thường xảy ra tình trạng sạt lở. Đặc biệt, công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp nhân dân, nhất là người khu vực ven biển về bảo vệ tài nguyên, môi trường sống, về những tác nhân gây biến đổi khí hậu càng được tăng cường. “Tuy nhiên, hơn ai hết, cộng đồng dân cư mới thật sự là lực lượng giám sát, bảo vệ tốt nhất môi trường sống cho chính mình. Quan trọng nhất là mỗi người phải có ý thức trong việc bảo vệ môi trường, tiết kiệm nhiên liệu và năng lượng”, ông Linh nói.

Bài, ảnh: QUANG VŨ



TP. Bà Rịa: 250 thanh niên tham gia tọa đàm khởi nghiệp

Ngày 19-5, tại Trường THPT Bà Rịa, Hội LHTN TP. Bà Rịa đã tổ chức tọa đàm khởi nghiệp thanh niên năm 2019, với chủ đề “Chung sức trẻ vì Bà Rịa phát triển”.

Tham dự buổi tọa đàm có 250 bạn trẻ, là ĐVTN, HS một số trường học trên địa bàn thành phố. Tại chương trình, các bạn trẻ đã được tìm hiểu một số mô hình hay trong việc tập hợp thanh niên, các mô hình thanh niên làm kinh tế và định hướng chọn ngành nghề phù hợp với năng lực thanh niên; hiến kế cho Hội LHTP thành phố các giải pháp nâng cao chất lượng thanh niên… 



Vị thuốc từ quả đu đủ
đu đủ là loại trái cây đứng đầu trong danh mục những trái cây có lợi cho sức khoẻ bởi đu đủ không chỉ là một thực phẩm dinh dưỡng giàu vitamin, mà còn là vị thuốc tốt giúp cơ thể phòng chống được nhiều bệnh thường gặp.

Cách nhận biết sớm triệu chứng và điều trị bệnh sởi
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây nên, lưu hành phổ biến ở trẻ em, bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường xảy ra vào mùa đông – xuân.

5 món sinh tố giúp phòng trị cao huyết áp, tiểu đường

Ít người biết rằng ớt xanh Đà Lạt có tác dụng tốt cho những người béo phì trong việc ngăn chặn nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa, chẳng hạn như tiểu đường. Nên thường xuyên dùng nó như một loại sinh tố.



Cách làm đẹp da mặt với mật ong và chuối
Công dụng của mật ong trong làm đẹp và chăm sóc sức khỏe là điều không ai có thể phủ nhận. Từ xưa đến nay, mật ong luôn hữu ích nếu bạn biết khai thác đúng cách. Đặc biệt là với chị em phụ nữ, mật ong dường như là người bạn thân thiết với họ. Mật ong có thể dùng trong nấu nướng, chữa trị một số chứng bệnh (ví dụ như ho ở trẻ em), làm đẹp…

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân phường Kim Dinh, thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 820 632 - Fax: (84.064) 3 820 632
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu