TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Sáu, 29/3/2024
Tổng quan về phường
Tin hoạt động-KHCN
Sản phẩmHọat động UBND
Dịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Lượt truy cập: 302613
  TÀI LIỆU KHCN

  Bệnh hoa cúc hại lúa và cách phòng trừ
02/09/2013

Bệnh hoa cúc do nấm Ustilaginoidea virens (Cooke) Taka gây nên. Bệnh phát sinh gây hại từ khi lúa phơi màu cho tới khi chín. Triệu chứng bệnh thể hiện rõ khi hạt bắt đầu chín. Hạt bị nấm xâm nhập phát triển tạo thành một khối bào tử hình tròn phủ một lớp như nhung mịn, màu vàng trên hạt lúa. Sau đó, khối bào tử chuyển dần thành màu xanh đen nhạt phía bên ngoài, còn bên trong vẫn có màu da cam.

Nguồn bệnh ban đầu là các bào tử nang hình thành từ hạch nấm, sau đó bào tử vách dày được hình thành và nhờ gió đưa đi xâm nhiễm vào các bông lúa trong giai đoạn từ khi phơi màu đến khi chín. Các hạt trên bông bị nấm xâm nhiễm biến thành một khối bào tử; khi khối bào tử còn non to khoảng 1 cm và lúc trưởng thành thì dài hơn. Bào tử vách dày khó tách rời khỏi khối than vàng vì có chất bám dính. Bệnh này chỉ phát sinh ở một số hạt thóc trên bông lúa. Nếu hạt lúa bị bệnh sớm thì cả bầu hoa bị phá huỷ chỉ còn lại đám bào tử nấm màu vàng; nếu bị muộn thì bào tử nấm phá hại trên phần gạo, phình to ra và ép vỏ hạt sang một bên. Hạt thóc bị bệnh nặng bên trong sẽ bị lép, biến màu và có mùi nấm mốc.

Thời tiết nắng nóng, mưa nhiều, ẩm độ cao, bón đạm nhiều nặng về cuối vụ, cây lúa phát triển thân lá tốt... là những điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh phát triển. Bệnh gây hại trên nhiều giống lúa, nhưng có xu thế gây hại nặng trên các giống lúa lai.

Phòng trừ bằng cách:

● Tuyệt đối không sử dụng hạt giống ở những ruộng bị bệnh. Trước khi ngâm ủ giống, xử lý hạt giống bằng nước có nhiệt độ 54oC trong vòng 15 phút, sau đó ngâm ủ bình thường.

● Vệ sinh đồng ruộng, phơi ải, ngâm dầm để tiêu diệt bào từ và hạch nấm. Không cấy, sạ lúa quá dầy. Chăm sóc hợp lý cho quần thể lúa khoẻ để tăng khả năng chống bệnh. Bón phân cân đối NPK và bón theo tiêu chí “nặng đầu, nhẹ cuối”.

● Có thể phun thuốc trừ nấm vài ngày trước và sau khi lúa trỗ bằng các loại thuốc Diboxylin 2SL, Rovral 50WP, Tilral 500WP và một số thuốc trừ bệnh nhóm gốc đồng như Bordeaux, Copper Zine...

Mộc Hoa Lê (sưu tầm)

Nguồn chonongnghiep.com
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân phường Kim Dinh, thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 820 632 - Fax: (84.064) 3 820 632
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu