TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Ba, 19/3/2024
Tổng quan về phường
Tin hoạt động-KHCN
Sản phẩmHọat động UBND
Dịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Lượt truy cập: 302047
NÔNG NGHIỆP
 
Hỗ trợ gần 6,6 tấn phân bón cho 15 hộ nông dân xã Xà Bang trồng ca cao
Thực hiện Chương trình liên kết chuỗi giá trị tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân, sáng 1/12, Hội Nông dân tỉnh phối với Công ty TNHH TM-DV-SX Ca cao Thành Đạt tổ chức giao gần 22 tấn phân bón cho 15 hộ nông dân xã Xà Bang (huyện Châu Đức) trồng ca cao; trong đó Nhà nước hỗ trợ 30% (6,6 tấn) kinh phí, 70% do nông dân bỏ tiền mua

Đầu ra gặp khó, nông dân thất thu mùa nhãn
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, cùng với tình hình mưa bão phức tạp trong thời gian qua đã khiến cho thị trường tiêu thụ cả trong nước lẫn xuất khẩu bị thu hẹp, giá nhãn vào vụ thu hoạch liên tục giảm mạnh. Nhiều nông dân cho biết, vụ nhãn năm nay thu không đủ chi.

Liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản: Cần những cam kết bền vững
Hiện nay, việc sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản đã và đang được các sở, ngành, các địa phương trên địa bàn tỉnh quan tâm. Các chuỗi sản xuất dần được hình thành, góp phần nâng cao giá trị, sức cạnh tranh cho nông sản cũng như thu nhập cho người dân.

Thu tiền tỷ từ cây nhàu

Anh Phạm Văn Phong (ấp Phú Thiện, xã Hòa Hiệp, huyện Xuyên Mộc) đã thành công trong việc đưa sản phẩm từ cây nhàu “xuất ngoại”, mang lại thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.



"Kích hoạt" khả năng làm kinh tế của hộ nghèo
Không chỉ được vay tiền, người nông dân các địa phương còn được hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nâng cao hiệu quả sản xuất. Đó là điểm mạnh của hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân trong thời gian qua. 

Giúp nông dân sản xuất hiệu quả
100 máy tính bảng Xelex với phần mềm “made in Việt Nam” phục vụ sản xuất nông nghiệp do Công ty TNHH Tập đoàn Hành trình Thành công mới trao tặng vào đầu năm 2020 đang được các hộ nông dân, HTX trên địa bàn tỉnh áp dụng hiệu quả vào sản xuất nông nghiệp.

Khó tiêu thụ, muối chất đầy đồng
Diêm dân trên địa bàn tỉnh đang tất bật thu hoạch vụ muối năm 2019-2020. Vụ muối năm nay có nhiều thuận lợi, bởi nắng nóng và độ mặn của nước biển khá cao nên thời gian kết tinh của muối nhanh, sản lượng theo đó cũng tăng cao. Tuy vậy, diêm dân buồn nhiều hơn vui bởi lại diễn ra tình trạng “được mùa mất giá”.

Hơn 30% tài nguyên đất có chất lượng cao
UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định 193/QĐ-UBND phê duyệt kết quả thực hiện Dự án điều tra, đánh giá chất lượng, tiềm năng đất đai tỉnh BR-VT.

Giá hồ tiêu hôm nay 05/2: Tăng nhẹ sau nhiều ngày lặng sóng

Theo ghi nhận giá cả thị trường giá nông sản trong nước, giá tiêu hôm nay 5/3 ở mức giá cao nhất ở ngưỡng 40.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 37.500 đồng tại Đồng Nai.

Cụ thể, giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đi ngang ở  ngưỡng 40.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước  ổn định ở mức 39.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) không đổi, dao động trong ngưỡng 39.000đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai ổn định ở mức 38.000 đồng/kg.

Riêng giá tiêu tại Gia Lai tăng 500 đồng/kg lên mức 37.500đồng/kg.

Giá hồ tiêu hôm nay 05/2: Tăng nhẹ sau nhiều ngày lặng sóng

Giá hồ tiêu hôm nay 05/2: Tăng nhẹ sau nhiều ngày lặng sóng

Giá hồ tiêu thế giới

Hôm nay 05/2/2020 lúc 9h30, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) giảm 450 Rupi/tạ, tương đương 1,34% về mức 33.110Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 9 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn

Nguồn: giacaphe.com

Nguồn: giacaphe.com

Tại cảng Lampung ASTA của Indonesia, ngày 18/1/2020, giá hạt tiêu đen xuất khẩu của Indonesia tăng 3,8% so với ngày 31/12/2019 và tăng 4,5% so với ngày 18/12/2019, lên mức 2.264 USD/tấn.

Tại Việt Nam, giá hạt tiêu đen và hạt tiêu trắng xuất khẩu đều giảm. Cụ thể, ngày 18/1/2020, giá hạt tiêu đen loại 500g/l và 550g/l xuất khẩu cùng giảm 1,7% so với ngày 31/12/2019 và cùng giảm 0,6% so với ngày 18/12/2019, xuống còn lần lượt 2.305 USD/tấn và 2.370 USD/tấn.

Giá hạt tiêu trắng xuất khẩu giảm 1,1% so với ngày 31/12/2019 và giảm 0,4% so với ngày 18/12/2019, xuống mức 3.455 USD/tấn.

Rose
Theo Đời sống Plus/GĐVN


Giá cà phê hôm nay 5/2: Tiếp tục giảm mạnh

Giá cà phê trong nước

Giá cà phê tại Đắk Lắk hôm nay 5/2/2020 thị trường giao dịch phổ biến ở mức 30.500 đ/kg.

Giá cà phê hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 30.600 đ/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 30.100 đ/kg.

Cụ thể, tại Bảo Lộc, dao động ở mức 30.100 đ/kg, tại Di Linh, Lâm Hà  là 30.300 đ/kg.

Song song đó, giá cà phê tại Đắk Lắk cũng giảm mạnh, tại Cư M'gar giá cà phê  ở ngưỡng 30.400 đ/kg và tại Buôn Hồ  ở  mức 30.300 đ/kg.

Giá cà phê ở Ia Grai và Pleiku dao động trong mức 30.400 đ/kg .

Giá cà phê tại Đắk Nông  ở mức mức 30.400 đ/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum ở mức 30.300 đ/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM  tăng 500 đồng lên ngưỡng 32.800 đ/kg.

Giá cà phê hôm nay 5/2: Tiếp tục giảm mạnh

Giá cà phê hôm nay 5/2: Tiếp tục giảm mạnh

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM đi ngang trong ngưỡng 33.400 đ/kg.Bước sang tháng đầu tiên của niên vụ cà phê 2019 – 2020, sản lượng cà phê thế giới trong niên vụ mới được dự đoán giảm 0,9% xuống còn 167,4 triệu bao

Giá cà phê thế giới

Trên thị trường thế giới, giá cà phê robusta giao trong tháng 3/2020 giảm 1,6% xuống 1.352 USD/tấn. Giá cà phê arabica giao trong tháng 3/2020 giảm 3% xuống 122,5 UScent/pound.

Theo Tổ chức Cà phê Quóc tế (ICO), nhu cầu cà phê tăng trung bình hàng năm dài hạn là 2,2% do mức tiêu thụ tăng từ 90,71 triệu bao lên 169,34 triệu bao trong niên vụ 2019 - 2020.

So với niên vụ trước, nhu cầu cà phê toàn cầu trong năm 2019 - 2020 ước đạt 0,7%, thấp hơn 2,7 điểm phần trăm nhưng vẫn tăng 1,24 triệu bao trong tổng cầu. Điều này theo sau mức tăng 3,4% lên 168,1 triệu bao trong năm 2018 - 2019, cao hơn mức trung bình dài hạn.

Kết quả đạt được trong niên vụ 2018 - 2019 chủ yếu do tiêu thụ tăng trưởng ở châu Âu và Bắc Mỹ, lần lượt tăng 4,9% lên 55,73 triệu bao và 5,7% lên 31,64 triệu bao.

Giá cà phê thấp hơn trong năm 2019 khiến các quốc gia này tăng nhập khẩu và tiêu thụ, tuy nhiên có thể chậm lại trong năm 2020 khi giá đã cao hơn.

Bộ Nông nghiệp, Chăn nuôi và Cung ứng (MAPA) đã can thiệp thành công đối với ngành cà phê và chính phủ Brazil đã thiết lập Hội đồng Cố vấn Chính sách Cà phê (CDPC) đưa ra các chính sách cho ngành.

Ước tính lượng cà phê trong kho năm 2019 - 2020 ở mức 1,38 triệu bao, giảm 783.000 bao so với mùa trước do lượng cà phê có sẵn trong mùa hiện tại thấp hơn.

Giá cà phê trên thị trường thế giới tăng so với tháng 10 do lo ngại nguồn cung thiếu hụt, tồn kho giảm và nhu cầu tăng.

Rose
Theo Đời sống Plus/GĐVN


Kỳ vọng một năm no đủ

Đã thành thông lệ, cứ ngày mùng 4 Tết Nguyên đán, nông dân trên địa bàn tỉnh xuống đồng bắt đầu vào vụ sản xuất mới. Đối với người nông dân, việc xuống đồng ngày đầu năm mới cũng quan trọng như ngày xuất hành, chọn ngày giờ đẹp, tiết trời thuận lợi với mong muốn những mùa vụ bội thu, được giá của cả năm.



Diêm dân phấn chấn vì "được mùa, được giá"

Thời tiết những ngày cuối năm rất thuận lợi, giúp các ruộng muối đạt năng suất cao. Cùng với đó, giá muối ở mức cao đã giúp bà con thu lãi lớn. Nhiều diêm dân kỳ vọng, những vụ đầu năm “thắng lớn” sẽ báo hiệu một niên vụ thành công.

Diêm dân xã An Ngãi, huyện Long Điền thu hoạch muối.
Diêm dân xã An Ngãi, huyện Long Điền thu hoạch muối.

TẤP NẬP THU HOẠCH MUỐI

Dù chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Nguyên đán, nhưng không khí lao động trên những cánh đồng muối của tỉnh vẫn tấp nập. Tại xã An Ngãi, một trong những vựa muối lớn nhất của tỉnh, ngay từ sáng sớm, các diêm dân đã hăng say với công việc của mình. Gương mặt bà con không giấu được vẻ vui mừng, phấn khởi.

Ông Huỳnh Văn Thuyết (xã An Ngãi, huyện Long Điền) đang hối hả cùng nhân công thu hoạch lứa muối trải bạt thứ 3 của niên vụ này. Ông Thuyết cho biết: “Hiện tôi đang sản xuất 3ha muối, trong đó có 0,8ha là muối trải bạt. Đến nay, với việc cả 3 vụ muối đều thuận lợi, tôi thu trên 20 tấn/vụ, tăng 3-5 tấn so với cùng kỳ. Khởi đầu niên vụ muối đã có năng suất cao thế này khiến tôi rất phấn khởi”.

Không chỉ năng suất tăng, giá muối cũng giữ ở mức cao giúp bà con diêm dân thu lãi lớn. Ông Nguyễn Văn Gia (xã An Ngãi, huyện Long Điền) đang sản xuất 5ha, trong đó có 1ha muối trải bạt cho biết, gia đình ông đã thu hoạch được 2 vụ, với khoảng hơn 60 tấn muối/ vụ. Ông Gia cho biết, dù các hộ làm muối đều được mùa, nhưng vẫn không đủ cung cấp cho thị trường. Muối thu hoạch đến đâu được thương lái đến thu mua hết đến đó. “Hiện nay, giá muối trải bạt đang ở mức 1.200 đồng/kg, muối thường 1.000-1.100 đồng/kg, ngang với mức cao nhất của năm ngoái. Với giá này, mỗi ha muối, diêm dân có thể thu lãi 7-10 triệu đồng/vụ”.  

Trên các cánh đồng muối tại phường 12 và xã Long Sơn (TP. Vũng Tàu), nhiều diêm dân sản xuất muối da đất cũng đang bắt đầu xuống đồng. Dù chưa thu hoạch do bà con ở đây bắt đầu niên vụ trễ hơn, đồng thời hình thức làm muối da đất của diêm dân Long Sơn dài hơn nhiều so với làm muối trải bạt. Tuy nhiên, với thời tiết thuận lợi, giá cả cao nên nhiều diêm dân dự báo, vụ muối đầu năm cũng sẽ cho lợi nhuận cao hơn những năm trước.

Ông Nguyễn Văn Gia, xã An Ngãi, huyện Long Điền cào muối chuẩn bị bán cho thương lái.
Ông Nguyễn Văn Gia, xã An Ngãi, huyện Long Điền cào muối chuẩn bị bán cho thương lái.

TÌM ĐẦU RA ỔN ĐỊNH CHO “MUỐI BÀ RỊA”

Theo Sở NN-PTNT tỉnh, niên vụ 2019-2020 toàn tỉnh có hơn 766ha sản xuất muối, giảm khoảng 103ha so với niên vụ 2018-2019. Trong đó, diện tích muối thô là 731ha, diện tích muối trải bạt là hơn 35ha, tập trung ở huyện Long Điền, TP. Bà Rịa, TP. Vũng Tàu. Bà Nguyễn Lê Yến Hà, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tỉnh cho biết, để phát triển bền vững nghề sản xuất muối trong bối cảnh đô thị hóa, đơn vị đang triển khai thực hiện một số mô hình muối ứng dụng khoa học công nghệ nhằm tăng năng suất, chất lượng, giảm chi phí đầu vào. Bà Hà cho biết: “Hiện nay, ngành nông nghiệp tỉnh vẫn đang nỗ lực tìm kiếm đầu ra ổn định cho sản phẩm “Muối Bà Rịa” đã được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý. Chúng tôi dự kiến có kế hoạch làm việc và hợp tác chặt chẽ trong khâu tiêu thụ đối với các hộ, doanh nghiệp làm nước mắm tại Phú Quốc (Kiên Giang). Cùng với đó, tỉnh cũng đang xây dựng các chính sách khuyến khích các DN đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, chế biến, tiêu thụ muối; đồng thời, liên kết cùng bà con diêm dân tìm kiếm thị trường, tăng cường mối liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ muối với bà con diêm dân”.

Giá muối đã tăng gấp 5 lần so với cuối năm 2016
Cuối năm 2016, giá muối chạm đáy, chỉ còn 200-250 đồng/kg. Nhưng vào cuối năm 2017, giá muối bứt phá ngoạn mục, đạt mức 1.000 đồng/kg và lên đến mức giá kỷ lục vào cuối năm 2018 (1.200 đồng/kg). Từ đó đến nay, giá muối tương đối ổn định. Đầu năm 2020, giá muối đang ở mức 1.000 đồng/kg.

 

Diêm dân trên địa bàn tỉnh đang rất phấn khởi bởi những vụ muối đầu niên vụ thuận lợi. Trong ảnh: Diêm dân xã An Ngãi, huyện Long Điền thu hoạch muối.
Diêm dân trên địa bàn tỉnh đang rất phấn khởi bởi những vụ muối đầu niên vụ thuận lợi. Trong ảnh: Diêm dân xã An Ngãi, huyện Long Điền thu hoạch muối.

Bài, ảnh: QUANG VINH



Kim Dinh – Nơi mùa xuân bắt đầu.

Đến Kim Dinh vào một ngày đầu tháng 12, bạn sẽ thấy  dường như mùa xuân đã đến nơi đây. Mùa xuân len lỏi trong từng luống rau, từng vườn bông với những chồi non mơn mởn. Mùa xuân đến trong nụ cười của người phụ nữ trồng bông Kim Dinh với sứ mệnh mang xuân đến với mọi nhà qua những chậu bông rực rỡ sắc màu trong ngày Tết.

Nếu có ai đó hỏi bạn “ Mùa xuân bắt đầu từ đâu?” Có lẽ bạn sẽ trả lời “Mùa xuân đến từ những cơn mưa phùn lất phất trên những cành lộc xanh non”, hay “Mùa xuân đến từ cái se lạnh buổi sáng sớm với những giọt sương long lanh trên những thảm cỏ ven đường”. Nhưng đối với tôi, người phụ nữ của làng hoa Kim Dinh thì mùa xuân lại đến từ chính những bàn tay của những người mẹ, người chị hàng ngày chăm bón, tỉa lá, bắt sâu giữ lại màu xanh cho lá, sắc thắm  cho những cành hoa chào đón một mùa xuân mới.

 

Đến Kim Dinh mùa này, bạn sẽ thấy những vườn rau hay những mảnh đất trống đã được khoác lên mình một bộ áo mới màu xanh mát. Màu của  của những vườn bông đã bắt đầu nảy những cành lộc non, những nụ hoa đã bắt đầu hình thành. Với người phụ nữ nông thôn màu xanh đó còn là màu xanh của hy vọng, hy vọng một vụ bông Tết thắng lợi để chị em phát triển kinh tế gia đình.

Hội LHPN Phường Kim Dinh với hơn 2.000 hội viên. Trong đó 80% chị em làm nghề nông nghiệp trồng bông, trồng rau, số còn lại buôn bán nhỏ. Vụ bông Tết năm nay trên địa bàn phường có 20ha trồng bông cũng giải quyết việc làm cho khoảng 400 chị em phụ nữ . Ngoài ra lực lượng lao động thời vụ ( tỉa bông, chăm sóc….) cũng lên đến hơn 400 chị. Với chi phí thuê nhân công thời vụ 200.000đ/ngày/người cũng  tạo nguồn thu nhập ổn định cho chị em suốt mùa bông Tết (kéo dài khoảng 2 tháng). 

Năm nay,  Các loại bông được canh tác đủ  loại như hoa Cúc Vạn Thọ, Cúc Đại đóa, hoa Mặt trời, sống đời, pha lê…..Đặc biệt một số hộ được hỗ trợ của trung tâm khuyến nông khuyến ngư Tỉnh đã đưa một số giống hoa mới vào Thử nghiệm như Hoa Ly, Hoa Cát Tường, hoa Trạng nguyên với mô hình hệ thống nhà lưới và hệ thống tưới nước bón phân tự động

Sự tất bật rộn ràng của người nông dân, sự chịu thương chịu khó của người phụ nữ Kim Dinh với nghề trồng bông hứa hẹn một vụ bông Tết thành công. Đảm bảo thu nhập cho chị em phụ nữ không chỉ ổn định cuộc sống  mà còn vươn lên làm giàu chính đáng. Những chậu bông được phân phối đi khắp nơi, mang đến sắc xuân cho mọi nhà, mọi người.

Thấp thoáng sau những nụ hoa tươi sắc là hình ảnh người phụ nữ Kim Dinh tảo tần vất vả nhưng vẫn vẹn nguyên nụ cười của hạnh phúc của hy vọng.

Hội LHPN P.Kim Dinh



Chuyển hướng sản xuất nông nghiệp hữu cơ Cần loại bỏ nhiều "rào cản"

Phát triển nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng hiện nay. Tuy nhiên, để làm được điều này, cần phải có các chính sách hỗ trợ, vốn, thị trường để thu hút đầu tư vào mô hình này. Đây là những vấn đề được đặt ra tại hội thảo “Kết nối nông nghiệp hữu cơ Việt Nam - Australia” do Sở NN-PTNT tổ chức ngày 23/11.

Đại biểu tham quan các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của doanh nghiệp đến từ  TP. Hồ Chí Mình trưng bày bên lề hội nghị kết nối nông nghiệp hữu cơ Việt Nam -  Australia.
Đại biểu tham quan các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của doanh nghiệp đến từ TP. Hồ Chí Mình trưng bày bên lề hội nghị kết nối nông nghiệp hữu cơ Việt Nam - Australia.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Kiền, giảng viên Trường ĐH Quốc gia Australia - Fenner School of Environment & Society, chi phí sản xuất của 1ha cây trồng hữu cơ, hoặc 1 tấn thịt hữu cơ (heo, gà, bò) cao hơn từ 1,15-1,3 lần, nhưng lại cho doanh thu cao hơn từ 1,5-1,7 lần so với trồng trọt, chăn nuôi truyền thống. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Ngoài việc canh tác theo hình thức nhỏ lẻ, manh mún, sản phẩm nông sản hữu cơ thường gía bán cao hơn từ 1,5-2 lần so với sản phẩm thường, nên sản xuất hữu cơ gặp khó khăn ngay từ đầu vào. Đó là thiếu vốn, khoa học kỹ thuật, hạ tầng cơ sở… Trong khi đó, “đầu ra” cũng có không ít vấn đề bởi chi phí chứng nhận hữu cơ cao, thời gian làm thủ tục chứng nhận lại kéo dài, thị trường tiêu thụ còn hạn chế.

Nhận định của các chuyên gia tại hội thảo cho thấy, việc mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ đúng nghĩa cần nhiều thời gian, nguồn lực, kinh phí đào tạo nông dân và tiếp cận thị trường. Bên cạnh đó, cần đưa ra các chính sách khuyến khích các cửa hàng, siêu thị thu mua tập trung, nhằm bảo đảm đầu ra bền vững và lâu dài. Ngoài ra, chính sách vận động các hộ nông dân và những nhóm sản xuất nhỏ tạo liên kết với nhau, thành mô hình hợp tác xã có phương thức liên kết để bảo đảm thị trường tiêu thụ. Tiến sĩ Phạm Hữu Tài, giảng viên Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu cho rằng, BR-VT có thế mạnh và khả năng để phát triển nên nông nghiệp hữu cơ, trong đó hệ thống cây trồng chủ lực mang lại hiệu quả kinh tế cao như hồ tiêu, ca cao, rau và một số cây ăn quả đặc sản. Tuy nhiên, để phát triển theo hướng nông nghiệp hữu cơ, vấn đề vướng mắc hiện nay nằm ở quy trình sản xuất, thị trường tiêu thụ, giá cả, chính sách hỗ trợ. “Để phát triển diện tích canh tác nông nghiệp hữu cơ cần phải thực hiện theo từng giai đoạn cụ thể, phát triển từ quy mô nhỏ lẻ hộ gia đình tới các mô hình sản xuất theo hướng liên kết bền vững”, tiến sĩ Phạm Hữu Tài cho biết thêm.

Mô hình trồng dưa lưới theo hướng công nghệ cao tại huyện Xuyên Mộc.
Mô hình trồng dưa lưới theo hướng công nghệ cao tại huyện Xuyên Mộc.

Theo Sở NN-PTNT, mặc dù trên địa bàn tỉnh đã manh nha một số mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ, nhưng diện tích chưa nhiều. Hiện trở ngại đầu tiên khi xây dựng nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh chính là thói quen sử dụng hóa chất khi sản xuất nông nghiệp của nông dân. Vì vậy, sản phẩm nông nghiệp có sức cạnh tranh chưa cao. Ngoài ra, việc sản xuất nông nghiệp hữu cơ trong quá trình canh tác, các khâu như nước, giống, các vật tư nông nghiệp sử dụng phải được tổ chức uy tín công nhận. Bà Phạm Thị Thúy Yến, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT cho biết, thời gian qua, ngành nông nghiệp đã tổ chức các hội thảo, hội nghị kết nối để các DN, nông dân trên địa bàn tỉnh tiếp cận nền nông nghiệp hữu cơ trên thế giới, trong đó có Australia để nắm bắt và dần loại bỏ các rào cản kỹ thuật, kiểm soát chất lượng nông sản khi xuất sang thị trường Australia và các thị trường trong khối CPTPP (Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương). Thông qua đó, tăng cường quảng bá sản phẩm nông nghiệp và tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư với các DN để tìm đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh, tăng thu nhập cho bà con nông dân.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Kiền, giảng viên Trường ĐH Quốc gia Australia - Fenner School of Environment & Society, tại Australia thì Hội Nông nghiệp hữu cơ (OAA) có vai trò quan trọng trong việc kết nối những người làm nông nghiệp hữu cơ. Các trang trại nuôi bò, heo, trồng nho hữu cơ quy mô lớn, ngoài làm rượu, họ còn làm ra nhiều sản phẩm khác. Ở các mô hình nuôi trồng thủy sản, nông dân được hướng dẫn tận dụng lợi thế sẵn có của địa phương, sử dụng phụ phẩm sản phẩm hữu cơ của ngành này phục vụ đầu vào cho ngành khác. Ví dụ, tận dụng nguồn phế thải của yogurt hữu cơ để làm đầu vào là thức ăn cho hoạt động chăn nuôi. Theo ước tính, tỷ trọng ngành nông nghiệp hữu cơ tại Australia chiếm 2,6 tỷ USD (năm 2018), tốc độ tăng trưởng hàng năm 13%, các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ được xuất khẩu sang 61 quốc gia trên thế giới, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ, châu Âu, Trung Quốc (bao gồm cả Hồng Kông) và Hàn Quốc.

Thông tin từ Sở NN-PTNT cũng cho biết, tháng 4/2019, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh đến năm 2025. Theo đó, trong giai đoạn I, từ năm 2020-2022, tỉnh xác định các vùng sản xuất nông nghiệp định hướng theo hình thức hữu cơ trên một số cây trồng gồm: lúa, hồ tiêu, ca cao, rau các loại, cây ăn quả. Đồng thời sẽ thực hiện 5 mô hình sản xuất nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ trên 3 loại cây trồng với diện tích 1,9ha, sản lượng khoảng 10 tấn/năm. Trên cơ sở đó xây dựng, ban hành quy trình kỹ thuật sản xuất áp dụng trên địa bàn tỉnh đối với rau, ca cao, hồ tiêu… Đến giai đoạn II (từ năm 2023-2025), tỉnh sẽ thực hiện 10 mô hình sản xuất nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ trên 7 loại cây trồng, vật nuôi, thủy sản với diện tích 52,2ha, sản lượng khoảng 150 tấn/năm. Bên cạnh đó, tỉnh cũng duy trì, phát triển, nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ. Đây được kỳ vọng là “cú hích” cho phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh.

Bài, ảnh: KIM HỒNG



Kết nối nông nghiệp hữu cơ Việt Nam – Australia

Sáng 23/11, Sở NN-PTNT phối hợp với Trường Đại học Quốc gia Australia - Fenner School of Environment & Society tổ chức hội thảo Kết nối nông nghiệp hữu cơ Việt Nam - Australia.

Các đại biểu tham quan sản phẩm Organics đến từ các nông trại TP.Hồ Chí Minh.
Các đại biểu tham quan sản phẩm Organics đến từ các nông trại TP.Hồ Chí Minh.

Tại hội thảo, các chuyên gia đã chia sẻ tình hình phát triển ngành nông nghiệp hữu cơ trên thế giới và tại Australia; chương trình nghiên cứu, kết nối phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam và Australia trong thời gian sắp tới; tìm hiểu một số mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại TP.Hồ Chí Minh; kinh nghiệm sản xuất và thực tiễn hợp tác giữa ngành nông nghiệp Việt Nam và Australia.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Kiền, giảng viên Trường Đại học Fenner School of Environment & Society chia sẻ về nền nông nghiệp hữu cơ ở Australia.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Kiền, giảng viên Trường Đại học Fenner School of Environment & Society chia sẻ về nền nông nghiệp hữu cơ ở Australia.

Theo bà Phạm Thị Thúy Yến, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, hội thảo là cơ hội để các DN, nông dân trên địa bàn tỉnh tỉnh tiếp cận nền nông nghiệp hữu cơ của Australia, nắm bắt các rào cản kỹ thuật, kiểm soát chất lượng nông sản khi xuất sang thị trường Australia và các thị trường trong khối CPTPP (Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương). Thông qua đó, tăng cường quảng bá sản phẩm nông nghiệp và tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư với DN Australia về nông nghiệp hữu cơ...

Tin, ảnh: KIM HỒNG



Tăng trách nhiệm của cộng đồng trong bảo vệ rừng

Từ trước đến nay, việc hỗ trợ cho các hộ nhận khoán bảo vệ rừng vẫn còn chưa tương xứng. Tới đây, khi áp dụng thu phí dịch vụ môi trường rừng, một phần kinh phí sẽ được chi trả hỗ trợ cho các hộ nhận giao khoán, quản lý, từ đó, sẽ góp phần tăng trách nhiệm trong công tác bảo vệ rừng.

Cán bộ Kiểm lâm cùng người nhận khoán bảo vệ rừng tuần tra tại khu vực rừng đặc dụng thuộc xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc.
Cán bộ Kiểm lâm cùng người nhận khoán bảo vệ rừng tuần tra tại khu vực rừng đặc dụng thuộc xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc.

Sáng sớm, ông Trần Cao Biền (ấp 2, xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc) đã vào rừng để chăm sóc vườn khoai mì trồng xen canh giữa rừng thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu (KBTTNBCPB). Xong việc, ông chưa vội về mà tiếp tục đi kiểm tra tại khu vực hơn 6ha thuộc khu vực ký hợp đồng nhận khoán bảo vệ rừng. Không thấy dấu hiệu bất thường về nguy cơ cháy hoặc rừng bị xâm hại, ông Biền mới yên tâm trở về nhà. Ông Biền cho biết: “Tôi ký hợp đồng nhận khoán bảo vệ rừng từ năm 2002. Từ đó đến nay, ngoài việc vào rừng trồng xen các loại cây được cho phép theo quy định, việc tuần tra, bảo vệ rừng, tham gia phòng cháy, chữa cháy cũng trở thành công việc tôi trường xuyên tham gia”.

Theo ông Nguyễn Minh Đăng, Phó Trưởng Phòng Kỹ thuật - Khoa học, Ban Quản lý KBTTNBCPB cho biết, những năm qua, các vụ phá rừng, xâm hại rừng và thiệt hại do cháy rừng đã giảm mạnh. Trong đó có phần đóng góp rất lớn từ cộng đồng sống trong và ven rừng, đặc biệt là các tổ chức, cá nhân ký hợp đồng khoán bảo vệ rừng. Tuy nhiên, mức hỗ trợ cho các hộ, tổ chức này chưa hợp lý. Ông Đăng giải thích: “Do không có nguồn lực nên việc chi trả tiền hỗ trợ bảo vệ rừng cho các tổ chức, cá nhân nhận khoán bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn, theo quy định của tỉnh chỉ 300 ngàn đồng/ha/năm. Các hộ nhận khoán được trồng xen một số loại cây nông nghiệp trong rừng để kiếm thêm thu nhập. Tuy nhiên, loại cây trồng, mật độ phải phù hợp với quy định. Trong khi đó, đất rừng thường cằn cỗi, lại không chủ động được nguồn nước nên bà con chủ yếu trồng khoai mì, thu nhập thấp, bấp bênh. Do đó, một số hộ dân cảm thấy khó theo đuổi việc bám rừng để sinh sống”.

Trước thực trạng trên, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch triển khai Đề án thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn BR-VT. Theo đó, các DN hoạt động trong, ven và ảnh hưởng đến môi trường rừng phải chi trả phí dịch vụ môi trường rừng. Nguồn lực này sẽ được sử dụng để chi trả cho cộng đồng thực hiện công tác bảo vệ rừng thuộc chính khu vực đó. Ông Trần Giang Nam, Phó Trưởng Phòng Quản lý, Bảo vệ rừng, Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho biết: Qua khảo sát, một số đơn vị phải chi trả chi phí này là Nhà máy thủy điện Sông Ray (huyện Châu Đức); Một số cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch phải chi trả tiền dịch vụ về điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất nước sạch như: Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn… Hiện nay, các đơn vị này đã thực hiện chi trả phí dịch vụ môi trường rừng qua Quỹ Bảo vệ, phát triển rừng (36 đồng/KWh đối với nhà máy thủy điện và 52 đồng đối với các đơn vị cung cấp nước sạch). Ngoài ra, một trong những đối tượng nữa phải đóng phí theo quy định là các DN kinh doanh dịch vụ du lịch. Cụ thể, mức thu tối thiểu đối với các cơ sở kinh doanh du lịch đặt trụ sở kinh doanh trong rừng, sử dụng môi trường rừng để kinh doanh các dịch vụ du lịch tối thiểu là 1% doanh thu trong kỳ. Đối với các cơ sở kinh doanh du lịch có trụ sở ở bên ngoài khu rừng, nhưng hoạt động kinh doanh các sản phẩm du lịch trong rừng, mức chi trả tối thiểu là 1%/30% tổng doanh thu du lịch thực hiện trong kỳ. Còn lại, các cơ sở du lịch có trụ sở trong vùng được hưởng thụ cảnh quan thiên nhiên, không khí trong lành từ thảm thực vật rừng để thu hút khách du lịch, nhưng hoạt động kinh doanh các sản phẩm du lịch trong rừng, mức chi trả tối thiểu 1%/20% tổng doanh thu.

Theo thống kê, hiện có gần 300 DN du lịch thuộc diện phải chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh. “Toàn bộ nguồn thu này sẽ được dùng cho công tác trồng, bảo vệ rừng của các chủ rừng, trong đó, phần lớn để chi trả cho các tổ chức, cá nhân nhận khoán bảo vệ rừng, giúp họ có thêm thu nhập, vơi bớt khó khăn. Từ quyền lợi này, cộng đồng sống trong, ven rừng, các hộ nhận khoán bảo vệ rừng có trách nhiệm hơn, tiếp tục thực hiện tốt công tác trồng và bảo vệ rừng. Dự kiến, việc chi trả dịch vụ môi trường rừng phải được thực hiện từ ngày 1/1/2020”, Ông Nam thông tin.

Bài, ảnh: QUANG VINH



Tổ hợp tác giúp nông dân yên tâm sản xuất

Vài năm trở lại đây, mô hình tổ hợp tác (THT) trên địa bàn tỉnh được nhân rộng và phát triển. Mô hình không chỉ đẩy mạnh liên kết sản xuất nông nghiệp hàng hóa mà còn giúp bà con nông dân tăng thu nhập.

Anh Trần Văn Nguyên, tổ viên Tổ hợp tác trồng lúa xã Phước Hội, huyện Đất Đỏ kiểm tra ruộng lúa.
Anh Trần Văn Nguyên, tổ viên Tổ hợp tác trồng lúa xã Phước Hội, huyện Đất Đỏ kiểm tra ruộng lúa.

Theo Hội Nông dân huyện Đất Đỏ, trên địa bàn huyện hiện có hơn 60 THT trong đó có 5 tổ sản xuất lúa giống, 2 tổ rau an toàn, 47 tổ đoàn kết đánh bắt hải sản do Hội Nông dân quản lý, chủ yếu là các THT chăn nuôi và thủy sản kết hợp với trồng cây ăn quả; nuôi bò sinh sản... Với phương thức tổ chức điều hành quản lý gọn nhẹ, linh hoạt nên đa phần các THT dễ dàng duy trì hoạt động và làm ăn có lãi. Từ các THT, Hội Nông dân đã phối hợp cùng các đơn vị triển khai nhiều hoạt động xúc tiến thương mại tạo cơ hội để các thành viên liên kết hợp tác, kinh doanh, đồng thời tăng cường vai trò trong tiêu thụ nông sản, ký kết hợp đồng cung ứng dịch vụ “đầu vào”, chuyển giao quy trình kỹ thuật, liên kết sản xuất và tìm “đầu ra” cho nông sản, giải quyết bài toán “được mùa mất giá”. Nhờ vậy, bà con nông dân có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, mạnh dạn xây dựng các mô hình mới theo quy mô THT.

Tại xã Phước Hội, huyện Đất Đỏ, năm 2017, Hội Nông dân huyện đã thành lập THT trồng lúa, đồng thời liên kết với Công ty CP Sản xuất thương mại dịch vụ Ngô Đức cung cấp giống lúa OM4900, gieo trồng trên diện tích 10ha. Với hình thức liên kết này, DN hỗ trợ cung ứng đầu tư đầu vào (phân bón, thuốc BVTV), nông dân sản xuất theo quy trình của công ty. Cuối vụ công ty thu mua 100% sản phẩm với giá cao hơn thị trường từ 1.000-2.000 đồng/kg. Ông Trần Văn Nguyên (ấp Phước Lợi, xã Phước Hội, huyện Đất Đỏ), thành viên của THT cho biết: Việc tham gia vào THT đã góp phần cải thiện chất lượng lúa giống, nâng cao năng suất thu hoạch của nông dân từ 4 tấn/ha lên 5 tấn/ha. Thu nhập nhờ đó cũng tăng theo và bà con nông dân chủ động được nguồn lúa giống cho các vụ kế tiếp. Từ mô hình đã làm thay đổi nhận thức của bà con nông dân về việc sử dụng các giống lúa xác nhận cho năng suất, hiệu quả cao. Hiện nông dân đã sử dụng giống lúa xác nhận thay thế cho các giống cũ bị thoái hóa, năng suất thấp lại dễ bị sâu bệnh.

Những năm gần đây do thời tiết không thuận lợi, nguồn lợi thủy sản có chiều hướng suy giảm, trong khi giá cả nhiên liệu chi phí đầu vào tăng, dẫn đến thu nhập của ngư dân không cao. Ngoài ra, do việc khai thác thường hoạt động đơn lẻ, mỗi chủ phương tiện phải tự đầu tư vốn, lao động và tự tổ chức khai thác, tiêu thụ. Vì vậy, hiệu quả khai thác thường không cao. Để khắc phục tình trạng này, năm 2017, Hội Nông dân xã Lộc An, huyện Đất Đỏ vận động 13 chủ tàu cùng thuyền viên liên kết với nhau thành lập THT đánh bắt và khai thác hải sản An Hải. Theo đó, tổ có trách nhiệm hỗ trợ nhau mỗi khi gặp rủi ro do thiên tai hay tai nạn, vận chuyển sản phẩm vào bờ hoặc vận chuyển nhiên liệu và nhu yếu phẩm từ bờ ra biển, đồng thời thông tin cho nhau về việc tìm kiếm ngư trường, tiêu thụ sản phẩm. Qua gần 3 năm hoạt động, THT khai thác hải sản có 18 tàu công suất từ 120CV đến 450CV, tổng vốn đầu tư của 13 chủ tàu hơn 20 tỷ đồng, mỗi tháng tổ chức khai thác 2 chuyến vươn khơi, bình quân thu nhập của 1 thuyền viên 7-8 triệu đồng/tháng, chủ tàu thu nhập từ 20-25 triệu đồng/tháng.

Tổ nuôi bò sinh sản ở thôn 1, xã Suối Rao, huyện Châu Đức cũng là một mô hình hợp tác có hiệu quả. THT hiện có 10 hội viên với số lượng chăn nuôi trên 100 con bò sinh sản. Từ khi thành lập đến nay, THT đã trở thành nơi trao đổi kinh nghiệm làm ăn và tiếp nhận kiến thức khoa học, kỹ thuật mới để phục vụ sản xuất. Chính nhờ sự phân chia thời gian chăm sóc phù hợp và khéo léo, đi đôi với nguồn thức ăn dồi dào nên đàn bò của THT có chất lượng cao, bảo đảm thời gian sinh trưởng. Trung bình thu nhập của mỗi hội viên đạt 120 triệu đồng/năm.

Ngoài ra, huyện Châu Đức hiện đang là địa phương triển khai các hình thức liên kết sản xuất đạt hiệu quả cao. Có thể kể đến THT liên kết trên cây bắp với diện tích 200ha, THT liên kết trồng ca cao với 125ha; THT trồng chuối với 6 nhóm hộ nông dân trên diện tích 200ha...

Ông Trần văn Cường, Giám đốc Sở NN-PTNT cho biết: Hiện trên toàn tỉnh có khoảng 368 THT, trong đó có 291 tổ đoàn kết đánh bắt hải sản, 7 THT chăn nuôi, 26 THT dùng nước, 44 THT trồng trọt với 4.340 thành viên. Đây là tổ chức hoạt động dựa trên phương thức tự nguyện, được xem là bước tiến nhằm gắn kết các nông dân thông qua hình thức liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Khi tham gia vào THT, các thành viên khắc phục được một số yếu kém của kinh tế hộ như thiếu vốn, công cụ, kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất. Các THT cũng sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực về lao động, vật tư và tiền vốn... Vì vậy, có thể thấy mô hình THT là tổ chức kinh tế phù hợp với trình độ phát triển kinh tế ở vùng nông thôn, bất kỳ hộ nông dân nào cũng có thể tham gia và mang lại lợi ích trực tiếp cho tổ viên. Do đó, tới đây tỉnh sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình này nhằm gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ, tăng thu nhập và tạo đầu ra ổn định cho bà con nông dân.

Bài, ảnh: KIM HỒNG - DUY ÂN



Măng L.A đặc sản vùng căn cứ Núi Dinh
Măng L.A một đặc sản mà thiên nhiên trao tặng cho người dân sống xung quanh khu vực Núi Dinh.
Hàng năm cứ bắt đầu vào mùa mưa cũng là mùa của măng, và mùa măng kéo dài khoảng 4 tháng cho đến khi hết mưa.
Ở Kim Dinh mùa này không có gì là lạ khi đến chợ nào cũng thấy bán măng, nhà nào cũng ăn măng. Có người tự đi núi lấy măng kiếm thu nhập, có người thì đi để trải nghiệm cho biết.
Đối với măng L.A thì bạn thưởng thức theo cách nào thì cũng rất là tuyệt vời,  nhất là món măng luộc để nguyên cây ăn với thịt luộc và mắm tôm hoặc mắm nêm, ngoài ra có thể gợi ý một số món ăn với năng như:
***** Măng xé sợi xào thịt bò ( chớ quên thêm chút rau răm nhé.
*****Măng hầm sườn heo và trứng vịt
*****Măng muối ngâm với tỏi ớt
Không có mô tả ảnh.



Tăng liên kết xây dựng "cánh đồng lớn"

Những năm qua, nhiều DN, nông dân trên địa bàn tỉnh đã liên kết, phát triển sản xuất theo hình thức “cánh đồng lớn” và đạt hiệu quả. Tuy nhiên, theo đánh giá của ngành nông nghiệp, mối liên kết vẫn chưa bền vững. Do đó, trong thời gian tới, cần thêm nhiều biện pháp để “cánh đồng lớn” mang lại hiệu quả cao hơn.

Bưởi da xanh xã Sông Xoài, TX. Phú Mỹ cũng đã hình thành vùng cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh.  Trong ảnh: Chăm sóc bưởi da xanh tại vườn anh Dương Văn Bình, ấp Phước Bình, xã Sông Xoài, TX. Phú Mỹ.
Bưởi da xanh xã Sông Xoài, TX. Phú Mỹ cũng đã hình thành vùng cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Chăm sóc bưởi da xanh tại vườn anh Dương Văn Bình, ấp Phước Bình, xã Sông Xoài, TX. Phú Mỹ.

Manh nha một số mô hình

Theo Chi cục Chi cục Trồng trọt và BVTV, trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện nhiều mô hình liên kết giữa DN, nông dân trong sản xuất, gắn với tiêu thụ nông sản chất lượng cao. Mô hình sản xuất ca cao của HTX Thương mại -  Dịch vụ Nông nghiệp Xà Bang, và Công ty TNHH Thương mại -  Dịch vụ sản xuất ca cao Thành Đạt (huyện Châu Đức) là một ví dụ điển hình. DN này đã liên kết khoảng 220 hộ nông dân với tổng diện tích 125ha ca cao. Ông Nguyễn Văn Long, nông dân tham gia mô hình liên kết này cho biết: “Chúng tôi được cán bộ kỹ thuật của DN hướng dẫn cách trồng, chăm sóc cây. Sau đó, công ty thu mua toàn bộ sản phẩm với giá thấp nhất là 5 ngàn đồng/kg trái tươi hoặc 60 ngàn đồng/kg hạt khô. Khi giá lên, sản phẩm sẽ được thu mua với giá thị trường nên bảo đảm lợi nhuận sẽ trên mức 200 triệu đồng/ha/năm. Nhờ ổn định về đầu ra, chúng tôi yên tâm theo đuổi cây ca cao”.    

Cây hồ tiêu là loại cây được xây dựng thành công, hiệu quả trên địa bàn tỉnh với diện tích hơn 1.200ha.  Trong ảnh: Thu hoạch tiêu tại nhà ông Nguyễn Văn Long, xã Bàu Chinh, huyện Châu Đức.
Cây hồ tiêu là loại cây được xây dựng thành công, hiệu quả trên địa bàn tỉnh với diện tích hơn 1.200ha. Trong ảnh: Thu hoạch tiêu tại nhà ông Nguyễn Văn Long, xã Bàu Chinh, huyện Châu Đức.

Hồ tiêu là loại cây trồng có diện tích sản xuất cánh đồng lớn cao nhất tại BR-VT, với diện tích hơn 1,2 ngàn ha, thuộc mô hình của Công ty TNHH Harris Freeman Việt Nam liên kết với gần 1.000 nông dân tại 2 huyện Xuyên Mộc, Châu Đức. Bà Nguyễn Thị Ngọc Dung, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Harris Freeman Việt Nam cho biết, tham gia mô hình liên kết, bà con nông dân được các chuyên gia hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV trên hồ tiêu, hướng dẫn ghi chép lịch sử dụng thuốc, phương pháp quản lý dịch hại theo tiêu chuẩn SAN, GlobalGAP. “Sau đó, sản phẩm của bà con được DN cam kết bao tiêu sản phẩm theo giá thị trường. Đối với sản phẩm chất lượng vượt trội, đủ điều kiện xuất khẩu, DN thưởng thêm cho nông dân 4.000 đồng/kg. Vừa qua, đã có hơn 750 nông hộ vượt qua được kỳ đánh giá chứng nhận chính thức trong năm. Từ đó, công ty đã thu mua được hơn 600 tấn hồ tiêu sạch với giá cao hơn so với giá trị trường”, bà Dung thông tin thêm.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn một số mô hình liên kết sản xuất theo hình thức cánh đồng lớn khác như mô hình trồng chuối xuất khẩu của Công ty Thiện Hoa, mô hình trồng lúa sạch của DN tư nhân Thịnh Thành… Ông Nguyễn Chí Đức, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh cho biết, tính đến nay, toàn tỉnh đã có trên 1.727ha các loại cây trồng như hồ tiêu, lúa, cây ăn trái, rau các loại được thực hiện theo mô hình liên kết cánh đồng lớn. Các mô hình này bước đầu đạt hiệu quả, đem lại thu nhập ổn định cho nông dân, đồng thời giúp DN chủ động được nguồn nguyên liệu chất lượng cao.

Cần sự hỗ trợ để liên kết lâu dài, bài bản

Để xây dựng thành công các cánh đồng lớn, trong thời gian qua tỉnh đã đẩy mạnh kiện toàn HTX; thúc đẩy việc dồn điền, đổi thửa tạo diện tích lớn để tổ chức sản xuất; tăng cường tập huấn những giải pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến phục vụ sản xuất. Ngoài ra, ngành nông nghiệp cũng tổ chức các lớp tập huấn, nhằm hướng dẫn khuyến khích nông dân tham gia dự án sản xuất đạt chứng nhận hoặc sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP hoặc các tiêu chuẩn khác đáp ứng yêu cầu của thị trường… Mặt khác, hiện nay ngành nông nghiệp tỉnh BR-VT đang thực hiện đồng loạt nhiều biện pháp như mời gọi DN tham gia các dự án cánh đồng lớn với các chính sách ưu đãi; Khuyến khích DN đầu tư xây dựng mới các cơ sở chế biến, kho chứa có công suất lớn; Hỗ trợ các DN tìm kiếm đối tác để tiêu thụ sản phẩm…

Lúa là một trong những loại nông sản chủ lực, được ưu tiên lựa chọn để hỗ trợ xây dựng cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp tại xã Láng Dài, huyện Đất Đỏ. Ảnh: QUANG VINH
Lúa là một trong những loại nông sản chủ lực, được ưu tiên lựa chọn để hỗ trợ xây dựng cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp tại xã Láng Dài, huyện Đất Đỏ. Ảnh: QUANG VINH

Dù đã có một số mô hình đem lại hiệu quả tích cực, tuy nhiên, theo đánh giá của ngành nông nghiệp, các mối liên kết này vẫn chủ yếu là giữa DN với nông dân, chưa có sự tham gia chặt chẽ của các bên còn lại. Trước hết, nguyên nhân là một số vướng mắc trong chính sách. Cụ thể, ngày 20/4/2018, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 1011/QĐ-UBND phê duyệt chính sách hỗ trợ xây dựng cánh đồng lớn cho hồ tiêu và lúa dựa trên Quyết định 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích xây dựng cánh đồng lớn. Sau đó, Sở NN-PTNT đã thẩm định chủ trương để xây dựng chính sách hỗ trợ cho các dự án cánh đồng lớn của một số DN, HTX như Bàu Mây, Thịnh Thành… Tuy nhiên, đến tháng 7/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 98 về chính sách hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, đồng thời bãi bỏ các chính sách thuộc Quyết định 62/2013. Do đó, căn cứ pháp lý của Quyết định 1011 của tỉnh không còn hiệu lực, dẫn đến các dự án đã được thẩm định để hỗ trợ không thể thực hiện. Như vậy, đến nay, các DN và nông dân vẫn đang loay hoay tự liên kết với nhau, sự tác động bằng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước vẫn chưa rõ nét. Nhiều DN, nông dân kiến nghị, cơ quan chức năng cần nhanh chóng xây dựng chính sách hỗ trợ để phù hợp với xu hướng phát triển cánh đồng lớn. Hiện nay, Chi cục Phát triển nông thôn đang tiến hành xây dựng lại để tham mưu tỉnh các chính sách phù hợp, hiệu quả để hỗ trợ cho các DN, nông dân tham gia liên kết để xây dựng mô hình cánh đồng lớn phù hợp với điều kiện, đặc thù của tỉnh như hỗ trợ về vốn; các công trình hạ tầng phục vụ liên kết; công tác khuyến nông, đào tạo, tập huấn và giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm.

Hiện nay, Sở NN-PTNT đang xây dựng kế hoạch sản xuất cánh đồng lớn trên một số loại nông sản trên địa bàn tỉnh, với mục tiêu chung là xây dựng vùng sản xuất quy mô lớn, phù hợp quy hoạch phát triển nông nghiệp của tỉnh. Mục tiêu là đến năm 2030, diện tích cánh đồng lớn trên cây lúa tăng lên 12.700ha, với sản lượng khoảng 67.700 tấn/năm, chiếm 50% sản phẩm lúa hàng năm; với hồ tiêu tăng lên 4.300ha với sản lượng khoảng 8.160 tấn/năm, chiếm 50% sản lượng hồ tiêu toàn tỉnh. Cùng với đó, UBND tỉnh vừa ban hành văn bản phê duyệt một số ngành hàng, sản phẩm quan trọng cần khuyến khích sản xuất và ưu tiên hỗ trợ trong liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông sản. Trong đó, ngoài lúa và hồ tiêu còn có 11 loại nông sản thuộc ngành trồng trọt, gồm: Rau các loại, nấm các loại, cây bonsai, hoa các loại, cây dược liệu, nhãn, mãng cầu ta, bưởi da xanh, thanh long, chuối, ca cao.

Bên cạnh đó, theo nhiều chuyên gia, sau khi xây dựng được mô hình, DN, nông dân sản xuất cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh cần duy trì tính ổn định của các chuỗi liên kết. Theo ông Nguyễn Chí Đức, thời gian gần đây, giá cả của các loại nông sản có những biến động lớn. Khi giá lên cao, nhiều bà con tự phá vỡ cam kết với DN do lợi nhuận trước mắt. Khi giá xuống thấp, ví dụ như hồ tiêu trong thời gian qua, nhiều bà con nông dân không còn mặn mà trong việc duy trì quy trình đạt chuẩn; đồng thời, khi thị trường tiêu thụ chững lại, giá cả sụt giảm thì một số DN cũng “bẻ kèo”, không thu mua theo đúng cam kết. Điều này khiến người sản xuất bị ảnh hưởng nặng nề. Do đó, khi đã xây dựng được liên kết, người nông dân và DN phải có chung tiếng nói, đồng cảm để cùng phát triển bền vững. Cùng với đó, trong thời gian tới, cần có chính sách hỗ trợ cho các DN làm cánh đồng lớn tại các vùng nguyên liệu chuyên canh chính, giúp họ xác định thị trường mục tiêu, thu hút khách hàng lớn, xây dựng thương hiệu để ổn định đầu ra cho nông sản BR-VT.

Bài, ảnh: PHÚ XUÂN



Hơn 107.316ha diện tích nông nghiệp được gieo trồng

Tin từ Sở NN-PTNT cho biết: Trong năm 2019, toàn tỉnh đã gieo trồng hơn 107.316ha diện tích các loại cây nông nghiệp, đạt 99,71%, giảm 1.625ha so với cùng kỳ năm ngoái; chuyển đổi 315ha diện tích vườn tạp, điều, cà phê, ruộng 1 vụ, tiêu, chuối và các cây màu sang trồng một số loại cây khác như: rau, bắp, đậu phộng...

 Nông dân thu hoạch lúa tại xã Phước Hội, huyện Đất Đỏ.
Nông dân thu hoạch lúa tại xã Phước Hội, huyện Đất Đỏ.

Vụ Đông Xuân 2019-2020, toàn tỉnh sẽ xuống giống 7.186ha diện tích lúa, 1.141ha bắp, trồng 3.247ha rau màu các loại. Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng - Thủy văn, trong vụ Đông Xuân tới, thời tiết không mấy thuận lợi, mùa mưa đến muộn hơn và lượng mưa ít hơn so với năm trước. Tình hình sâu bệnh có khả năng diễn biến phức tạp, thị trường tiêu thụ khó khăn, do đó Sở NN-PTNT đề nghị nông dân tuân thủ lịch thời vụ, sử dụng giống chất lượng cao. Bên cạnh đó, các đơn vị thuộc lĩnh vực ngành thủy lợi, bảo vệ thực vật và khuyến nông cần tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương kiện toàn hệ thống thủy lợi, thường xuyên dự báo tình hình sâu bệnh, chuyển giao kỹ thuật canh tác tiến bộ...

Tin, ảnh: KIM HỒNG



9 hộ trồng rau má được cấp vốn sản xuất

Sáng 4/12, Ban điều hành Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh phối hợp cùng Hội Nông dân xã Long Phước (TP. Bà Rịa) giải ngân số tiền 320 triệu đồng cho dự án phát triển cây rau má tại địa phương. Tổng số hộ được vay vốn trong đợt này 9 hộ, mỗi hộ được vay từ 30-50 triệu đồng, thời hạn 1 năm, lãi suất 0,7%/năm.

Anh Nguyễn Đình Hải (ấp Phước Hữu) đang chăm sóc vườn rau má của gia đình.
Anh Nguyễn Đình Hải (ấp Phước Hữu) đang chăm sóc vườn rau má của gia đình.

Trên địa bàn xã Long Phước (TP. Bà Rịa) hiện có 20ha diện tích trồng rau má, chủ yếu tập trung tại ấp Phước Hữu, mỗi năm cho thu hoạch từ 2-3 vụ. Mô hình này không chỉ tạo ra nguồn rau an toàn, chất lượng mà còn giải quyết việc làm cho bà con trên địa bàn, thu nhập bình quân mỗi hộ đạt 150 triệu đồng/năm.

Tin, ảnh: KIM HỒNG



Hàng loạt nhà sơ chế rau "đắp chiếu"

Được đầu tư xây dựng từ năm 2012, sau 7 năm đi vào hoạt động, hầu hết các nhà sơ chế rau an toàn phải “đắp chiếu” hoặc hoạt động cầm chừng vì không đạt hiệu quả như mong muốn. Nguyên nhân vì sao?

Nhà sơ chế rau của HTX rau an toàn Thắng Lợi (huyện Long Điền) đang hoạt động cầm chừng.
Nhà sơ chế rau của HTX rau an toàn Thắng Lợi (huyện Long Điền) đang hoạt động cầm chừng.

Hơn 4 năm qua, nhà sơ chế rau an toàn của HTX Nông nghiệp Phước Hải (xã Tân Hải, TX. Phú Mỹ) luôn đóng kín cửa. Cánh cổng sắt đã gỉ sét do lâu ngày không hoạt động. HTX Nông nghiệp Phước Hải là đơn vị đầu tiên được hỗ trợ (250 triệu đồng) xây dựng nhà sơ chế rau an toàn vào năm 2012. Nhà sơ chế này có diện tích 400m2, gồm khu xử lý thô, bể ôzôn diệt khuẩn, hệ thống máy vắt ly tâm, hệ thống sắp xếp đóng gói, dán nhãn… với tổng kinh phí đầu tư gần 1 tỷ đồng. Thế nhưng đã 4 năm qua, nhà sơ chế này phải “đắp chiếu”. Ông Nguyễn Thanh Hòa, cán bộ Hội Nông dân xã Tân Hải cho biết, do chưa có sự thống nhất trong quản lý, vận hành nhà sơ chế của các thành viên trong HTX, đồng thời sản phẩm rau an toàn sau khi sơ chế không có đầu ra nên đến giữa năm 2015, HTX Nông nghiệp Phước Hải buộc phải cho ngừng hoạt động nhà sơ chế.

Trong khi đó, tại HTX Rau an toàn Thắng Lợi, xã Phước Hưng (huyện Long Điền), nhà sơ chế chỉ hoạt động cầm chừng. Nhà sơ chế này được đầu tư 250 triệu đồng, công suất tối đa 600kg/ngày. Rau sau khi thu hoạch được mang vào nhà sơ chế rửa sạch, đóng gói và dán nhãn trước khi mang đi tiêu thụ. Tuy nhiên, hiện nay nhà sơ chế chỉ đạt sản lượng 30-40kg/ngày. Theo ông Nguyễn Văn Tư, Giám đốc HTX Rau an toàn Thắng Lợi, bình thường, khu vực huyện Long Điền giá rau cao hơn tại TP.Bà Rịa và TX.Phú Mỹ khoảng 3.000-4.000 đồng/kg. Qua sơ chế, giá thành sẽ đội lên thêm khoảng 2.000 đồng/kg. Do giá thành cao hơn nên sản phẩm rau an toàn của địa phương rất khó “chen”  được vào các siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch. Hiện nay, để duy trì, sản phẩm của nhà máy chủ yếu cung cấp cho 4 trường học trên địa bàn với mức tiêu thụ khoảng 40kg/ngày. Với mức sản lượng như vậy, nhà sơ chế an toàn của xã hiện nay đang đứng trước nguy cơ “đóng cửa”.

Đối với HTX An toàn - Tiện lợi (huyện Xuyên Mộc), theo bà Nguyễn Thị Mai Phương, Giám đốc HTX cho biết: “Một vài năm đầu hoạt động khá hiệu quả, do HTX ký được hợp đồng cung cấp rau an toàn cho một vài cơ sở du lịch trên địa bàn. Tuy nhiên, hiện nay quỹ đất trồng rau tại địa bàn xã ngày càng thiếu, nguồn rau tại địa phương không đa dạng, nguồn cung cấp không đủ lớn, khiến HTX e ngại khi ký hợp đồng với các DN lớn. Do vậy nhà sơ chế hầu như không hoạt động”.

Theo phản ánh của các địa phương, nguyên nhân chủ yếu của việc các nhà sơ chế hoạt động không hiệu quả là do sự điều phối sản xuất và cung ứng rau an toàn còn yếu, chưa có sự liên kết chặt chẽ trong sản xuất, chưa nắm bắt kịp thời nhu cầu của thị trường. Để các nhà sơ chế hoạt động ổn định, tránh lãng phí hàng tỷ đồng đầu tư, các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh công tác kết nối cung cầu hàng hóa tạo điều kiện cho các DN, HTX, nông dân gặp gỡ tìm kiếm cơ hội hợp tác từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm rau an toàn. Ông Nguyễn Thiện Hiệp, cán bộ Hội Nông dân xã Phước Hưng (huyện Long Điền) - đồng thời đang quản lý  nhà sơ chế rau an toàn tại địa phương cho biết: Mục tiêu mà cơ sở hướng tới đó là cung cấp rau sạch cho các bếp ăn trong các trường học trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay mục tiêu này vẫn chưa thực hiện được, các sản phẩm rau sạch sau sơ chế có giá thành cao hơn thị trường 20-30% nên rất khó cạnh tranh với sản phẩm thông thường. Do đó, để các nhà sơ chế hoạt động hiệu quả, việc hỗ trợ tìm được đầu ra ổn định cho sản phẩm rau an toàn của các ngành chức năng là rất cần thiết, cụ thể là tăng cường việc kết nối đầu ra từ nhà sản xuất, người trồng rau và DN.

6 nhà sơ chế rau sạch được hỗ trợ đầu tư bao gồm:  DNTN rau an toàn Đồng Việt; HTX Nông nghiệp Phước Hải (TX. Phú Mỹ); HTX Rau an toàn Thắng Lợi (huyện Long Điền); Cơ sở Rau an toàn Đất Đỏ (huyện Đất Đỏ); HTX Sản xuất nông nghiệp thực phẩm An toàn Tiện Lợi (huyện Xuyên Mộc); Cơ sở Rau an toàn Côn Đảo (huyện Côn Đảo). Kinh phí hỗ trợ từ 250-700 triệu đồng/nhà sơ chế, tùy quy mô và diện tích.

Còn theo bà Nguyễn Thị Mai Phương, để bảo đảm nguồn rau sạch cung cứng cho các khu du lịch, trường học, tỉnh cần nhanh chóng đầu tư các trang trại nông nghiệp công nghệ cao, đạt chuẩn VietGAP, GlobalGAP trên địa bàn huyện Xuyên Mộc. Khi có nguồn cung để phát huy hết công suất của nhà sơ chế thì HTX mới mạnh dạn ký các hợp đồng cung ứng rau cho các DN, khu du lịch có nhu cầu cao về rau an toàn.

Bài, ảnh: KIM HỒNG



Thu lãi cao từ trồng nấm bào ngư

Mới thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 8-2018, nhưng mô hình trồng nấm bào ngư của HTX nuôi trồng nấm bào ngư Tân Giao (xã Láng Lớn, huyện Châu Đức) đã mang lại nguồn thu nhập khá và ổn định cho các thành viên. HTX đang tính chuyện mở rộng quy mô sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế của mô hình này.

Ông Phạm Văn Hội, Giám đốc HTX Tân Giao kiểm tra độ ẩm tại trại nấm của gia đình.
Ông Phạm Văn Hội, Giám đốc HTX Tân Giao kiểm tra độ ẩm tại trại nấm của gia đình.

Chúng tôi đến thăm mô hình sản xuất nấm bào ngư của gia đình ông Nguyễn Thanh Sơn (thôn Sông Xoài 3, xã Láng Lớn), thành viên HTX Tân Giao vào một ngày cuối tuần. Ông Sơn phấn khởi cho biết, trước đây gia đình ông chăn nuôi heo, nhưng do giá heo thất thường và hay xảy ra dịch bệnh nên bị lỗ nặng, phải ngừng nuôi. Năm 2018, ông Sơn tìm hiểu về kỹ thuật trồng nấm bào ngư và tham gia HTX Tân Giao. Theo ông Sơn, với hơn 10 ngàn bịch phôi (chi phí đầu tư khoảng 30-35 triệu đồng), mỗi lứa phôi cho thu hoạch khoảng 4 lần trong thời gian 4 tháng (mỗi tháng khoảng 2 tạ). Sau khi trừ chi phí, mỗi lứa phôi nấm bào ngư cho thu lãi từ 30-35 triệu đồng. 

Biết được mô hình trồng nấm bào ngư của gia đình ông Sơn mang lại hiệu quả cao, nhiều nông dân trên địa bàn xã đã tìm đến học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và đều được ông tận tình hướng dẫn. Theo kinh nghiệm của ông Sơn, trồng nấm chỉ cần tưới nước dạng phun sương xung quanh lớp vỏ bịch. Muốn phôi tăng trưởng tốt, phải giữ vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp, bảo đảm đủ độ ẩm và môi trường không bị nhiễm bệnh. “So với chăn nuôi heo, trồng nấm khỏe hơn nhiều: chi phí đầu tư thấp hơn, công chăm sóc ít hơn, môi trường làm việc cũng bảo đảm vệ sinh hơn. Ngoài ra, khi trồng nấm, tôi có thể tận dụng được thời gian rảnh rỗi để làm thêm việc khác tạo thu nhập”, ông Sơn chia sẻ.

Ông Phạm Văn Hội, Giám đốc HTX nuôi trồng nấm bào ngư Tân Giao cho biết, HTX hiện có 7 thành viên với diện tích trồng nấm khoảng 100-200m2/thành viên. Mô hình đã bước đầu đạt hiệu quả, thu nhập của gia đình các thành viên đã được cải thiện hơn trước. Ông Hội chia sẻ, trồng nấm bào ngư có 2 cách: chất phôi lên kệ và treo bằng dây. Gia đình ông Hội chọn cách chất phôi lên kệ. Kệ được làm bằng gỗ hoặc thép, cao từ 1,8-2m. Nhà trồng nấm phải được che chắn kỹ, ngăn được côn trùng, bảo đảm sạch sẽ, tránh xa khu vực chăn nuôi gia súc, gia cầm; nguồn nước tưới phải khử phèn. “Trồng nấm bào ngư không khó, kỹ thuật trồng rất đơn giản, nhẹ công chăm sóc, nhưng cần sự tỉ mỉ, siêng năng. Điều quan trọng nhất là phải nắm vững quy trình kỹ thuật, các yếu tố liên quan đến nhiệt độ, độ ẩm, gió, ánh sáng, môi trường... để chăm sóc tốt các lứa phôi nấm. Hiện tại, các thành viên trồng nấm chủ yếu là mua phôi bên ngoài, nếu HTX tự sản xuất phôi sẽ giảm được chi phí đầu tư ban đầu từ 10-15 triệu đồng/lứa”, ông Hội cho hay.

Ông Nguyễn Thanh Sơn, thành viên HTX Tân Giao có thu nhập khá nhờ trồng nấm.
Ông Nguyễn Thanh Sơn, thành viên HTX Tân Giao có thu nhập khá nhờ trồng nấm.

Nấm bào ngư được trồng theo hướng vệ sinh, an toàn, là sản phẩm nông nghiệp sạch nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Hiện nay, nhiều khách hàng đã lên hệ đặt mua nấm của HTX Tân Giao với số lượng lớn. Tuy nhiên, do không đủ nấm để bán nên HTX chưa dám ký hợp đồng. Việc tiêu thụ nấm của HTX vẫn chủ yếu là giao cho tiểu thương tại các chợ đầu mối. Dự định thời gian tới HTX sẽ mở rộng diện tích trồng nấm và tăng thêm thành viên. “Chúng tôi rất mong chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên môn hỗ trợ HTX xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu nấm bào ngư Tân Giao; tạo điều kiện cho HTX vay vốn ưu đãi để sản xuất phôi nấm, khép kín quy trình sản xuất, giảm chi phí đầu tư, tăng lợi nhuận cho HTX và thành viên”, ông Phạm Văn Hội mong muốn. 

Theo nhận định của ông Lê Đình Khởi, Phó Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Châu Đức, mô hình trồng nấm đang có nhiều triển vọng, mang lại hiệu quả trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở vùng nông thôn. “Phòng NN-PTNT huyện cũng đã tổ chức tập huấn kỹ thuật sản xuất để phát triển, nhân rộng mô hình trồng nấm cho nông dân địa phương; sẵn sàng hỗ trợ nông dân xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu và thủ tục vay vốn đầu tư sản xuất”, ông Khởi nói.

Bài, ảnh: THANH HẢI



Loại bỏ hoạt chất glyphosate trong sản xuất nông nghiệp

Theo Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh, thực hiện chỉ đạo của Bộ NN-PTNT, Chi cục đã có văn bản gửi các HTX, đại lý, cửa hàng buôn bán, kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh loại bỏ các loại thuốc BVTV chứa hoạt chất glyphosate. 

Người dân xã An Nhứt (huyện Long Điền) phun thuốc BVTV trên cây lúa.
Người dân xã An Nhứt (huyện Long Điền) phun thuốc BVTV trên cây lúa.

Tại địa bàn các huyện Long Điền, Đất Đỏ, Châu Đức…, hiện các nông dân, HTX, đã không còn sử dụng thuốc BVTV có chứa chất glyphosate trong trồng trọt. Ông Nguyễn Trung Thành, Chủ tịch HĐQT HTX Nông nghiệp - Dịch vụ An Nhứt cho biết: Từ khi có quy định, HTX đã không còn đưa thuốc diệt cỏ chứa chất glyphosate vào trong sản xuất nông nghiệp.

Theo Chi cục Trồng trọt và BVTV, hoạt chất glyphosate trong thuốc diệt cỏ có nguy cơ cao gây ung thư. Do đó, ngày 10-4, Bộ NN-PTNT đã có quyết định số 1186 loại bỏ thuốc BVTV chứa hoạt chất glyphosate khỏi danh mục được phép sử dụng ở Việt Nam. Sau 60 ngày, quyết định có hiệu lực, các thuốc BVTV có hoạt chất glyphosate không được phép sản xuất, nhập khẩu. Tuy nhiên, hiện Việt Nam còn 5 triệu lít thuốc BVTV có chứa glyphosate trên thị trường.

Tin, ảnh: KIM HỒNG



Hồ tiêu Việt Nam 14 năm liền giữ ngôi vị xuất khẩu số 1 thế giới

Tại Hội nghị hồ tiêu quốc tế (IPC) lần thứ 42 được tổ chức ở Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 27-30/10, ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho biết, vị thế hồ tiêu Việt Nam đã được khẳng định bằng việc giữ vững kỷ lục sản xuất và xuất khẩu thế giới suốt 14 năm liền.



Cách phân biệt phân bón Kali Israel thật và giả

(CTTĐTBP) – Công ty cổ phần Vinacam khuyến cáo: Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện mặt hàng phân bón Kali Israel giả, bao bì mang thương hiệu “Hai con rồng”.



  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân phường Kim Dinh, thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 820 632 - Fax: (84.064) 3 820 632
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu