TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Sáu, 26/4/2024
Tổng quan về phường
Tin hoạt động-KHCN
Sản phẩmHọat động UBND
Dịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Lượt truy cập: 307354
  TÀI LIỆU KHCN

  Cách trồng cải làn
21/07/2011

Cải làn là giống rau ưa mùa mát mẻ, mùa xuân rất hợp cho sự phát triển. Gieo trồng từ tiết đông chí, khi cây đang lớn mạnh thì bấm ngọn, để mỗi nách lá bật lên những chồi ngọn, rồi thành búp ít lá, mà chúm chín nụ xanh, thì thu hoạch được bởi đây là lúc chất dinh dưỡng trong cây đang tập trung. Người trồng ngắt từng ngọn dài từ 20 đến 25cm. Búp mập mạp như ngồng cải sen dưới xuôi, nhưng tuyệt nhiên không ngăm ngắm đắng như loại cải sen.

Mùa thu hoạch ngồng cải làn từ tháng 4 cho tới tháng 8. Qua tháng 9, tháng 10 thì rất hiếm và đắt gấp 4, 5 lần chính vụ.

Chọn giống Cải làn

Khi trồng nên lựa chọn những hạt giống có nguồn gốc và nơi cung cấp uy tín

Chuẩn bị đất và thời vụ trồng

1. Thời vụ:

- Vụ sớm: gieo từ cuối tháng 8 đến 9, thu hoạch cuối tháng 11;

- Chính vụ: gieo từ tháng 10 đến 12, thu hoạch từ tháng 1 đến 3.

Cải làn có thể gieo thẳng, chăm sóc và thu hoạch dần hoặc gieo cây con rồi trồng ra ruộng sản xuất.

2. Làm đất.

- Chọn loại đất thịt nhẹ, đất cát pha, tơi xốp, giàu mùn và dinh dưỡng, có độ pH từ 6,0-6,8. Đất phải bằng phẳng, dễ thoát nước, xa nguồn nước thải,...

- Đất được cày bừa kỹ, làm sạch cỏ trước khi gieo;

- Chia luống 1,4-1,5m, mặt luống rộng 1,1-1,2m, rãnh rộng 0,3m, chiều cao luống 25-30cm.

3. Mật độ, khoảng cách.

- Gieo thẳng: gieo vãi hoặc gieo hàng (4 hàng/luống), với khoảng cách 25 x 20cm/cây hoặc 20 x 20cm/cây, mật độ là 18-20 vạn cây/ha (với giống ngắn ngày).

- Với giống dài ngày, nên trồng ra ruộng sản xuất, khoảng cách 35 x 25 cm/cây, mật độ trồng là: 10-11 vạn cây/ha.

Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh

1. Phân bón.

Tuyệt đối không được dùng phân chuồng tươi, phân bắc tươi và nước phân tươi để bón hoặc tưới.

1.1. Liều lượng phân chuồng:

Bón lót từ 10 đến 15 tấn/ha (360-540 kg/sào Bắc Bộ). Cũng có thể dùng phân hữu cơ sinh học, hoặc phân rác chế biến thay thế phân chuồng với lượng bón bằng 1/3 lượng phân chuồng.

1.2. Liều lượng và phương pháp bón phân hóa học:

- Có thể dùng các dạng nitrat amôn, sulfat amôn thay cho urê, clorua kali thay cho kali sunphat hoặc các dạng phân hỗn hợp, phức hợp NPK để bón với liều nguyên chất tương ứng. Ngoài biện pháp bón vào đất, có thể phun qua lá các dung dịch dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng theo hướng dẫn sử dụng của hãng sản xuất.

- Bón thúc 3 lần:

+ Lần 1: khi cây có 4 đến 5 lá thật (nếu gieo thẳng), hoặc sau trồng 10 đến 15 ngày.

+ Lần 2: sau lần đầu 15 ngày.

+ Lần 3: sau lần 2 từ 10 đến 15 ngày.

- Xới vun kết hợp với 2 lần bón thúc.

2. Tưới nước.

- Sử dụng nguồn nước tưới sạch (nước sông, nước giếng khoan). Tuyệt đối không sử dụng nước thải, nước bị ô nhiễm chưa qua xử lý;

- Sau khi gieo trồng cần thường xuyên giữ độ ẩm đất 80-85%.

3. Phòng trừ sâu bệnh.

* Sâu hại: Gồm có các loài sâu hại chính: Sâu tơ (Plutella xylostella), sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae), rệp (Aphis sp.), bọ nhảy (Phyllotreta strislata).

Trong đó, sâu tơ là đối tượng gây hại nghiêm trọng nhất, chúng phát sinh liên tục trên các ruộng rau (thuộc họ Thập tự) từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau. Đặc biệt, loại sâu này rất nhanh quen thuốc nên phải áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp:

+ Nếu gieo thẳng (không qua vườn ươm): phải chú ý phòng trừ sâu tơ từ giai đoạn cây con (1-3 lá thật), bằng thuốc Sherpa 20EC hoặc Regent 800WG khi mật độ sâu trung bình đạt 0,2 con/cây. Nếu trồng bằng cây con, thì phải xử lý cây giống bằng cách nhúng cây con giống vào dung dịch thuốc Sherpa 20EC hoặc Regent 800WG đã pha sẵn trước khi trồng ra ruộng.

+ Khi cây lớn phải sử dụng luân phiên giữa các nhóm thuốc: Thuốc sinh học [BT, Delfin WP (32 BIU), Dipel 3,2WP, Aztron 700 DBMU, Xantari 35 WDG...], thuốc hóa học Sherpa 20EC, Atabron 5EC, Regent 800WG, Pegasus 500SC, Polytrin 440EC...) và thuốc thảo mộc (HCĐ 95 BTN, Rotenone, Neembon A-EC, Nimbeeidine 0,03EC...).

+ Nồng độ và lượng nước sử dụng phải theo đúng hướng dẫn trên nhãn bao bì của từng loại thuốc. Phải kết thúc phun thuốc trước khi thu hoạch ít nhất 7 ngày. Trong thời gian này nếu sâu lớn gây hại nặng thì chỉ dùng nhóm thuốc sinh học hoặc thảo mộc.

+ Nồng độ thuốc và lượng nước sử dụng phải theo đúng hướng dẫn trên nhãn bao bì của mỗi loại thuốc.

Thu hoạch Cải làn

- Nếu gieo thẳng, sau khi gieo từ 65-70 ngày, thu tỉa dần;

- Trồng ra ruộng sản xuất, sau 80-85 ngày bắt đầu thu hoạch.

* Chú ý: Cải làn sử dụng lá và thân, do đó khi thu hoạch phải cắt rễ, loại bỏ lá già, vệ sinh trước khi vận chuyển đến nơi tiêu thụ.

nhanong.com
|

Nội dung khác

  Thư viện điện tử khoa học và công nghệ(3/21/2012 12:00:00 AM)
  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân phường Kim Dinh, thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 820 632 - Fax: (84.064) 3 820 632
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu