TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Ba, 19/3/2024
Tổng quan về phường
Tin hoạt động-KHCN
Sản phẩmHọat động UBND
Dịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Lượt truy cập: 302039
THUỶ SẢN
 
Sau 28 năm thành lập, Tứ Hải trở thành DN xuất khẩu thủy sản hàng đầu tại địa phương
Tối 16/11, Công ty TNHH Tứ Hải (TP. Vũng Tàu) tổ chức kỷ niệm 28 năm ngày thành lập (1992-2020); khánh thành hệ thống kho lạnh 1.500 tấn.

Tăng năng suất, nâng giá trị nông sản
Thực hiện Đề án số 04-ĐA/TU về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (UDCNC), trên địa bàn tỉnh bước đầu đã hình thành các vùng canh tác UDCNC cho năng suất và chất lượng tốt hơn.

Ngư dân trúng mùa cá trích
6 giờ sáng, khi bình minh vừa ló rạng, những chiếc thuyền đầy ắp cá tươi cập bến khu vực bãi biển sát chân mũi Nghinh Phong (Bãi Sau, TP.Vũng Tàu). Hiện đang là thời điểm rộ mùa cá trích, được mùa, ngư dân có thể thu tiền triệu mỗi ngày.

Từ ngày 3/8, lồng bè nuôi thủy sản ngoài vùng quy hoạch sẽ bị cưỡng chế
Ông Hoàng Vũ Thảnh, Phó Chủ tịch UBND TP. Vũng Tàu cho biết, thực hiện Quyết định 39/QĐ-UBND của UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung bản đồ quy hoạch chi tiết 1/2000 và hệ tọa độ VN 2.000 các khu nuôi lồng bè và nhuyễn thể hai mảnh vỏ trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, thành phố đang gấp rút hoàn thành công tác quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên sông.

Giảm thiệt hại cho người nuôi thủy sản mùa mưa bão
Mùa mưa bão đang tới gần, thời tiết diễn biến thất thường. Do đó, người nuôi trồng thủy sản cần chú ý chế độ chăm sóc, quản lý môi trường nước trong ao nuôi, lồng bè để giảm nguy cơ rủi ro và tăng hiệu quả nuôi trồng.

Chủ tịch UBND tỉnh khảo sát các cơ sở nuôi thủy sản lồng bè trên sông
Ngày 21/3, Đoàn khảo sát do ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn đã khảo sát tình hình thực hiện công tác sắp xếp các cơ sở nuôi thủy sản lồng bè trên sông Chà Và, sông Dinh (TP. Vũng Tàu), sông Mũi Duy (TP. Bà Rịa), sông Mỏ Nhát, sông Rạng (TX. Phú Mỹ).

Hướng đi bền vững của ngành thủy sản

Những năm qua, ngành đánh bắt thủy sản gặp nhiều khó khăn do nguồn lợi ngày càng suy giảm. Ngư dân nuôi trồng thủy sản ven bờ cũng nhiều lần lao đao do nguồn nước bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của con người. Trước bối cảnh đó,  phát triển ngành nuôi biển ứng dụng công nghệ cao là xu thế tất yếu để phát triển bền vững. Nhiều chuyên gia nhận định, BR-VT là địa phương tiềm năng để làm đầu tàu của cả nước trong lĩnh vực này.



Nuôi trồng thủy sản: Cẩn trọng trong mùa mưa

Mùa mưa là thời điểm người nuôi trồng thủy sản gặp khó khăn do thời tiết không thuận lợi. Đầu mùa mưa năm nay, trên địa bàn tỉnh BR-VT và một số tỉnh lân cận đã xảy ra tình trạng cá chết hàng loạt. Do đó, người chăn nuôi cần chú ý chế độ chăm sóc, quản lý môi trường nước trong ao nuôi, lồng bè để giảm nguy cơ rủi ro và tăng hiệu quả nuôi trồng.

Thu hoạch tôm tại Công ty TNHH Nuôi trồng Thủy sản Minh Phú - Lộc An.
Thu hoạch tôm tại Công ty TNHH Nuôi trồng Thủy sản Minh Phú - Lộc An.

CẨN TRỌNG VÀO MÙA MƯA 

Tôm là một trong những loại thủy sản dễ bị ảnh hưởng nhất trong mùa mưa. Ông Trần Bá Thi, đang nuôi 1ha tôm thẻ chân trắng tại xã Lộc An, huyện Đất Đỏ cho biết, tôm rất nhạy cảm với sự biến đổi của thời tiết. Vào mùa mưa, độ pH và độ mặn trong nước giảm khiến các loại vi khuẩn, nhất là các loại gây bệnh đốm trắng, chân đỏ phát triển mạnh, làm tăng nguy cơ tôm chết hàng loạt. Mùa mưa, nhiệt độ trong nước thấp khiến sức ăn của tôm giảm, trung bình khoảng 10%/1 độ C. Lượng oxy trong nước cũng giảm nhanh ngay sau cơn mưa. 

Để tránh thiệt hại cho người nuôi trồng thủy sản trong mùa mưa, người dân cần tuyệt đối tuân thủ lịch thời vụ đã được ngành thủy sản khuyến cáo. Trong quá trình đó, người nuôi trồng thủy sản cần thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật, nhất là mật độ nuôi, quản lý chặt các yếu tố môi trường trong ao nuôi… Ông Nguyễn Hữu Thi, Trưởng Phòng Nuôi trồng thủy sản, Chi cục Thủy sản tỉnh cho biết, với những ao nuôi tôm thương phẩm, người nuôi cần theo dõi và bổ sung oxy hợp lý bằng quạt nước hoặc máy bơm, đồng thời tránh phân tầng nước trong ao nuôi. Ao nuôi cần có hệ thống thu gom nước mưa xung quanh, không để nước mưa đổ dồn xuống ao, làm pH giảm đột ngột, có thể khiến tôm chết hàng loạt. Những vùng nuôi tôm bán thâm canh, thâm canh, người nuôi cần kiểm tra hoạt động của tôm và môi trường nước trước và sau mưa để có biện pháp xử lý kịp thời.

Còn theo ông Nguyễn Công Lành, người có nhiều năm kinh nghiệm nuôi cá lồng bè tại tiểu khu số 1, sông Chà Và (xã Long Sơn, TP. Vũng Tàu), các hộ nuôi thường thả cá giống vào đầu mùa mưa để kịp có sản phẩm phục vụ thị trường cuối năm vì được giá, lợi nhuận cao. Tuy nhiên thời điểm này, nhiệt độ, độ pH trong nước thường thay đổi đột ngột, khiến cá không kịp thích nghi và dễ mắc bệnh. Ông Lành cho biết: “Để hạn chế nguy cơ gây bệnh cho cá, tôi thường xuyên vệ sinh lồng sạch sẽ, thông thoáng và treo túi vôi trước dòng chảy. Tôi cũng giảm mật độ nuôi còn từ 70-80% so với mùa khô. Chẳng hạn, cá bớp mật độ thả giảm còn từ 150-200 con, thay vì 230-250 con như mùa khô (lồng 36m2). Khẩu phần ăn của cá cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất để tăng sức đề kháng. Tôi cũng túc trực và sử dụng các thiết bị kỹ thuật thường xuyên đo chỉ số độ pH, oxy, độ mặn của nước để xử lý kịp thời khi có bất thường”. 

TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 

Trên địa bàn tỉnh có 6.285,5ha diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó 1.833,4ha nuôi nước ngọt và 4.452,1ha nuôi nước mặn, lợ. Ngành nông nghiệp xác định cá mú, tôm sú, tôm chân trắng là những đối tượng chủ lực của hình thức nuôi thâm canh, bán thâm canh; nuôi lồng bè với các loại cá mú, cá bớp, cá chim và cá chẽm, đồng thời phát triển mô hình nuôi sinh vật cảnh, từng bước chuyển đổi những đối tượng ít hiệu quả, khó tiêu thụ sang nuôi những giống loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao hơn. 

Bên cạnh đó, trước tình hình thời tiết và môi trường ngày càng có nhiều biến động tiêu cực, việc tăng cường áp dụng và ứng dụng công nghệ, thành quả nghiên cứu khoa học vào nuôi trồng nhằm tăng năng suất, giảm thiểu thiệt hại dịch bệnh là đòi hỏi tất yếu. Thực tế, thời gian qua, một số hộ nuôi trồng thủy, hải sản trên địa bàn tỉnh đã áp dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học vào chăn nuôi, giúp tăng năng suất và giảm nguy cơ thiệt hại do dịch bệnh. 

Ông Phạm Thế Vịnh (ấp Bà Tô, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc) là một trong những người tiên phong áp dụng công nghệ cao vào nuôi tôm. Ông Vịnh cho biết, sau nhiều năm tìm hiểu, nghiên cứu, năm 2017, ông mạnh dạn đầu tư 400 triệu đồng để nuôi thử nghiệm 2 sào tôm thẻ áp dụng công nghệ cao. Theo đó, phía trên 2 ao nuôi được che lưới, phía dưới được lót bạt. Các kỹ thuật này giúp ao nuôi của ông rất ít bị ảnh hưởng bởi yếu tố cực đoan của thời tiết, nhất là vào mùa mưa. Trong ao có hệ thống đo, tự động cung cấp oxy và có thể thay nước hàng ngày phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của tôm. Với hệ thống này, các ao nuôi của ông Vịnh thả tôm mật độ 250-300 con/m2 mà tỷ lệ tôm mắc bệnh vẫn rất thấp. Nhờ vậy, lợi nhuận thu được từ 2 sào nuôi tôm áp dụng công nghệ cao của ông Vịnh lên đến 400 triệu đồng/vụ, gấp 3 lần so với nuôi bằng biện pháp thông thường.

Bên cạnh các hộ nuôi trồng nhỏ lẻ, nhiều DN đã đầu tư hàng chục tỷ đồng xây dựng các vùng nuôi thủy, hải sản ứng dụng công nghệ cao được UBND tỉnh công nhận. Điển hình như Công ty TNHH nuôi trồng Thủy sản Minh Phú - Lộc An (ấp An Bình, xã Lộc An) thuộc Tập đoàn Thủy sản Minh Phú. DN này hoạt động theo mô hình khép kín từ sản xuất con giống, nuôi trồng và chế biến xuất khẩu. DN còn liên kết các hộ Nuôi trồng khác, chuyển giao quy trình nuôi và bao tiêu các sản phẩm đạt chuẩn. Mô hình liên kết này sẽ giúp nhiều người nuôi tiếp cận được với các kỹ thuật nuôi công nghệ cao, giảm sự phụ thuộc vào thời tiết để nâng cao năng suất, chất lượng và ổn định đầu ra của sản phẩm.

Bài, ảnh: QUANG VINH



Tăng cường kiểm soát sự phát tán của tôm càng đỏ

Thực hiện Công văn số 3438/BNN-TCTS của Bộ NN-PTNT về tăng cường loài tôm càng đỏ tại Việt Nam, UBND tỉnh vừa ban hành văn bản giao Sở NN-PTNT chủ trì, phối hợp với các ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện việc tăng cường kiểm soát loài tôm càng đỏ tại BR-VT.

UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương tăng cường thực hiện các biện pháp để kiểm soát và ngăn chặn sự phát triển của tôm càng đỏ trên địa bàn tỉnh, như: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân nhận biết được đặc điểm và độ nguy hại của loài động vật này, qua đó, không sử dụng làm thực phẩm và phát tán ra môi trường; tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp các hành vi kinh doanh, tiêu thụ, vận chuyển và tàng trữ tôm càng đỏ theo quy định của pháp luật; khi có dấu hiệu loài này bị phát tán ra môi trường cần nhanh chóng thực hiện các biện pháp khoanh vùng, cô lập và tiêu diệt theo quy định.

Tôm càng đỏ hay còn gọi là tôm hùm đất là loài tôm có vỏ nhẵn bóng màu xanh rêu điểm một số vạch đỏ trên lưng. Trên càng con đực có các vệt đỏ. Đây là loài ngoại lai nguy hiểm bởi tính ăn tạp, sống bò dưới đáy, ưa đào hang, có sức chống chịu và thích nghi cao nên dễ lấn át môi trường sống của các loài bản địa. Theo quy định, loài này không có trong danh mục được phép kinh doanh tại Việt Nam.

PHÚ XUÂN



Vùng nuôi tôm Lộc An là vùng nông nghiệp công nghệ cao

UBND tỉnh vừa có văn bản công nhận Vùng nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC) Lộc An (xã Lộc An, huyện Đất Đỏ) là vùng nông nghiệp ƯDCNC kể từ ngày 1-6. 

Theo đó, vùng nuôi tôm Lộc An đáp ứng đủ các điều kiện: là vùng sản xuất tập trung, ƯDCNC trong nông nghiệp để sản xuất một hoặc một số sản phẩm nông sản hàng hóa có lợi thế của vùng bảo đảm đạt năng suất, chất lượng cao, giá trị gia tăng cao và thân thiện với môi trường. Hiện tại, vùng nuôi tôm ƯDCNC Lộc An có 2 cơ sở sản xuất kinh doanh gồm: Công ty TNHH nuôi trồng Thủy sản Minh Phú - Lộc An (ấp An Bình, xã Lộc An) hoạt động nuôi trồng thủy sản ƯDCNC và Công ty TNHH Ngọc Tùng (phường 12, TP. Vũng Tàu) hoạt động chế biến, bảo quản thủy sản; nuôi trồng thủy sản nội địa; sản xuất giống thủy sản ƯDCNC. Các DN này khi có đề án, phương án sản xuất nông nghiệp ƯDCNC sẽ được xem xét hỗ trợ tín dụng theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9-6-2015 của Chính phủ.

QUANG VINH



Chuyển đổi phương thức đánh bắt hải sản là việc cấp bách

heo lộ trình của kế hoạch chuyển đổi nghề cho tàu cá hoạt động nghề lưới kéo và tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản đến năn 2020 trên địa bàn tỉnh, đến tháng 6-2020 sẽ chấm dứt loại hình tàu hành nghề lưới kéo. Tuy nhiên, lộ trình này hiện đang ách lại vì gặp không ít khó khăn.

Ngư dân bốc cá tại cảng phường 5, TP.Vũng Tàu.
Ngư dân bốc cá tại cảng phường 5, TP.Vũng Tàu.

BR-VT là một trong những tỉnh có đội tàu lưới kéo lớn nhất nước với khoảng 1.600 chiếc (chiếm 28%), trong đó tàu lưới kéo công suất trên 90CV chiếm hơn 97%. Theo Chi cục Thủy sản tỉnh, nghề lưới kéo chủ yếu khai thác tầng đáy, có quy mô hoạt động lớn, chiều dài tàu thường trên 20m, công suất máy chính trên 500CV. Trung bình sản lượng khai thác của một cặp tàu lưới kéo khoảng 15 tấn/20 ngày, tuy nhiên tỷ lệ sản phẩm có giá trị kinh tế trong nhóm lưới kéo chưa tới 50%. Do đó, nghề này đang ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi hải sản.

Trước thực trạng này, các ban, ngành và địa phương đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm giảm số lượng tàu lưới kéo. Tuy nhiên, do thiếu vốn, kỹ thuật và cả nhân công lao động trong khi nhà nước vẫn chưa có chính sách hỗ trợ cho ngư dân chuyển đổi ngành nghề… nên chủ trương chuyển đổi gặp khó khăn.

Ông Nguyễn Đình Thăng (ấp Phước Thắng, xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền) - ngư dân đã hành nghề lưới kéo trên 15 năm - cho biết, trước đây, sau những chuyến biển kéo dài khoảng 1 tháng, ông thu lãi bình quân 90-100 triệu đồng. Tuy nhiên, thời gian qua, sản lượng đánh bắt giảm mạnh khiến số lượng chuyến biển thua lỗ ngày càng nhiều. Ông Thăng cho biết: “Thấy phương thức đánh bắt bằng lưới kéo rất có hại cho nguồn lợi, tôi rất muốn chuyển đổi, nhưng đến nay chưa thực hiện do thiếu vốn. Ví dụ như cặp tàu lưới kéo của tôi muốn chuyển sang lưới vây phải tốn khoảng 2,5-3 tỷ đồng. Đây là số tiền quá lớn, cộng với việc một vài năm gần đây việc đánh bắt không thuận lợi nên tôi không có đủ khả năng để chuyển đổi”.

Bên cạnh thiếu vốn, các ngư dân hành nghề lưới kéo trên địa bàn tỉnh cho biết, chuyển đổi sang đánh bắt từ lưới kéo sang các loại hình khác không chỉ là đổi hệ thống lưới mà còn phải thay đổi cả tập quán, kỹ năng của tài công và bạn tàu. Ông Nguyễn Đình Tân (xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền) cho biết: “Những năm gần đây, việc tìm kiếm tài công và bạn tàu để đi biển đã khó, nếu chuyển đổi sang các nghề khác như lưới rê, lưới vây, lưới chụp… phải đào tạo lại khiến khó càng thêm khó. Bên cạnh đó, tôi cũng đã quen với phương thức, mùa vụ đánh bắt bằng lưới kéo nên việc chuyển đổi khá nan giải”.

Từ những nguyên nhân trên, việc chuyển đổi nghề lưới kéo của tỉnh diễn ra khá chậm, chỉ giảm được hơn 200 chiếc so với năm 2017. Theo Chi cục Thủy sản tỉnh, dù việc chuyển đổi nghề lưới kéo gặp nhiều khó khăn, nhưng đây là việc cấp bách phải làm. Đặc biệt, đánh bắt chưa có chọn lọc là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến Việt Nam bị EU phạt “thẻ vàng” trong xuất khẩu thủy hải sản. Để thực hiện hiệu quả việc chuyển đổi, UBND tỉnh đã có Quyết định số 3738/QĐ-UBND ngày 28-12-2018 điều chỉnh kế hoạch thực hiện chuyển đổi nghề cho tàu cá hoạt động nghề lưới kéo và tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản đến năm 2020 và định hướng đến 2025. Cụ thể, mục tiêu của tỉnh là đến năm 2020, tổng đội tàu đánh bắt chỉ còn 5.000 chiếc; đến tháng 6-2020 chấm dứt loại hình tàu lưới kéo trên địa bàn tỉnh.

Để thực hiện hiệu quả, nhiều ngư dân trên địa bàn tỉnh kiến nghị cần xây dựng chính sách riêng phù hợp với BR-VT, nhất là về vấn đề vốn. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng và chuyên gia cần tiếp tục giới thiệu đến ngư dân các hình thức đánh bắt phù hợp với đặc điểm từng đội tàu cá trong tỉnh để bà con nắm rõ, làm quen được kỹ thuật đánh bắt mới sau chuyển đổi; mở các lớp đào tạo lao động nghề biển chuyên nghiệp và phù hợp với các hình thức đánh bắt khác.         

Tại hội nghị chuyển đổi nghề lưới kéo sang nghề khai thác thủy sản khác được tổ chức tại BR-VT đầu tháng 4-2019, ông Nguyễn Xuân Thi, Phân Viện trưởng Phân Viện Nghiên cứu hải sản phía Nam cho rằng, BR-VT cần trở thành địa phương tiên phong cả nước thực hiện xong việc chuyển đổi nghề lưới kéo, bởi tỉnh có đầy đủ các điều kiện về nguồn lực kinh tế, nhân lực để thực hiện việc này. “Việc chuyển đổi chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn, do đó, tỉnh cần có lộ trình cụ thể để thực hiện hiệu quả việc này. Cụ thể, cần thiết thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh về chuyển đổi ngành nghề và định hướng đánh bắt có chọn lọc với đầy đủ các cơ quan chức năng nhằm kết nối ngư dân, nhà khoa học, đơn vị tài chính, DN chế biến, xuất khẩu để thực hiện các giải pháp đồng bộ. Bên cạnh biện pháp dài hạn, trong quá trình chuyển đổi tỉnh có thể nghiên cứu một số giải pháp tạm thời, như việc cho ngư dân gắn thiết bị thoát cá nhỏ, cá con…”, ông Thi nói.

Bài, ảnh: QUANG VINH



Kiểm soát ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh

UBND vừa ban hành văn bản giao Sở NN-PTNT và Sở Công thương theo chức năng, nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai công tác kiểm soát ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm có tạp chất.

UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị, cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát thường xuyên, định kỳ các cơ sở thu gom, sơ chế, bảo quản, chế biến, kinh doanh thủy sản trên địa bàn để kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi đưa tạp chất vào tôm và sản xuất, kinh doanh tôm có chứa tạp chất theo quy định của pháp luật.

Tiếp tục vận động, tổ chức cho các cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến tôm tại địa phương ký cam kết không đưa tạp chất vào tôm và không sản xuất kinh doanh tôm có chứa tạp chất. Đẩy mạnh tuyên truyền về nhận biết, tác hại và các chế tài xử lý hành vi vi phạm về tạp chất đối với mặt hàng tôm. Công khai thông tin về các trường hợp vi phạm đã bị xử lý theo quy định. Nghiêm túc xem xét, xử lý trách nhiệm người đứng đầu các cấp chính quyền cơ sở khi để xảy ra tình trạng vi phạm trên địa bàn.

Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) địa phương cũng được yêu cầu phân công lãnh đạo chuyên trách công tác này; nghiên cứu đưa nội dung đánh giá kết quả công tác kiểm soát, ngăn chặn tình trạng đưa tạp chất vào tôm, sản xuất, kinh doanh tôm có chứa tạp chất vào nội dung tổng kết định kỳ công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

NGUYỄN TRẦN



Vựa nuôi tôm, cua, cá của ông Trịnh Quang Thành

Chuyên cung cấp các loại tôm, cá, cua



Vựa nuôi hào của ông Nguyễn Quế

Chuyên cung cấp hào đặc sản



Vựa nuôi hào của ông Nguyễn Văn Sơn

Chuyên cung cấp hào đặc sản



Vựa nuôi hào của ông Nguyễn Văn Khoa

1. Tên sản phẩm:

    - Nuôi hào

2. Nguồn gốc: 
    - Mua giống tại địa phương
3. Môi trường sống: 
    - Nước mặn



Trại nuôi tôm cá của ông Lê Đức Triển

Chuyên cung cấp tôm cá các loại



Trại nuôi tôm sú của ông Phạm Minh Tâm

1. Tên sản phẩm:

    - Tôm sú

2. Nguồn gốc: 
    - Tự sản xuất giống
3. Môi trường sống: 
    - Nước lợ
4. Đặc điểm: 
    - Giống tôm to, có vỏ ngoài màu xanh đen, nhiều chân


Trại nuôi tôm sú của bà Đỗ Thị Diễm Thúy
Chuyên nuôi trồng và cung cấp tôm sú cho các vựa

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân phường Kim Dinh, thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 820 632 - Fax: (84.064) 3 820 632
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu