Kĩ thuật nuôi gà Đông Tảo sinh sản
17/11/2016
Gà Đông Tảo – hay còn được gọi với cái tên Gà tiến vua, một vài năm trở lại đây bắt đầu nổi lên việc dùng gà Đông Tảo làm quà biếu cũng như làm vật phẩm cúng gia tiên ngày tết. Nhu cầu giống gà này tăng cao nên đang được khuyến khích nuôi. Dưới đây xin giới thiệu đến bà con kỹ thuật nuôi Gà Đông Tảo sinh sản.

1. Chuồng trại

Nuôi gà Đông Tảo bà con có thể nuôi theo cách: Nuôi nhốt theo vườn, nuôi thả vườn và nuôi theo mô hình công nghiệp. Nhưng gà Đông Tảo nên nuôi thả vườn là tốt nhất vì gà Đông Tảo là loại gà rất hoạt bát, gà Đông Tảo sẽ nhanh lớn khi thả vườn, hơn nữa việc nuôi thả vườn cho chất lượng thịt ngon hơn.

Chuồng gà đông tảo

Chuồng gà đông tảo

– Nuôi gà Đông Tảo ở khu đất thật yên tĩnh, cao ráo, thoáng mát, phải đảm bảo kín kẽ tránh gió lùa, mưa tạt, lúc nào cũng phải đảm bảo nhiệt độ chuồng nuôi ngày cũng như đêm chênh lệch không cao, tránh các loại chim, chuột gây hại cho gà vừa dễ chăm sóc vừa dễ quản lý.
– Vách chuồng xây bờ gạch cao khoảng 0,5 m, phía trên quây lưới nilon cao khoảng >3 m để ngăn các ô chuồng với nhau và ngăn việc gà bay qua lại giữa các ô chuồng.
– Các ổ đẻ được đặt liền nhau cao khoảng 0,5 m xung quanh chuồng hoặc phía góc chuồng.
– Hệ thống máng thức ăn máng nước uống phải đặt đặt liền nhau
– Thiết kế sào đậu cho gà ngủ ban đêm: Mặt sàophải cách nền chuồng khoảng 40 cm, cách tường khoảng 25 cm, cây cách cây khoảng 50 cm (nếu sử dụng sàn đậu thì diện tích sàn đậu chiếm khoảng 1/4 diện tích chuồng nuôi. Sàn đậu có thể làm bằng các vật lệu như tre hoặc tràm).

2. Chọn gà giống

Trong kĩ thuật chăn nuôi gia cầm, việc lựa chọn con giống là khâu cực kì quan trọng. Gà giống phải được mua ở những nơi cung cấp giống thực sự tin cậy. Gà giống phải nhanh nhẹn, đồng đều, chân bóng mượt, da hồng hào, rốn khô và khép kín.
Chúng ta phải chuẩn bị thật kĩ trước khi bắt gà giống về, ở chuồng phải có các nhiệt kế đo nhiệt độ và độ ẩm trong và ngoài chuồng. Chuồng úm dành cho gà giống phải kín, đầy đủ ánh sáng, tránh mưa tạt, gió lùa vào chuồng úm(vì gà giống con rất dễ mắc bệnh khi bị ướt, lạnh vì sức đề kháng rất kém).
Khi gà con được 01 ngày tuổi thì cho uống nước có pha Glucose, Vitamin C và cho ăn mè, tấm, cám hoặc bắp nghiền nhuyễn lúc 1 đến 2 ngày đầu cho sạch ruột sau đó mới cho gà ăn thức ăn theo từng giai đoạn.

Gà giống Đông Tảo

3. Giai đoạn gà con mới nở

+ Trong tuần đầu nên úm gà con ở nhiệt độ từ 33 – 35 độ dưới chụp úm, sau đó cứ mỗi tuần giảm đi 2 độ. Khi trời trở lạnh phải bật các thiết bị úm như: bóng đèn, máy sưởi trước sao cho nhiệt độ trong chuồng úm đạt đủ nhiệt khi thả gà con. Theo dõi sự phân bố của gà con trong chuồng để đánh giá tình trạng nhiệt và điều chỉnh nhiệt độ cho hợp lí. Gà con sẽ ăn nhiều, khỏe và lướn nhanh nếu gà phân tán đều trong chuồng, gà con sởn sơ, nhanh nhẹn là lúc nhiệt độ đạt tối ưu. Nếu quan sát thấy gà con nằm túm tụm mọt chỗ dưới nguồn nhiệt, uống nước ít, ăn ít là gà đang bị lạnh, cần tăng nhiệt độ cho gà con giữ được thân nhiệt. Nếu quan sát thấy gà nằm túm tụm ở một góc chuồng cách xa nguồn nhiệt, gà há mỏ thở nhanh, uống nước nhiều, ăn ít là do nhiệt độ trong chuồng quá nóng, cần phải giảm nhiệt độ. Chuồng nuôi gà con phải đảm bảo các điều kiện tiên quyết là khô, ấm và thoáng.
Gà con ở độ tuổi này nên ủ điện và đảm bảo nhiệt độ luôn đạt ở mức từ 27 – 29 độ C
+ Trong khẩu phần ăn phải bổ xung các loại Vitamin để gà khỏe mạnh và có sức đề kháng tốt nhất cho cơ thể.
+ Phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ máng ăn, máng uống cho gà tránh nhiểm khuẩn.
+ Thức ăn nên cho đủ trong ngày không nên để thừa thức ăn sang ngày hôm sau, thức ăn sẽ bị hỏng và gây bệnh cho gà nếu gà ăn phải.

Gà Đông Tảo mới nở

Gà Đông Tảo mới nở

4. Giai đoạn gà giò (4-9 tuần)

– Mật độ nuôi: 10 con/m2
– Thời gian chiếu sáng 18/24 giờ
+ Ban ngày: sử dụng thật nhiều ánh sáng tự nhiên.
+ Ban đêm thì thắp sáng bằng bóng điện loại 4U: 4-6 giờ và từ 18 giờ đến 22 giờ. Trong trường hợp thời tiết bắt đầu trở lạnh thì thắp bóng đèn tròn 75W để sưởi ấm cho đàn gà (1 bóng/25 m2, treo trên cao sao cho cách nền chuồng khoảng 1 – 1,5m).
– Cách bố trí máng ăn và máng uống cho gà: máng ăn và máng uống phải đặt liền nhau, sử dụng kiểu máng tròn (đường kính 15 cm), bình quân cứ 30 – 40 con/máng, treo cao 5 – 10 cm so với nền chuồng để tránh gà con ngã vào bị ướt và bẩn nước.
– Chăm sóc, nuôi dưỡng: Cho gà ăn 4 lần/ngày. Lần 1: sáng 07h30 (40%), lần 2: 10h30 (20%), lần 3: 13h 30 (15%), lần 4: 16h30 (25%).
– Chuyển cho ăn thức ăn gà hậu bị ở 9 tuần tuổi. Giai đoạn 9 tuần tuổi trọng lượng gà mái phải đạt 730gr/con.

Gà Đông Tảo từ 4 - 9 tuần tuổi

Gà Đông Tảo từ 4 – 9 tuần tuổi

– Nước uống: Thường xuyên kiểm tra và tiếp nước và máng để đảm bảo gà luôn có đủ nước uống (đặc biệt khi cho gà ăn). Phải loại bỏ các cặn bẩn trong máng nước trước khi cho nước mới vào. Dùng nước máy, nước mưa, nước giếng cho gà uống và phải đảm bảo sạch sẽ không bị nhiểm khuẩn.

5. Giai đoạn gà hậu bị (tuần 10– 19)

– Mật độ nuôi: 5 – 6 con/m2
– Chiếu sáng: Sử dụng toàn bộ ánh sáng tự nhiên.
– Thức ăn và nước uống: Cho gà ăn tăng dần theo thể trọng của gà, định mức ở tuần thứ 10: 55gr/con/ngày, tuần thứ 19 là 85gr/con/ngày; ở tuần thứ 19 bắt đầu chuyển sang thức ăn của gà đẻ. Nước uống vẫn làm đúng nguyên tắc như trước.
* Ghi chú: Trong giai đoạn này phải bố trí máng ăn, máng uống hợp lý để đàn gà phát triển đồng đều.
– Thường xuyên kiểm tra mức độ tăng trọng của gà hậu bị: 2 tuần kiểm tra 1 lần, cân 10% trên tổng đàn, nên cân vào buổi chiều mát cho đàn gà không bị nóng và mệt. Từ kết quả kiểm tra thể trọng để phân đàn và điều chỉnh định mức thức ăn cho gà. Nếu trọng lượng gà thấp hơn hoặc cao hơn trọng lượng chuẩn 15% thì tăng hoặc giảm thức ăn 5%.
– Đến tuần thứ 16 thì xổ nhãi cho gà.
– Cách chọn gà để nuôi đẻ: Cuối tuần thứ 18 phân loại gà, chọn những con khỏe mạnh, đạt chuẩn để làm mái giống.

6. Giai đoạn gà đẻ (từ tuần thứ 19 trở đi )

– Mật độ nuôi: 4 – 5 con/m2; gà trống và gà mái nuôi chung, tỷ lệ trống/mái: 1/8-1/10
– Thời gian chiếu sáng: (đảm bảo 16 giờ)
+ Tuần 20: Từ 6 giờ sáng đến 20 giờ đêm
+ Tuần 21: Từ 6 giờ sáng đến 21 giờ đêm
+ Từ tuần 22 trở đi: Từ 6 giờ sáng đến 22 giờ đêm
Dùng bóng đèn loại 04 U (40W), treo cách nền chuồng cao > 2 m, khoảng cách 2 bóng 2,5 m. Phải mở rèm, thắp them bóng đèn khi gà bị thiếu ánh sáng do trời mưa hoặc mây che mất ánh sáng.
– Thức ăn: Cho ăn thức ăn gà đẻ; định mức 85-93gr/con/ngày (tỷ lệ trứng tăng 10% thì thức ăn tăng 4% nhưng lượng thức ăn/con/ngày không quá 120gr/con/ngày.
– Chăm sóc:
+ Máng ăn: Cho gà ăn bằng máng ăn tròn đường kính 40 cm, treo cách mặt đất 15 – 20 cm, bình quân 20 – 30 con/máng.
+ Cho ăn 2 lần/ngày (sáng cho ăn 75% lượng thức ăn/ngày, chiều cho ăn 25% thức ăn còn lại). Thời điểm cho ăn: sáng lúc 8 giờ, chiều 14 giờ.
+ Nước uống: Đảm bảo 250ml/con/mgày; sử dụng loại bình chứa nước 8 lít, bình quân 20 – 30 con/bình, đặt bình nước uống cách máng ăn 1m; cao cách nền 15 – 20 cm.
+ Vệ sinh chuồng: Nền chuồng: 1-2 ngày cào trên bề mặt đệm lót một lần để giúp cho đệm lót được tơi, xốp, phân sẽ được phân hủy nhanh. Xới tơi đệm lót, để cửa chuồng thông thoáng nếu thấy chuồng nuôi có mùi hăng hắc. Giữ lớp đệm sao cho khô ráo, để ý khu vực máng uống, phải thay ngay đệm lót bằng lớp trấu mới nếu thấy nước rớt làm ướt đệm lót(Khi thy phải nhẹ nhàng tránh gây xáo trộn mạnh cho đàn gà)
+ Thường xuyên kiểm tra gà nếu thấy gà bị bệnh thì phải cách ly những con bệnh và loại những con nghi mắc bệnh truyền nhiễm ra khỏi đàn gà tránh lây bệnh cho cả nhà.
+ Loại bỏ những con gà đẻ có năng suất không cao ra để làm gà thịt.

7. Phòng bệnh

– Vệ sinh, sát trùng: Phải thường xuyên rửa toàn bộ chuồng, lồng, rèm, các dụng cụ chăn nuôi (máng ăn, máng uống,….) sau đó phơi khô và phun thuốc sát trùng toàn bộ trần, tường của chuồng, lồng, máng ăn, máng uống, khu vực xunh quanh chuồng nuôi bằng dung dịch formol 2%. Sau đó để trống chuồng từ 7-14 ngày.

Chữa bệnh gà Đông Tảo

 

Bệnh đậu của gà Đông Tảo

 

 

 

– Phòng bằng kháng sinh và tăng cường sức đề kháng: Vào giai đoạn giao mùa tháng (9, 10, 11, 2, 3, 4 ân lịch) và những thời điểm khí hậu thay đổi đột ngột phải dùng kháng sinh và chất tăng sức đề kháng phòng chống stress và phòng bệnh viêm đường hô hấp.
– Phòng bằng vaccine: Tiêm phòng lặp lại bệnh các bệnh THT, Newcastle và H5N1 sau 5-6 tháng tiêm

8. Thu hoạch và bảo quản trứng

– Thu hoạch trứng: 3 lần/ngày: Lần 1: 9 – 10 giờ; lần 2: 13 giờ; lần 3: 16 giờ
– Bảo quản trứng để ấp
+Nhiệt độ và ẩm độ bảo quản tốt nhất 15-20oC
+ Ẩm độ 75%
+ Thời gian bảo quản trứng tốt nhất không quá 5 ngày

Tinnongnghiep.vn chúc bà con thành công!


Số lượt đọc: 3036 Về trang trước Về đầu trang
Các tin khác